Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa
|
KỶ NIỆM NGÀY KHAI ĐẠO Thanh Tùng Thưa quư vị. Thưa toàn thể quư Đạo tâm. Ngược gịng thời gian cách đây trên 70 năm, vào đêm 14 rạng ngày Rằm tháng 10 năm Bính Dần (18.11.1926) tại một ngôi Chùa Phật là Từ Lâm Tự (do vị Ḥa Thượng Như Nhăn trù tŕ hiến cúng để làm Thánh Thất) nằm tại vùng đất thôn quê sằn dă ở G̣ Kén Tây Ninh-Việt Nam, đă có một cuộc lễ lớn và huy hoàng nhất gọi là "Lễ Khai Đạo" làm vang động khắp cả thôn quê lẫn thành thị. Mặc dù nền Đạo c̣n trong thời kỳ phôi thai và chỉ được tổ chức tại một nơi hẽo lánh quê mùa, nhưng lễ Khai Đạo lúc bấy giờ đă quy tụ được hàng vạn người, gồm cả người Pháp, người Trung Hoa, người Miên, người Việt, cùng nhiều nhân vật thuộc Chính quyền Việt Pháp, các chính khách, nhân sỉ, Tôn giáo, thường dân và trí thức đủ hạng. Hôm đó, người ta đă cho đậu xe dài hàng trăm chiếc sát bên bờ ruộng. Người ta đă đai cơm bầu nước, mang chiếu mền mùng từ bốn phương xa xuôi về nằm chầu chực rải rác trong rừng đồi chung quanh Thánh Thất, để được lễ bái dưng hương. Ngày lễ hôm đó, thực làm nỗi bậc lên một thời hiệu mới, một kỷ nguyên mới và một địa vị tinh thần khả kính của nền Đạo mới đang được thành lập. Đó là kết quả cụ thể sau hơn 6, 7 năm trời phôi thai kết hợp dưới cơ chuyển vận nhiệm mầu của Đức Thượng-Đế Chí-Tôn. Đại lễ hôm đó không chỉ giới hạn trong một đêm, một ngày, mà c̣n kéo dài suốt tháng, mặc dù ngày lễ chính đă bế mạc. Bỡi v́ dân chúng và tín đồ bốn phương vẫn nô nức kéo về duy tŕ măi sự tụng niệm, dâng lễ, thọ giới, nhập môn, tạo nên cảnh sinh hoạt vừa nhộn nhịp tưng bừng vừa Thiêng liêng thành kính. Kể từ sau ngày Đại lễ cho đến hôm nay, trải qua một thời gian hơn nửa thế kỷ xây dựng, Đạo Cao Đài đă có luật pháp, Hội Thánh, cơ quan và hàng triệu tín đồ trong mọi Chi phái. Hôm nay đây, để nói lên h́nh ảnh huy hoàng sáng lạng của ngày xưa, tất cả môn sinh của Thầy ở khắp nơi, cũng như tại nơi đây, một lần nữa thiết đại lễ kỷ niệm. Lễ kỷ niệm Khai Đạo hôm nay, thưa quư vị, trước nhất chúng ta ghi nhớ lại một vài h́nh ảnh cũng như thời gian lịch sử, kế đó chúng ta sẽ điểm qua khía cạnh cứu thế của Đạo Thầy như là một chủ trương rất cơ bản: "Đem Đạo vào Đời và độ Đời nên Đạo" A.- Trước nhất về lịch sử Khai Đạo: Vào đầu thế kỷ XX, tại miền Nam nước Việt đă phát sinh hai sự kiện chính yếu, mở đầu cho một kỷ nguyên Tân Giáo Lư. Đó là việc cụ Quan Phủ Ngô văn Chiêu tại Phú Quốc và các cụ Cao Quỳnh Cư, Phạm công Tắc, Cao hoài Sang ở Sàig̣n, đồng thời được Đức Thượng Đế thâu nhận làm môn đệ và trao cho sứ mệnh lập nền Đạo mới để hóa độ chúng sinh. * Sự kiện thứ nhất: Cụ Quan Phủ Ngô văn Chiêu, người sẳn có cơ duyên tốt, sớm biết tu hành từ thuở ấu thơ và đă được Ơn Trên khải thị ngay từ thuở ban đầu. Nhưng, v́ chức nghiệp và trách nhiệm đời tư của ḿnh, cụ Ngô văn Chiêu đă phải lần lượt đi đây đi đó; khởi sự từ Sàig̣n, đến Thủ Dầu Một, Tân An, Cần Thơ, Hà Tiên và Phú Quốc. Khắp nơi trên bước đường đi qua và thời gian lưu lại, cụ Ngô đều luôn luôn được Ơn Trên theo dơi và dẫn dắt tu hành. Lúc ở Phú Quốc, vào khoảng năm Tân Dậu (1921) cụ Ngô văn Chiêu được Đức Thượng Đế thâu nhận làm môn đệ đầu tiên. Chính lúc nầy Đức Thượng Đế mới xưng danh hiệu là CAO ĐàI TIÊN ÔNG và dạy cụ Ngô vẻ Thánh Tượng Thiên Nhăn để thờ Thầy. * Sự kiện thứ hai: Tại Sàig̣n - Chợ Lớn lúc bấy giờ các cụ: Cao Quỳnh Cư, Phạm công Tắc, Cao Hoài Sang cũng đồng thời tổ chức lập đàn cơ học đạo. Trong các dịp nầy, ngoài sự thăng giáng của Thần Tiên, Đức Thượng Đế đă dùng 3 mẫu tự A, Ă, Â để tạm xưng danh và khởi sự giảng truyền đạo đức bằng thi văn. Măi đến đêm lễ Giáng sinh 1925 (Ất Sửu) Đức Thượng-Đế mới chính thức xưng danh hiệu với các môn đệ của Ngài tại Sàig̣n. Ngài dạy: "Ngọc Hoàng Thượng Đế viết Cao đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát, giáo đạo Nam phương" "Muôn kiếp có Ta nắm chủ quyền, "Vui ḷng tu niệm hưỡng ân Thiên, "Đạo mầu rưới khắp nơi trần thế, "Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên". "Đêm nay, 24 Décembre phải vui mừng v́ là ngày của ta xuống trần dạy Đạo bên Thái-Tây (Europe). Ta rất vui ḷng mà thấy đệ-tử kính mến ta như vậy. Nhà nầy sẽ đầy ơn Ta (Nhà của M. C...). Giờ ngày gần đến, đợi lịnh nơi Ta. Ta sẽ làm cho thấy huyền diệu đặng kính mến Ta hơn nữa." Kể từ bấy giờ, Đức Thượng Đế khởi sự xưng "THẦY" và gọi tất cả môn đệ của Ngài là "CÁC CON". Sau một thời gian vận chuyển, tất cả các cụ trong hai nhóm trên đă quy tụ lại tại vùng Sàig̣n và kết hợp lại thành một cơ cấu tiền phong khai đạo cho thuở đó. Đến ngày 23.8.năm Bính Dần (29.9.1926), cụ Lê văn Trung vâng lệnh Đức Thượng Đế triệu tập 247 vị môn đệ tại nhà cụ Nguyễn văn Tường để thành lập Tịch Đạo và dự thảo tờ Khai Đạo gởi đến nhà cầm quyền lúc bấy giờ, hầu chính thức thông báo công cuộc truyền bá Đạo Trời. Khai Tịch Đạo xong, các cụ mới tiếp tục tổ chức ngày Đại lễ Rằm tháng 10 năm Bính Dần (19.11.1926) hết sức huy hoàng rực rở như đă được phản ảnh trên đây. Như thế, Đại lễ Rằm tháng 10 năm Bính Dần, đúng là ngày đánh dấu cụ thể cho một thời điểm quan trọng vừa để kết thúc thời gian "Phôi thai sáng lập" vừa để mở đầu cho một giai đoạn mới "Hoằng dương Chánh Pháp". B.- Và sau đây là khía cạnh cứu thế độ đời: Từ xưa, kinh sách nào cũng ghi chép đường lối giáo hóa và cứu rỗi loài người. Tất cả các Đấng Giáo Chủ, các bậc Thánh Hiền thảy đều nói lên những lời thiết tha ưu ái, nhất định sẽ đem lại cho đời một cảnh thái b́nh an lạc và đem lại cho người một cuộc sống hạnh phúc an vui. Nhưng than ôi! Cho đến ngày nay, tất cả những mong đợi vẫn chưa được đáp ứng thoă măn. Như vậy là tại sao? * Phải chăng v́ người tu hành - bất luận Tôn giáo nào - tuy đă tiếp nhận được Đạo mầu, nhưng chưa làm đúng theo đường lối giáo hoá của Thánh Hiền Tiên Phật. Có những lúc nhiều ngựi tự nghĩ rằng: Phật Tiên không chắc có trong chốn trần ai ô trược nầy. Cho nên, người ta những lo ngưỡng vọng Phật Tiên ở cơi huyền bí cao xa hư không Thượng giới. Người ta cũng ước ao được đắc Đạo một cách huyền diệu ở bên ngoài cái thế gian khổ nhục hôi tanh nầy. Người ta đă quên rằng, chính những con người bằng xương bằng thịt đây là những người hiện có mang trong ḿnh một điểm linh quang Thượng Đế, tức là những phẩm vị Phật Tiên Thánh Hiền của tương lai. V́ người ta đă dục vọng, đă lầm tưỡng, và người ta đă vội vă tự chọn cho ḿnh một lối tu hành riêng rẽ, để mong cầu đắc Đạo một cách xa vời. Nhưng cũng chính v́ thế mà lắm người đă vĩnh viển không bao giờ trông thấy Phật Tiên ở đâu cả? Thật vậy, ăn được chay, mặc được Đạo phục, tụng được kinh kệ, làm được vài việc bất thường, như thế chưa phải là trở nên phi phàm thoát tục. Nếu chỉ có thế, mà quan niệm rằng cơi đời nầy toàn là tồi tệ dơ bẩn, cái con người ở thế gian nầy toàn là đê tiện ngu si, hung bạo tàn ác và cái Pháp tướng vạn hữu xung quanh nầy toàn là ma quái trần tục cả, đó quả nhiên là một ngộ nhận lớn! Rồi cũng v́ thế mà sinh ra khinh khi ngă mạn, bi quan, mặc cảm, nên mới t́m lối tránh thực tế và thoát ly thế gian, mặc dù chính ḿnh, hiện cũng chỉ là một hạng ngựi sợ đau, sợ chết, thích sung sướng và mưu cầu lợi dưỡng. Lại c̣n một hiện tượng khác nữa, là cái quan niệm đặt nặng phần âm thinh sắc tướng, ít lo nuôi dưỡng tâm đức bồi dưỡng tinh thần. Suốt đời sinh hoạt Tôn giáo, chỉ lo tô vẽ màu sắc Tôn giáo, đặt tên đổi họ, kết hoa đội măo cho tôn giáo, rồi say sưa đề cao danh dự vu vơ, nâng đở thế lực quyền hành của tôn giáo, tự ḿnh đặt thêm phép tắc, phẩm bậc, nghi thức giáo điều cho tôn giáo. Ngoài ra c̣n toan gây nhóm nầy, lập nhóm khác, hoặc bày đặt pháp thuật mơ hồ, ḥng dẫn dắt tín đồ đi lần vào con đường ước mơ huyền bí, ỷ lại thần quyền. Đại khái những đường lối, những quan niệm tu hành trái ngược như trên, thảy đều là những sai lạc lỗi lầm tạo nên nhiều lề lối bất nhứt, hoặc chống đối lẫn nhau, hoặc giẫm chân lẫn nhau. Với đường lối tu hành theo cách đó, nên nhiều khi cảm thấy tu hoài, tu măi, tu đă nhiều năm tháng rồi, mà chung cuộc không nhận được một ấn chứng nào đáng khích lệ. Do đó, thế gian vẫn cứ đi lần vào con đường của hỏa ngục thành sầu luân vơi đọa lạc! Ngày nay, Đạo Cao Đài đến thế gian với sứ mạng Tam-Kỳ Phổ-Độ, không phải định mang đến cho thế gian một thứ Chân lư ǵ mới lạ. Nhưng Đạo Cao Đài đến là để minh xác, phát huy và vạch rỏ cho người thế gian một con đường chân tu theo phương pháp mới nhưng đúng Chính Pháp. Nhờ đó, ngựi ta có thể phân biệt đâu là đứng đắn, đâu là vạy, hầu kịp thời quay đầu lại theo hướng chân truyền. Cứ như vậy, người ta sẽ tu hành từ bậc thấp thường nhất để lần lần tiến từng bước một đi lên trong chiều hướng thượng và tiến hoá. Thầy dạy rằng: "Tu hành giữ mực thường thôi, "Đừng bày vẽ lắm mà bôi lem đầy..." Đă đành thế gian nầy là cơi Ta bà, đầy dẫy sự đau khổ thương tâm, tràn ngập sự bất công bất chính. Nhưng thế gian nầy một cơ sở rất tốt, rất thuận lợi cho việc tiến hoá con người. V́ nơi đây có đầy đủ phương tiện để trau luyện linh hồn và cải hoá tư tưỡng. Thế gian nầy cũng là cảnh giới dễ tu hành nhất. V́ so với các cảnh giới khác th́ tại đây không có những đau khổ quá mức đến phải tiêu tán Thiên chơn, hoặc không có những thích thú trầm nịch, khiến cho linh hồn mất đường tự tĩnh. Ngoài ra, tại thế gian nầy, khi đối đầu với thế gian sự nhờ những phản ứng trực diện của tiềm năng tâm linh, lúc đó con người sẽ phát hiện được Chân lư. Phát hiện được Chân lư tức là có cơ hội giác ngộ và sinh trưởng trí tuệ. Thật vậy, nếu không chạm mặt với cảnh tàn bạo ngang bướng th́ tâm sẽ không luyện được tánh nhẫn nhục và sức chịu đựng. Không chạm mặt với bẩy rập cám dổ th́ trí không rèn luyện được khả năng phán đoán minh mẫn. Không gặp cảnh đau đớn khổ nhục th́ hạnh không luyện được đức Từ Bi Hỷ Xả. Không gặp cảnh gian nan quẫn bách, th́ chí không luyện được thắng lực can trường. Tóm lại, vạn tướng, vạn hữu của thế gian nầy đều là những phương tiện quư báu vô giá, để cho người tu chiêm nghiệm, học hỏi dựa theo quy luật của Thiên đạo mà trau giồi bản năng chơn tánh của ḿnh. Bỡi vậy, tu không phải là ĺa bỏ thế gian, mà ngược lại nên đi vào thế gian, để hoàn thành pháp môn giải thoát. Kinh Phật dạy rằng: Phật pháp tại thế gian, Bất ly thế gian giác, Ly thế nịch Bồ đề, Cáp như tầm thố giác. Xin tạm dịch: Phật pháp t́m ở đâu xa, Ở ngay trong cơi Ta bà thế gian. Bỏ Đời đi kiếm Đạo vàng, Là t́m sừng thỏ muôn vàng viễn vông. Xưa nay, bao nhiêu Hiền nhân quân tử há không phải đă thành công từ trong cái thế gian ô trược nầy sao? Bao nhiêu Thánh nhân, Bồ Tát há không phải đă chứng đắc đạo quả ngay trong cái bể khổ hôi tanh nầy sao? V́ vậy, thế gian nầy là nơi đáng thương đáng quư mà đến. Không phải là chổ đáng ghét đáng chán mà đi. Đến để học hỏi mà un đúc, hễ đến được th́ càng phải giải thoát được. C̣n chán ghét trốn tránh mà đi, càng toan đi càng bị tâm thức ám ảnh lôi cuốn vào. Mọi cái hiện hữu của thế gian vốn khởi đầu từ chổ chân thuần cực tịnh mà có. Và, tất cả cái có đó rồi sẽ hoàn về chỗ cực tịnh chân thuần của nguyên lai là bản thể. V́ biết được điều đó, nên những bậc Thánh trí thường không bị cảnh vật thế gian mê hoặc lôi cuốn và tâm trí của họ lúc nào cũng thanh tịnh an vui. Nhờ thanh tịnh an vui nên mới sáng suốt và phát hiện được Chân lư, tỏ ngộ Đạo mầu. Do vậy, bậc Thánh đứng trong thế gian, ở cùng thế gian, sống với thế gian, lăn lóc lặn hụp giữa thế gian, cộng tác ḥa đồng cùng người thế gian, mà cuối cùng tâm đức đă không hề bị sụp đỗ v́ thế gian, trái lại c̣n được phát huy cao thượng. Nghĩa là, tâm đức ấy lúc nào cũng được tự tại thanh tĩnh không liên lụy thế gian mà khổ, mà sướng, mà buồn, mà vui, mà mê lụy cầu tham lam sa ngă. Vậy, tâm sáng suốt th́ sẽ có cơ duyên giác ngộ. Hễ giác ngộ th́ không chấp kiến sai biệt; không chấp kiến sai biệt th́ không có cái niệm Ta bà hay Tịnh độ, Địa ngục hay Thiên đường. Và, như thế tâm lúc nào cũng phát huy được nghị lực dồi dào và can trường đầy đủ, luôn luôn chấp nhận hoan hỷ, thể tất và bao dung. Nhờ tâm ấy mà tinh thần thư thái để đi lại trong thế gian và vui tươi tỉnh táo để tồn tại với thế gian, xem thế gian như trường học công quả và cảnh giới của thế gian là môi trường giải thoát, Niết Bàn. Tất cả những điều đó, nếu mọi người cùng quan niệm như nhau, chúng ta cùng chấp nhận được, tức là chúng ta nhận định được thế nào là con đường chân chính của Đạo Trời. Con đường đó, là con đường nên đi vào thế gian, đồng sự với thế gian, làm việc lợi ích cho thế gian, chấp nhận và hứng chịu mọi trạng huống nghiêm khắc, mọi thử thách cay nghiệt của thế gian, ngỏ hầu cùng thế gian hoà đồng tiến hoá. Đề cập qua một vài quan điểm nho nhỏ như trên, chúng tôi muốn thứ nói lên một ít khía cạnh về cứu thế với cái chủ trương tận độ của nền ĐạI-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ giữa thời Hạ Nguơn Mạt Pháp nầy. Đó là điều đă được thể hiện trong câu kinh: "Đạo Trời mở rộng Kỳ Ba, Chúng sanh gặp hội âu ca thái b́nh..." Thật vậy, cái chủ trương của Đạo Cao Đài đă được lồng trong những câu kinh như trên, là cái chủ trương nhập thế hành đạo, thực tu thực chứng, không phải là cái chủ trương lư luận mông lung hay là thoát ly yếm thế, ỷ lại Thần quyền, hoặc là quyền danh địa vị. V́, những lư luận mông lung, nhửng ảo tưỡng thoát ly yếm thế, những ư hướng ỷ lại Thần quyền, quyền danh địa vị, nếu càng được trưởng dưỡng bao nhiêu th́ tâm linh con người càng bị ràng buộc theo giả tưỡng vô minh bấy nhiêu. Do đó, trí giác sẽ mê mờ sinh ra dục vọng, cố chấp. Chúng là mầm mống của ngă mạn, chia rẻ, kỳ thị, phe nhóm và bạo loạn. Tất cả đó đều là những chướng ngại đáng sợ, nhất định sẽ không giúp được ǵ cho chính bản thân ḿnh và cho cộng đồng Giáo Hội. Trái lại, c̣n có thể cản trở sự thành công tối hậu của nền Đạo là giải thoát con người và cải thiện thế gian.
(Tài liệu sưu tập để học Đạo trong mùa Khai Đạo năm 2002. Thanh Tùng) |
Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674 Website: www.thienlybuutoa.org Email Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT
|