Trang nhà Thiên-Lư Bửu-Ṭa

SỰ TÍCH THÍCH GIÁM KHÔNG

        Đời Đường bên Trung-Hoa, nơi chùa Hương-Sơn đất Lạc-Dương có sư Thích-Giám-Không, sư nguyên tục tánh thọ Tề, người ở Ngô-quận.

        Thuở c̣n nhỏ (lúc chưa xuất gia) ông nghèo khổ, tuy học hành siêng năng nhưng ít ghi nhớ. Lớn lên, ưa làm văn thi song chỉ tầm thường. Ông hay đi lại vùng Ngô, Sở, yết kiến hàng hầu bá, nhưng không được sự giúp đỡ bao nhiêu. Khi có tiền đầy xâu th́ sanh đau yếu, tiền hết bịnh mới lành.

        Đầu niên hiệu Nguyên-Ḥa, ông dạo chơi xứ Tiền-Đường, gặp năm mất mùa, nghĩ đến chùa Thiên-Trúc để cầu thực. Nhưng vừa đi tới phía tây Cô-Sơn-Tự, ông đói quá không thể tiến bước nổi, liền lại ngồi bên bờ suối tuyết, rơi lệ ngâm vài câu bi phẫn. 

        Thoạt có vị phạn-tăng theo ḍng suối đến ngồi nh́n ông mĩm cười hỏi: “Pháp-sư đă nếm đủ hương-vị lữ du chưa?” 

        Ông đáp: “Hương vị lữ du có thể gọi đă nếm đủ, nhưng bỉ nhơn tục danh là Quân-Pḥng, nào đă từng làm pháp-sư đâu?” 

        Phạn-tăng nói: “Ông không nhớ lúc giảng kinh Pháp-Hoa ở chùa Đồng-Đức hay sao?”

        Đáp: “Tôi từ khi sanh thân đến nay đă bốn mươi lăm tuổi, hằng bàng hoàng nơi vùng Ngô, Sở, chưa từng để bước đến kinh-đô, đâu lại có chuyện giảng kinh ở miền Lạc-Trung như thế?” 

        Phạn-tăng bảo: “Chắc ông bị lửa đói thiêu đốt, nên quên cả việc xưa rồi!” 

        Nói xong, liền lần trong đăy lấy ra một quả táo lớn ước bằng nắm tay, trao cho và bảo: “Quả táo nầy sản xuất ở nước của ta, bậc thượng-căn ăn vào biết rơ việc quá-khứ, vị-lai; người hạ-căn cũng có thể nhớ được chuyện kiếp trước”. 

        Ông liền tiếp lấy quả táo ăn xong, vóc nước suối uống, thoạt mờ mệt muốn ngủ, liền tựa đầu, gối vào đá mà nằm. Giây phút tỉnh dậy, nhớ tiền thân làm pháp-sư giảng kinh, cùng những bạn đồng tu, rơ rệt như việc ngày hôm qua, nhân rơi lệ hỏi rằng: “Chấn ḥa-thượng bây giờ ở đâu?” 

        Phạn-tăng đáp: “Công chuyên tinh chưa tới mức, nên chuyển sanh làm vị tăng ở đất Tây-Thục, nay cũng đă dứt được vọng duyên”. 

        Lại hỏi: “ Thần-thượng-nhơn và Ngộ-pháp-sư hiện thời ra sao?” 

        Đáp: “ Thần-thượng-nhơn túc duyên trả chưa xong. C̣n Ngộ-pháp-sư bởi đứng trước tượng đá chùa Hương-Sơn phát nguyện giỡn: “Nếu kiếp nầy tu không chứng đạo, thân sau nguyện làm bậc quư thần”, nên hiện đă sanh làm đại-tướng. Trong năm người bạn vân thủy khi xưa, duy ta được giải thoát, ba vị kia th́ như thế, riêng ngươi c̣n đói khổ nơi đây!” 

        Ông thương khóc nói: “Tôi kiếp trước tu hơn bốn mươi năm, ngày chỉ ăn một bữa, thân duy đắp một y, việc phù tục quyết dứt căn nguyên, cớ sao c̣n kém phước để đến nổi hôm nay phải ra người đói khổ?” 

        Phạn-tăng đáp: “Khi xưa ông ngồi trên pháp-ṭa hay nói nhiều việc dị-đoan, khiến cho thính-chúng sanh ḷng nghi hoặc, lại giới hạnh c̣n có chỗ kém khuyết, nên phải bị báo ứng như hôm nay”. 

        Nói đoạn, lấy trong bát ra một chiếc gương hai bề đều trong suốt, bảo rằng: “Việc đă qua ta không làm sao hơn được, nhưng ông muốn biết số phận sang hèn thọ yểu về tương-lai, cho đến việc đạo-pháp hưng suy, nên nh́n vào sẽ rơ”. 

        Ông tiếp lấy gương xem hồi lâu rồi giao lại tạ rằng: “Sự báo ứng, lẽ vinh khô, nhờ ơn đức của ngài, nay đă biết được”. 

        Phạn-tăng cầm gương cất vào bát, nắm tay ông cùng đi, độ mười bước liền biến mất.

        Đêm ấy, ông vào chùa Linh-ẩn xin xuất gia, hiệu là Giám-Không, sau khi thọ giới cụ-túc liền đi du phương tu hành, sự khổ-tiết, cao-hạnh ai cũng khen ngợi. 

        Về sau, Giám-Không thiền-sư gặp ông Liễu-Sính ở chùa Thiên-Trúc, tự trần thuật tiền thân và bảo: “Tôi sống được bảy mươi bảy, tăng-lạp ba mươi hai, nay chỉ c̣n chín năm nữa là thọ-số măn. Sau khi tôi tịch, Phật-pháp c̣n được như ngày hôm nay chăng?” 

        Sính nghe nói lạ, gạn hỏi. Sư không đáp, chỉ đ̣i bút viết mấy hàng nơi vách bắc lầu Tàng-kinh như sau: “Hưng hạt cát, suy cát sông Hằng. Thỏ đă bị lưới, chó vồ săn. Trâu cọp giao tranh sừng với răng. Ánh hoa đàm vẫn sáng ngh́n năm”. 

        Đây là lời tiên tri của sư. Câu trước nói về đạo-pháp sẽ suy. Câu thứ hai chỉ cho sự phá đạo rất tàn khốc. Câu thứ ba ghi rơ thời gian hủy pháp ở vào năm Ất-Sửu tiếp qua Bính-Dần. Câu sau cùng nói: Tuy nhiên Phật-pháp vẫn c̣n, ánh đạo không bị hủy diệt. Lời sấm trên ứng vào việc phá Phật-pháp của Đường-Vơ-Tôn. Ông vua nầy đă ra lịnh hủy hoại bốn mươi bảy ngàn (47000) ngôi chùa, ép buộc hơn hai mươi vạn bảy ngàn (207000) tăng ni hoàn tục! 

        (Trích Cao-Tăng truyện, thiên Cảm-Thông, tập 3)

        (Người gởi: Thiên Kim)

---o0o---

 

        Lời b́nh của người gởi:

        Người xưa phần đông căn trí cao (thượng căn, trung căn) hơn người sanh trong thời Hạ-nguơn mạt pháp (hạ căn), thế mà trong năm vị thiền sư huynh đệ đồng tu với nhau trong câu chuyện trên, chỉ có một ḿnh Phạn-tăng là được giải thoát, c̣n bốn vị kia phải tiếp tục luân chuyển trong cơi nhơn gian! Trong đó, hai vị tiếp tục đường tu hành, một vị v́ lời phát nguyện "giỡn" nên thành đại tướng, c̣n một vị hiện kiếp là Tề-Quân-Pḥng (thành sư Thích Giám Không sau khi xuất gia) bị quả báo thường đói khát v́ tiền kiếp khi "ngồi trên pháp-ṭa hay nói nhiều việc dị-đoan, khiến cho thính-chúng sanh ḷng nghi hoặc, lại giới hạnh c̣n có chỗ kém khuyết, nên phải bị báo ứng như hôm nay"!

        Người nay cần xem gương người xưa để cảnh giác bản thân. Nếu đă là người tu (bất luận theo tôn giáo nào) cần phải giữ ǵn hạnh đức cho nghiêm minh và nhớ cầu giải thoát, chớ buông lung tâm tánh và kiêu ngạo "ta đây" mà mắc họa to trong tương lai v́ tri pháp mà phạm pháp th́ tội nặng hơn người b́nh thường.

        Người trong Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ càng phải thận trọng hơn nữa v́ trong mấy chục năm qua, Đức Chí-Tôn, Đức Diêu-Tŕ và chư Phật Tiên Thánh Thần đă ban cho biết bao nhiêu là kinh sách, Thánh ngôn, Thánh giáo bằng chữ Quốc ngữ, dạy cặn kẽ từng ly từng tí, nhứt là sự thương yêu, ḥa ái:

Một Thầy, một Đạo, một Cha,

Nếu chưa gần được chớ xa muôn trùng.

        Như vậy th́ các bậc hướng đạo của các tổ chức trong Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ cần phải làm gương sáng cho đàn hậu tấn noi theo: lấy hạnh Bồ-Tát, lượng Quân-tử mà đối đăi nhau, lúc nào cũng ghi nhớ lời dạy thương yêu của Thầy Mẹ v́ một nguyên lư dễ hiểu là nếu ḷng c̣n ganh ghét người th́ làm sao thành Phật Tiên được? Thấy người hay tổ chức của bạn làm được việc th́ phải mừng như ḿnh làm được, chớ nên học theo thói tiểu nhân ngoài đời thấy người làm được hơn ḿnh nên đem ḷng ganh tị gièm pha, gây ra mầm móng chia rẽ giữa các tổ chức với nhau. Phải nhớ rằng thế gian dù có điêu ngoa hay khéo che đậy đến đâu cũng không qua khỏi được Thiên-nhăn soi xét, lưới Trời và luật nhân quả luôn vô tư công b́nh của Tạo Hóa. Đừng để đến lúc gặp quả báo hay bỏ xác rồi mới ân hận th́ đă quá muộn, và càng không thể trách hay đổ lỗi cho Thầy Trời rằng việc này Thầy Mẹ cùng các Đấng chưa chỉ dạy cho con nên con không biết...

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh