Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

NÉT ĐẸP TRONG HÔN LỄ CAO ĐÀI

LÊ ANH DŨNG

SUMMARY:

THE BEAUTY OF THE CAODAI MARRIAGE RITE

A family may be regarded as a component of a society. In this sense, it may be conceived that a happy family is an essential element of a secure and prosperous society. Grasping this concept, one can realize the constructive impact given by the Caodai marriage rite because the rite aims at consolidating family happiness. This implicit purpose is hidden between the lines of some prayers formally recited before the Divine altar during a wedding celebration in a Caodai temple. The relevant prayers are not only a part of the ritual formalities but also a “means” of family education because the verses highlight mutual reponsibilities of a new marriage couple.

SOMMAIRE:

LA BEAUTÉ DU RITE NUPTIAL CAODAĨQUE

La famille est toujours considérée comme la première cellule de la société. Une famille heureuse est donc l’élément essentiel pour l’édification d’une société heureuse. Le rite nuptial caodaĩque, en ce sens, vise à consolider les fondations du bonheur familial. Les prières récitées au cours de la cérémonie nuptiale ont une portée à la fois religieuse et éducatrice, elles rappellent aux époux leur devoir et leurs responsabilités.

Lễ hôn phối do Giáo sư Ngọc Tấn Thanh chủ tŕ cho anh Trương Văn Sang và chị Nguyễn Thị Diễm Trang, tại thánh thất Sài G̣n (10-3 Bính tư, 27-4-1996). Cô dâu là con ông Ngọc Thủ, tc Thưng L sanh Nguyễn Văn Thọ, nay là Cai quản thánh thất Sài G̣n.

(Ảnh do Thưng L sanh Nguyễn Văn Thọ, Cai quản thánh thất Sài G̣n tặng.)

Hôn nhân là việc quan trọng trong đời người, được luật pháp quốc gia quy định (luật thành văn), và được phong tục tập quán cổ truyền ấn định nghi thức (luật bất thành văn). Hôn nhân cũng là một phần nội dung trong quy định của nhiều tôn giáo, do đó, ngoài giá thú dân sự c̣n có giá thú tôn giáo.

Giá thú dân sự (civil marriage) được lập trước một cơ quan hành chánh địa phương (đăng kư kết hôn), nhằm ràng buộc đôi vợ chồng bằng pháp lư.

Giá thú tôn giáo (religious marriage) được thực hiện trước Thiên bàn một thánh thất Cao Đài, có một chức sắc sở tại chủ tŕ, và đồng đạo chứng kiến; điều này mang ư nghĩa ràng buộc đôi vợ chồng không những chỉ bằng luân lư, đạo lư mà c̣n bằng thiên lư.

Tân luật quy định việc hôn nhân của tín đồ Cao Đài như sau: “Tám ngày trước lễ sính, chủ hôn trai phải dán bố cáo nơi thánh thất sở tại cho trong bổn đạo hay sau khỏi điều trắc trở.”; và “Làm lễ sính rồi, hai đàng trai và gái phải đến thánh thất mà cầu lễ chung hôn.” [Tân luật. Ṭa thánh Tây Ninh tái bản, 1966, tr. 11-12].

Ngoài ra, trong lễ bổn của mỗi hội thánh Cao Đài c̣n có những ấn định về thủ tục làm nghi thức hôn phối tại thánh thất.

Một nghi thức hôn phối trong buổi sơ khai của Đạo đă được đức Cao Đài Thượng đế ban ân cho hai tiền bối khai Đạo là ông Nguyễn Ngọc Thơ (1873-1950) và bà Lâm Thị Thanh (1874-1937), cũng gọi Lâm Ngọc Thanh, Lâm Hương Thanh. Hai ông bà đến với nhóm Phổ độ và trở thành môn đệ Cao Đài trong khoảng tháng 6-1926. [Lê Anh Dũng, Lịch sử đạo Cao Đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926. Huế: Nxb Thuận Hóa, 1966, tr. 135.]

Sau khi nhập môn Cao Đài gần một tháng, ngày 14.6 Bính dần (23.7.1926), việc ông bà Thơ, Thanh chắp nối được hợp thức hóa tại đàn Tân Định, gần Cầu Kiệu, cũng là nhà riêng của ông Thơ (nhà số 394-396 Paul Blanchy, nay là đường Hai Bà Trưng, Tân Định.). Hôm ấy, đức Cao Đài ban ơn tác hợp cho hai người, và có thể coi đó cũng là nghi thức hôn phối đầu tiên của Cao Đài. Đức Cao Đài dạy:

“Thơ, con với vợ con quỳ ngay giữa, nắm tay nhau.

Thiên ân thử nhựt tứ thành hôn,

Măn thế bất ly thể dữ hồn.

Đạo đức nhứt tâm tu đảo cáo,

Chủ trung thị Ngă, Chí Thiên tôn.”

(Hôm nay Trời ban ơn cho làm lễ thành hôn,

Suốt đời [chồng vợ] xác và hồn không rời nhau.

Nên một ḷng đạo đức cầu khấn,

Chủ trung là Ta, đấng Đại thiên tôn.)

[Theo Niên sổ thời thiết lục, tr. 108, bổn điển kư viết tay năm 1926 của ông Nguyễn Ngọc Thơ. Bản lưu trữ tại Thơ viện Cơ quan Phổ thông Giáo lư Đại đạo, số hiệu 5.11B.]

Đối với tín đồ Cao Đài, nghi thức hôn phối làm thành giá thú tôn giáo c̣n có tác dụng tinh thần là đôi vợ chồng nhận được ơn phù trợ của Trời phật và các đấng thiêng liêng để vững vàng sóng bước trên đường đời, vượt qua được những trắc trở đáng tiếc mà xưa nay các cuộc hôn nhân thường không dễ tránh khỏi.

Được tiến hành trước Thiên bàn, với một chức sắc chủ tŕ buổi lễ, nghi thức hôn phối gây ấn tượng sâu sắc cho đôi bạn, nhắc nhở rằng kể từ giây phút thiêng liêng đó, trước đấng Chí tôn Cao Đài, họ đă hiệp thành một cuộc đời chung để cùng tát bể Đông; như vậy nghi thức giá thú tôn giáo sẽ góp phần làm chất keo sơn gắn bó hai kẻ “người dưng khác họ đem ḷng luyến thương”. Một ban đồng nhi cất giọng trong trẻo, nhịp nhàng đọc bài kinh hôn phối. Giữa hương trầm ấm áp, trong ánh nến lung linh, giọng đọc kinh sẽ dẫn dắt tâm trí đôi lứa nhập điệu cùng những ư nghĩa thâm thúy của bài kinh.

Thực vậy, bài kinh hôn phối vừa là lời cầu nguyện, xin Trời phật ban ân phước cho một gia đ́nh mới gầy dựng; vừa là những lời khuyên nhủ, dặn ḍ, hướng dẫn đôi bạn biết cách sống chung cho hợp đạo lư, để hạnh phúc lứa đôi được lâu bền:

Trai nguyện dốc giữ bền ngay thảo,

Gái hằng lo trọn đạo thờ chồng;

Trăm năm t́nh nghĩa mặn nồng,

Vui niềm cang lệ, hiệp đồng phụng loan.

Thề chẳng thấy giàu sang mà chuộng,

Thề không coi hèn mọn mà vong;

Trước sau ḷng giữ một ḷng,

Ngọt bùi cay đắng cũng đồng sớt chia.

[Bài cầu hôn của Cao Đài Chiếu minh (trích).]

CHÚ: cang lệ: lâu dài, ăn đời ở kiếp cùng nhau, không phải t́m vui trăng gió qua đường.

Hoặc:

Ở trước mắt Hồng quân định phận,

Đạo vợ chồng đă xứng nợ duyên;

Trăm năm khá nhớ hương nguyền,

Chồng hay  trọn nghĩa, vợ hiền trọn trinh.

(...) Đường tổ nghiệp nữ nam hương lửa,

Đốt cho nồng từ bữa ba sanh;

Giữa đền giữ một tấc thành,

Đồng sanh đồng tịch đă đành nương nhau.

[Kinh hôn phối của Cao Đài Tây Ninh (trích).]

CHÚ: Hồng quân (cái khuôn lớn): ám chỉ Tạo hóa, Hóa công, Trời, Thượng đế, Ngọc Hoàng, Cao Đài Tiên ông... · chồng hay: người chồng tốt. · hương lửa ba sanh hay duyên nợ ba sinh: ám chỉ vợ chồng ăn ở với nhau là do duyên nợ đă sẵn có từ kiếp trước, chẳng phải chung chạ t́nh cờ, ngẫu nhiên. · đền: ám chỉ bửu điện của thánh thất Cao Đài. · tấc thành: ḷng thành thật. · đồng sanh đồng tịch: cùng sống chết có nhau.

Trong lúc ở nhiều nước, mối quan hệ vợ chồng ngày càng lỏng lẻo, gây nhiều đổ vỡ thương đau, th́ Việt Nam c̣n duy tŕ được ít nhiều luân lư truyền thống dân tộc. Gia đ́nh là phần tử của xă hội. Xă hội muốn thiện hảo th́ gia đ́nh phải ổn định, hạnh phúc. Giá thú tôn giáo trong một chừng mức cũng góp phần xây dựng hạnh phúc gia đ́nh, góp phần tạo thành xă hội an thịnh. Xét theo ư nghĩa đó, nghi thức hôn phối Cao Đài có mặt tích cực là vun đắp hạnh phúc cho cuộc sống những ai muốn chắp cánh uyên ương.

Lễ hôn phối do ông Tô Văn Pho (1919-1998) chủ tŕ cho Đặng Văn An và Bùi Nguyệt Hiện, tại thánh thất Hà Nội (tháng 10-1954). Bấy giờ ông Pho là Thượng giáo sư. Ông An về sau là chánh hội trưởng, mất ngày 16-10 Ất Hợi (07-12-1995). Cô dâu là trưởng nữ Giáo sư Hương Tiếp (Phó đầu họ đạo phái nữ). Bà Hiện về sau là lễ sanh tại thánh thất Hà Nội, 48 Ḥa Mă, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

(Ảnh do Phối sư Ngô Thị B́nh, thánh thất Hà Nội, tặng.)

LÊ ANH DŨNG

(Đêm Giáng sinh 24-12-1993, bổ túc 06-01-1996)

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh