Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

GIÁO LƯ

SỨ MẠNG HOẰNG KHAI ĐẠI ĐẠO

ĐẠT TƯỜNG

I. NGUỒN GỐC DANH TỪ KHAI MINH ĐẠI ĐẠO
II. Ư NGHĨA KHAI MINH ĐẠI ĐẠO
III. SỨ MẠNG HOẰNG KHAI ĐẠI ĐẠO

Năm 1926, nhân loại vừa trải qua cuộc đại chiến thế giới lần thứ nhất với gần chín triệu người đă bỏ mạng và sắp bước vào đại khủng hoảng kinh tế thế giới trong mười năm (1929-1939). Những mầm mống của thế chiến thứ hai đang tượng h́nh. Biết bao dân tộc và quốc gia đang oằn ḿnh rên xiết dưới chế độ thực dân đế quốc. Thiên cơ đang diễn. Trong bối cảnh tối đen ấy của nhân loại, Việt Nam cũng chung cùng số phận thuộc địa. Nhưng tại mảnh đất Trời Nam nầy, Thượng Đế đă đến để khai sáng cho nhân loại thấy được cơ Trời đă định và soi đường dẫn dắt con người bước ra khỏi vùng u tối để tiến bước trên đường sáng lạng.
- Thiên cơ vận chuyển, cuối năm Ất Sửu (1926), hai nhóm pḥ cơ tại Sài G̣n đă hiệp cùng với ngài Ngô Minh Chiêu.(vị đệ tử đầu tiên của đức Cao Đài)
- Khởi đi từ đêm giao thừa, giờ Tư năm Bính Dần (1926), tại nhà ông Lê văn Trung (sau này là Quyền Giáo Tông Thượng Trung Nhật), Đức Thượng Đế đă giáng đàn hạ lệnh bắt đầu truyền đạo với "mười hai môn đệ đầu tiên" mà Ngài Ngô Minh Chiêu làm anh Cả.
- Cho đến đêm 23.8.Bính Dần, 247 đạo hữu đă ghi tên vào bản danh sách Khai Tịch Đạo và tŕnh lên Thống Soái Nam Kỳ (Le Fol) vào ngày 01.9.Bính Dần.
Sau đó đàn cơ phổ độ và các buổi thuyết đạo được tổ chức khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh. Chỉ trong ṿng một tháng, trước những huyền diệu trực tiếp cảm nhận được, số tín đồ lên đến cả vạn.
- Trong khi đó, các điều kiện căn bản của một nền tôn giáo được tích cực chuẩn bị cho đầy đủ: nghi lễ cúng bái, cách thờ phượng, hệ thống chức sắc ... Thánh Thất cũng được gấp rút chuẩn bị khánh thành. Đêm14 tháng 10 Bính Dần, tại Thiền Lâm Tự (hay từ Lâm Tự G̣ Kén, Tây Ninh); b́nh thường nơi đây là đồng trống quạnh hiu; trong quang cảnh tấp nập náo nhiệt trước sự hiện diện của các quan khách: Pháp Việt, đạo hữu ở Lục Tỉnh, đồng bào hiếu kỳ và người Campuchia.
. Thánh Thất được khánh thành.
. Lễ Tấn Tôn cho quư vị Đại Thiên Phong đầu tiên được tổ chức: lễ mặc Thiên Phục chứng vị trách nhiệm với nền đạo. Đó cũng là sự chính thức ra mắt của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trước toàn thể mọi người và chính quyền.
Sau đó, mặc cho có những sự biến cố trong cuộc lễ và chưa được chính quyền công nhận, số người xin nhập môn tăng nhanh (mỗi đêm từ 90 đến 150). Cho đến Tết Đinh Mảo số tín đồ đă vượt qua bốn vạn. (TNHT1, trang 86 đàn mùng 1 Tết Đinh Măo 01 Février 1927)
Cùng lúc với những đạo sự, Đức Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng qua huyền diệu cơ bút đă mang đến cho nhân sanh một hệ tư tưởng mới từ xưa tới nay chưa bao giờ có. Đó là Ánh Sáng Chân Lư Đại Đạo.
Đức Quan Thánh Đế Quân trong một đàn cơ tại Thánh Thất Tân Định Sài g̣n, ngày 23 tháng 8 Kỷ Hợi (25.9.1959) có dạy:

“ Trường đời vạn nẻo chông gai,
Bước đi hẳn chịu bao ngày gian truân.
Kiếp sống tạm nảo nần thể xác,
Bửa bửa hằng tạo ác biết bao.
Nhưng nào xét cạn tội sao,
Chỉ v́ sự sống lăn nhào hố sâu.
Bởi thế đó năm châu biến động,
Gây hấn thường sự sống màng chi.
Giết nhau nhiều cảnh ly kỳ,
Quên t́nh đồng loại kể ǵ nghĩa nhơn.
Ngày tận thế kề gần bên đó,
Luật trả vay sẳn có đành rành.
Thế mà cứ măi cạnh tranh,
Đỉnh chung cấu xé tan tành chiếc thân.
Bao lư lẻ tạo thành quả nghiệp,
Bởi thói đời chưa tiếp quyền linh;
Cho nên nhân nghĩa xa ḿnh,
Đành cho ác quỷ giă h́nh chuyển xoay.
Đấng cao cả là Thầy chủ tể,
Thấy đời tàn khó thể ngồi yên.
Thế nên giáng hạ trần miền,
Khai Minh Đại Đạo gieo truyền ḷng thương.
Khai cơ bút ban truyền chơn pháp,
Dạy nhơn sanh học ráp nghĩa ḥa.
Nh́n nhau đồng đẳng một Cha,
Thương yêu kết chặt chữ ḥa với nhau."

I. NGUỒN GỐC DANH TỪ “KHAI MINH ĐẠI ĐẠO”
Danh từ Khai Minh Đại Đạo đă được Ơn Trên sử dụng từ lâu, thí dụ như trong đàn năm 1959 Đức Quan Thánh đă nêu bên trên. Tuy nhiên danh từ này được Ơn Trên chính thức đặt để, dùng làm tên gọi để kỷ niệm ngày 15.10 lễ trọng hàng năm từ khi nào ?
Tư thời ngày 23 tháng 8 Canh Tuất (22.9.1970) tại Nam Thành Thánh Thất, trong lễ kỷ niệm hàng năm của nơi nầy về ngày Khai Đạo, qua ban Hiệp Thiên Đài của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lư Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc giáng đàn. Ngài có những lời dạy sau:
“Ngày Hai Mươi Ba tháng Tám là ngày Khai Tịch Đạo trên b́nh diện pháp lư thế Đạo. Ngày lễ hôm nay đă đánh dấu một ngày trước đây đă đi vào lịch sử của văn minh nhơn loại, một chứng nhân của cuộc đời, một xác định của văn kiện thế gian đă ghi nhận. Chính giờ phút ấy, một động lực thúc đẩy tiến đến công cuộc hoằng khai Đại Đạo, Rằm tháng Mười ………
Đây Bần Đạo trở lại vấn đề ngày Hai Mươi Ba tháng Tám. Ngày này là ngày Khai Tịch Đạo để mọi người trong tâm thành chí thiện, ư thức kết hợp thành một khối, để chuẩn bị đủ dữ kiện cho ngày Rằm tháng Mười, Khai Minh Đại Đạo trước nhân loài, trước quốc tế. Hai việc làm, hai thời kỳ có hai tác dụng. Một là hướng ngoại để xem thấy cuộc đời là đau thương khổ lụy hầu t́m phương cứu độ; một hướng nội để biết mục đích căn bản của Đạo và cứu cánh của Đạo để liệu sức ḿnh hầu thị hiện cho có kết quả.”
Đây là lần đầu tiên, Ơn Trên đă ban cho hai danh từ và giải thích để giúp tín hữu Cao Đài phân biệt ư nghĩa của ngày Khai Tịch Đạo và ngày Khai Minh Đại Đạo!!!
Tuy nhiên sự việc c̣n quá mới mẻ, cho nên măi đến ba năm sau: tháng 10 Quư Sửu 1973 Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lư mới lần đầu tiên tổ chức thiết lễ kỷ niệm Khai Minh Đại Đạo.
“Giáo Tông Đại Đạo Thái Bạch Kim Tinh, Bần Đạo chào chư Thiên ân hướng đạo, mừng chư hiền đệ hiền muội.
Hôm nay là ngày Khai Minh Đại Đạo. Điều mà chư đệ muội vui mừng hơn hết là kỷ niệm ngày Thượng Đế khai Đạo tại Việt Nam, và cũng vui mừng ngày Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lư thiết lễ Khai Minh Đại Đạo đầu tiên. Đức Thượng Đế sẽ giá lâm ban ơn cho chư hiền đệ hiền muội trong đàn này (……)
Ngọc Hoàng Thượng Đế Kim Viết Cao Đài Giáo Đạo Nam Phương, Thầy các con, Thầy mừng các con.
Ngày Khai Minh Đại Đạo, Thầy đến ban ơn cho các con lớn nhỏ, dầu nơi đây không phải là Ṭa Thánh, Hội Thánh, nhưng tâm chí thành và sứ mạng ḥa hiệp của các con là Cao Đài, là Bạch Ngọc Kinh để Thầy ngự như buổi sơ khai. Thầy miễn lễ các con đồng an tọa nghe Thầy dạy đây:

Con thiết lễ Khai Minh Đại Đạo,
Thầy giáng lâm chỉ giáo chơn cơ;
Bấy lâu luống những đợi chờ,
Chờ con cất gánh đồ thơ qui về.
Cuộc biến chuyển lo bề tái tạo,
Tạo dinh hoàn thiện bảo nguyên nhân;
Lập đời minh đức tân dân,
Ngoại vương nội thánh Thiên ân gội nhuần.

Hỡi các con ! ngày Khai Minh Đại Đạo, các con thiết lễ kỷ niệm để đánh dấu sự vui mừng ngày Thầy đến Khai Đạo tại Việt Nam. Dầu rằng Thầy khai Đại Đạo để ổn định cuộc đời sau cơn biến chuyển, nhưng các con, dân tộc các con phải vui mừng v́ được chọn làm sứ mạng tiền phong trong Tam Kỳ Phổ Độ ……”
(Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lư, Tuất thời, Rằm tháng 10 Quí Sửu (9.11.1973)
Kể từ đó danh từ Khai Minh Đại Đạo dần dần trở nên quen thuộc với mọi tầng lớp tín hữu Cao Đài.

II. Ư NGHĨA KHAI MINH ĐẠI ĐẠO:
1. Ngày kỷ niệm Khai Minh Đại Đạo diễn ra trong mùa lễ Hạ Ngươn hàng năm theo tín ngưỡng dân gian. Điều này cho thấy ư nghĩa: Thời kỳ Hạ Ngươn Mạt Kiếp, Thượng Đế đến trần gian để khai trí cho nhân loại được sáng tỏ chân lư Đại Đạo. Có thể tóm tắt qua lời của đức Lư Giáo Tông như sau, đó là:
- “Cơ tiến hóa của nhân loại ngày càng đi sâu vào công cuộc kết thúc của một chu kỳ Tam Ngươn chuyển thế. V́ vậy, Đức Thượng Đế tá danh Cao Đài Tiên Ông đến trong Tam Kỳ Phổ Độ để làm sáng tỏ giáo lư Đại Đạo trong nhất nguyên chủ tể đem nhân loại phục hưng tinh thần nhân bản tái tạo dinh hoàn lập đời Thượng Ngươn Thánh Đức.
- Khai tỏ Lư Đồng Nguyên và Qui Nguyên.
- Khai phóng tâm linh đưa con người tôn giáo lên tầm vóc Đại Đạo."
Và Cao Triều tiền bối tóm lược như sau:
“Đại Đạo là con đường rộng lớn nhất để đưa nhân loại đến Đại Đồng Thế Giới không kỳ thị phân chia; phù hợp xu hướng văn minh tiến bộ; tạo cảnh giới an lạc ḥa b́nh hạnh phúc trần gian và siêu xuất thế gian. Đó cũng là chiếc Bát Nhă Thoàn đưa khách năm châu đến cứu cánh tận độ ". (11.02 nhuần Ất Sửu; 31.3.1985)
2. Trong lễ Khai Minh Đại Đạo, Đức Thượng Đế đă ban cho Pháp Chánh Truyền Cửu Trùng Đài và hạ lệnh cho quư vị tiền khai soạn thảo Tân Luật. Điều này cho thấy ư nghĩa "Thiên Nhân hiệp nhứt" có Trời và cũng có Người. Đức Thượng Đế đă khai minh ư nghĩa Đại Đạo, th́ tín đồ Đại Đạo có nhiệm vụ triển khai - ứng dụng và phổ truyền đến với nhân loại.
- Nếu như các bậc tiền bối Đại Đạo đă dầy công xây dựng Thánh Thể của Chí Tôn và Đại Đồng Lư Thuyết trên mảnh đất trời Nam này mặc cho những thăng trầm biến đổi của xă hội và lịch sử dân tộc.
- Ngày nay những người tiếp nối sứ mạng chúng ta là những Nguyên Căn Thiên Ân Sứ mạng có trách nhiệm phải thực hành và truyền bá Lư Thuyết Đại Đồng này để Đại Đồng Công Dụng trở nên phổ biến sao cho Đại Đồng Chủ Nghĩa sớm thành hiện thực.
3. Đại Lễ Khai Minh Đại Đạo trong thực tế đă kéo dài từ lễ Hạ Nguơn đến Thượng Nguơn. Phải chăng đây là ư nghĩa mà Ơn Trên ban trao để tất cả tín hữu Cao Đài chúng ta cố gắng trên đường sứ mạng đưa nhân loại thoát qua thời kỳ Hạ Nguơn Mạt Kiếp lửa bỏng dầu sôi để tiến đến tái lập Kỷ Nguyên Thượng Nguơn Thánh Đức Trời Nghiêu đất Thuấn như lời chư Tiền Khai Đại Đạo:

“ Là một tín đồ, là một Thiên ân tế thế,
Là đă mang ḍng nước Mẹ tận hư không,
Bước gian nguy trên thế lộ chẳng ngại ngùng,
Dầu sa mạc mênh mông ta cùng khơi ḍng cho mát mẻ.
Cho lửa bỏng dầu sôi vơi bớt nhẹ,
Cho ḷng người đừng chia rẽ ly tan;
Cho đạo tâm nhân thế thảy huy hoàng,
Cho đất nước ngập tràn ơn hạnh phúc … …
Đem t́nh thương thực hiện Đạo Trời ban,
Hè thu đông măn xuân sang mấy hồi.”
(Rằm tháng 10 Kỷ Mùi 04.12.1979)

4. Mùa Khai Minh Đại Đạo đă kéo dài từ đêm 14 tháng 10 âm lịch là giai đoạn “lập Đông” đến ngày Thiên Quan Tứ Phước. Về phương diện đạo pháp theo biến dịch của đất trời th́ địa cầu 68 của chúng ta đi vào giai đoạn thuần âm (cả 6 hào âm) rồi tiến đến “Đông chí” (1 hào dương) khởi động để bước qua thời kỳ “lập Xuân” chuẩn bị tiến đến giai đọan (có 2 hào dương) “Xuân phân”. Đức Chí Tôn đến thế gian để “đổ Thần” xuống cho con cái của Ngài để ai biết chớp thời cơ khởi phát “nhứt dương sơ động” kết hợp cùng Thần của Thượng Đế mà tạo thành ng̣i gà trong quả trứng làm điểm “quyền pháp” trong việc “tu luyện” để trưởng dưỡng kết thành “Thánh thai” đắc đạo trở về.
Nói một cách khác, Đức Chí Tôn đă đến thế gian để khai minh “Tân Pháp đại ân xá” trong đó về mặt Đại Thừa Tâm Pháp người tín hữu Cao Đài được may duyên đón nhận pháp môn tận độ để ngay từ khi chỉ mới ăn chay 10 ngày đă có thể tiếp cận, chuẩn bị cho con đường tu giải thoát sau này (trong khi ở Nhị Kỳ, luật buộc phải trường trai ngay từ lúc khởi đầu). Tâm Pháp tận độ mở ra con đường sáng lạng giúp cho hàng nguyên căn dựa vào đó vượt qua đêm đông tăm tối giá buốt của bao kiếp luân hồi, nhưng chưa kết tinh được Tam bửu, để t́m thấy ánh xuân quang. Nay nhờ pháp môn đại ân xá, thực hành Tam Công, song song cùng với việc xây nền đấp móng công quả công tŕnh “phổ độ nhân sanh” làm bệ phóng đồng thời tích cực “tu tánh luyện mạng” chế tạo phi thuyền nạp đầy nhiên liệu để đủ lực đẩy thoát khỏi trọng lực sức hút của địa cầu trần gian hầu phóng ḿnh vào không gian bao la vươn tới tầm kích vũ trụ Thiên đàng, trở về quê xưa thoát ṿng luân hồi sinh tử.
5. Muốn được như vậy, chúng ta phải: “Sớm lo độ thế, chiều ḿnh công phu.”
- Mỗi tín đồ phải:
* ngày ngày thường hành đạo lư (tu phước đức)
* gắn liền lư tưởng cá nhân với Lư Tưởng Đại Đạo (tu công đức)
* và làm sáng cái Đạo Tự Hữu ở chính ḿnh (tu huệ)
- Mỗi Thánh Sở của chúng ta phải là một Trường Giáo Đạo (Ngoại giáo công truyền giáo dân vi thiện) đồng thời là một trường Tâm Pháp (Nội giáo tâm truyền)

III. SỨ MẠNG HOẰNG KHAI ĐẠI ĐẠO:
Chư Tiền Khai Đại Đạo ngày Rằm tháng 10 Kỷ Mùi (04.12.1979) kỷ niệm Khai Minh Đại Đạo có dạy:

“ Một ánh linh quang tỏa khắp cùng,
Khai Minh Đại Đạo gội nhuần chung,
Soi đường chánh giáo kỳ Nguơn Hạ,
Mở lối tiên thiên buổi cuối cùng.
Đem mảnh can trường làm đuốc tuệ,
Một ḍng chơn lư định thời trung,
Dầu cho sứ mạng sau hay trước,
Hăy nhớ Thiên ân thuở chín trùng … …
Chung bạch thủy này ở từ ḷng suối Mẹ,
Từ khắp cùng bốn bể với muôn sông,
Nuôi vạn linh và vạn vật chẳng nề công,
Về Nam địa tạo cho giống Rồng Tiên đầy nhựa sống.”

Với nền tư tưởng Đại Đạo mà Thượng Đế đến khai minh và đă được các Đấng Thiêng Liêng triển khai thành kho tàng kinh điển giáo lư. Sứ mạng truyền bá sâu rộng nền chân lư này được ân ban cho:

1. DÂN TỘC VIỆT: như lời dạy của Đức Chí Tôn
“Các con là dân tộc Việt cũng như các dân tộc khác sanh trưởng tại quả địa cầu này. T́nh Tạo Hóa cũng ban đồng cho các con cũng như các con khác ... ... Nhưng các con được trội hơn chúng về đức tin về ḷng đạo đức ngưỡng mộ Thượng Đế và các đấng trọn lành. T́nh thương các con không thiếu, ḷng hiếu ḥa các có thừa do đó dân tộc các con mới hạnh ngộ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ ".

2. CAO ĐÀI GIÁO: và tất nhiên sứ mạng này đặc biệt được giao phó cho Cao Đài Giáo, tổ chức mà Thượng Đế đă dầy công gầy dựng. Lời Cao Triều tiền bối cho thấy:
“Đại Đạo Khai Minh trên mảnh đất nhỏ bé này, dù trong hoàn cảnh nào, thời gian nào, Đại Đạo cũng đă tự nhận một giá trị một sứ mạng nào đó rồi ... Đại Đạo đạt được giá trị và sứ mạng có đặt để là nhờ những người nối tiếp cùng nhau xây dựng. Một cá nhân - một sứ mạng, mỗi thế hệ - một trách nhiệm. Điều cần yếu là cùng nhau kết hợp, cùng nhau nối tiếp để tiến bộ, để xây dựng ...."

A. CÁC THẾ HỆ TIỀN KHAI và TIỀN BỐI đă xong phần trách nhiệm tại trần gian để lại cho người đi sau một hệ thống cơ sở từ Ṭa Thánh đến các Tịnh Thất, tài liệu kết quả nghiên cứu giáo lư cũng như truyền thống tinh thần "Phụng Thiên sự Dân". Ngày nay trên phương diện tâm linh quư tiền bối vẫn tiếp tục hộ tŕ cơ đạo với ḷng mong muốn

" Người đi trước quên ḿnh v́ đạo,
Mong ai sau hoài bảo tương lai.
Xương minh giáo lư Cao Đài,
Mở cơ tận độ trong ngoài vạn bang. "
(CTP 23.8.Canh Tuất; 1970 )

B. THẾ HỆ TIẾP NỐI: là những người đi sau tiếp nối đạo nghiệp, chúng ta suy nghĩ và làm ǵ trước lời mong ước trên ?
a. TOÀN THỂ TÍN ĐỒ CHÚNG TA:
- Trước hết hăy tin rằng mỗi tín hữu Cao Đài Giáo là một Nguyên Căn, một Thiên Ân Sứ mạng bởi v́: đă là nguyên căn th́ trước khi xuống thế gian phải nhận lănh sứ mạng với Chí Tôn Thượng Phụ như lời dạy của Đức Thái Thượng taị Cơ Quan PTGL (rằm tháng hai Kỹ Mùi):
"Mỗi một tín đồ của Đại Đạo là một Thiên Ân. Mỗi Thiên Ân là một sứ mạng phải được hoàn thành khi đă được Đấng Chí Tôn Thượng Đế ban trao "
Tất cả TÂM chúng ta có hiểu giờ này Cha già đang mỏi mắt trông chờ đoàn con hoàn thành sứ mạng để trở lại nhà xưa.

Cha đă già nhờ con sai cậy,
Cậy đến con, con lại ơ thờ.
Con ơi máy tạo đâu chờ,
Mà lần lựa măi trể giờ đó con.

Chúng ta phải ư thức, cuộc sống của mỗi người dài ngắn bao nhiêu đâu thể nào biết được. Nếu cứ chần chờ, e sẽ bị trể đ̣ ! Vậy mỗi tín đồ chúng ta phải ư thức sứ mạng của ḿnh mà tích cực - tu học - hành đạo - phổ truyền chân lư Đại Đạo sao cho xứng đáng với vai tṛ vị trí của ḿnh.
- Và lẽ nào các nguyên căn, Thiên Ân Sứ Mạng chúng ta lại không động ḷng trước lời đại nguyện của Thầy "Đạo không thành, Thầy nguyện không trở về ngôi vị cũ" để gắng sức lo tṛn sứ mạng của ḿnh.

b. THANH THIẾU NIÊN ĐẠI ĐẠO:
- Trong bối cảnh thời đại hôm nay, niềm tin và trách nhiệm được đặt vào hàng ngũ Thanh Thiếu Niên. Bởi v́ thanh niên là mùa xuân, là phát huy, là sáng tạo. Do đó sứ mạng của Thanh Thiếu Niên được nâng lên cho tương ứng với sự phát triển của thời đại. V́ vậy:
- Đức Lư Giáo Tông dạy:
“Hăy làm thế nào cho giáo lư đạo có một căn bản lư luận vững chắc khoa học và khai triển sâu rộng mọi mặt giải đáp các vấn đề then chốt của triết lư siêu h́nh hiện đại khoa học. Các việc này có tầm mức vô cùng quan trọng. V́ muốn độ đời phải có trí thức siêu việt hơn đời. Phải ưu thế trên mặt trí năng tư tưởng ".
(11.8.Bính Dần; 14.9.1986)
- Đức Cao Triều dạy tiếp:
.- Phải làm thế nào cho giáo lư đạo luôn có tính cách thích ứng với thời đại ... ...
.- Các em phải nâng cao tầm mức giáo lư cho có triết học, khoa học, văn học để tăng thêm tính chất hấp dẩn và phổ biến. (Ất Sửu 31.3.1985)
.- Đạo đức cao siêu cần thiết th́ tâm đức trí năng sâu rộng quyết nhiên không thể nào lu mờ ở xă hội học vấn trí thức ngày nay. Không dùng tâm tư của người đời nay th́ mong ǵ người đời hiểu được ta mà phổ độ ".
Người Thanh Thiếu Niên, phải trang bị tài năng và sử dụng đúng chỗ đúng mức. Do đó Tâm Hạnh Đức phải được rèn luyện đầy đủ sao cho xứng đáng là Thanh Thiếu Niên của Đại Đạo nhất là đối với Thanh Thiếu Niên Phổ Thông Giáo Lư th́ lại càng phải nâng cao ư thức sứ mạng ḥa nhập với lư tưởng Đại Đạo. Cao Triều tiền bối dạy:
Nếu chưa t́m hiểu lư tưởng, mục đích cao cả của đạo Cao Đài, cũng như nếu không đặt lư tưởng của ḿnh dung hợp với đạo Cao Đài để xây dựng những ǵ cao cả, ích lợi thiết thực cho non sông tổ quốc, đạo lư và nhân loại th́ sự giữ đạo Cao Đài không ích lợi ǵ. Chẳng khác nào các em giữ một món đồ cổ trong muôn ngàn món đồ cổ khác ".
(08.7.Kỷ Dậu; 1969)
Và Ngài cũng dạy tiếp: “Hỡi các em ... phải nhận thức trách nhiệm của ḿnh. Hăy nh́n thẳng vào hoàn cảnh để cương quyết bắt tay vào việc hoằng giáo độ đời ... ... Tu không phải chán đời ẩn dật, tu bắt buộc phải mạnh dạn đi vào đời."
(29.12.Bính Ngọ; 1967)

c. MỖI THÁNH SỞ LÀ MỘT TRƯỜNG GIÁO ĐẠO:
- Tín Đồ và Thanh Thiếu Niên chỉ có thể có ḷng tin, có ư thức vào vai tṛ sứ mạng của ḿnh trong sứ mạng của tập thể khi:
. được hướng dẫn, giáo dục đúng mức.
. được tu học và hành đạo trong môi trường có tổ chức qui củ.
- Chức Sắc, Chức Việc để có thể sống đạo, đem đạo vào đời làm cho đạo đời tương đắc th́ phải được bồi dưỡng liên tục trên cả bốn mặt Tâm Hạnh Đức Tài.
V́ vậy, mỗi Thánh Sở phải được tổ chức và cố gắng thực hiện vai tṛ là một trường giáo đạo. Có được như vậy Thánh Sở mới xứng đáng trong vai tṛ sứ mạng của ḿnh.

Kỷ niệm Khai Minh Đại Đạo, chúng ta đọc lại lời dạy của Đức Lư Giáo Tông (14.9.1986)
“Tam Kỳ Phổ Độ là một giai đoạn quan trọng trên lịch sử diễn tiến của nhân loại trong kỳ hạ ngươn. Đây là thời kỳ có một không hai trong quá tŕnh tiến hóa tâm linh nhơn loại. V́ được diểm phúc hồng ân lớn lao duy nhứt: Thượng Đế giáng trần lập đạo, cứu độ và tận độ nhân loại cũng đang thời kỳ tiến đến mạt kiếp, ác nghiệp chồng chất bao đời cũng đến hồi tác động với muôn vàn tai họa khủng khiếp. Sự chênh lệch cách xa, một bên trí năng phát minh khoa học và một bên đạo đức lương tri tạo nên tai họa khủng hoảng mờ mịt không lối thoát.
Hoàn cảnh lịch sử, thời điểm lịch sử, phải có biện pháp lịch sử, sứ mạng lịch sử và tất nhiên con người sứ mạng lịch sử. Điều này có nghĩa cụ thể là trong giai đoạn lịch sử nầy, không làm tṛn sứ mạng có một không hai nầy th́ vĩnh viễn không c̣n cơ hội nào khác để thực hiện cả. Đó là điều mà chư Thiên Ân đệ muội phải tâm niệm xét suy cho thấu đáo ".
Hôm nay đây, nếu chúng ta tích cực tu học hành đạo đóng góp vào sự phát triển cơ đạo tại mỗi địa phương th́ đó là cách thiết thực để kỷ niệm ngày Khai Minh Đại Đạo, để tưởng nhớ đến công lao của chư vị tiền bối và các tín đồ Đại Đạo đă hết ḷng v́ cơ đạo. Và như vậy, chúng ta cũng góp được phần của ḿnh vào sứ mạng lịch sử kỳ ba.
Hỡi những ai trung kiên với Đạo, hỡi những ai trung kiên với Thầy ! Tiến lên ! Đừng rụt rè, đừng e ngại. Hăy tự tin nơi ḿnh.
Toàn thể tín đồ Đại Đạo chúng ta:
* Đặt trọn ḷng tin nơi Đấng Chí Tôn và ĐẠI ĐẠO.
* Quyết tâm nắm cờ Đại Đạo để cắm mọi nơi ngỏ hầu cứu độ toàn nhân loại ./.

ĐẠT TƯỜNG

 

Cùng một chủ đề:

Kỷ niệm 79 năm Khai Minh Đại-Đạo (Huệ Tâm Phạm Long Thành)

Kỷ niệm ngày Lễ Khai Minh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ (Trần Đ́nh Thức)

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh