Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

H́nh tượng RỒNG
trong
văn hoá Trung Quốc
và trong
Chu Dịch

Lê Anh Minh

 

I. H̀NH TƯỢNG RỒNG TRONG VĂN HOÁ TRUNG QUỐC

Rồng là một trong bốn linh vật mà Lễ Kư 禮記 (thiên Lễ Vận 禮運) chép: «Lân, phụng, quy, long, vị chi tứ linh.» 麟鳳龜龍謂之四靈 (Lân, phượng, rùa, rồng gọi là tứ linh). [1] Bốn linh vật này chỉ có rùa là có thực, c̣n lại chỉ là những con vật huyền thoại, chưa ai từng thấy.

Tuy xếp hàng thứ tư trong tứ linh nhưng rồng có ảnh hưởng không nhỏ trong đời sống tâm linh của người dân Trung Quốc. Cuối năm 1987 tại huyện Bộc Dương 濮陽 tỉnh Hà Nam, người ta khai quật được một con rồng bằng gốm, giám định là có 6 ngàn năm tuổi.[2] Như vậy điều này càng chứng minh thêm sự sùng bái rồng trong xă hội nguyên thủy.

Sùng bái rồng trong xă hội nguyên thủy chiếm địa vị trọng yếu trong tín ngưỡng linh vật hay vật tổ (totemism: Đồ đằng sùng bái 圖騰崇拜) [3] và liên quan mật thiết đến chính trị, kinh tế, văn học nghệ thuật, phong tục dân gian từ đời Hạ, đời Thương và ảnh hưởng này kéo dài mấy ngàn năm không suy giảm.[4] Rồng luôn hiện hữu trong các chuyện thần thoại Trung Quốc, trong các cổ vật, tranh vẽ, lời bói trên mai rùa xương thú khai quật được, và trong các thư tịch cổ như Chu Dịch, Sơn Hải Kinh, Tả Truyện, v.v...

Rồng chữ Hán viết là 龍 với các cách phiên thiết như:

1. Khang Hi 康熙: lực chung thiết 力鍾切, như vậy đọc là lung; lô dung thiết âm lung 盧容切音籠, như vậy cũng đọc là lung.

2. Chu Dịch Đại Từ Điển 周易大辭典 (căn cứ Thuyết Văn Giải Tự 說文解字): lực chung thiết chung vận 力鍾切鍾韻, như vậy đọc là lung.

3. Từ Hải 辭海: lư dung thiết âm lung 閭容切音籠, như vậy đọc là lung.

Theo các cách phiên thiết trên th́ chữ 龍 nên đọc là «lung». Nhưng từ trước đến nay người Việt vẫn đọc là «long», có lẽ căn cứ vào thanh phù  đồng 童 (giản lược thành chữ lập 立 trên đầu).

Thuyết Văn Giải Tự giảng về rồng (long) là: «Lân trùng chi trưởng, năng u năng minh, năng tế năng cự, năng đoản năng trường, xuân phân nhi đăng thiên, thu phân nhi tiềm uyên.» 鱗蟲之長, 能幽能明, 能細能巨, 能短能長, 春分而登天, 秋分而潛淵 (Rồng đứng đầu các loài có vẩy, có thể ẩn hiện, có thể biến hóa nhỏ hoặc lớn, dài hoặc ngắn; tiết xuân phân th́ bay lên trời, tiết thu phân th́ lặn sâu đáy vực).[5]

Đoàn Ngọc Tài chú: «Mao Thi - Liệu Tiêu truyện viết: Long sủng dă. Vị long tức sủng chi giả tá dă. Chước truyện viết: Long hoà dă. Trường phát đồng. Vị long vi ung hoà chi giả tá tự dă.» 毛詩蓼蕭傳曰: 龍寵也. 謂龍即寵之假借 也.勺傳曰: 龍和也. 長發同. 謂龍為邕和之假借字也 (Truyện Liệu Tiêu trong Mao Thi viết: Long tức là sủng [=vinh diệu, yêu mến]. Nói long tức là nói chữ giả tá của sủng. Chước truyện nói: Long tức là hoà. Đồng nghĩa với trường phát [=phát triển lâu dài]. Nói long tức là nói chữ giả tá của ung hoà [=hoà mục, hoà hiệp]).[6] Theo lời chú của Đoàn Ngọc Tài, trong cổ văn, chữ long ngoài ư nghĩa là một linh vật c̣n được dùng như chữ giả tá của sủng hoà với các ư nghĩa đă nêu trên.

(a) Rồng bằng vàng. (b) LONG thư pháp chữ thảo. (c) Hoa văn rồng.

             

Về h́nh thể, theo truyền thuyết rồng là một tổng hợp của nhiều động vật: đầu lạc đà, sừng nai, mắt thỏ, tai trâu, cổ rắn, bụng ếch, vẩy cá chép, móng vuốt chim ưng, ḷng bàn chân cọp.[7] (Tất nhiên đây là sự lai chủng trong huyền thoại, không phải sự lai chủng theo khoa sinh vật thực nghiệm). Trên sống lưng có 81 vảy. Hai bên khoé miệng có những sợi râu dài, cằm có râu mang một hạt minh châu. Rồng không nghe được (có lẽ người ta tin tưởng như vậy mà điếc (deaf) trong chữ Hán gọi là lung 聾 gồm chữ long 龍 ghép với chữ nhĩ 耳). Rồng thở ra mây, đôi khi thành mưa hoặc lửa. Âm thanh của rồng rít lên như tiếng giông băo. Có nhiều chủng loại: có sừng, không sừng, có vảy, không vảy, có cánh hoặc không.[8]

V́ dân Ai Cập cổ đại thờ cá sấu làm vật tổ nên có thuyết cho rằng: Tương tự như thế, có lẽ rồng chỉ là một biến thể của cá sấu (ngạc 鱷), thỉnh thoảng xuất hiện nơi sông Dương Tử 揚子 gọi là Dương Tử ngạc 揚子鱷. Nó cũng có tên là: đà 鼉, đà 鮀, đà long 鼉龍, thổ long 土龍, trư bà long 豬婆龍, đan 單, thiện 鱔, ngạc 咢. Một loại sấu tương tự gọi là loan long 灣龍, giao 蛟, giao long 蛟龍, hổ giao 虎蛟, ngạc 噩.[9] Trên các mai rùa xương thú và trên vạc đồng đỉnh đồng, chữ long mang h́nh dáng giống cá sấu.

Cấu tạo chữ long 龍 theo Thuyết Văn Giải Tự là do ba chữ nhục 肉 (thịt, biến thể là 月), phi 飛 (bay), đồng 童 (làm thanh phù, giản lược c̣n chữ lập 立 trên đầu). Vậy quan niệm rồng biết bay đă có từ cổ đại. Nhưng xét kỹ các chữ trên giáp cốt, bộ phận bên trái (立 và 月) có thể 立 là đầu, 月 là bụng và bộ phận bên phải là lưng gồ lên và đuôi có gai chỉa lên (giống như ở cá sấu).[10]

Có thể rồng là vật tổ tổng hợp các vật tổ khác như cá sấu, lạc đà, thỏ, trâu, rắn, ếch, cá chép, chim ưng, cọp.[11] Trong các chủng loại rồng, người ta phân biệt ba loại chính: Long 龍 (uy mănh, ở trên trời); ly 蜧 (không sừng, sống dưới biển); giao 蛟 (có vẩy, sống nơi đầm lầy hoặc hang núi).[12]

Tên chữ Hán các loại rồng thường thuộc bộ trùng 虫 hoặc bộ long 龍, thí dụ như: cầu 虯 (rồng có sừng), giao 蛟 (thuồng luồng), ly 螭 (rồng màu vàng không sừng), ly c̣n gọi là luân (rồng không sừng sống dưới biển), linh 龗 (rồng), khàm龕 (rồng con), đạp (phi long: rồng bay). H́nh thức ban đầu của chữ long quỳ 夔. Đó là loài rồng mang đến sự may mắn, có một chân, mặt người, và thường được khắc trên đồ đồng cổ đại. Người ta c̣n phân biệt: thiên long 天 龍 (rồng trời), thần long 神龍 (rồng thần), phục tàng long 伏藏龍 (rồng nằm che giấu kho báu), ứng long 應龍 (rồng có cánh), cầu long 虯龍 (rồng có sừng), ly long 螭龍 (rồng không sừng), bàn long 蟠龍 (rồng nằm cuộn tṛn), hoàng long 黃龍 (rồng vàng xuất hiện nơi sông Lạc 洛 để dâng Lạc Thư 洛書 cho Phục Hy 伏羲). Theo những từ ngữ này th́ rồng có thể cỡi mây đạp gió, bơi lặn dưới nước, ẩn sâu đáy vực, và đi trên mặt đất như Kinh Dịch nói «Hiện long tại điền» 見龍在田. Cái dáng đi của rồng trên mặt đất đôi khi chậm chạp nặng nề mà tự điển Khang Hi miêu tả bằng chữ đạp đạp 龘龘. Rồng linh thiêng biến hóa vô chừng, nên Khổng Tử đă thú nhận: «Điểu, ngô tri kỳ năng phi; ngư ngô tri kỳ năng du; thú, ngô tri kỳ năng tẩu; [...] chí ư long, ngô bất năng tri kỳ thừa phong vân nhi thướng thiên.» 鳥, 吾知其能飛; 魚吾知其能游; 獸吾知其能走; [...] 至於龍, 吾不能知其乘風雲而上天 (Chim, ta biết nó bay thế nào; cá, ta biết nó lội thế nào; thú, ta biết nó chạy thế nào; [...] đến như rồng th́ ta không biết nó cỡi mây đạp gió mà bay lên trời ra sao).[13]

Rồng được xem là linh thiêng nên các xương thú đào được ở An Dương 安陽 năm 1899 th́ thôn dân gọi là long cốt 龍骨 (xương rồng), các ngà voi đào được th́ gọi là long xỉ 龍齒 (răng rồng).[14] Họ đem tán nhuyễn chúng thành bột và tin tưởng đấy là linh dược trị bách bệnh, nhất là trị đau nhức, tiêu chảy, giúp an thần và cầm máu. Từ các cuộc khai quật tại An Dương mà ngành Giáp cốt học 甲骨學 của Trung Quốc được khai sinh.

Quyển Tiềm Xác Loại Thư 潛確類書 của Trần Nhân Tích 陳仁錫 liệt kê 9 loại con cháu của rồng tùy theo cá tính của chúng, và những h́nh ảnh của chúng từ lâu đă xuất hiện trong các công tŕnh điêu khắc, kiến trúc, nghệ thuật:

1. Bồ lao 蒲牢 có tiếng kêu lớn nên được khắc chạm lên chuông mơ;

2. Tù ngưu 囚牛 có khiếu thẩm âm nên được khắc chạm lên trục lên dây đàn;

3. Bí sí 贔屭 yêu thích văn chương nên được khắc lên đỉnh hoặc chân bia đá;

4. Bá hạ 霸下 có thể mang vác nặng nên được khắc ở chân cột, chân các công tŕnh kiến trúc;

5. Triều phong 朝風 thích đương đầu nguy hiểm như giông gió nên được khắc chạm lên nóc đền miếu (ngụ ư chống sụp đổ);

6. Si vẫn 蚩吻 thích nước nên được khắc chạm ở chân cầu hay nóc đền đài (ngụ ư chống hỏa hoạn);

7. Toan nghê 狻猊 thích nghỉ ngơi (thường bị đồng hoá với sư tử) nên được khắc chạm vào ngai, trường kỷ;

8. Nhai xải 睚眥 thích giết chóc nên được chạm trên chuôi gươm;

9. Bệ ngận 狴犴 dáng giống hổ cọp, rất uy mănh nên thường được chạm ở cửa ngục để răn đe tù nhân.

Kể từ Hán Cao Tổ 漢高祖, rồng 5 móng vuốt được xem là biểu tượng của vương quyền. Tất cả các vật dụng của vua đều khắc chạm thêu vẽ h́nh rồng: giường (long sàng龍床), áo bào (long bào 龍袍), xe vua (long xa 龍車); cột nhà, đầu hồi, v.v... Mặt vua gọi là long nhan 龍顏, thân ḿnh vua là long thể 龍體, v.v...

Ngọc h́nh rồng cuộn, thuộc nền
văn hoá Hồng Sơn (khoảng 4700-2920 tcn)

Ṿ rượu Song long
tranh châu
, đời Minh

B́nh sứ h́nh rồng 5
móng vuốt,đời Minh


H́nh rồng chạm trên tường vách công viên Bắc Hải, Trung Quốc


quẻ Càn

II. H̀NH TƯỢNG RỒNG TRONG CHU DỊCH

Rồng được đề cập 16 lần trong Chu Dịch: trong các quẻ Càn 乾, Khôn 坤, Chấn , và trong Hệ từ 繫辭. H́nh tượng rồng trong Chu Dịch là ám chỉ bậc thánh nhân hoặc người quân tử.

Quẻ Càn có 6 hào dương. Hào sơ cửu quẻ Càn viết: «Tiềm long vật dụng.» 潛龍勿用. Chu Dịch Chính Nghĩa 周易正義 của Khổng Dĩnh Đạt 孔穎達 chú thích: «Tiềm giả ẩn phục chi danh, long giả biến hoá chi vật.» 潛者隱伏之名, 龍者變化之物 (Tiềm là ẩn phục, rồng là con vật biến hoá). Tŕnh Thị Dịch Truyện 程氏易傳 của Tŕnh Di 程頤 giảng: «Long chi vi vật linh biến bất trắc. Cố dĩ tượng Càn đạo biến hoá, dương khí tiêu tức, thánh nhân tiến thoái.» 龍之為物靈變不測. 故以象乾道變化, 陽氣消息, 聖人進退 (Rồng là vật linh thiêng, biến hoá khôn lường, cho nên dùng tượng trưng sự biến hoá của đạo Càn, sự thay đổi dương khí, sự tiến thoái của thánh nhân). Sự tiến thoái, xuất xử đúng thời đúng lúc th́ mới hữu hiệu. Khi chưa đúng thời th́ phải ẩn cư tu dưỡng (tiềm long 潛龍), chớ vội thi thố tài năng (vật dụng 勿用).

Đó là đức của rồng (long đức) như Văn Ngôn 文言 hào sơ cửu quẻ Càn nói: «Long đức nhi ẩn giả dă.»龍德而隱者也 (Đức của rồng là ở ẩn).[15] Đức của quân tử là đức của tiềm long: Khi ẩn cư, ư chí và tiết tháo không bị đổi dời v́ cuộc đời ô trọc (bất dịch hồ thế 不易乎世), tu dưỡng không phải để cầu mong cái hư danh ở đời (bất thành hồ danh 不成乎名), lánh đời nhưng an nhiên tự tại chứ không hề sầu muộn (độn thế vô muộn 遯世無悶), dù không ai biết đến ḿnh cũng chẳng phiền muộn (bất kiến thị nhi vô muộn 不見是而無悶), việc xứng ư th́ thi hành, việc không xứng ư th́ không thi hành (lạc tắc hành chi, ưu tắc vi chi 樂則行之,憂則違之), ư chí đă kiên định nên không ǵ có thể khuynh đảo được (xác hồ kỳ bất khả bạt 確乎其不可拔). Như thế mới xứng là rồng ẩn trong đời (tiềm long dă 潛龍也).[16]

Sau thời kỳ tiềm ẩn tu dưỡng, thánh nhân hay bậc quân tử bắt đầu xuất hiện. Hào cửu nhị quẻ Càn viết: Hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân 現龍在田利見大人 (Rồng xuất hiện nơi ruộng; [dân chúng] có lợi v́ gặp đại nhân). Vương Bật 王弼 chú: «Xuất tiềm ly ẩn, cố viết hiện long; xử ư địa thượng, cố viết tại điền» 出潛離隱故曰現龍; 處於地上故曰在田 ([Rồng] thoát ly giai đoạn tiềm ẩn [nơi vực sâu] gọi là «hiện long»; xuất hiện nơi mặt đất gọi là «tại điền»). Bậc đại nhân, về mặt đời, là bậc quư tộc;[17] về mặt đạo, là bậc thánh nhân.[18] Đó là bậc chưa đánh mất thiên lương, chưa đánh mất xích tử chi tâm,[19] nên dân chúng sẽ có lợi khi gặp người.

Tuy nhiên, dù được ngưỡng vọng, bậc thánh nhân hay quân tử cũng phải luôn luôn gắng sức tu dưỡng bản thân để tránh lỗi lầm.[20] Trong việc tu dưỡng và hành xử, phải biết tùy thời mà tiến thoái, hành tàng.[21] Nếu không hiểu biết thời thế, cứ tự tôn tự đại, muốn người khác phải theo ḿnh th́ khác nào rồng gắng tranh đấu nơi ruộng, kết cục chỉ là bại thương đẫm máu [22] như hào thượng lục quẻ Khôn nói: «Long chiến vu dă, kỳ huyết huyền hoàng.» 龍 戰 于 野, 其 血 玄 黃 (Rồng đánh nhau nơi ruộng, đổ máu đen máu vàng).

Trong sáu hào quẻ Càn, hào 1 và 2 chỉ Địa đạo 地道, hào 3 và 4 chỉ Nhân đạo 人道, hào 5 và 6 chỉ Thiên đạo 天道.[23] Ở hào cửu ngũ quẻ Càn, rồng bay trên trời (phi long tại thiên 飛龍在天) đó là h́nh tượng bậc thánh nhân đă xong Nhân đạo và bước vào Thiên đạo; đạt địa vị cương kiện trung chính, âm dương hỗn hoá; là bậc đắc đạo, có đệ nhị xác thân, h́nh thần cùng huyền diệu, hoà hợp với đạo, có thể phân thân, khác nào rồng bay trên trời ẩn hiện khôn lường, tùy thời mà giúp đời, bởi bản thân đă trung chính và làm cho vạn vật trung chính, nên mới được gọi là đại nhân; và dân chúng có lợi khi gặp ngài (lợi kiến đại nhân 利見大人).[24] Rồng bay trên trời, mây bay theo (vân ṭng long 雲從龍).[25] Mây giăng sấm chớp,[26] đem mưa tắm mát cho muôn loài, cho cỏ cây xanh tươi, cho mùa màng phong nhiêu, cho người người sung túc, ấm no. Đó là ngụ ư bậc thánh nhân đem lợi ích cho đời, thể hiện Càn đạo (đạo của Trời): «Vân hành vũ thí phẩm vật lưu h́nh.» 雲行雨施品物流形 (Mây bay, mưa giáng; vạn vật hanh thông và thành tựu).[27]

Tuy nhiên, thánh nhân hay quân tử cũng phải biết cảnh giác, phải biết tùy thời: nếu mạnh mẽ thái quá, chỉ biết cương mà không biết nhu, chỉ biết tiến mà không biết thoái, th́ chỉ chuốc lấy ân hận. Đó là h́nh ảnh của kháng long 亢龍 (rồng bay quá cao) mà hào thượng cửu quẻ Càn cảnh báo: «Kháng long hữu hối.» 亢龍有悔 (Rồng bay quá cao, ắt sẽ hối hận).[28] Đức trời (thiên đức 天德) tuy cương kiện nhưng cũng phải khiêm nhu.[29] Người quân tử hay bậc thánh nhân noi theo thiên đức th́ không thể tự coi ḿnh là thủ lĩnh của người khác. V́ thế Tượng truyện quẻ Càn nơi hào dụng cửu nói: «Thiên đức bất khả vi thủ dă.» 天德不可為首也. Bậc quân tử hay thánh nhân dụng cửu 用九 tức là vận dụng thiên đức,[30] cho nên hào dụng cửu quẻ Càn mới nói: «Kiến quần long vô thủ, cát.» 見群龍無首,吉 (xuất hiện bầy rồng [mà tất cả đều theo thiên đức là khiêm nhu nên] không có thủ lĩnh; điều tốt).

III. TẠM KẾT

Từ một vật b́nh thường như cá sấu,[31] người Trung Quốc cổ đại đă tưởng tượng ra một linh vật (fabulous animal) tổng hợp của nhiều con vật khác, để rồi thần bí hóa và sùng bái nó. H́nh tượng rồng bàng bạc khắp nền văn hoá Trung Quốc mấy ngàn năm không suy giảm. H́nh tượng rồng dễ dàng bắt gặp trong các công tŕnh kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm nhạc, thi ca, văn chương, vũ đạo, tín ngưỡng dân gian, thần thoại, v.v... Quả thực, h́nh tượng rồng vẫn hằng tồn tại trong tâm tưởng và trong đời sống tâm linh của người dân Trung Quốc. Phát xuất từ tín ngưỡng dân gian này, các tác giả của Chu Dịch đă mượn h́nh tượng rồng để ám chỉ bậc quân tử hay thánh nhân, biết tu dưỡng đạo đức (tiến đức tu nghiệp 進德修業), biết lẽ cương nhu tiến thoái, biết tùy thời hành xử để mang lại ích lợi cho ḿnh và cho mọi người; và c̣n hơn thế nữa, biết vượt lên nhân đạo để huyền đồng với thiên đạo. Dường như đó là một triết lư về nhân sinh và tâm linh mà các tác giả của Chu Dịch - những bậc hiền minh thánh triết ngàn xưa - muốn di tặng hậu nhân.

LÊ ANH MINH

CHÚ THÍCH

[1] Lễ Kư tập thuyết 禮記集說, Hương Cảng Khải Minh Thư Cục 香港啟明書局, 1957, tr. 128.

[2] Tạp chí Trung Quốc Văn Hóa 中國文化, tập 5, Bắc Kinh, tháng 12-1991, tr. 90.

[3] Đồ đằng 圖騰: phiên âm chữ Totem. Đặc điểm của đồ đằng là tính chất huyết duyên 血緣 hay thân duyên 親緣 của vật tổ. Vật tổ là bất kỳ một loại động vật, thực vật, hay vô sinh vật được một bộ tộc sùng bái như tổ tiên hay thân nhân. Đó là tính chất huyết duyên hay thân duyên. Người trong bộ tộc sùng bái đến mức sợ hăi v́ chính vật tổ sẽ phù hộ cho cuộc sống của họ. Chính sùng bái đồ đằng (totemism) phát triển thành thờ cúng gia tiên (ancestor worship) về sau này. (Thời Quang 時光 và Vương Lam 王嵐, Tôn Giáo Học Dẫn Luận 宗教學引論, Bắc Kinh, 1994, tr. 199.)

[4] Khắp Trung Quốc thường thấy miếu Long Thần 龍神 (miếu thờ thần rồng).

[5] Hứa Thận 許慎, Thuyết Văn Giải Tự 說文解字, Trung Hoa Thư Cục 中華書局, Bắc Kinh, 1996, tr. 245.

[6] Đoàn Ngọc Tài 段玉裁, Thuyết Văn Giải Tự Chú 說文解字注, Thượng Hải Cổ Tịch xuất bản xă, Thượng Hải, 1998, tr. 582.

[7] Kim Lương Niên 金良年, Trung Quốc Thần Bí Văn Hoá Bách Khoa Tri Thức 中國神秘文化百科知識, Thượng Hải, 1994, tr. 73 : «Đầu tự đà, giác tự lộc, nhăn tự thố, nhĩ tự ngưu, hạng tự xà, phúc tự thận, lân tự lư, trảo tự ưng, chưởng tự hổ.» 似駝,角似鹿, 眼似兔, 耳似牛, 項似蛇, 腹似蜃, 鱗似鯉, 爪似鷹, 掌似虎.

[8] The Chinese Repository, Notices of Natural Hisrory, Vol. VII, 1839, p. 252.

[9] Tạp chí Trung Quốc Văn Hóa 中國文化, tập 5, Bắc Kinh, tháng 12-1991, tr. 91-92.

[10] Đoàn Ngọc Tài chú: «Chữ nhục biến thành 月, cũng giống như trường hợp chữ năng 能.» (Dữ năng ṭng nhục đồng 與能从肉同). Sđd., tr. 582.

[11] C.A.S. Williams, Outlines of Chinese Symbolism & Art Motives, New York, 1976, p. 136.

[12] C.A.S. Williams, Sđd., tr. 133.

[13] Lời Khổng Tử nói với môn đệ sau khi gặp Lăo Tử để hỏi về Lễ. Lăo bảo Khổng hăy bỏ dáng vẻ hăm hở và ḷng đa dục đi th́ mới an thân. Khổng bảo môn đệ: Lăo Tử là rồng, ám chỉ sự siêu phàm nhập thánh. Xem Sử Kư, Lăo Tử liệt truyện.

[14] Di tích kinh đô cuối cùng của nhà Ân-Thương 殷商. Nhà Thương có 5 lần dời đô: Thành Thang 成湯 (1766-1753 tcn) lập nhà Thương, kinh đô ở đất Bạc. Vua Trọng Đinh 仲丁 (1562-1549 tcn) dời đô về đất Ngao 囂. Vua Hà Đản Giáp 河亶甲 (1534-1525 tcn) dời đô sang đất Tương 相 Vua Tổ Ất 祖乙 (1525-1506 tcn) dời đô sang đất Cảnh 耿 rồi dời sang đất H́nh 邢. Vua Bàn Canh 盤庚 (1401-1373 tcn) dời đô sang đất Ân, quốc hiệu là Ân 殷, do đó cũng gọi là Ân Thương 殷商. (Xem 2 thiên Bàn Canh thượng và hạ trong Thư Kinh).

[15] Chu Dịch Chính Nghĩa 周易正義 của Khổng Dĩnh Đạt 孔穎達 chú thích: «Tử viết long đức nhi ẩn giả dă, thử phu tử dĩ nhân sự thích tiềm long chi nghĩa; thánh nhân hữu long đức ẩn cư giả dă.» 子曰: 龍德而隱者也, 此夫子以人事釋潛龍之義; 聖人有龍德隱居者也 (Đức Khổng nói  «đức của rồng là ở ẩn» là lấy chuyện con người mà chú thích ư nghĩa của  «tiềm long»; thánh nhân có đức của rồng là ở ẩn.)

[16] Văn Ngôn 文言 hào sơ cửu quẻ Càn: «Bất dịch hồ thế, bất thành hồ danh, độn thế vô muộn, bất kiến thị nhi vô muộn, lạc tắc hành chi, ưu tắc vi chi, xác hồ kỳ bất khả bạt, tiềm long dă.» 不易乎世, 不成乎名, 遯世無悶, 不見是而無悶, 樂則行之, 憂則違之, 確乎其不可拔, 潛龍也.

[17] Cao Hanh 高亨, Đại Truyện Kim Chú 大傳今注: «Dịch Kinh trung chi đại nhân thị quư tộc (vương hầu, đại phu) chi thông xưng.» 易經中之大人是族 (王侯,大夫) 之通稱 (Chữ đại nhân trong Kinh Dịch là gọi chung bậc quư tộc chẳng hạn như vương hầu, đại phu.)

[18] Khổng Dĩnh Đạt 孔穎達, Chu Dịch Chính Nghĩa 周易正義: «Ngôn long hiện tại điền chi thời, do tự thánh nhân cửu tiềm sảo xuất, tuy phi quân vị nhi hữu quân đức, cố thiên hạ chúng thứ lợi kiến cửu nhị chi đại nhân.» 言龍見在田之時, 猶似聖人久潛稍出, 雖非君位而有君德, 故天下眾庶利見九二之大人 (Khi nói rồng hiện ra nơi ruộng cũng như nói thánh nhân ẩn cư đă lâu nay vừa xuất hiện, tuy không ở địa vị của quân vương nhưng có đức độ quân vương; v́ thế dân chúng có lợi khi gặp bậc đại nhân ở hào 2 này.)

[19] Lưu Nhất Minh 劉一明, Chu Dịch Xiển Chân 周易闡真, Tam Tần 三秦 xuất bản xă, Tây An 西安, 1995, tr. 50: «Sở vị đại nhân giả, bất thất kỳ xích tử chi tâm giả dă.» 所謂大人者, 不失其赤子之心者也 (Đại nhân là người chưa mất cái tâm hồn nhiên trong trắng của trẻ thơ.)

[20] Hào cửu tam quẻ Càn: «Quân tử chung nhật kiền kiền, tịch dịch nhược, lệ, vô cữu.» 君子終日乾乾, 夕惕若, 厲, 無咎 (Bậc quân tử suốt ngày bận rộn [việc tu thân], đến chiều tối vẫn phải cảnh giới. Nguy hiểm có đe dọa nhưng vẫn không lầm lỗi.)

[21] Hào cửu tứ quẻ Càn: «Hoặc dược, tại uyên, vô cữu 或躍在淵, 無咎 (hoặc nhảy khỏi vực [xuất hiện] hoặc ẩn nơi vực sâu [ẩn tàng], vậy th́ không có lỗi.)

[22] Lưu Nhất Minh 劉一明, Chu Dịch Xiển Chân 周易闡真: «Tự tôn tự đại, dĩ nhu vi cương, bất năng thuận nhân, dục nhân thuận kỷ. Như long chiến vu dă, quai hoà thất trung, âm sai dương thác, vị đắc vu nhân, tảo thương kỳ kỷ, cố kỳ huyết huyền hoàng dă 自尊自大, 以櫺為剛, 不能順人, 欲人順己. 如龍戰于野, 乖和失中, 陰差陽錯, 未得于人, 早傷其己, 故其血玄黃也 (Tự tôn tự đại, lấy nhu làm cương, không thuận với người mà bắt người phải thuận theo ḿnh; y như rồng đánh nhau ở ruộng, mất sự trung hoà, âm dương sai lạc, chưa chiếm được ḷng người th́ bản thân ḿnh đă sớm bại thương, thế nên máu loang có màu đen và vàng.)

[23] Khổng Dĩnh Đạt 孔穎達, Chu Dịch Chính Nghĩa 周易正義: «Nhất nhị vi Địa đạo, tam tứ vi Nhân đạo, ngũ lục vi Thiên đạo 一二為地道, 三四為人道, 五六為天道.

[24] Lưu Nhất Minh 劉一明, Chu Dịch Xiển Chân 周易闡真: «Cương kiện trung chính, âm dương hỗn hoá, thân ngoại hữu thân, h́nh thần câu diệu, dữ đạo hợp chân, bất đản thành kỷ, nhi thả thành vật, như phi long tại thiên, ẩn hiển bất trắc, tùy thời tế vật, sở vị đại nhân giả, chính kỷ nhi chính vật giả dă, cố viết lợi nhân 剛健中正, 陰混化, 身外有身, 形神俱妙, 與道合真, 不但成己而且成物, 如飛龍在天, 隱顯不測, 隨時濟物, 所謂大人者, 正己而正物者也, 故曰利人.

[25] Văn Ngôn, quẻ Càn: «Vân ṭng long 震從龍 (Mây theo rồng).

[26] Thuyết quái truyện, quẻ Chấn: «Chấn vi long 震為龍 (Sấm là rồng). Cao Hanh 高亨, Đại Truyện Kim Chú 大傳今注: «Chấn vi lôi. Lôi động ư vân trung. Cổ nhân diệc thị vi thần vật. Cố Chấn vi long 震為雷. 雷動於雲中. 古人亦視為神物. 故震為龍 (Chấn là sấm. Sấm động trong mây. Người xưa cũng xem sấm là thần vật, v́ thế chấn là rồng.)

[27] Khổng Dĩnh Đạt 孔穎達, Chu Dịch Chính Nghĩa 周易正義 chú: «Sử vân khí lưu hành, vũ trạch thi bố, cố phẩm loại chi vật, lưu bố thành h́nh. Các đắc hanh thông, vô sở ung tế 使雲氣流行, 雨澤施布, 故品類之物, 流布成形. 各得亨通, 無所壅蔽 (Khiến cho vân khí lưu hành, mưa móc khắp nơi, các loài phẩm vật lưu chuyển mà thành h́nh, mỗi loài đều hanh thông, chẳng bị che đậy ngăn trở.)

[28] Lưu Nhất Minh 劉一明, Chu Dịch Xiển Chân 周易闡真: «Tiến kiện thái quá, độc cương bất nhu, tri tiến bất tri thoái, như kháng tảo chi long, long chí vu kháng, bất năng sinh vật, kiện chí thái quá, tất bại kỳ sự, dương cực tất âm, thiên bảo đắc nhi phục thất, lư hữu khả quyết, cố viết hữu hối. Đại để hành kiện dụng cương chi đạo, quư hồ tùy thời, tùy thời chi kiện, năng cương năng nhu 進健太過, 獨剛不柔, 知進不知退, 如亢早之龍, 龍至于亢, 不能生物, 健至太過, 必敗其事, 陽極必陰, 天寶得而服失, 理有可決, 故曰有悔. 大抵行健用剛之道, 貴乎隨時, 隨時之健, 能剛能柔 (Tiến tới mạnh mẽ quá mức, chỉ cương mà không nhu, biết tiến mà không biết thoái, khác nào rồng sớm bay cao, rồng bay đến chỗ tối cao th́ không thể tạo tác được ǵ, mạnh mẽ thái quá ắt làm hỏng việc, dương cực th́ âm sinh, vật báu của trời đă được th́ nay lại mất đi, lư lẽ này có thể biết rơ, thế nên mới nói sẽ có hối hận. Đại khái khi tiến hành sự việc một cách cứng rắn th́ quư nhất là phải biết tùy thời. Tùy thời mà cứng rắn, khi cương khi nhu.)

[29] Khổng Dĩnh Đạt 孔穎達, Chu Dịch Chính Nghĩa 周易正義: «Thiên đức tắc kiện, đương dĩ nhu ḥa tiếp đăi ư hạ, bất khả cánh hoài tôn cương vi vật chi thủ.» 天德則健, 當以柔和接待於下, 不可更懷尊剛為物之首 (Thiên đức ắt mạnh mẽ, nhưng phải lấy nhu ḥa mà tiếp đăi kẻ dưới nên không thể cho ḿnh mạnh mẽ và tôn quư mà đứng đầu thiên hạ.)

[30] Theo các nhà chú giải, dụng cửu liên quan đến việc bói dịch. Nhưng nhà đạo học Lưu Nhất Minh (đời Thanh) giải: «Cửu là kiện, dụng cửu dụng kiện.» (Dụng cửu giả, tức dụng kiện dă. 用九者, 即用健也), nghĩa là vận dụng đức cương kiện của trời (thiên đức). Xem Chu Dịch Xiển Chân 周易闡真, tr. 50.

[31] Nếu ta có thể chấp nhận được thuyết này.

 

HANOSOFT R & D

Chú thích về font Arial Unicode MS

Cùng một tác giả Lê Anh Minh

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh