Ḷng
ngưỡng mộ Phật pháp của Vua A Dục
(*)
Vua
A Dục trước là người rất độc
ác, từ khi theo đạo Phật đổi thành
người rất nhân từ. Hồi mới theo
đạo, v́ ḷng cảm mộ quá dồi dào nên
mỗi khi ngự ngoài đường hễ gặp
vị Tỳ kheo nào đi ngang qua, liền xuống
kiệu khấu đầu lạy.
Có
một vị đại thần tên là Da Tát lấy
thế làm quá đáng bèn can ngăn vua rằng: “Các
Tỳ kheo kia chẳng qua là những người các
cấp đi hành khất ngoài đường, không
đáng tôn trọng lắm. Nhà vua là mình vàng lá ngọc, sao hạ mình với kẻ hành-khất
tu-sĩ như thế, e cho nhẹ giá phẩm mình rồng chăng?”.
Vua yên lặng không trả lời.
Cách
vài ngày sau, vua truyền cho các quan văn vơ, mỗi
ông phải đem bán một đầu súc vật, và
cho biết giá bán các đầu ấy như thế
nào. Ông Da Tát phải bán một đầu người
bị tử tội. Các đầu súc vật thời bán
được với giá tiền sai khác hơn kém
nhau, duy có đầu người của kẻ tử tội,
ông Da Tát bán thời không ai mua cả.
Vua A-Dục biểu bán rẻ cho người, nhưng cũng chẳng ai mua. Nhà
Vua bảo cho người đi, cũng không ai lấy.
Vua
hỏi cớ sao, ông Da Tát trả lời: "Muôn tâu
Bệ hạ, v́ đầu người này là vật hèn
hạ không có giá trị
ǵ."
Vua
lại hỏi: “Chỉ có một đầu này là
hèn hạ hay tất cả đầu người
đều hèn hạ?”
Ông
Da Tát đáp: “Tất cả đầu người
đều hèn hạ”.
Vua
bèn hỏi: “Vậy đầu Trẫm đây cũng
hèn hạ sao?”
Ông
Da Tát sợ hăi không dám nói.
Vua A-Dục mới phán
cùng Ðại-thần rằng: "Thế là đầu tên tử tù nầy giá
trị không bằng đầu thú, nhưng với đầu tử tù ấy xét lại
tội ác còn thua đầu của Trẫm, vì chính đầu óc Trẫm mưu-mô
quỉ-quyệt, bày binh bố trận, tàn sát muôn vạn sanh linh Trẫm
mới ngồi vững trên ngai vàng nầy. Thế là biết bao nhiêu
kẻ căm thù oán hận đến Trẫm, sao khanh nói Trẫm là quí giá
như thế nào?
Nay Trẫm đã hồi đầu giác ngộ
nên sùng kỉnh lễ bái nhà đạo-đức tu hành, khanh lại ngăn
cản Trẫm, có phải là khanh xúi giục Trẫm mãi đi trên
đường tội ác chăng?
Phải!
Người muốn can ta đừng lạy các
vị Sa môn là nhà ngươi có ư kiêu căng
tự đắc. Nhưng cái đầu của
Trẫm đây là một vật hèn hạ, c̣n thua cả đầu
thú vật, không ai thèm mua. Nếu v́ cúi xuống mà
được thêm công đức, thêm giá trị lên,
th́ phổng có hại ǵ? Nhà ngươi muốn
chỉ trích các thầy Sa môn là người các
cấp không sang trọng nhưng nhà ngươi không
rơ uy đức của các thầy. Khi nào có đi
ăn tiệc, ăn đám cưới thời
mới nên hỏi đến giai cấp người
ta, chớ đi tu học phân
biệt giai cấp làm ǵ. Như người
sang trọng danh giá bị tội nặng thời ai cũng
nói “Người này là kẻ có tội” và ai cũng
đem ḷng khinh bỉ. Trái lại con người hèn
hạ mà tu nhân tích đức thời ai cũng kính
trọng, ai cũng cúi đầu."
Vua
nói đến đây, bèn chỉ hẳn vào mặt
ông Da Tát mà nói lớn rằng: "Nhà ngươi há
lại không biết câu này của Đức Phật Thích
Ca hay sao? Ngài dạy “Người có trí thời
dầu vật không có giá trị cũng làm nên giá
trị”. Ta muốn theo Phật, ngươi lại
can gián ta, ấy là bất trung. Đến khi ta nằm
xuống đất như cây mía kia th́ dầu
muốn lạy, muốn đứng dậy, muốn
cung kính cũng không sao được nữa,
thời làm thế nào được
công đức? Vậy ngươi để yên ta
lạy các vị Sa môn để kiếm chút phước
đức. Nếu có người dám tự nói
“Ta là người đáng tôn trọng hơn
cả”, thời người ấy là người u
mê nhất đời vậy. Nếu lấy
huệ nhăn của Đức Phật mà xem xét thân
thế, thời biết thân thể ông vua và thân
mọi người giống nhau, cũng là da,
thịt, xương, khác nhau chỉ có cái phù hoa
trang sức bề ngoài. Nhưng cốt yếu
ở đời là ḷng đạo đức,
thời trong thân thể người hèn hạ
nhất ở đời cũng có được,
chính cái ấy con người trí giả gặp
đâu cũng nên cung kính, nên vái lạy.
Từ nay về sau ai ngăn cản Trẫm
trên đường lễ bái tôn-kính nhà đạo-đức thì Trẫm chẳng
tha tội vậy."
Trích:
Viên Âm
Hoa
thơm nhờ nhụy
Người
có giá trị bởi đạo đức.
Chú
thích:
(*)
Mẩu
chuyện này được đề cập đến trong "Truyện
cổ Phật giáo" tập 1, nhưng v́ lời đối thoại
trong đó chưa được xúc tích mấy nên TLBT đă kết hợp với
bài Thánh giáo của Đức Thái-Thượng Đạo-Tổ
tại Thanh-Liên-Ðàn,
8-6 năm Đại Đạo thứ 36 với tựa đề "Văn
thiện ngôn tắc bái". Trong bài Thánh giáo đó, Đức
Thái-Thượng cũng kể câu chuyện này của vua A Dục và dùng
đó để minh chứng sự quư báu của nền Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ do Đức Thượng Đế khai sáng.
(>>>
Bấm vào đây để coi bài "Văn thiện ngôn tắc bái") |