KỶ
NIỆM KHAI MINH ĐẠI-ĐẠO
Chí
Tín
Hằng năm vào rằm tháng 10 tại Ṭa Thánh
Cao Đài Tây Ninh, hay ở nơi nào có Thánh Thất,
Thánh Tịnh hay Đền thờ Đức Chí Tôn
Cao Đài Thượng Đế, tất cả tín
đồ Đạo Cao Đài đều có thiết
lễ rất long trọng, trang nghiêm để kỷ
niệm ngày Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ
gọi tắt là Đạo Cao-Đài đă ra mắt
nhơn sanh tại Chùa G̣ Kén cách châu thành Tây Ninh
lối 10 cây số, là Thánh Thất đầu tiên trước
khi Ṭa Thánh nguy nga như ngày nay được xây
dựng. Cuộc lễ được thiết
diễn trong ba ngày bắt đầu ngày rằm tháng
10, năm Bính Dần (1926) được rất đông
quan khách các giới người Pháp, từ Toàn
Quyền, Thống Đốc Nam Kỳ đến quan
chức Pháp, Việt, người Trung hoa, người
Cao Miên, Ấn Độ đến tham dự rất
đông đảo hàng ngàn người. Trên lộ có
cả trăm chiếc xe hơi, dưới nước
ghe, xuồng tấp nập.
Tuy nói ba ngày nhưng được kéo dài 3 tháng
trường, thâu phục người nhập môn
cầu Đạo hàng ngàn. Và cũng từ đó hai
bộ Tân Luật và Pháp Chánh Truyền được
Ơn Trên ban bố để làm căn bản của
Giáo lư và Hành chánh Tổ chức cho cơ Đạo
được có hệ thống qui cũ.
Đó là ngày KHAI MINH ĐẠI-ĐẠO
trước thế giới nhơn loài, đánh
dấu một biến chuyển lịch sử Tôn giáo
trên thế giới vô cùng quan trọng chưa từng
xảy ra từ trước tới nay v́ chính Đức
NGỌC-HOÀNG THƯỢNG-ĐẾ, Chúa Tể Càn
Khôn vạn loài, tá danh CAO-ĐÀI TIÊN-ÔNG ĐẠI-BỒ-TÁT
MA-HA-TÁT đến mở Đạo tại VIỆT
NAM, một nước nhỏ nhoi trong vạn
quốc, thường bị đô hộ, áp bức.
Nhưng nhờ dân tộc Việt Nam biết tôn
trọng và bảo tồn đạo lư Thánh Hiền,
biết thờ kính tín ngưỡng Trời, Phật,
Tiên, Thánh, Thần, biết ăn ở hiền lành
đạo đức, hiền ḥa, nên được
Ơn Trên chọn làm THÁNH ĐỊA để
mở cơ tận độ cho nhơn loại, ban
cuộc Đại Ân Xá để cứu rỗi nhơn
loài thoát khỏi kiếp luân hồi, sanh, tử, cho
những ai có căn lành, giác ngộ tu thân hành Đạo
và cũng để lập lại đời THƯỢNG
NGUƠN THÁNH ĐỨC sau cuộc Long Hoa lọc Thánh
phân phàm trong thời kỳ Hạ Nguơn Mạt
kiếp nầy, để nhơn loại được
sống trong cảnh thanh b́nh an lạc.
Đây là thời kỳ đặt biệt nên
Đức Chí Tôn Thượng Đế v́ ḷng đại
từ, đại bi, không muốn cho thế giới
một phen phải tiêu diệt nên mở cuộc Đại
Ân Xá và có cả các vị Giáo Tổ cùng giáng
trần hiệp tác cùng Đức Chí Tôn để
mở cơ tận độ, cùng với chư
Thần, Thánh, Tiên, Phật hạ phàm, dùng huyền
linh diệu bút để giác mê cảnh tỉnh nhơn
loại hăy nhớ lại cội nguồn ḿnh là điểm
linh quang của Thượng Đế, cùng đồng
một linh thể với Trời, có đủ
quyền năng Thượng Đế ban trao cho
xuống trần gian để học hỏi, trau
giồi trui rèn, nắn đúc để trở nên
những hàng siêu nhân là Thần, Thánh, Tiên, Phật,
hầu trở về phục vụ với Đức
Chí Tôn Thượng Đế, chớ không phải
miệt mài ở trần gian, ch́m đắm trong
bể dục, t́nh trường, danh, lợi, sắc, tài
mà quên mất bản linh chơn tánh, quên mất
đường trở lại quê xưa vị cũ.
Thượng Đế đến mở Đạo là
kêu gọi con người phải PHỤC HỒI NHƠN
BẢN, chơn tánh Thiên phú đă bị vật
chất án che lu mờ, vô minh, nay đă đến lúc
phải PHẢN BỔN HOÀN NGUYÊN, phục hồi ngôi
xưa vị cũ. Đức Chí Tôn, Kim Mẫu có kêu
gọi các con:
Cơi Hậu Thiên thân sanh vào đó,
Điểm Tiên Thiên đă có nơi thân,
Là mầm sống, là nguyên Thần,
Là
TRỜI, là ĐẠO, là NHÂN của người.
Biết đặng rồi, con ôi ! rán giữ !
Giữ đừng cho các thứ nhiễm ô,
Lục căn thanh tịnh bày phô,
Đừng
đem vọng ư mà tô điểm vào.
Hễ một niệm khởi màu trần tục,
Tham, sân, si giây phút rối loàn.
Đậy che một ánh linh quang,
Che
mờ CHƠN TÁNH lớp màn vô minh.
Con c̣n chẳng biết ḿnh đâu đấy,
Th́ làm sao con thấy tội t́nh,
Thế nên lịch kiếp tử, sinh,
Đă
mang nghiệp lực tiến tŕnh khó khăn.
Kỳ Ân Xá vô ngần duyên phước,
Một kiếp tu mà được đắc thành.
Thoát ṿng hệ lụy tử sanh,
Nghiệp
xưa trả dứt, quả lành kết tinh.
Trước kia là thời kỳ NHỨT
BỔN TÁN VẠN THÙ nên các Đấng Giáo
Tổ giáng trần tùy duyên hóa độ, tùy theo phong
tục dân tộc, địa phương mà hướng
dân vi thiện, thi hành đạo lư cho thuận ḷng
Trời.
Nhưng đến nay nhơn loại đă
tiến hóa, văn minh phát triển, khoa học phát
minh những phương tiện di chuyển được
mau lẹ, dễ dàng, làm cho nhơn loại gần gũi
hiệp đồng rất dễ, nên không cần
thiết duy tŕ t́nh trạng chia cách nữa, hầu giúp
nhơn loại hiểu biết và đồng nh́n
nhận tất cả đều do một gốc mà
ra, để cùng nhau thương yêu, hợp tác, tương
thân, tương trợ, hầu dắt tay nhau chung
đàng để trở về hiệp nhứt cùng
với Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ. V́
vậy nên đă đến thời kỳ VẠN
THÙ QUI NHỨT BỔN, Thầy Chí Tôn Thượng
Đế đến để qui nguyên vạn giáo
trở về nguồn gốc của Đại-Đạo.
Thầy Chí Tôn có ban Thánh huấn năm Bính
Dần (1926) nêu rơ mục đích THẦY khai Đạo
như sau:
“THẦY các con , hỉ chư môn đệ, chư
ái nữ ! Ta v́ ḷng đại từ đại bi,
vẫn lấy đức háo sanh mà dựng nên mối
Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ; Tôn
chỉ để vớt những kẻ hữu
phần vào nơi địa vị cao thượng
để tránh khỏi số mạng luân hồi, và nâng
những kẻ thánh đức bước vào cơi nhàn
cao hơn phẩm hèn khó ở nơi trần thế
nầy. Sanh nhằm đời có
một Đạo chánh chẳng phải dễ,
mà bước lên con đường chông gai, lần vào
non thẳm kiếm ngọc lại càng khó. Khó, dễ
nơi ḷng, chớ đem thói ám muội mơ hồ vào
đường đạo đức, sau ăn năn
rất muộn...
Thầy mở Đạo dạy dỗ các con,
Thầy không đ̣i hỏi các con phải làm những
ǵ đem lợi ích riêng tư cho Thầy. Thầy luôn
luôn dạy các con phải thực hành đạo lư
cho các con cái của Thầy, nghĩa là phải giác
ngộ cho nhau, bảo tồn cho nhau để cùng nhau
đuợc sống thái ḥa, cùng hưởng hạnh
phúc với nhau măi măi, chớ không được thù
hận, ganh tị, ghen ghét hại nhau, rồi tự
diệt nhau.
V́ các con là một trong vạn vật chúng sanh, mà
vạn vật chúng sanh là bản thể của Đạo,
mà bản thể của Đạo tức là của
Thầy. Các con có thương nhau
tức là các con đă thương Thầy. Nếu các
con ghét nhau, chính là các con ghét Thầy, mà Thầy có
bao giờ làm ǵ đến nỗi để các con ghét
Thầy. Có phải vậy không các con?”
Thật là lời lẽ của một người
Cha rất nhơn từ, đầy ḷng thương yêu
thiết tha đối với con cái của ḿnh,
nhứt là ÔNG THẦY TRỜI.
Chúng ta thiết lễ Kỷ Niệm Khai Minh Đại
Đạo là để tỏ ḷng biết ơn sâu
dầy dạy dỗ của Thầy. Thánh ngôn Thánh giáo
của Thầy và chư Phật, Tiên, Thánh, Thần không
biết bao kể xiết.
Ngoài việc nhớ ơn Thầy, chúng ta
phải ghi tạc những lời Thầy đă
khổ công uốn ắn chắt chiu dạy dỗ
những đêm trường, những ngày dài,
những buổi cần thiết cho sự tu học nên
người hiền của ḿnh mà thực hành cho
đúng đạo lư, nhứt là “SỰ
THƯƠNG YÊU” thật sự lẫn nhau
trong t́nh đồng đạo, đồng bào, đồng
loại nhơn quần xă hội y như lời
Thầy đă dạy. Lễ kỷ niệm dầu cho
tưng bừng trọng thể đến đâu mà
thiếu sự thương yêu chân thành, sự ḥa
hiệp chân thành lẫn nhau th́ Thầy không có
chứng lễ đâu! mà chúng ta lại mang tội
bất hiếu với Thầy vậy! Thầy thường
nhắc “sự thương yêu ḥa
ái của các con là lễ trịnh trọng các con
hiến dâng cho Thầy chớ không phải lễ
vật linh đ́nh”. Sở dĩ chúng ta đă
nhiều phen làm cho Thầy đau ḷng v́ con cái bất
ḥa, là v́ chúng ta phụng thờ cái TA giả, cái phàm
ngă mà ta thưởng là thiệt, để chúng nó
gạt gẫm làm cho huynh đệ bất ḥa, nên
đức Giáo Tông Thái Bạch Kim Tinh có dạy:
Chi chi cũng tại cái TA nầy,
TA làm ma, quỉ, TA tày Phật, Tiên,
Hay là cũng bởi cái TA,
Thiên
luân nghiệp báo phui pha tháng ngày.
Để nhắc nhở nhau, chúng ta nên tâm
niệm lời dạy Ơn Trên sau đây:
Cái TA để lại đàng sau,
Hăy v́ Đại Đạo cùng nhau liệu lường.
Ấy là mới thật t́nh thương,
Của
người tín hữu trên đường hoằng
khai.
Ngoài việc nhớ ơn Thầy khai Đạo,
khắc cốt ghi tâm những lời Thầy đă
dạy để thi hành rốt ráo cho tṛn hiếu
với Thầy, trung với Đạo để
phục vụ nhơn sanh, thiết lễ Khai Minh Đại
Đạo ta không thể không ghi công ơn khai sơn
phá thạch, hy sinh gian lao khổ nhọc từ sự
nghiệp thân thế đến chịu tù đày
khổ sai ly gia đ́nh, xa rời Tổ quốc quê hương
của các bậc Tiền Khai Đại Đạo.
Chúng ta cảm phục ư chí cao cả, tâm trường
thiết thạch, bền gan rắn dạ chịu
đựng bao nhiêu khảo đảo thử thách
để tạo nên Thánh Thể của Đức Chí
Tôn tại thế và hoằng dương Đạo pháp
cho hậu thế ngày nay tiếp nối đạo
nghiệp.
Thiết lễ Khai Minh Đại Đạo có ư
nghĩa thiết thực và hứa phải tiếp
nối Đạo nghiệp tiền nhân, để chư
tiền nhân khỏi tủi hổ là sứ mạng
của ḿnh bị phai mờ, tan ră theo thời gian năm
tháng….
Trước khi chấm dứt, chúng ta nên ôn
lại lời Thầy dạy năm xưa:
“Thương nhau khác thể thương
Thầy,
Ghét
nhau khác thể ghét Thầy sao nên.
Các con ôi!
THI:
Thương
nhau tặng vật hiến dâng Thầy,
Chẳng
luận loài nào khắp đó đây,
Thương
nhóm không quen nơi hướng Bắc,
Thương
đoàn lạ mặt chốn phương Tây,
Dắt
người đọa lạc về đường
chánh,
Dẫn
kẻ gian tà lại nẻo ngay,
Khôn,
dại, ngu, khờ lo tận độ,
Thương
nhau tặng vật hiến dâng Thầy.”
Chí Tín
|
Ư
NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG
CỦA
ĐẠI-LỄ CẦU-AN
Vào cuối năm Quư-Hợi 1983, ĐỨC
PHẬT DI-LẶC có giáng cơ tại Thiên-Lư
Bửu-Ṭa tả quyển “Bảo-Pháp Chơn-Kinh”,
trong đó, Ngài có giảng về họa diệt
thế, nguyên nhân khai minh Đại-Đạo,
cùng ư nghĩa và tầm quan trọng của Đại-Lễ
Cầu-An như sau:
“Khắp
cơi đất nước đều hay gây cảnh tương
tàn tương sát, người chẳng biết thương
người, vật không ḷng mến vật, lâm
nhằm tệ trạng mưu diệt lẫn nhau làm
cho tiếng khóc thảm rền vang rúng động
tới cơi hư linh chẳng dứt.
Đă hằng gây cuộc chấn động nơi
cơi đất, làm cho khí tiết thường
hỗn loạn biến sanh những triệu chứng
kinh hoàng, đất chuyển trời long, cuồng
phong thủy lụt thường biểu hiện
ở khắp nơi có khi tới mức độ
dữ dội như hỏa diệm. V́ khí hậu trược
ác đă măn địa xung thiên, mịt mịt như
khói un, lấp che cả bầu không gian thanh tịnh,
làm cho khí thanh hư không thể phưởng
phất tới được hầu trợ tá dương
sanh, cơi đất sống chỉ ưng chịu
với khí hậu trược âm thuần, nên khó
thể ǵn an bảo tồn thiện phúc.
Nếu đă thuần nhiễm khí hậu thiên,
ḷng người càng sanh mê bất phân thiện ác,
không thấy sự quấy lỗi nơi tánh, năng
tư tưởng sự quấy tham dục vọng,
không ưa điều lành, ghét chê Đạo pháp,
bất nghĩa, bất nhân...”
“...ĐẤNG CHÍ-TÔN v́ đức háo
sanh vô lượng, không thể mặc nhiên nh́n vào
cảnh tượng thống khổ bi đát ở cơi
sanh linh hằng tái diễn.
Một thuở ấy, nơi Đền
Bạch-Ngọc hội đủ Chư Thiên, Tam-Giáo
công đồng hội chầu Ngọc-Đế.
Đấng Chí-Tôn dùng đại ngôn tuyên phán
rằng: “Thế cuộc hậu mạt tam nguơn
nhằm thời mạt pháp, nhơn sanh nhiều
tội, chiến họa binh đao, thiên tai địa
ách, cuộc đời tiêu diệt sẽ đến
với nhơn sanh. Ta nay quyết chủ quyền khai
minh Chánh-Giáo tận độ sanh linh, không thể
để cho đại họa diệt vong đến
với sanh linh một lần thứ ba nữa.”
Giờ hội chầu nơi Kim-Khuyết đông
như hằng sa vô số kể. Khi ấy bèn có
một vị Đại-Hạnh Pháp-Vương-Tử
bước ra thủ lễ, vai hữu bày ra, một
gối đặt xuống, đại ngôn tŕnh
tấu: “Bổn tánh đương nhiên đại-bi
vô lượng; duy độc ngă giả, bất
khả dụng tu (Nếu chỉ một tôi có ḷng
đại-bi không thể hành tṛn việc lành).
Nay nhờ ơn Đấng Đại-Từ-Lành
đă công phán giữa đền, Pháp-Tử
nguyện tùng duyên hóa độ, lai đáo trần
gian chịu kiếp khổ làm người, dùng Đạo
pháp Thầy Trời làm phương châm d́u độ
chúng sanh, nguyện giác tha bốn chúng giải
cứu tánh mê, cầu Đạo vô thượng lánh
khỏi họa diệt, nếu không hành tṛn
nguyện, quyết không trở về đất
Phật.”
Đấng Chí-Tôn v́ cảm lời đại-thệ-nguyện
của Đại-Hạnh, Ngài bèn đại ngôn phát
lời đại-thệ-nguyện: “Nay Ta v́ nhơn
sanh quyết lập Đạo cứu thế, nếu
Đạo không thành, Ta nguyện không trở lại
Ngọc-Kinh!”
Hoằng thệ thâm như hải, đức
rộng đă vô biên. Khi ấy nơi Linh-Tiêu-Đền
toàn tất Chư Phật, Tiên, Thánh và các Trời,
Rồng đồng phát hiện hào quang, vô cùng
cực ngỏ ḷng tán thán đại-công-đức
từ-bi vô lượng của Đấng Chí-Tôn cùng
Đại-Hạnh Pháp-Vương-Tử. Bỗng nhiên
tại nơi Ngọc-Đền ngàn muôn thứ hoa
đồng nở một lượt, khoe đủ màu
sắc tươi sáng như hào quang, mùi hương
hoa bay thơm bát ngát, mùi hương chiên-đàn thơm
khắp mười phương, nhạc Trời
trổi vang động, các Chư Thiên đồng
mặc-tịnh một giờ để tán thán ân
đức vô lượng ấy. Sau khi thưởng
thức các điệu, trở lại hội-đàn
có hằng sa số Chư Phật, Thánh, Tiên cũng
đồng phát nguyện đáo cơi trần lao,
chịu kiếp khổ làm người để giúp
Thầy hành thâm đại công-đức, dụng
Đạo Thầy Trời làm phương châm hóa
độ chúng sanh khử ám hồi minh lánh họa
diệt, dựng cuộc thái b́nh. Nếu không tṛn
thệ nguyện quyết không đáo vị. Lúc bây
giờ lại cũng hằng ngàn thứ hoa đủ
màu sắc đồng nở hết một lượt,
mùi hương thơm bát ngát khắp cơi, sáu điệu
nhạc lại trổi lên vang động tán thán công
đức vô biên vô lượng của tất
cả Chư Thiên vô cùng cực. Một giờ sau, các
điệu đồng êm lặng. Đấng Chí-Tôn
kịp giờ công phán đại-ngôn, truyền
lịnh khai thị đại-tôn-danh Đạo
ấy là: ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ,
và Đạo danh Ngài là CAO-ĐÀI, lấy hai
chữ CAO-ĐÀI để làm tên chánh của
cái Đạo và Ngài dạy rằng:
CAO-ĐÀI
ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
Thi:
Tiền
ẩn đại danh CAO bắc khuyết,
Hậu
xuất hoa khai ĐÀI thông truyền,
Huỳnh-Đạo
phổ dương Đồ-Bát-Quái,
Thiên-Khai
nhứt mạch thái b́nh yên.
đồng
thời đăng danh nơi Kim-Ngọc-Bảng, và
Ngài giảng danh rằng: “Mối Đạo Cao-Đài
được thành danh ngày nay là có đủ
cả Tam-Giáo. Hễ Tam mà qui nhứt th́ thành
Đại, ở trong Tam-Giáo gồm có Ngũ-Chi,
Tam-Giáo qui tức có Ngũ-Chi hiệp, sẽ thành
một mối Đạo lớn nhứt.”
Khi ấy từ nơi Kim-Ngọc-Bảng
chiếu hiện hào quang đủ năm sắc sáng
chói tỏ rạng vô cùng cực, cả thảy
đồng nh́n thấy hết thảy mọi
viễn tượng ở cơi thế giới Ta-Bà
từ 1 đến 100 năm thế diệt, Đạo
cứu vớt như thế nào, đời diễn
tiến thế nào, khổ ách dường bao,
tất cả đều biến hiện không sai
một mảy. Và từ 100 năm tới 500 năm,
từ 500 năm tới 5000 năm, đều biểu
hiện cả thảy...”
”...Kể từ giai đoạn sau chót, vào
khoảng 100 năm đến nay, số Linh-Căn
đă tuần tự vào đời hơn mấy mươi
ức, măi đến bây giờ, số ra đi th́
hằng hà, số đáo hồi th́ rải rác thưa
thớt như hoa mùa Đông! Chỉ trong ṿng
ngắn ngủi 100 năm mà biết bao nhiêu vị
đă qua gần hai kiếp! Lại biết bao nhiêu
vị c̣n phải ở nơi cơi vô h́nh, đă không
được hồi vị, lại cũng chưa
được tái kiếp để tu tiếp, các
hồn sa đọa ấy nay phải chịu
cảnh khốn đốn bơ vơ! V́ sao? Cũng
v́ khi sanh tiền, kiếp tu không giữ trọn,
lại mê trần nhiễm tục sa đọa làm chúng
sanh, lúc đă hoại thể xa ĺa xác tục,
hồn chịu cảnh âm-ty, xét xem công quả. Nay
phải chờ ĐẠI-HỘI LONG-HOA phán xét,
gặp kỳ siêu độ mới mong được
đáo hồi...”
Trong “Bảo-Pháp Chơn-Kinh” Đệ
Thứ 5, có nói về công đức cầu siêu và
ban Thánh-lịnh Cầu-An như sau:
“... Tất cả đại hội Đạo,
đại tiểu Linh-Căn đă hoàn thành một
công đức vô lượng nơi Đạo-tràng,
cùng đẳng chư thiện tín đồng
được gia ân tế phước...Sắc
chỉ Long-Hoa đă tứ phước cho toàn
tất cơi âm hồn được siêu căn
thọ mạng, tắm gội cam-lồ
tịnh-thủy, thoát hôn trầm phục hồi chánh
giác, đồng văng sanh Phật quốc hằng hà
sa số ức, chư hồn đồng vạn
tạ thâm ân vô lượng như hải.
Hôm nay, trên là Đấng Chí-Tôn, Long-Hoa
Hội-Thượng cùng phê chuẩn công đức
vô lượng nơi kỳ siêu đại hội
Đạo đă thành tựu viên măn.
Nơi Thiên-Lư Bửu-Ṭa trung tâm Đại
Hội Đạo đă được Đức
Ngọc-Đế y chuẩn lịnh CẦU-AN vào
trung tuần thập ngoạt hạ hội Giáp-Tư niên,
quy tề Đại Hội Đạo, hiệp
thế chúng thiết lập CẦU-AN để
hoàn tất sứ mạng kỳ ba, toàn tất
hiện diện phải đồng thành tâm niệm
cầu để cứu cánh đại thế chúng
kỳ mạt hậu nầy cho đặng chuyển
họa vi phước, âm siêu dương thới,
phong điều vơ thuận, quốc thái dân an. Chớ
trễ chầy v́ thời cơ cận đại.
Ngọc-Sắc phê truyền Đại-Ân-Xá
kỳ chót! Hỡi toàn tất Căn-Linh! Nay đă
được Long-Hoa chuyển tánh th́ chớ cượng
sanh nghi, hăy phát nguyện dục tu chánh giác, tha độ
và tự độ, vun bồi Đạo pháp, Đạo
quả cấp tiến vượt mạnh được
song song với cơ đời, v́ Đạo pháp
vốn lợi sanh chi bổn...”
“...Nếu một dân tộc được
có sứ mạng Đạo tức là cái vô lượng
hạnh phúc cho ṇi giống của dân tộc đó,
ngàn năm, triệu ức năm sử Đạo c̣n
truyền lưu, hạnh phúc lắm thay ơn soi
đường dẫn lối, tuy nay chưa đạt
ngộ thấy chuyện như tầm thường. Khi
vào thế hệ Đạo ở thời vị lai
khẩn cầu cái hạnh phúc đó không dễ
được.”
“... Về sau cứ hằng năm vào
Rằm tháng 10 là phải tổ chức Lễ
Cầu-An chung đều chi hết thảy. Và
hằng ngày, hằng tháng kể từ sau ngày Đại-Lễ
sắp tới, nơi chùa thất am tự mỗi ngày
được thọ tŕ một bận (Kinh Sám-Hối
Cầu An) th́ phước đáo chẳng sai...
Chỗ nơi nào thi hành th́ chỗ đó được
ân phúc, chỗ nào không chấp nhận, cứ tùy
hỷ nơi dung tâm, Ta chỉ giảng Kinh mà Ta không
buộc luật..
Ngày Đại-Lễ có tánh cách nêu gương,
trực tiếp nhắc nhở cho toàn tất các
tổ chức Tôn-Giáo do người Việt-Nam
quốc đạo thức tâm, thức trí, cứ do
vấn lẻ đó mà truyền bá lẫn nhau tu
cầu lập nguyện sám hối ăn năn, chí tâm
quy mạng đảo cầu tinh tấn giải
họa chung cho thế giới trong tương lai
đă kề gần vậy... Các
thiện-nam-tử, thiện-nữ-nhân có tâm thành
cầu mộ tŕ tụng thường hoài th́
được hạ sanh quư tử. Tụng niệm
phải thành tâm, ḷng tưởng việc lành, ăn
chay bố thí, in Kinh tha độ th́ hậu phước
vững bền không sai...”
|