KHUYẾN
TU
.......
Gặp cảnh khó v́ ngày thế mạt,
Hỡi các chư Bồ-Tát, tỳ kheo,
Hủy danh trần lụy bọt bèo,
Chí
tâm son sắc mà trèo chông gai.
Đường thế cuộc càng ngày thậm
khổ,
Danh vọng chi là chỗ ba đào,
Biển trần cuồn cuộn sóng xao,
Vào
trần lụy kiếp anh hào dễ chi.
Dụ thần chực sẵn th́ liệu lấy,
Lỡ vướng chân đâu thấy nẻo
lầm,
Lưới trần là chỗ hiểm thâm,
Sẩy
chân một bước sa hầm nghiệp khiên.
Cơi ác trược nhân duyên quả kiếp,
Chỗ đắm mê đền nghiệp kéo
đ̣i,
Có ǵ hạnh phúc nh́n coi,
Tu
tầm cảnh lạc là nơi thanh nhàn.
Trần phức tạp lại càng mau hủy,
Dại đói nghèo, khôn lụy kiếp người,
Tranh giành xâu xé một thời,
Cái
thân tứ đại hủy rồi lại không.
Ai sực tỉnh hối ḷng biết Đạo,
Không giàu sang là tháo ách trần,
Không phiền kẻ cắp hại thân,
Không
vào tranh cạnh tinh thần đặng an.
.......
DI-LẶC
THIÊN-TÔN
(Trích
"Bảo-Pháp Chơn-Kinh" đệ
thứ năm)
>>>
Suy ngẫm kỳ trước
|
LỜI
THẦY DẠY:
.......
Sau đây, Thầy cũng ban-bố các con vài
lời để các con lưu ư mà tu thân, hành
Đạo.
Hỡi các con! Đại-Đạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ hiện thời, dầu dưới h́nh
thức Chi, Phái địa phương nào cũng
vậy, ví như đám cây rừng, trên tấm thảm
xanh, có muôn ngàn thảo mộc, hoa quả, có cây th́ tàng
cao, bóng mát, sum-sê rườm-rà cao vút, có cây th́
lưng-lửng cổi-cằn, có cây th́ là-đà vừa
cao hơn mặt đất. Có cây ăn trái
được, có cây dùng vào việc xây cất. Cũng
có những cây cỏ dại, nhưng trong đại toàn
thể của khu rừng, từ xa nh́n vào là một
cảnh thiên-nhiên xinh đẹp. Nếu trong khi đó có
những tay thợ rừng ruồng bỏ những cây
non, cây thấp cùng cỏ dại, chỉ c̣n lại
những cây to bóng mát, th́ không thể gọi là rừng
được.
Nói một cách khác: Đạo Thầy là thang
thuốc trị bịnh trầm-kha cho nhân loại. Trong
thang thuốc có vị đắng, vị cay, vị chua,
vị ngọt. Tuy tánh dược thảo không giống
nhau, nhưng đại toàn thể thang thuốc đó có
sự hợp đồng của mỗi bản năng
dược tánh, trị được chứng bịnh
cho người cũng như loài vật. Trong lúc đó,
nếu dầu một lương-y đại tài, rút ra
một vị nào cho rằng hay, cũng vô dụng cho
bịnh nhơn.
Xuyên qua hai thí dụ trên, các con thử xem xét
lại hiện t́nh Đại-Đạo Tam-Kỳ
Phổ-Độ mà dung ḥa, canh tân đường
lối hành Đạo. Thầy mong rằng ngày kia,
một nhơn vật viết sử Đạo Cao-Đài,
chỉ viết một quyển mà thôi. Nếu những
con nào muốn viết sử Đạo hăy liệu mà
viết, làm thế nào độc-giả từ bốn
phương trời đọc đến sử
Đạo khỏi phải hoài nghi, phân vân và điên óc.
Lời Thầy nói ít, các con suy gẫm mà hiểu thêm
nhiều...
(Ngọc-Hoàng
Thượng-Đế, 25-4-1967)
|