Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

(If you cannot view or print Unicode, click here for VNI version)

 

NGƯỜI TU CÓ THỂ CHỬA CÁC THỨ BỊNH

(THÁNH GIÁO chấp bút tại Bà Rịa ngày 02-04-1999)

____________

Thầy mừng chung các con.

Sau đây, Thầy giảng về: “NGƯỜI TU CÓ THỂ CHỬA CÁC THỨ BỊNH”

Nầy các con,

            Bệnh tật là kết quả của những ǵ trái với thiên-nhiên. Sống thuận theo thiên-nhiên, không thể có bệnh. Con người bẩm-sinh đều khoẻ mạnh. Các con mắc bệnh v́ các thói quen, các lối sống không hợp tự-nhiên rồi theo thời gian tiêm-nhiểm vào cơ-thể làm suy-nhược.

            Khi bệnh mới phát ra, các con ỷ lại vào thuốc men, các phát-minh khoa-học. Tiếc thay, lối nầy chỉ có thể tạm thời cầm giử chứng bệnh cho nó không phát lên, chứ không trừ được tuyệt căn.

            Y-khoa Tây phương chỉ ngăn-ngừa bệnh tật không làm nguy đến tánh mạng được một thời gian, rồi sau đó cũng bó tay. Muốn trừ bệnh hoàn toàn, chỉ có một cách duy nhứt là cương-quyết trừ tuyệt gốc, và người duy nhứt có thể chửa được là chính ḿnh mà thôi. Ngoài ra, không có ai khác.

            Một khi bệnh nhân ư-thức được điều này, nhất định đeo đuổi cách trị đến cùng th́ hầu như bệnh ǵ cũng có thể chửa khỏi.

            (- Bạch Thầy: Xin Thầy giải-thích rỏ ràng hơn nữa.)

            Trả lời: Điều Thầy muốn thực-hiện là để bệnh nhân phải từ bỏ cái nếp sống củ, cái hoàn cảnh, nguyên nhân đă khiến các con mắc phải căn bệnh. Đó là LO NGHĨ, PHIỀN NĂO, DINH-DƯỠNG không đúng cách, là nguyên nhân chính của hầu hết các thứ bệnh. Phải dẹp bỏ, dứt sạch tất cả cho tâm hồn thật thảnh thơi, thoải mái rồi mới có thể chửa trị được. Tuy rằng hoàn cảnh có khác, nhưng đầu óc bệnh nhân vẩn c̣n cố-chấp, suy-nghĩ, lo lắng th́ làm sao dứt được phiền-năo? Chỉ có hoàn toàn dứt bỏ để đầu óc không c̣n bận tâm một chút ǵ nữa để trở nên con người hoàn toàn mới th́ may ra mới có thể chửa hết bịnh được.

            (- Bạch Thầy: “Từ bỏ gia-tài, nhà cửa, gia-đ́nh, đâu phải dễ dàng. Mấy ai đă làm được như thế?)

            Trả lời: Nầy các con! Nếu chết, các con có mang mấy thứ đó đi theo được không? Các con cứ ôm chặt lấy những thứ giả tạo vật-chất, để rồi chịu đớn đau, dày ṿ và cái chết quanh quẩn ám ảnh chăng? Trước sau ǵ cũng mất nó, th́ thà bỏ nó c̣n hơn. Cách chửa này có thể coi như các con đă chết rồi, đă mất tất cả rồi và để “ĐI T̀M CÁI SỐNG TRONG CÁI CHẾT”.

            Nguyên-lư bệnh tật như sau:

            Con người ch́m đắm trong danh lợi, lo quanh, nghĩ quẩn, tích-trử tài-sản mà quên sự vô thường ở đời. Các con chỉ thấy lợi nhỏ mà quên hại lớn. Lo làm giàu vật-chất mà quên tu-dưỡng tinh-thần. V́ thế, thân thể suy-đồi, tâm-trí đăo điên, thần-trí bất nhất. Lại thêm tửu sắc quá độ, hỉ nộ bầt thường, dinh-dưỡng coi thường, bệnh tật do đó mới sinh ra. Khi bệnh c̣n nhẹ, các con không để ư chữa trị. Đến khi nó phát ra, đe dọa trực tiếp vào đời sống, các con mới hoảng hốt và tin-tưởng vào các phát-minh khoa-học để chửa trị.

            Thuốc men chỉ tạm thời ngăn chận, khiến cho bệnh tật chậm phát-triển, kéo dài thêm cuộc sống, để các con ch́m đắm trong dục vọng, phiền-toái trong một thời gian nữa. Đến khi thuốc men trở nên vô hiệu, bệnh tái-phát thật mạnh th́ khoa-học bó tay và các con chấp nhận sự phải đến sẽ đến và coi đó như là số mạng. ĐÂY LÀ MỘT LẦM LẪN RẤT LỚN MÀ ÍT AI ĐỂ Ư.

            Nguyên do chính của các bệnh là do sự bận rộn với đời sống hằng ngày. Nếp sống càng tiện-nghi th́ các con lại càng hết sức lao tâm, lao lực để đạt đến cái tiện-nghi hơn nữa. Thêm vào đó, ḷng tham lam muốn chiếm đoạt, đua tranh để thỏa mản cái dục-vọng nhất thời, khiến cơ thể trở nên mất quân-b́nh, phá-hoại cơ-quan thần-kinh. Cơ-quan này là đầu mối của mọi thứ bệnh, nên theo thời gian, bệnh từ từ ngấm vào tạng phủ, khiến các con càng ngày càng lệch-lạc, sống ngược với thiên-nhiên, mất đi sự an-lạc sẵn có. Nói một cách khác, các con mất đi chính ḿnh.

            Sự xă thân, dứt bỏ tất cả là bước đầu để trở lại cái tinh-thần nguyên-thủy. Đó là điều-kiện cần-thiết để dứt căn bệnh trầm-kha của loài người. Có thế, đầu óc mới lấy lại sự thăng-bằng để các con có thể điều-trị hửu-hiệu.

             (- Bạch Thầy: Bệnh tật có nhiều nguyên-nhân. Thầy nghĩ sao về các bệnh do vi-trùng gây ra?)

             Trả lời: Nầy các con, trong người khỏe mạnh, vi-trùng xâm nhập thế nào được. Người sống theo thiên-nhiên không thể có bệnh. C̉N VI-TRÙNG TH̀ CHỔ NÀO CHẲNG CÓ, NHƯNG ĐÂU PHẢI AI CŨNG MẮC BỆNH NHƯ NHAU.

            Nếu vi-trùng là nguyên-nhân chính th́ tại sao có kẻ mắc bệnh và có người lại không mắc bệnh. Ngay cả những lúc có bệnh thời khí khiến hằng trăm, hằng ngàn người lăn ra chết, nhưng vẩn có những kẻ sống sót đấy chứ.

            Tóm lại, thân thể khỏe mạnh có thể chống lại mọi thứ bệnh.

            (- Bạch Thầy: Nhưng các con muốn từ bỏ tất cả ngay th́ làm sao có thể thu xếp kịp?)

            Trả lời: Nầy các con! Chửa bệnh không phải việc đi chơi. Nếu các con mê muội trở về lo thu xếp công việc th́ đầu óc đă lệch lạc lại càng lo âu thêm, thế nào cũng lên cơn đau tim mà chết. Như các con thấy, điều-kiện tiên-quyết để chửa bệnh là trị tận gốc, và đây là giây phút quyết định sự SỐNG và sự CHẾT. Chỉ có con mới tự chửa lấy cho ḿnh mà thôi. Các con phải hiểu và biết để đoạn-tuyệt với quá khứ, không thể có lối chửa trị lưng chừng, kéo dài thời gian được.

            Thật ra, khoa-học đă làm việc này, kéo dài thêm thời gian rồi cũng bó tay. Đây là không phải lối chửa trị của Thầy. Cười..... Để giúp cơ-thể loại bỏ các độc-tố đă nhiễm từ lâu, bệnh nhân chỉ ăn thật nhạt, nghĩa là không một chút gia-vị đường hay muối nào. Mỗi bệnh nhân chỉ ăn một lần, trước buổi trưa và uống nước vài lần. Uống ít nước cho tim đập chậm lại v́ dung-lượng nước qua tim ít đi.

            Tim và Thận được nghĩ ngơi sẽ giúp cơ-thể lấy lại quân-b́nh mau chóng. Đây là hai cơ-quan thiết-yếu, giữ các vai tṛ quan-trọng cho việc phục-hồi sức khoẻ. Ăn nhạt khiến Gan và Dạ Dày thải bỏ các độc-tố tích-tụ trong đó. Cứ thế, trong khoảng hai tuần lễ là đa số độc-tố đă bị trục ra. Nếu muốn, các con cứ thử ăn nhạt ít tuần lễ là thấy cơ-thể đổi khác ngay. Ngoài việc dưỡng-sinh đúng cách, bệnh nhân dành trọn thời gian tập Yoga, để lấy lại quân-b́nh cho cơ-quan thần-kinh khối óc.

            Tư thế đầu phải tập là cách ngồi cho ngay ngắn, lưng thật thẳng, để luồng hỏa-hầu di-chuyển không gặp khó khăn. Hai tay buông thỏng trên đầu gối và thở thật tự nhiên, không cố-gắng thái quá. Trong khi tập, không để Tâm xao động, lo nghĩ việc ǵ mới là đúng cách, mà chỉ cần hết sức tự nhiên, theo thời gian bệnh sẽ từ từ thuyên-giảm.

            Khi trở về với chính ḿnh, tức là trở về với con người nguyên-thủy, ḥa-hợp với thiên-nhiên  th́ bệnh tật và sức khỏe chỉ là những ǵ tương-đối, không c̣n tranh-chấp nữa. Con người thật của các con vốn sẵn có kia mà, việc ǵ phải g̣ bó, khó khăn mới t́m được. Khi dứt bỏ tất cả, các con trút được một gánh nặng ở tâm hồn.  Khi ăn uống đúng cách, các con loại bỏ yếu-tố gây nên bệnh tật và cách tập Yoga giúp các con lấy lại quân-b́nh nguyên-thủy, trở về con người thật của ḿnh. Như thế là “Tự ḿnh chửa cho ḿnh” chắc chắn hơn, không ỷ lại vào một tha lực hay một yếu-tố bên ngoài nào hết.

            Các con nên biết: Cơ-thể con người có khả-năng làm hồi-phục rất nhiệm-mầu. Sở dĩ cơ-thể suy-yếu, bệnh tật là v́ các con sống không tự nhiên, có thế thôi. Sống tự nhiên không những giúp thể xác khang-kiện mà c̣n mục-đích tối-hậu, đó là sự dẹp bỏ  cái PHÀM NGĂ, để trở về với cái CHƠN NGĂ của ḿnh. Khi trừ bỏ được bản ngă thấp hèn th́ các con ung-dung tự tại, thảnh thơi, tiêu-diêu cùng TRỜI, ĐẤT, THIÊN-NHIÊN, c̣n lo lắng chi nữa.

            Tuy vậy, trên lư-thuyết th́ thật dể dàng, nhưng thực-hành lại là cả một vấn-đề. Con người quen sống bừa bải, nô lệ dục-vọng xác thân quá lâu đến nỗi sanh bệnh, rồi muốn cởi bỏ tất cả, đâu có dễ. Quen ăn ngon, mặc đẹp, bây giờ ăn vài nắm cơm nhạt, uống vài ly nước, đâu phải ai cũng làm được ngay lập tức. Khổ nổi, muốn trừ tận gốc, phải uống thuốc đắng và thuốc đắng chính là lối sống tự-nhiên vậy.

            (- Xin Thầy vui ḷng giải-thích phương-pháp tu-hành này.)

            Như các con thấy, phương-pháp dưỡng-sinh và tập Yoga có thể giúp con người vượt qua các bệnh tật. Cũng như thế, phương-pháp TU THÂN sẽ giúp các con vượt qua các trở ngại, để tiến vào cửa ĐẠO. Có rất nhiều phương-pháp Tu Hành, tùy theo tŕnh-độ, tùy theo quan-niệm cá-nhân, hoàn cảnh xă-hội chung quanh và tôn-giáo. Nhưng tất cả đều nhằm một mục-đích chung là GIẢI-THOÁT.

            Chẳng hạn, trên con tàu lướt sóng ngoài biển khơi bao la, cứ khoảng nữa giờ, vị thuyền-trưởng phải nh́n vào bản đồ, xem địa-bàn, đo phương hướng để xác định vị-trí con tàu. Biết ḿnh ở đâu và đi đến đâu, là câu hỏi quan-trọng của mọi người trên đường Đạo. Công việc tu hành cũng như thế. Người tu lúc nào cũng phải luôn luôn tự hỏi về ḿnh, để kịp thời sửa sai các lỗi lầm thông thường, v́ sai 01 ly đi 01 dậm. Khi con tàu rời bến, một lỗi lầm nhỏ từ khởi điểm có thể làm con tàu đi xa mục-tiêu vài chục hải-lư. Đường tu cũng thế, một ư-niệm sai lầm có thể khiến các con đi vào tà đạo lúc nào không hay.

            Phải tự xét ḿnh, kiểm-soát tư-tưởng của ḿnh từng ngày, từng giờ, rồi suy-gẩm về bản-ngă, chơn-ngă. Các con không phải là xác thân vật-chất nầy, mà là một linh-hồn cao-quí, trường-tồn, một điểm linh-quang của THƯỢNG-ĐẾ.  Nói một cách khác, con người là một linh-hồn bất-diệt, c̣n thể-xác chỉ là dụng-cụ thô-sơ, tạm thời. Người hiểu Đạo là người ân-cần lo lắng cho linh-hồn hơn là cái xác thân tạm bợ. Chân-lư này giúp cho các con tránh các tội ác, các phiền-năo, v́ đa số các con lầm tưởng ḿnh là xác thân, nên lo lắng, chiều chuộng nó đủ điều. Để cho xác thân sung-sướng, các con không ngần ngại giết nhau, làm hại nhau, lừa bịp lẩn nhau. Nếu ư-thức được chơn-lư này th́ ai lại c̣n vơ-vét của cải vật-chất làm ǵ? V́ các thứ đó đâu có ích-lợi ǵ cho linh-hồn.

            Khoa-học công nhận rằng: “Ăn uống điều-độ có thể tránh bệnh-tật”, nhưng các con biết rồi để đó. H́nh như các con vẩn thèm miếng ngon, vật lạ, dù biết nó là chất độc. Nếu các con chấp nhận tất cả đều là con của Thượng-Đế, th́ tại sao các con vẩn tàn-sát lẫn nhau?  Nếu các con chấp nhận các loài thú cầm là đàn em bé nhỏ, th́ tại sao các con vẩn c̣n sát-sinh? Tại sao các con vẩn giết hại đàn em qua các bửa ăn thịnh-sọan?

            Vấn đề của cải cũng thế. Các con biết của cải chỉ là tạm bợ, vô thường, khi chết nào có mang theo được. Nhưng thực-tế, hể đâu có của cải là nơi đó có tranh-chấp lẩn nhau. Loài người thông minh hơn loài vật, nhưng của cải, danh-vọng, vật-chất đă làm loài người bất ḥa, có khác chi loài thú đâu? Từ mấy ngàn năm nay, con người luôn được hướng dẩn bởi các chân-lư cao đẹp. Tôn-giáo nào cũng dạy những điều thật tốt lành, nhưng tại sao vẩn không thấy tinh-tấn? Phải chăng các con chỉ nói chân-lư ở đầu môi chót lưởi? Các con đến các Thánh-đường tôn-nghiêm với y-phục sang trọng nhất, các lễ vật đẹp đẻ nhất, đọc thuộc ḷng các lời răn chân-chính nhất, nhưng các con vẩn làm các điều xấu xa, bỉ-ổi nhất.

            Có bao giờ các con nghĩ về những điều này không? Thánh-Kinh có dạy: “Các ngươi đừng quá lo về y-phục, thức ăn hay chổ ở, v́ những điều nầy, Cha của Ta đă lo lắng cho các ngươi rồi. Đời sống (tinh-thần) không quư-báu hơn thức ăn sao? Thân thể không quư báu hơn y-phục sao? Các ngươi hăy nh́n loài chim bay trên Trời. Chúng không hề gieo, cũng không hề gặt, không chứa chấp thực-phẩm trong bồ, nhưng Cha của các ngươi trên Trời vẩn lo cho chúng chu-đáo đó sao? Các ngươi không quư hơn chim muông hay sao?”

            Lời dạy thật rất rỏ ràng, nhưng có lẻ không mấy người tin-tưởng, nên thế-giới mới có những cảnh tàn sát nhau v́ miếng ăn, manh áo. Các con đă biết rằng: “Của cải vật-chất là nguồn gốc của tội lổi và mọi cám dổ”, nhưng tại sao các con vẩn ham mê nó măi ? V́ các con c̣n lo giử của tức là c̣n lo mất. Quyến-luyến vật-chất như vậy th́ làm sao giải-thoát được các con?. Giử tiền bạc, của cải, danh-vọng, có thể ví như đeo gông vào người rồi nhảy xuống sông, chắc chắn sẽ ch́m, làm sao bơi lội cho được các con?

(- Bạch Thầy, Thầy nói cũng có lư, nhưng không hẳn tôn-giáo nào cũng xa lánh của cải vật-chất. Đôi lúc, họ cũng cần chúng để mua thực-phẩm, xây cất Thánh-đường v.v... Tiền bạc có công-dụng riêng của nó chứ, Thầy?)

Trả lời: Nầy các con, xử-dụng tiền bạc đúng cách là một vấn-đề, c̣n để nó cám-dổ là một vấn-đề khác. Các con c̣n nhớ lời Chúa Jésus chăng? “Kẻ giàu có tu hành, chẳng khác nào con lạc-đà chui qua lỗ kim”. “Một người không thể thờ hai vua, hoặc ngươi thờ Chúa hay thờ tiền bạc”. Một người tu hành chân-chính không thể nô-lệ bạc tiền, dưới bất cứ h́nh-thức nào. Tiền bạc, vật-chất, danh-vọng là những trở ngại lớn cho người tu đó các con!. Xây cất đền thờ thật to chỉ là trói buộc, nào phải giải-thoát. Tụ-tập tín-đồ cho đông, ồn-ào, phức-tạp chỉ gây trở ngại cho việc thanh tu.

(- Bạch Thầy, theo Thầy th́ ngoài vấn-đề vật-chất, người tu c̣n gặp những khó khăn ǵ nữa? Từ bỏ vật-chất có đem lại giải-thoát không?)

Trả lời: Nầy các con, bất cứ một sự cởi bỏ nào cũng làm nhẹ gánh chứ! Vật chất là một nô-bộc tốt, nhưng cũng là một chủ nhân rất xấu. Nhiều người tu vô t́nh quá chú-trọng về tiền bạc mà quên rằng: “Đồng tiền có 02 mặt”. Nhiều người cho rằng xử-dụng vật-chất là để phát-huy tôn-giáo, giúp đở các tín-đồ có nơi tu học. Dỉ nhiên, mục-đích rất tốt đẹp, nhưng nếu quá chú-trọng vào các h́nh tướng sẽ đưa đến sự xao lăng về phần tâm-linh.

Một tu sĩ cần phải ư-thức rằng ḿnh vẩn là kẻ đang đi trên đường, đang cố-gắng t́m kiếm chơn-lư hầu giải-thoát, chứ chưa đi trọn con đường mà đ̣i làm những việc to lớn. Họ chỉ nên làm việc một cách nhiệt-thành, nhưng không nên làm nô-lệ cho những công việc này. Một trở ngại lớn trên đường Đạo là do sự thiếu nhiệt-thành. Đa số các con đều quen buông thả, do-dự, không đủ cương-quyết nên sẽ phải trải qua những kinh-nghiệm chua cay, khổ sở để học hỏi các bài học quư giá nầy.

Tất cả các con vẩn đồng ư rằng cuộc đời là ảo-mộng, phù-du, vô thường, giả tạo, chỉ có con đường tu hành mới là giải-thoát. Thế nhưng tại sao các con vẩn chạy theo vật-chất, chẳng chịu TU TÂM, DƯỠNG TÁNH?

(- Bạch Thầy, người tu hành và kẻ thường khác nhau nhiều chứ! Chúng con c̣n phải lo sinh-kế, kiếm ăn v.v...)

Trả lời: Này các con! Một ngày có 24 giờ. Có lư do nào v́ sinh-kế mà các con phải dành trọn để lo việc kiếm ăn. Các con dư ăn th́ lại muốn ăn ngon, đủ sống th́ lại muốn sống cho sang giàu. Được giàu sang lại muốn hơn thế nữa, rồi các con lại ngụy-biện rằng phải lo kiếm ăn, sinh-kế, có phải thế không?

Người Âu Mỹ hoạt-động không ngừng, coi sự làm việc là nguồn vui. Do đó mới sanh ra lắm bệnh tật, phiền-năo, thấn-kinh suy-nhược v́ nhu-cầu tâm-linh không thỏa-măn. Tại sao các con không hoạt-động như thế cho nhu-cầu tâm-linh?

(- Bạch Thầy, Người Âu không thể chấp nhận vấn-đề làm việc cho một cái ǵ mơ hồ, cho một viễn-ảnh tâm-linh không thực-tế.)

Trả lời: Này các con! Khi nào đời sống vật-chất trở nên cực-kỳ phức-tạp, phiền-năo th́ con người sẽ ư-thức đến vấn-đề tâm-linh. Đă có nhiều vương-giả, triệu-phú, tỷ-phú từ bỏ tất cả tài-sản để tầm Đạo khi mạng sống của họ bị đe dọa bởi bệnh tật (chẳng hạn quốc-vương Jordanie) v́ họ biết không thể ôm lấy tài-sản để rồi chết. Sau khi từ bỏ tất cả, đầu óc thoải-mái, thanh-nhàn, họ lại thấy việc trau-dồi tâm-linh là quư. Thế là họ phát-nguyện tu hành, sống một cuộc đời trong sạch, ung-dung, tự-tại. Nếu chỉ v́ miếng ăn th́ chỉ cần làm việc khoảng 2 hoặc 3 giờ là đủ rồi. Nhưng v́ không biết an-phận nên mới có các trói-buộc vào vật-chất, không lối thoát.

Các con cho rằng tu hành chỉ cần ăn mặc đẹp đẻ, đi đến các đền thờ, dâng cúng các phẩm-vật, tiền bạc, đọc vài câu kinh  là đă đủ hay sao? Những cái đó chỉ là h́nh tướng bên ngoài, không có nghĩa chi hết. Ngay cả việc trở nên một tu sĩ mà không chịu tu thân, trau-dồi tâm tính cũng vô ích thôi, v́ các phiền-muộn, đau-khổ vẩn c̣n kia mà! Thầy cười....

            (- Bạch Thầy, như thế th́ thế nào mới là tu hành thật sự?)

Trả lời: Bước vào đường Đạo là tự sửa ḿnh. Thấy ǵ ÁC không làm. Thấy ǵ THIỆN th́ nhất định làm cho đến cùng. Luôn luôn tự-giác, kiểm-thảo lấy ḿnh và quan-sát học hỏi không ngừng. Nếu các con buôn bán, thấy có lợi, các con có dồn sức ra thêm buôn bán nữa không? Dĩ nhiên là có, th́ việc tu hành cũng thế. Tại sao các con không lo cho nhu-cầu tâm-linh như các con đă lo cho vật-chất vậy?

Tại sao các con cứ hẹn nay mai sẽ sửa tánh, tu thân, như người khất nợ vậy? Tu hành không phải một việc chơi mà làm một cách cẩu-thả được. Đó là một quyết-định quan-trọng vô cùng.

            ĐỪNG NGHĨ BỘ ÁO CÓ THỂ LÀM NÊN NHÀ TU.

            ĐỪNG NGHĨ M̀NH SẼ ĐƯỢC ĐẤNG NÀO GIÚP ĐỞ.

Đó là một sự hiểu lầm tai hại. Đa số các tín-đồ đều mong chờ sự giúp đở của Đấng ḿnh tôn thờ. Họ cho rằng thuộc ḷng các câu Kinh, thi-hành vài nghi-lễ, dâng cúng các phẩm-vật là đă làm tṛn bổn-phận và sẽ được cứu-rổi.

Nếu điều này đúng th́ các bậc vua chúa đă lên Thiên-Đàng hết cả v́ họ dâng cúng nhiều hơn mọi người kia mà.

            TU HÀNH Đ̉I HỎI SỰ TẬN TÂM, TẬN LỰC CẢI-THIỆN CON NGƯỜI CỦA M̀NH, ĐỂ XỨNG ĐÁNG LÀ CON THƯỢNG-ĐẾ, CHỨ KHÔNG THỂ DỰA VÀO H̀NH-THỨC BÊN NGOÀI.

Đa số tín-đồ coi việc Tu như đi xe bus. Muốn đến đâu chỉ việc mua vé, rồi leo lên xe ngồi, ngắm cảnh vật hai bên đường, ung dung cho tài-xế lái. Khi đến nơi là họ xuống xe, không chút mệt nhọc ǵ hết.

            TU HÀNH CHÂN-CHÍNH LÀ TỰ M̀NH CẤT BƯỚC.

Thiên-đàng không phải là nơi mà các con có thể mua vé đến, cũng không thể mong dâng cúng vài thứ mà được các vị Thần Linh che chở.

            GIẢI-THOÁT CHỈ ĐẾN VỚI SỰ TINH-TẤN RIÊNG CỦA TỪNG NGƯỜI.

Khi hiểu như thế, các con cần lập tức lên đường không chậm trể.

            HĂY LẤY NIỀM TIN LÀM BẠN ĐỒNG HÀNH.

            TẬN-DỤNG CÁC CƠ-HỘI SẲN CÓ ĐỂ SỬA M̀NH, HẦU GIẢI-THOÁT CHO CHÍNH M̀NH.

Con đường tu hành có trăm nẽo đi. Không nẽo nào giống nẽo nào, nhưng tất cả đều đưa đến cùng mục-đích. Sự lựa chọn con đường hoàn toàn do cá-nhân. Nhưng các con cần suy-gẩm cẩn-thận để khỏi lầm đường vô ích.

Tu hành chân-chính dựa trên căn bản TỰ BIẾT M̀NH, v́ trên đường Đạo không có vấn-đề VINH hay NHỤC mà chỉ có sự TINH-TẤN. Do đó, người tu phải DẸP BỎ TỰ-ÁI, NGĂ MẠN, MẶC CẢM.

            KHÔNG HỔ THẸN, NGĂ L̉NG ĐỂ TIẾN BƯỚC.

            NẾU SA NGĂ LẠI ĐỨNG DẬY VÀ TIẾP TỤC.  

            LÚC NÀO CŨNG ĐỊNH HƯỚNG, KHÔNG ĐỂ CHO LẦM ĐƯỜNG LẠC LỐI.

Những kẻ tự cao, tự đại, không chịu tu thân, sửa ḿnh, thật đáng thương v́ họ giống như người bệnh sắp chết mà không chịu uống thuốc xă ly, dứt bỏ cho khỏi bệnh.

Thôi, Thầy ngưng bút nơi đây. Thầy ban ơn lành chung cho các con...

(Người gởi: MINH TÂM, Virginia)

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh