Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Đôi điều về nhạc lễ và xướng lễ Cao Đài

LÊ ANH DŨNG

Ban nhạc lễ ở Ṭa thánh Tây Ninh

(Ảnh Allen Wong, Jan-2001)

1. Nhạc lễ Cao Đài và nhạc tài tử Nam Kỳ

Có người nghĩ rằng nhạc tài tử Nam Kỳ là nguồn gốc của nhạc lễ Cao Đài. Theo nhạc sĩ Vĩnh Bảo, nhạc tài tử Nam Kỳ phát xuất từ nhạc lễ Nam Kỳ. Nhạc tài tử Nam Kỳ thường không dùng hết bảy bài c̣ của nhạc lễ. V́ lư do thời gian, người ta có thể chọn một vài bài trong số đó. Chẳng hạn:

- Họ giao ước dạo một chút xàng xê rồi chuyển sang ba bài hạ đăng tiểu, hoặc bỏ xàng xê chỉ đàn ba bài ngũ đối hạ, long đăng, tiểu khúc, gọi tắt là hạ đăng tiểu.

- Hoặc họ giao ước từ nam xuân, bắt qua đảo ngũ cung, rồi chuyển sang hai lớp trống xuân.

- Hoặc họ giao ước từ nam xuân, sang nam ai, rồi bắt qua đảo ngũ cung.

- Hoặc họ giao ước từ nam xuân, sang nam ai, rồi bỏ đảo ngũ cung mà chuyển qua hai lớp trống ai.

Trong khi đó, một thời cúng của đạo Cao Đài theo đại lễ thường kéo dài hơn hai giờ, và v́ thế sử dụng đủ hết cả bảy bài c̣. Gọi là bài c̣ v́ dùng hai loại đàn kéo là đàn nhị (đàn c̣) và đàn gáo.

Theo nhạc sĩ Vĩnh Bảo, khi chơi nhạc tài tử Nam Kỳ, người ta không cần mặc áo dài, đội khăn đóng. Nhưng khi tấu nhạc lễ th́ phải đầy đủ khăn đóng, áo dài. Vậy cần nói cho đúng, nhạc lễ Cao Đài bắt nguồn từ nhạc lễ Nam Kỳ.

CHÚ: Phỏng vấn nhạc sư Vĩnh Bảo tại nhà riêng, qua điện thoại, ngày 03-11-1999, lúc 14.30.

2. Nhạc lễ Cao Đài bắt nguồn từ nhạc lễ Nam Kỳ

Về h́nh thức, nhạc lễ Cao Đài cũng dùng các nhạc cụ dân tộc như nhạc lễ Nam Kỳ. Nhạc lễ Cao Đài và nhạc lễ Nam Kỳ đều buộc ban nhạc đội khăn đóng, mặc áo dài truyền thống nghiêm túc.

Về nội dung, nhạc lễ Nam Kỳ có điệu nam xuân (giọng không buồn), nam ai (giọng buồn), có vỗ trống cơm theo lớp trống xuân, trống ai. Người ta gọi là ba bản nam, gồm:

- Bản nam xuân cộng hai lớp trống xuân (hai lớp mười lăm câu).

- Bản nam ai cộng hai lớp trống ai (hai lớp mười lăm câu).

- Rồi là đảo ngũ cung (tức là đổi tông chủ âm bằng cách thay đổi năm cung ḥ, xự, xang, xê, cống).

Kế đó là bảy bài, cũng gọi là bảy bài c̣, gồm: xàng xê, ngũ đối thượng, ngũ đối hạ, long ngâm, long đăng, vạn giá, và tiểu khúc. Theo các nhạc sư của Toà thánh Tây Ninh, bảy bài ấy có ư nghĩa như sau:

1. Xàng xê: nghĩa là đưa qua trộn lại, diễn tả thời kỳ hỗn độn sơ khai.

2. Ngũ đối thượng: nghĩa là ngũ khí thanh nhẹ thăng lên làm trời.

3. Ngũ đối hạ: nghĩa là ngũ hành trọng trược giáng xuống làm đất.

4. Long đăng: rồng bay lên, tượng cho khí dương.

5. Long ngâm: rồng bay xuống, tượng cho khí âm.

6. Vạn giá: nghĩa là muôn sự vạn vật đă định h́nh.

7. Tiểu khúc: nhỏ và vụn vặt; các sự tế vi cũng đă có tên.

Như vậy, các nhạc sư Cao Đài đă đưa vào nhạc lễ truyền thống Nam Kỳ một ư nghĩa vũ trụ quan. Từ ư nghĩa đó, ban nhạc chỉ đàn đủ bảy bài khi nào có đại lễ hiến đức Chí tôn (ngôi Thái cực) hay đức Phật mẫu (ngôi Vô cực), v́ hai đấng là Tạo hóa sinh dưỡng vạn vật.

CHÚ: Đền thánh ở Ṭa thánh Cao Đài Tây Ninh thờ đức Ngọc Hoàng Thượng đế, cũng là Thái Cực Thánh hoàng. Báo Ân từ thờ đức Phật mẫu, cũng là Vô Cực Từ tôn Diêu Tŕ Kim mẫu.

Cơ quan chuyên trách nhạc lễ của Ṭa thánh Tây Ninh gọi là Bộ Nhạc, do Hộ pháp Phạm Công Tắc thành lập ngày 04-5-1951, gồm chín bậc từ thấp lên cao như sau: nhạc sĩ, bếp nhạc, cai nhạc, đội nhạc, quản nhạc, lănh nhạc, đề nhạc, đốc nhạc, và nhạc sư.

Đại lễ hiến Tam giáo Tổ sư (Khổng Tử, Thích Ca, Lăo Tử) và Tam trấn Oai nghiêm (Quan Thánh, Quan Âm, Thái Bạch, thay mặt cho Tam giáo ( Nho, Thích, Lăo) th́ chỉ đàn năm bài, bỏ bớt hai bài 5 và 6 là long ngâm và vạn giá.

Tiểu lễ hiến các đấng khác hoặc khi sóc vọng chỉ đàn ba bài 3, 4, 7 là ngũ đối hạ, long đăng, tiểu khúc.

3. Cách phối hợp các bài bản trong đại lễ Cao Đài

Có thể tóm tắt như sau:

1. Khi vị Giáo sư xướng: Nhạc tấu huân thiên! th́ ban nhạc trổi bài Tiếp giá nghinh thiên.

Sau đó, ban nhạc đàn bảy bản: xàng xê, ngũ đối thượng, ngũ đối hạ, long đăng, long ngâm, vạn giá, tiểu khúc.

Khi nhạc vừa chuyển đến lớp xề của bản xàng xê th́ Giáo sư xướng: Chỉnh sát cúng phẩm!

Khi ban nhạc đàn hết bản tiểu khúc th́ Giáo sư xướng: Nghệ hương án tiền!

2. Khi Giáo sư xướng: Thành kỉnh tụng niệm hương chú! th́ ban nhạc trổi điệu nam ai. Kinh sẽ được đọc theo nhịp hai. [Theo Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê, cách đọc kinh nhịp hai của Cao Đài cũng thể hiện tính dân tộc.] Thí dụ:

Mùi hương \ lư ngọc \ bay xa,

Kính thành \ cầu nguyện \ tiên gia \ chứng ḷng...

3. Khi Giáo sư xướng: Thành kỉnh tụng Ngọc Hoàng kinh! th́ ban nhạc trổi điệu nam xuân.

4. Khi Giáo sư xướng: Điện tiên hoa! th́ ban nhạc trổi điệu đảo ngũ cung trong lúc các đồng nhi thài bài Dâng hoa. Thài: đọc với giọng kéo dài ra.

CHÚ: Thài là một từ Việt cổ. Theo Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam quấc âm tự vị, Tome I. A-L. Sài G̣n: Imp. Rey, Curiol & Cie., 1895, tr. 358, thài hay ca thài là “ca theo điệu chúc.”

4. Về cách xướng lễ Cao Đài

Trong một lễ cúng đ́nh ở Nam Kỳ, người đứng xướng các mệnh lệnh điều khiển cuộc lễ diễn tiến nhịp nhàng gọi là lễ sanh (học tṛ lễ).

CHÚ: Sơn Nam, Thuần phong mỹ tục Việt Nam (quan, hôn, tang, tế). Nxb Tổng hợp Đồng Tháp, 1994, tr. 165.

Trong nghi lễ Cao Đài, lễ sanh là chức sắc cấp chót hết của Cửu trùng đài. Người phụ trách dâng lễ phẩm trong buổi lễ Cao Đài gọi là lễ sĩ. Hiểu lễ sĩ như người phụ giúp cho lễ sanh. Lễ sĩ không phải là chức sắc.

Việc xướng lễ trên nguyên tắc phải do một Giáo sư điều khiển, đúng lệ phải là Giáo sư phái Ngọc, v́ Ngọc là phái Nho. Việc lễ mà giao cho phái Nho đảm trách th́ hoàn toàn hợp lẽ.

Lời xướng trong nghi lễ truyền thống Nam Kỳ và lời xướng trong nghi lễ Cao Đài dĩ nhiên không hoàn toàn giống nhau ở số câu, không rập khuôn từng lời từng chữ. Nhưng xét về phong cách, có thể nói lời xướng ở Cao Đài cũng là một khía cạnh phản ánh tính dân tộc trong sinh hoạt tâm linh dân gian Nam Kỳ.

Để so sánh, có thể lược dẫn ra đây ít câu tiêu biểu giữa cách xướng lễ Nam Kỳ (NK) và Cao Đài (CĐ):

–   NK:             Bài ban ban tề. (Đứng vào vị trí của ḿnh.)

Chánh tế tựu vị. (Vị chủ tế bước vào vị trí.)

Bồi tế tựu vị. (Vị phụ tá chủ tế bước vào vị trí.)

CĐ:             Nội nghi ngoại nghi tựu vị. (Nội nghi ngoại nghi vào vị trí.)

Thiên phong dĩ hạ các tư kỳ vị. (Từ chức sắc thiên phong trở xuống tín đồ tùy theo phẩm vị đứng vào vị trí.)

–   NK:             Củ sát tế phẩm. (Xem xét lễ phẩm trên bàn thờ.)

CĐ:             Chỉnh sát cúng phẩm.    (Xem xét lễ phẩm trên bàn thờ.)

–   NK:             Niệm hương viên tựu vị. (Người dâng nhang vào vị trí trước bàn thờ.)

     CĐ:             Nghệ hương án tiền. (Người dâng nhang vào vị trí trước bàn thờ.)

–   NK:             Phục vị. (Quỳ xuống.)

     CĐ:             Giai quỳ. (Tất cả cùng quỳ xuống.)

–   NK & CĐ: Phần hương. (Đốt nhang.)

–   NK:             Thượng hương. (Cắm nhang trên bàn thờ.)

     CĐ:             Điện hương. (Cắm nhang trên bàn thờ.)

–   NK & CĐ: Cúc cung bái. (Lạy.)

v.v...

Khi Giáo sư Cao Đài xướng Nghệ hương án tiền (người dâng nhang vào vị trí trước bàn thờ) th́ chữ nghệ có nghĩa là đi đến. Câu này giống với lời xướng của viên chấp sự ở đàn tế giao (tế trời đất) của triều đ́nh Huế. Nhưng v́ mời nhà vua ra trước bàn thờ tế trời đất nên hai viên chấp sự phải thêm chữ Tấu, câu xướng là: Tấu nghệ hương án tiền.

CHÚ: Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, Những đại lễ và vũ khúc của vua chúa Việt nam. Sài G̣n: Nxb Hoa lư, 1968, tr. 31.

Khi Giáo sư Cao Đài xướng Điện tiên hoa, điện tiên tửu, điện tiên trà làm hiệu lệnh dâng cúng tam bửu (hoa, rượu, trà), th́ chữ điện này có nghĩa là cúng tế. Chữ điện này cũng được xướng trong lễ tế giao. Khi làm lệnh dâng cúng lụa trắng, viên chấp sự xướng: Điện bạch.

CHÚ: Đỗ Bằng Đoàn và Đỗ Trọng Huề, Những đại lễ và vũ khúc của vua chúa Việt Nam. Sài G̣n: Nxb Hoa lư, 1968, tr. 49.

5. Về cách dâng lễ

Trong cách dâng lễ phẩm lên bàn thờ, người dâng lễ bước đi nhún nhảy như múa. Ở cung đ́nh Huế, có phép đi lục cúng. Có người cho rằng lục cúng là do các nhà sư Ấn Độ truyền sang. Các chùa khi cúng có hai nhà sư mặc cà sa, đội mũ thất phật, tay múa, chân vẽ chữ Hán, nh́n rất hoa mỹ, nghiêm trang. Gọi là lục cúng v́ phải múa sáu lần để dâng lên Tam bảo sáu món:

a. dâng b́nh hương: chân đi kiểu chữ Nhật;

b. dâng b́nh hoa: chân đi kiểu cái hoa hồi một cánh (hoa hồi là hoa ǵ?);

c. dâng đèn: chân đi kiểu chữ Á;

d. dâng trà: chân đi kiểu chữ Thủy;

e. dâng quả: chân đi kiểu chữ Vạn;

f. dâng thực (bánh bột trộn đường): chân đi kiểu chữ Điền.

CHÚ: Đỗ Bằng Đoàn và Đoàn và Đỗ Trọng Huề, Những đại lễ và vũ khúc của vua chúa Việt Nam. Sài G̣n: Nxb Hoa lư, 1968, tr. 451-452.

Có lẽ nghi lễ ở đồng bằng Nam Kỳ không khỏi chịu ảnh hưởng của lục cúng.

Lễ sanh Nam Kỳ mặc áo, đội măo như nho sĩ đậu Tú tài ngày xưa. Có khi họ đi điệu văn, khi đi điệu vơ (dắt cờ sau lưng). Họ đi mỗi hàng hai người: người đi trước nâng ngọn đèn sáp (đèn cầy, nến); người đi sau nâng cái đài đựng lễ phẩm. Họ đi nhún nhảy, có khi chân đặt theo chữ Đinh; mở ra theo chữ Bát; kết thúc chân đá lên theo chữ Tâm.

CHÚ: Sơn Nam, Thuần phong mỹ tục Việt Nam (quan, hôn, tang, tế). Nxb Tổng hợp Đồng Tháp, 1994, tr. 173.

Lễ sĩ Cao Đài khi dâng lễ cũng đi thành hai cặp (bốn người), cũng đội măo như nho sĩ đậu Tú tài ngày xưa. Hai người đi trước bưng cặp đèn; hai người đi sau bưng cặp đài. Lễ sĩ Cao Đài khi đi cũng nhún, đá chân. Khi hiến đại lễ dâng Trời phật th́ chân vẽ chữ Tâm.

CHÚ: Đài: gọi đủ là chân đài, là món đồ tiện bằng cây hoặc bằng thứ ǵ khác, làm như cái chân đỡ vật khác. Đài trầu: Đồ đựng trầu có chân. (Huỳnh Tịnh Paulus Của, Đại Nam quấc âm tự vị, Tome I, 1895: tr. 263.)

Lễ sĩ dâng hoa, chân vẽ chữ Tâm. Ṭa thánh Tây Ninh. Ảnh Gabriel Gobron 1949.

Cách bố trí người mang hoa quả, rượu, trà (tam bửu) lên bàn thờ (Thiên bàn) phải phù hợp cách bài trí lễ phẩm trên Thiên bàn. Từ Thiên bàn nh́n ra, bên trái (phía nam quỳ) bày hoa, nước lạnh; bên phải (phía nữ quỳ) bày trái cây, nước trà. Rượu bày giữa nước lạnh và trà. V́ thế:

- Dâng hoa quả, người bên phía nam quỳ bưng bông; người bên phía nữ quỳ bưng trái cây.

- Dâng rượu, người bên phía nam quỳ bưng chung rượu; người bên phía nữ quỳ bưng nhạo rượu.

- Dâng trà, người bên phía nam quỳ bưng ấm trà; người bên phía nữ quỳ bưng chung trà.

CHÚ: Đỗ Bằng Đoàn và Đoàn và Đỗ Trọng Huề, Những đại lễ và vũ khúc của vua chúa Việt Nam. Sài G̣n: Nxb Hoa lư, 1968, tr. 452.

°

Tóm lại, về văn hóa, mảnh đất Nam Kỳ đă hiến cho đạo Cao Đài một tài sản quư của dân tộc, đó là áp dụng nhạc lễ Nam Kỳ vào nhạc lễ Cao Đài. Cách xướng lễ trong Cao Đài có nét của nghi lễ Nam Kỳ, mà cũng có chút ít của lễ tế giao ở Huế, đất thần kinh mà đă không ít lưu dân Nam Kỳ xưa kia từng sinh sống hay làm việc. Ngược lại, có thể nói nhạc lễ, cách xướng lễ và dâng lễ, cách đi chữ Tâm của Cao Đài đă bảo tồn và phát huy thêm nhạc lễ Nam Kỳ về mặt quy củ và tính triết lư, làm giàu thêm, tô điểm thêm cho sinh hoạt lễ hội đầy màu sắc tâm linh của Nam Kỳ.

Khi khảo sát thêm các bước diễn tiến một đại lễ Cao Đài, người ta thấy rằng nghi lễ của Cao Đài rất phù hợp với nghi lễ truyền thống Nam Kỳ, nhưng ở Cao Đài th́ quy củ hơn và với các đại lễ th́ mức độ tổ chức lại hoành tráng hơn lễ cúng đ́nh, lễ kỳ yên ở Nam Kỳ rất nhiều. Những ai đă dự lễ hội Cao Đài và lễ hội đ́nh miếu Nam Kỳ ắt đều cảm nhận được điều đó. V́ thế, khi đạo Cao Đài ra đời, nhạc lễ Cao Đài đă rót vào tâm hồn người dân Nam Kỳ những giai điệu thân thiết mà người Nam Kỳ đă gắn bó trong các lễ hội dân tộc ở địa phương. Đến với nghi lễ Cao Đài, người dân không thấy sự lai căng kệch cỡm. Đó là một yếu tố giải thích v́ sao Cao Đài mau lẹ thu hút đông đảo tín đồ khắp Nam Kỳ Lục Tỉnh.

LÊ ANH DŨNG

PHỤ LỤC: Đạo Cao Đài và âm nhạc dân tộc

19.00 giờ ngày 20-11-1972 (15-10 Nhâm Tư), nhân lễ đại tường Thượng sanh Cao Hoài Sang tại Ṭa thánh Cao Đài Tây Ninh, ban nhạc trung ương đă ḥa tấu cổ nhạc tại Cửu trùng thiên để hiến lễ Cao Thượng sanh. Tiếp theo, lúc 20.00 giờ là phần ḥa nhạc của các nghệ sĩ và giáo sư trường Quốc gia Âm nhạc Sài G̣n, do Nhạc sư, Giáo sư Nguyễn Văn Thinh, Giám đốc Trường dẫn đầu.

Trước khi ḥa nhạc, Giáo sư Nguyễn Văn Thinh đọc bài diễn văn bày tỏ ḷng chân thành kính mến và tri ân một bậc hậu tổ của nền quốc nhạc cổ truyền Việt Nam. Sau đó, các nghệ sĩ đă khởi đầu tŕnh tấu bài Ngũ đối hạ, lời do Cao Thượng sanh soạn, kế tiếp là bài Ngũ đối ai do Nhạc sư Nguyễn Văn Thinh soạn để tưởng nhớ Cao Thượng sanh.

CHÚ: Thông tin, số 65, ngày 30-11-1972, của Cơ quan Phát thanh Phổ thông Giáo lư Ṭa thánh Cao Đài Tây Ninh, ronéo, tr. 16.

DIỄN VĂN

của Nhạc sư, Giáo sư Nguyễn Văn Thinh, Giám đốc sư trường Quốc gia Âm nhạc Sài G̣n, đọc trước khi ḥa tấu cổ nhạc hiến lễ đức Cao Thượng sanh tại Cửu trùng thiên, nhân đại tường của đức Thượng sanh, lúc 20.00 giờ ngày 20-11-1972 (15-10 Nhâm Tư).

Kính thưa Hội thánh Hiệp thiên, Cửu trùng và Phước thiện,

Kính thưa quư vị đại diện tôn giáo,

Kính thưa quư vị chức sắc, chức việc và toàn đạo nam nữ,

Kính thưa tang gia hiếu quyến,

Đại diện nhóm thân hữu và tài tử quốc nhạc cổ truyền Đô thành đến kính bái phủ phục nơi tôn nghiêm uy nghi này hôm nay nhân lễ đại tường, tôi tự nhận là một vinh hạnh tột bực trong đời tôi.

Vinh hạnh nhờ được hầu hết anh em lớn nhỏ trong giới tài tử tri âm đặt trọn ḷng tin tưởng nơi tôi để nói lên nỗi ḷng chơn thành của ḿnh, của giới tài tử tri âm đối với đức Thượng sanh, người đă có công rất lớn với ngành mỹ [nghệ?] thuật cổ truyền nước nhà.

Nhờ đức ngài khuyến khích và chẳng nệ công khó nhọc sáng tác để phổ biến truyền bá trong đại chúng ham mộ cổ nhạc, những ca phẩm đặc sắc về phương diện văn chương, nên đă cứu văn và quân b́nh được một t́nh thế suy kém, gần sụp đổ của nền nhạc cổ truyền trước sức lấn áp ồ ạt lôi cuốn của một loại nhạc ngoại lai.

Thật vậy, nếu đức ngài đă chẳng quan tâm lưu ư đến tiền đồ quốc nhạc th́ chỉ trong ṿng đôi ba mươi năm là cùng, môn mỹ [nghệ?] thuật ca nhạc điệu thính pḥng thuần túy Việt Nam của giới tài tử chắc chắn sẽ biến mất trên lănh thổ miền nam Việt Nam.

Do vậy, để cụ thể hóa ḷng tri ân đó và với trọng tâm nêu cao thiên tánh [trách?] cùng công tŕnh xây dựng trong quá khứ của đức Thượng sanh là bậc nhơn tài của đất nước, bậc hiền sĩ ôn ḥa thuần chính, đức cao vọng trọng hiếm có, một thân bằng đồng môn phái cùng đức ngài và được duyên số giao hảo hạnh ngộ với đức ngài trên bốn mươi năm, đă soạn lời phổ vào nhạc bản Ngũ đối hạ. Nội dung bài ca gồm năm đoạn gọi là Ngũ đối liên tiếp và tuần tự diễn đạt sự trạng: kim bằng, tri âm, tao nhơn, gia đ́nh, đạo đức, liên quan đến đức ngài, sẽ được tấu tŕnh hiến dưng lễ nhạc, mong sự tâm thành của giới tài tử tri âm được chứng giám.

Ngoài ra, thân hữu cũng xin tŕnh bày kế tiếp bản ca nhạc Ngũ đối ai để tưởng niệm đức Thượng sanh.

Phần chót lễ vọng bái đức Thượng sanh được hoàn tất bằng một lớp diễn xuất ca nhạc kịch phỏng soạn nhờ cảm hứng bài ca Văn Thiên Tường tựa “Hạng Vơ biệt Ngu Cơ” của đức ngài sáng tác từ lâu.

Trọng tâm của nhóm tài tử tri âm là để ghi ân và đáp tạ thạnh t́nh của đức ngài trước khi quy thiên đă dành cho nhóm này tŕnh bày một đêm văn nghệ nơi thánh địa mà h́nh ảnh đêm ấy chẳng hề mờ phai trong tâm năo toàn thể.

Trân trọng cảm tạ quư vị.

CHÚ: Thông tin, số 65, ngày 30-11-1972, tr. 9-10.

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

  

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh