Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

(Bài thuyết giảng nhân Đại Lễ Hội Yến Diêu-Tŕ Cung Rằm tháng 8 Nhâm Ngọ 2002 tại Điện Thờ Phật Mẫu Houston, Texas, USA.)

 

T̀NH THƯƠNG CỦA ĐẤNG MẸ HIỀN

DIỆU HUYỀN CỦA LỄ HỘI YẾN

 

I- T́nh thương của Mẹ thế gian:

            Câu ca dao bất hủ và đặc thù của dân tộc Việt Nam mà mọi người từ già đến trẻ chẳng những đều thuộc ḷng c̣n lấy đó làm hằng tâm suốt đời:

Công Cha như núi Thái Sơn

Nghĩa Mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một ḷng thờ Mẹ kính Cha

Cho tṛn chữ hiếu mới là đạo con.

Không biết vô t́nh hay cố ư hay do kỷ thuật về vận thơ mà Tổ Tiên ta đă so sánh Công Cha với Nghĩa Mẹ, Thờ Mẹ với Kính Cha? Công Cha thật là lớn như núi Thái Sơn, một ngọn núi hùng vỉ, thật cao và thật rộng, chiếm cả một vùng, nhưng dù núi có cao rộng bao nhiêu cũng có giới hạn, cũng đo lường được. Nhưng Nghĩa Mẹ ví như nguồn nước tươi mát chảy ra, vô cùng vô tận, triền miên, vĩnh viễn... Thiếu núi không sao nhưng nếu thiếu nguồn nước chắc chắn con người phải chết! Để đáp Nghĩa Mẹ th́ thờ như thờ thần linh, c̣n đáp Công Cha chỉ kính mà thôi. Thật ra ân t́nh của cha mẹ ngang nhau, t́nh thương của Cha được thể hiện qua người Mẹ, con cái sẽ dễ cảm nhận hơn. Tuy nhiên trong thực tế, t́nh Mẹ hải hà lai láng, yêu thương chăm sóc con từ khi c̣n trong bụng mẹ, thương yêu và hy sinh cho con một cách tự nhiên bằng cả mạng sống của ḿnh. Ai đă từng sống trong làng quê, cũng đă từng chứng kiến cảnh gà mẹ bươi t́m từng miếng mồi, bươi dọc bươi ngang suốt cả ngày nuôi bầy con thật là vất vả. Khi gà mẹ vừa thấy bóng diều bay lượn đằng xa là vội báo động cho con, x̣e rộng đôi cánh, bầy con nhào vô núp một cách an toàn, nếu rủi có gà con nào chạy núp không kịp, bị diều xớt đau đớn la lên, th́ gà mẹ hét lên kinh hoàng, dù với đôi cánh cụt cũng nhào tới rượt theo để cứu con trong tuyệt vọng! Nh́n cảnh tượng nầy, chúng ta vừa cảm động, vừa thấy rơ t́nh mẹ bao la cở nào ngay cả đối với loài vật. Hỗ dù dữ, rắn dù độc cũng đều lo cho con giống y như gà mẹ nuôi và chăm sóc con. Con người là vật tối linh của Thượng Đế, t́nh yêu và sự hy sinh của các bà Mẹ dành cho con muôn đời vẫn thế, như biển hồ lai láng vô cùng vô tận! Hồi c̣n chiến tranh tại VIỆT NAM, một hôm 2 mẹ con tôi bị kẹt giữa 2 lằn đạn của Việt Minh và Pháp, đạn bay veo véo trên đầu, mẹ tôi run cầm cập, đè tôi xuống, dùng ngay thân xác gầy yếu của mẹ che chở cho tôi, bất chấp nguy nan cho bản thân, trong giờ phút đó chỉ biết quên thân ḿnh, lo bảo vệ cho con mà thôi. Những cảnh tượng tôi vừa kể, một số quí vị ở đây chắc chắn đă trải qua chứng nghiệm nầy. Rơ ràng t́nh thương của Mẹ măi măi như nước trong nguồn chảy ra, chẳng những đối với con người mà luôn cả vạn vật, tất cả đều giống y nhau. Như vậy t́nh thương của Mẹ là Thiên Tính, xuất phát từ t́nh yêu cao cả vô tận của Thượng-Đế, chan ḥa cho các bà Mẹ thế gian, mà Đức Phật Mẫu, Bà Mẹ thiêng Liêng của cả chúng sanh, chính là cội nguồn của t́nh yêu thiêng liêng nầy.

II- T́nh thương của Mẹ thiêng liêng.

Trong bài thuyết Đạo của Đức Hộ Pháp về huyền bí vô biên của Đức Phật Mẫu, Đức Ngài giảng như sau: “Bần Đạo nói sơ lược huyền năng thế nào mà khi chúng ta vào kiến diện Đức Phật Mẫu, ta ngó trên mặt Ngài, ta thấy mặt bà Mẹ sanh ta..................... Bà Mẹ h́nh hài chúng ta đây là nhơn viên của Đức Phật Mẫu bên Nữ Phái đó..........

Như vậy t́nh thương của người Mẹ thế gian xuất nguồn từ t́nh thương vỉ đại của Đức Mẹ thiêng liêng nên có cùng bản chất, cùng nồng độ. Ở thế gian, các bà Mẹ có con đi xa hoặc đi học, đi thi... đều hay tựa cửa trông con trở về, trông con thi đỗ, thành công, an lành, hạnh phúc. Bà Mẹ thiêng liêng cũng thế, nhưng sự trông chờ biền biệt gấp trăm ngàn lần v́ Đức Mẹ có vô số con bị cám dỗ trầm luân từ kiếp nầy qua kiếp khác, nên chi, có những bài thơ đầy xúc động Mẹ diễn đạt tâm t́nh đau thương, sốt ruột trông chờ như sau:

Từ Mẫu xem qua bắt động ḷng

T́nh thương vô tận đứng ngồi trông

Sớm chiều tựa cửa chờ tin nhạn

Ngày tháng nương hiên đợi bóng hồng.

..............

Nay Chí Tôn rộng quyền ân xá

Chắc phen nầy Mẹ hẳn gặp con

Bỏ hồi cách trở nước non

Bao nhiêu miếng ngọt miếng ngon để dành.

(Đàn cơ tại Thảo Xá Hiền Cung năm l936)

Miếng ngọt miếng ngon quí nhất mà Đức Phật Mẫu để dành thưởng cho những đứa con thi đỗ quay về chính là những quả Đào Tiên, những bầu tiên tửu trong Lễ Hội Yến Cung Diêu Tŕ. Nhưng suốt bao nhiêu ngàn năm trong thời nhứt kỳ và nhị kỳ chỉ có 8 ức Nguyên Nhân đắc đạo quay về, c̣n 92 ức mà Mẹ hằng mong đợi vẫn biệt tăm hao, nên Mẹ nhớ nhung buồn thảm nào khác chi Mẹ phàm trần!

Hơn nữa, kỳ ba, Đức Chí Tôn đă giao cho Mẹ “Khai Tông Định Đạo” nên chi những buổi cầu cơ đầu tiên, vị Tiên Cô Đoàn Ngọc Quế đến trước nhất, mà Đoàn Ngọc Quế chính là Thất Nương do Mẹ sai xuống Lập Đạo kỳ ba:

Thất Nương khêu đuốc Đạo đầu

Nhờ Người rọi ánh nhiệm mầu huyền vi.

Mẹ đă được Chí Tôn giao quyền khai Đạo kỳ ba có trách nhiệm độ toàn cả chúng sanh:

Chiếu Nhũ Lệnh Từ Huyên thọ sắc

Độ anh nhi Nam Bắc Đông Tây

Kỳ khai tạo nhứt Linh Đài

Diệt h́nh tà pháp cường khai Đại Đồng.

Hiệp vạn chủng nhứt môn đồng mạch

Qui thiên lương quyết sách vận trù.

Tóm lại: t́nh thương vô tận của Đức Chí Tôn được thể hiện qua Đức Phật Mẫu để con cái dễ cảm nhận hơn mà T́nh Thương là ch́a khóa mở cửa Bạch Ngọc Kinh, đóng vai tṛ quyết định trong kỳ ba Đại Ân Xá nầy, nên chi Đức Chí Tôn đă giao quyền cho Mẹ trực tiếp lănh đạo để dễ gần gũi con cái hơn. Độ được con đắc đạo rồi, Mẹ giao lại cho Cha định vị:

Nghiệp hồng vận tử hồi môn

Chí Công định vị vĩnh tồn thiên cung.

III- Kết luận:

Trong bài giảng về bí pháp của Lễ Hội Yến Diêu Tŕ, Đức Hộ Pháp kết luận như sau: “Ngày nay thời Tam-Kỳ Phổ-Độ, Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương vâng lệnh Đức Chí Tôn giáng xuống phàm trần mở tiệc Hội Yến Diêu Tŕ Cung tại Đền thờ Phật Mẫu để toàn con cái của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu về hội hiệp cùng Đức Mẹ thiêng liêng, dâng Hoa, Quả, Rượu, Trà lên Đức Mẹ và Đức Mẹ sẽ ban tặng lại cho con cái của Ngài gội hưởng hồng ân của Đức Phật Mẫu, làm cho TÂM ĐẠO phấn chấn lên, làm động cơ thúc đẩy con cái mau tiến hóa trên bước đường tu học, sớm trở về hội hiệp cùng Phật Mẫu. Mà một khi được hội hiệp cùng Đức Phật Mẫu tức nhiên là ĐẮC ĐẠO, giải thoát khỏi luân hồi.”

Tóm lại Lễ Hội Yến Diêu Tŕ được đưa xuống thế gian, chớ không riêng ở trên cơi Thiêng Liêng nữa, đó là Đại Ân Xá kỳ ba của Chí Tôn và Phật Mẫu, một cơ hội ngàn năm một thuở dành cho con cái của Ngài. Rơ ràng, như lời Đức Hộ Pháp nói: “Xưa kia Người đi tầm Đạo, c̣n ngày nay trái lại Đạo đi t́m Người”. Trong một bài thi, Đức Chí Tôn giáng ngày 20/12/1925 như sau:

Có cơ có thế có tinh thần

Từ đấy Thần Tiên dễ đặng gần

Dưỡng tánh tu tâm tua gắn sức

Ngày sau toại hưởng trọn Thiên Ân.

Và Đức Phật Mẫu giáng tại Trí Huệ Cung năm 1951:

Huyền linh Mẹ chịu phần cam

Ban cho con trẻ đặng toàn pháp môn

Độ cho hết các hồn địa giới

Độ vong linh từ ngoại Càn Khôn

Cửa linh cắm phướn chiêu hồn

Độ trong cửu nhị Nguyên Nhân nhập trường.

Ước mong toàn thể chúng ta thân tâm an định vui hưởng hồng ân tức khối ĐIỂN LÀNH của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu ban cho trong Đại Lễ Vía Đức Mẹ thiêng liêng và Lễ Hội Yến Diêu Tŕ Cung diệu huyền hôm nay.

Sau đây là bài thơ:

Diệu cảm

(nhân đêm Hội Yến)

Ánh trăng huyền diệu tỏa không gian

Văng vẳng thi ngâm Hội Niết Bàn

Kim Mẫu chưởng quyền cơ vận pháp

Thần Tiên quần hội sắc thiên ban

Huỳnh Long xuất hiện đời an lạc

Hội Đất Rồng Tiên giống Lạc an

Bí nhiệm ẩn tàng nay hiển lộ

Cơ hành pháp diệu gội nhân gian.

(trích tập thơ Khai Tâm)

Trân trọng

Trịnh Quốc Thế

(Nhân Lễ vía ĐPM năm 2002)

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh