KỶ NIỆM NGÀY LỄ KHAI MINH
ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
(RẰM THÁNG 10 ÂM
LỊCH)
Trần Đ́nh Thức
Nam Mô Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát
Ma-Ha-Tát.
Nói đến một hiện tượng văn hóa nói
chung, hay một hiện tượng tôn giáo nói riêng th́ tất cả những người Việt
Nam dù c̣n trong quốc nội hay ra đi ở hải ngoại, cũng không thể không biết
đến nền Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, thường gọi là Đạo Cao-Đài. Hôm nay là ngày
kỷ niệm sự công khai nền Đạo năm thứ 79 tại Việt Nam, nên chúng ta thử t́m
hiểu một ít về căn cơ của nền tôn giáo nầy đối với nhân loại hiện nay.
Phôi thai từ đầu năm
1920, Đạo Cao-Đài đă có một cội nguồn phát sinh từ hai ḍng tâm linh Đông
Phương và Tây Phương đúc kết lại. Tâm linh Đông Phương khởi động nguồn Đạo
lư Á đông với truyền thống tư tưởng Tam Giáo (Phật Giáo, Lăo Giáo, Nho
Giáo). Tâm linh Tây Phương với sự khám phá của Thông Linh Học (Le
Spritisme đă có từ năm 1850) với sự xuất hiện của linh hồn con người qua
hiện tượng xây bàn, cũng là phần phát lộ không khác hiện tượng Cơ bút đă
có từ ngàn xưa tại Á đông. Do sự gặp gỡ giữa hai nguồn tâm linh ấy mà Đạo
Cao-Đài đă được thành h́nh từ một Đấng Chúa Tể Vũ Trụ mà Đông Phương gọi
là Thượng-Đế hay Tây Phương gọi là Dieu hay God vốn là một tâm linh của Vũ
Trụ thị hiện cùng khắp chứ không chỉ ở một phạm vi Tôn giáo hay triết học
nào.
Người tín đồ Cao-Đài đầu
tiên kể từ 1920 là Ngài Ngô Minh Chiêu, một nhân vật am tường các nguồn
cội tâm linh ấy và đă được Đức Thượng-Đế tá danh Cao-Đài chỉ dạy qua hiện
tượng Cơ bút cách tu học để thành Đạo trong thời gian Ngài đang làm chủ
Quận tại Phú Quốc từ 1921-1924. Vốn đă có căn cơ tu học với lời nguyện
trước Đấng Cao-Đài là nếu Đức Cao-Đài độ cho Ngài thành Đạo th́ Ngài sẽ độ
đời để cứu vớt chúng sanh. Trong thời gian nầy, Đức Cao-Đài có bảo Ngài
t́m cách thờ phụng. Trong khi Ngài phân vân th́ một bữa nọ trong lúc đang
ngồi tại dinh Quận Phú Quốc th́ một con mắt trái hiện ra đầy hào quang hai
lần trước mặt Ngài. Thế là sự thờ Thiên Nhăn bắt đầu từ đó với ư nghĩa là
Đức Thượng-Đế vốn không có một h́nh thể rơ rệt hoặc như một h́nh người
hoặc như một biểu tượng ǵ ngoài sự giám sát và điều động Vũ trụ qua con
mắt mà từ đó sinh vật có thể nhận diện ra các cơ năng sáng tạo của Vũ trụ
chung quanh ḿnh.
Thế rồi Ngài được đổi về
Sàig̣n làm việc tại pḥng Thương mại của Soái phủ Nam Kỳ. Mặc dù cuộc đời
tu học của Ngài không thay đổi và với lời dặn của Đức Cao-Đài trước khi về
Sàig̣n “Kín ngoài rồi lại kín trong”, nhưng vẫn hấp dẫn được một số
bạn bè và trí thức lúc bấy giờ. Từ đó nhóm tín hữu Cao-Đài đầu tiên được
thành lập với cơ ngơi thờ phụng ban đầu gọi là Thánh Thất Cầu Kho.
Vào đêm 23 tháng 8 năm Bính Dần (1926) Đức Cao-Đài lại ban lịnh triệu tập
nhóm tín hữu nầy tại nhà Ông Vơ Văn Tường, một nhân viên cảnh sát đă được
lịnh chính phủ Pháp theo dơi phong trào Đạo giáo mới nhưng đă trở thành
người tín hữu thuần thành, nhờ đó mà sự họp mặt gồm 247 người tín hữu đầu
tiên không bị phát lộ. Buổi họp nầy được Cụ Lê Văn Trung, một cựu Hội đồng
Thượng Nghị Viện Pháp đứng đầu các nhà khai đạo điều động với mục đích:
a.- Lập sổ bộ Đạo gọi là
khai tịch Đạo.
b.- Thành lập một văn
kiện gọi là tờ Tuyên Ngôn Khai Đạo (La déclaration officielle) để công
khai nền Đạo trước chính phủ Pháp lúc bấy giờ.
c.- Lập Tân Luật gồm
những qui điều nội lệ dành cho tín hữu.
Sở dĩ như vậy là v́ quí
cụ lúc bấy giờ đă chia ra nhiều nhóm đi phổ độ khắp lục tỉnh và đă thu hút
được hàng vạn tín hữu gia nhập nền Đạo mới, nên có 2 sự việc phải làm tiếp
theo:
1-
Phải có một ngày công khai nền Đạo trước chính phủ
thuộc địa lúc bấy giờ bởi họ luôn luôn ḍm ngó và theo dơi như một hiện
tượng chính trị chờ có cơ hội để tiêu diệt trong trứng nước.
2-
Về phía các cụ cũng muốn có cơ hội để làm sáng tỏ
cái quyền năng của Thượng-Đế và nguyện lực của tín đồ trong sự khôi phục
một nền Đạo lư mới thích dụng cho toàn thể nhân loại.
Thế là ngày 1 tháng 9 năm Bính Dần
(7/10/1926) Cụ Lê Văn Trung đích thân đem bản Tuyên Ngôn đến gặp Thống
Soái Nam Kỳ là Le Fol. Bản Tuyên Ngôn viết bằng tiếng Pháp, Cụ Nguyễn
Trung Hậu, một trong những nhà khai Đạo đă dịch ra như sau:
“Sàig̣n ngày 07 tháng 10 năm 1926.
Kính cùng quan Thống Đốc Nam Kỳ
Sàig̣n,
Chúng tôi cùng kư tên dưới đây kính
cho quan lớn rơ:
Vốn từ trước tại cơi Đông Pháp có ba
nền tôn giáo là: Thích giáo, Lăo giáo và Khổng giáo. Tiên nhân chúng tôi
sùng bái ba Đạo giáo ấy, lại nhờ do theo tôn chỉ quí báu của các Chưởng
giáo truyền lại mới được an cư lạc nghiệp. Trong sử c̣n ghi câu: “Gia vô
bế hộ, lộ bất thập di” chỉ nghĩa là con người thuở ấy an nhàn cho đến ban
đêm không đóng cửa nhà, c̣n ngoài đường thấy của rơi không ai thèm lượm.
Nhưng buồn thay cho đời thái b́nh
phải mất v́ mấy duyên cớ sau nầy:
1-
Những người tu hành đều phân chia nhiều phe, nhiều
phái mà kích bát lẫn nhau, chớ tôn chỉ của Tam Giáo đều như một là làm
lành lánh dữ và kính thờ Đấng Tạo Hóa.
2-
Lại canh cải mối chánh truyền của các Đạo ấy làm cho
thất chơn truyền.
3-
Những dư luận phản đối nhau mà ta thấy hằng ngày
cũng tại bả vinh hoa và ḷng tham lam của nhân loại mà ra. Nên chi người
Việt Nam lúc bấy giờ bỏ hết những tục lệ tận thiện tận mỹ ngày xưa. Thấy
t́nh thế như vậy mà đau ḷng cho nên nhiều người Việt Nam v́ căn bản tôn
giáo đă t́m phương thế qui phục Tam Giáo lại làm một (qui nguyên phục
nhức) gọi là Đạo Cao-Đài hay là Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ.
May mắn cho chúng sanh “Thiên tùng
nhơn nguyện”, Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế hằng giáng đàn dạy Đạo và qui phục
Tam Giáo lập Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ tại cơi Nam nầy.
Tam-Kỳ Phổ-Độ nghĩa là đại ân xá lần
thứ ba. Những lời của Đức Ngọc-Hoàng Thượng-Đế dạy chúng tôi đều cốt để
truyền bá tôn chỉ tôn giáo.
Đạo Cao-Đài dạy cho biết:
1-
Luân lư cao thượng của Khổng Phu Tử.
2-
Đạo đức của Phật giáo, Lăo giáo làm lành lánh dữ,
thương yêu nhân loại, cư xử thuận ḥa mà lánh cuộc loạn ly giặc giả.
Chúng tôi gởi theo đây cho quan lớn
xét:
1-
Một bản sao lục Thánh Ngôn của Đức Ngọc-Hoàng
Thượng-Đế.
2-
Một bản phiên dịch Thánh Ngôn.
Chủ ư của chúng tôi là muốn làm sao
nhân loại được cộng hưởng cuộc ḥa b́nh như buổi trước. Được như vậy chúng
sanh sẽ thấy được thời kỳ mới mẻ, cực kỳ hạnh phúc không thể nào tả được.
Chúng tôi thay mặt cho
nhiều người Việt Nam đă nh́n nhận sở hành của chúng tôi và đă kư tên vào
tờ Tịch Đạo ghim theo đây đến khai cho quan lớn biết rằng kể từ ngày nay
chúng tôi đi phổ thông Đại-Đạo khắp cả hoàn cầu.
Chúng tôi xin quan lớn
công nhận tờ Khai Đạo của chúng tôi.
Kư tên.”
Việc kư tên gồm 28 vị
đại diện cho 247 người trong bản Tịch Đạo đă có trong đêm 23 tháng 8.
Đây là tờ Tuyên Ngôn
Khai Đạo mà không phải là lá đơn xin theo tinh thần của các nhà khai Đạo
lúc bấy giờ, bởi v́ sau đó Le Fol không có ư kiến và cũng không có lời xác
nhận ban cho. Sự việc có thể hiểu theo các nhà Sử học sau nầy là v́ các
nhà khai Đạo không muốn người Pháp ban hành mối Đạo mới do Đức Thượng-Đế
sáng tạo ra, nên nếu kể như một lá đơn xin th́ không một quyền lực thế
gian nào có quyền cho phép dù dưới chính thể hay qui chế quốc gia nào.
Tuy thế chính phủ Pháp
vẫn không làm ǵ hơn là bí mật theo dơi mà không tỏ thái độ dứt khoát đối
với sự việc xảy ra.
Thế là ngày 14-15-16
tháng 10 năm Bính Dần (tức là ngày 18, 19, 20 tháng 11 năm 1926) với lá
đơn xin phép (cũng từ Cụ Lê Văn Trung đại diện) cho nền tôn giáo mới được
công khai nền Đạo trước quốc dân đồng bào tại G̣ Kén Tây Ninh được chấp
thuận và cuộc Đại Lễ được tiến hành tốt đẹp tại ngôi Từ Lâm Tự thuộc tỉnh
Tây Ninh. Toàn Đạo khắp lục tỉnh được loan truyền tin nầy đă tấp nập đến
dự lễ mỗi ngày có đến hằng trăm ngàn người. Quan khách gồm có Toàn quyền
Đông Pháp ông Pierre Pasquier, Thống Đốc Le Fol và rất nhiều quan viên
Pháp Việt. Đặc biệt các cư dân Cam Bốt nghe tin đồn về dự lễ rất đông. Mục
đích của buổi lễ này nằm trong ba sự việc:
1-
Chỉnh đốn các hàng G iáo phẩm theo nghi thức mới của
nền Đạo.
2-
Ban bố Pháp Chánh Truyền là bộ luật dành cho các bậc
thứ phẩm hành Đạo theo chơn truyền mới của nền Đạo.
3-
Tuyên bố bản Tân Luật do quí vị khai Đạo đầu tiên
thành lập theo lời dạy của Đức Cao-Đài.
Theo tinh thần đó ta thấy rơ Giáo lư
Cao-Đài gồm 2 phần rơ rệt:
- Phần Thiên do Đức Cao-Đài điều
động qua Cơ bút (bản Pháp Chánh Truyền).
- Phần Nhơn do các nhà khai Đạo
thành lập (qua Tân Luật).
Cũng từ đó Đạo Cao-Đài thành h́nh
theo nguyên tắc tam quyền phân lập:
1) Quyền Lập Pháp: do Đức Cao-Đài
ngự trị tại ngôi Bát Quái Đài.
2) Quyền Hành Pháp: do
Chức Sắc chấp hành cơ quan Cửu Trùng Đài.
3) Quyền Tư Pháp: do
Chức Sắc chấp hành cơ quan Hiệp Thiên Đài.
Đặc biệt ngôi Giáo Tông
chủ tŕ Cửu Trùng Đài sẽ do toàn thể nhơn sanh trong một đại hội công cử,
chỉ có quyền về phần xác chứ không có quyền về phần hồn của nhơn sanh, bởi
quyền nầy chỉ do Đức Thượng-Đế mà thôi.
Đồng thời các Chức Sắc
hành pháp Cửu Trùng Đài gồm 9 bậc không phân biệt nam nữ đều được hành Đạo
b́nh đẳng như nhau ngoại trừ ngôi Giáo Tông chỉ có phái nam mà thôi.
Nói chung th́ tất cả
những ǵ thuộc về giới luật trong Đạo đều đă được công khai trong buổi đại
hội nầy. Người tín hữu chỉ có việc tuân y theo tinh thần tu học của nền
Đạo mới đă được đặt để tại buổi đại hội nầy.
Lá đơn xin phép có ba
ngày nhưng đại hội đă kéo dài ngót ba tháng. Mặc dù ngày đầu có chuyện sơ
hở xảy ra để tà thần thừa cơ hội quấy phá, nhưng sự tấp nập của quần chúng
không phải chỉ do những người hiếu kỳ mà do số người mộ Đạo t́m hiểu về
tôn giáo mới nên đă có rất nhiều người xin nhập môn. Cho nên theo thống kê
số tín đồ có đến hàng triệu so với trước đó chỉ khoảng 300.000 người.
Nói tóm lại, ngày Đại Lễ
Khai Minh Đại-Đạo tại Việt Nam đă cho thấy sự phát sinh một nguồn tâm linh
làm ngọn gió mới thổi vào tinh thần nhân loại đương buổi Hạ Nguơn mạt kiếp
nầy. Với tinh thần đó người tín hữu Cao-Đài hiện nay không thể quên trách
nhiệm của ḿnh trong sự đóng góp vào nền ḥa b́nh của thế giới bằng những
tư tưởng xây dựng tốt đẹp được Đức Cao-Đài tự xưng vừa là Thầy vừa là Cha
của nhơn loại với công sinh thành dưỡng dục dạy cho từ buổi đầu. Ở trên
tinh thần đó nhân loại ở trong một cái nhà chung với Đấng Thượng-Đế là
Đấng Cha chung, tất cả phải xem nhau như một nhà, không kỳ thị, không đấu
tranh, mà phải lấy t́nh thương vốn là đức háo sanh của Thượng-Đế chan ḥa
cùng khắp. Chỉ có t́nh thương mới tạo ra hạnh phúc, mới là nguyện ước
chung của toàn thể loài người sống trên mặt đất nầy. Nền văn minh mà không
có sự soi dẫn của tâm linh th́ chỉ là nền văn minh vật chất không đáp ứng
với nhu cầu của con người trong sự đi t́m chân thiện mỹ vốn là mục đích
tối thượng của con người từ xưa nay.
Trong giờ phút thiêng
liêng nhân ngày lễ Hạ Nguơn Thủy Quan giải ách, cũng là ngày lịch sử lớn
lao Kỷ niệm Khai Đạo lần thứ 79 tại G̣ Kén Tây Ninh, chúng con không làm
sao quên được ơn Thầy, ơn chư Phật, Tiên, Thánh, Thần đă từ bi mở cơ Tận
Độ lập Chánh Pháp Cao-Đài tại nước Việt Nam. Chúng con cũng không sao quên
được ơn đức chư vị môn đệ đầu tiên góp nhiều tâm trường huyết hăn, gian
lao khổ cực đắp xây nền móng Đạo Thầy. Chúng con cũng không sao quên được
công lao những Đạo tâm đă vào tù ra khám, hy sinh xương máu, một dạ trung
trinh trong những ngày khó khăn gian khổ.
Chúng con luôn luôn
tưởng niệm ngày lễ Khai Đạo thiêng liêng và một ḷng khẩn nguyện ơn Thầy
ban bố cho toàn thể nhân loại sự sáng suốt và khôn ngoan, sớm biết quay về
đường thiện, thật sự thương yêu ḥa hảo, đồng ḷng đồng sức xây dựng nên
cảnh đại đồng cực lạc, hạnh phúc thái ḥa tại thế gian.
Chúng ta đồng ngâm bài:
“Kỳ ba lai đáo luật tuần hoàn,
Sanh trụ hoại tồn tại Việt bang,
Hạnh ngộ Cao-Đài truyền Đại Đạo,
Hỷ phùng Ngọc-Đế ngự trần gian,
Vạn thù qui nhứt chư tôn hội,
Tam ngũ huờn nguyên khải giáo tràng,
Cứu cảnh mạt đời xây Thánh Đức,
Thượng Nguơn chuyển lập tảo vinh
quang.”
Trân trọng.
Nam Mô Cao-Đài
Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát.
Trần Đ́nh Thức
(Bài thuyết tŕnh nầy được đọc lúc 11:30 AM ngày Chủ Nhựt 16-10 Quư Mùi,
nhằm ngày 9 tháng 11 năm 2003 trước khi hành lễ tại Thánh Thất Trung Ḥa,
1172 N Arrowhead Ave, San Bernardino, CA 92410) |