Tề Uy
Vương lên ngôi 9 năm, ngày nào cũng đàn
uyển ca vang, đắm say tửu sắc. Một hôm có Trâu Kỵ là người nước Tề,
xin vào yết kiến Tề Uy Vương, nói:
- Tôi biết gảy đàn,
nghe đại vương thích âm luật, nên t́m đến.
Uy Vương cho người mang đàn
ra. Trâu Kỵ lên dây, nhưng không gảy. Uy Vương hỏi:
- Tiên sinh cho ta nghe một bản chứ?
Trâu Kỵ nói:
- Biết cầm lư (lư thuyết về đàn)
mới là quan trọng, c̣n tiếng đàn
chẳng qua là do sợi tơ phát âm mà thôi.
Vua hỏi:
- Vậy thế nào là cầm lư?
Trâu Kỵ nghiêm trang nói:
- Cầm là Cấm! Là cấm ngặt! Là cấm chỉ những sự đắm say tửu sắc để giữ cho
chánh đạo. Trong đàn,
dây lớn nhất chỉ vua, c̣n các dây nhỏ là bề tôi. Đời Phục Hi chế đàn
có 5 dây. Đến Chu Văn thêm một dây, sang Chu Vũ thêm một dây nữa để hợp t́nh ư
giữa vua tôi, vậy đủ biết đàn
dùng vào việc chính sự.
Uy Vương nói:
- Phải! Tất nhiên tiên sinh phải biết cầm âm?
Trâu Kỵ nói:
- Tôi học đàn
tất phải biết chơi đàn,
cũng như đại vương lo nghiệp nước, há lại không biết trị
quốc hay sao? Nay đại vương cầm mệnh đất nước mà không trị, có khác ǵ
tôi cầm đàn
mà không gảy? Tôi ôm đàn
mà không gảy th́ đại vương không bằng ḷng. Đại vương bỏ nước không trị th́ trăm
họ không bằng ḷng!
Uy Vương ngạc nhiên nói:
- Th́ ra tiên sinh mượn tiếng đàn
để khuyên ta? !
Sau đó Uy Vương mời Trâu Kỵ làm tướng quốc, Trâu Kỵ chấn hưng nước Tề
thành một cường quốc.
Lời
bàn:
Đây cũng là thuật thuyết khách. Uy Vương
thích âm nhạc. Trâu Kỵ xưng ḿnh biết chơi đàn
nên mới được Uy Vương tiếp. Nếu Trâu Kỵ nói: "Tôi vào khuyên nhà vua không nên
đam mê tửu sắc", th́ chưa chắc được Uy Vương mời vào.
Quả như lời Trâu Kỵ nói, âm nhạc dùng vào việc lễ nghi chính sự, âm hưởng
của nó khiến người ta thư thái, an lạc, vui ḥa. "Nhạc" là
điệu
đàn,
c̣n âm là "lạc" là vui ḥa. Các triều đại thời cổ (trước nhà Chu) đều dùng âm
nhạc trong việc tế lễ, thiết triều. Đến đời Trụ Vương nhà Ân, vua Trụ sai một
đại nhạc sư là Sư Diên chế ra một loại âm nhạc cho các ca nữ hát để ḥa đàn
theo, dần dần biến thành hai thứ âm nhạc song hành: Đó là
Âm nhạc cho triều đ́nh và Âm nhạc trong cung đ́nh. Nhạc cung đ́nh là nhạc
đệm theo các điệu múa của cung nữ, tiến độ của nó đi đến độ "dâm nhạc". Chính Sư
Diên là tác giả khúc Mi-mi, một bản dâm nhạc bất hủ vào thời đó. Sử nói: "Từ khi
vua Trụ cho dạo khúc Mi-mi, nhà vua bắt đầu bỏ bê triều chính, sa vào con đường
tửu sắc, nhục dục". Khi Chu Vũ Vương đánh chiếm triều ca, giết vua Trụ, Sư Diên
chạy về Đông đến nước Vệ, tự tử trên sông Bộc ... Những đêm
khuya vắng, người dân ở vùng sông Bộc thường nghe khúc Mi-mi rất ma quái, quyến
rũ. Một thành ngữ c̣n sót lại ngày nay là "Bộc thượng tang trung" (Trên sông
Bộc, trong đám dâu), chỉ cho việc trai gái gian dâm. Truyện
Kiều có câu: "Ra tuồng trên Bộc trong dâu / Th́ con người ấy ai cầu mà chi".
Lời của Trâu Kỵ nói, là nói về nguyên ủy của âm nhạc. C̣n nói "cầm", hai
từ ấy nghĩa khác nhau nhưng đọc cùng âm, Trâu Kỵ dùng để nhấn mạnh cho nhà vua
thức tỉnh. Trâu Kỵ là vị tướng quốc giỏi của thời đó. Sau thời Án Anh, nước Tề
chưa có vị tướng quốc nào sánh ngang với Trâu Kỵ.