Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

CÁCH ĂN TẾT CỦA NGƯỜI ĐẠO CAO ĐÀI

LÊ ANH DŨNG

Trước khi công khai hóa hoạt động tại Sài G̣n (tháng 10-1926), trong thời kỳ tiềm ẩn của đạo Cao Đài (1920-1926), các môn đệ đầu tiên của nền tôn giáo mới đă đón xuân Bính Dần một cách đặc biệt. Tại Sài G̣n, chiều 30 Tết (thứ Sáu 12-02-1926), các ông họp lại, cùng nhau đi một ṿng ghé nhà từng bạn đạo. Bắt đầu từ nhà ông Vơ Văn Sang, cuối cùng về đến nhà ông Lê Văn Trung (1876-1934) th́ cũng vừa kịp đón giao thừa.[1]

Tại từng nhà, ông Ngô Văn Chiêu (1878-1932) và cặp đồng tử Phạm Công Tắc (1890-1959), Cao Quỳnh Cư (1888-1929) lập đàn cơ, và mỗi chủ nhà đều được đức Cao Đài Tiên ông ban cho một bài tứ tuyệt, ngụ ư khuyếân tu, khích lệ các ông gắng công gầy dựng mối đạo hăy c̣n quá non trẻ. Chẳng hạn, bài thơ tại nhà ông Lê Văn Trung:

Đă thấy ven mây lố mặt dương,

Cùng nhau xúm xít dẫn lên đường.

Đạo cao phó có tay cao độ,

Gần gũi sau ra vạn dặm trường.[2]

Tết Bính Dần ấy đă để lại dấu ấn trong tâm thức người tín đồ Cao Đài từ buổi đầu cho măi tới nay. Họ lĩnh hội rằng khởi đầu một năm mới không phải là dịp du hí, hưởng thụ theo lẽ thường cuộc sống; trái lại, đây là giờ phút thiêng liêng để mở màn cho một năm siêng năng tu thân, học đạo và hành đạo giúp đời.

Người kinh doanh rất coi trọng ngày giờ khai trương, mở hàng, tin rằng nó ảnh hưởng đến sức mua bán suốt năm. Tương tự, người Cao Đài mặn mà với Đạo cũng mang tâm lư rằng nếu đầu năm chí thành trọn vẹn làm đạo th́ trọn năm sẽ có trớn, học tu suôn sẻ, kết quả sẽ tốt hơn, cả trong cửa đạo lẫn trong phạm vi đem đạo vào đời, phụng sự xă hội nhân sinh.

Người đạo Cao Đài đều ăn chay, ít nhất mười ngày một tháng; nhưng rất đông tín đồ thuần thành, nhất là những người dày tuổi đạo, th́ đều ăn chay trường. Do đó, về mặt vật chất, ăn Tết với họ tự nhiên không hề có nỗi bận tâm phải mâm cao cỗ đầy, rượu ngon thịt béo tốn kém. Nhờ thế, họ có thể để dành được công sức và tiền bạc dồn vào những việc ích lợi khác; c̣n đối với việc ăn Tết th́ cốt sao cho giản dị, thắm đượm đạo lư, và chan ḥa t́nh cảm trong bạn đạo với nhau. Cho nên người Cao Đài không chỉ ăn Tết với gia đ́nh, bà con họ hàng, mà c̣n quan tâm ăn Tết vui chung với đồng đạo.

Thực vậy, sau khi nhập môn, trở thành tín đồ, người Cao Đài có thêm một cộng đồng để sinh hoạt. Đó là họ đạo, mà nơi tập trung là thánh thất (hoặc thánh tịnh).[3] Như thế, ngoài việc chuẩn bị đón năm mới tại gia đ́nh, họ c̣n chia nhau lo liệu một cái Tết chung trong cộng đồng tôn giáo của ḿnh, với ba phần khác nhau: lễ tất niên, đón ba ngày Tết, và mừng tân niên.

Tất niên

Người Cao Đài thường chọn một ngày thuận tiện sau lễ đưa ông Táo (23 tháng Chạp).[4] Sáng, chiều, hay tối tùy tập quán từng họ đạo; miễn là thuận tiện cho sinh hoạt làm ăn của tín đồ để càng có mặt đông đủ càng ấm cúng, vui tươi. Họ đạo nào khéo tổ chức, trong năm sẵn có những sinh hoạt phong phú th́ nội dung lễ tất niên càng hấp dẫn.

Ngoài các nghi thức tôn giáo được giản lược, chương tŕnh tất niên thường có một số nội dung quen thuộc sau:

- Tổng kết việc đạo của cộng đồng trong năm (nếu có mở các lớp giáo lư hay lễ nghi đạo đức, th́ kết hợp trao phần thưởng cho học viên). Điểm qua các thành tích liên giao với các họ đạo bạn, tôn giáo bạn. Nêu các đóng góp với xă hội (công tác từ thiện, lớp học t́nh thương...)

- Phần chủ yếu là sinh hoạt văn nghệ nội bộ tự biên tự diễn (kịch ngắn, vọng cổ, tân nhạc...), với nội dung đạo đức, tươi vui, nhẹ nhàng, phù hợp giáo lư Cao Đài. Vài tín đồ có năng lực đă trích lục thánh ngôn, thánh giáo, soạn thành lời ca, ḥa trong tiếng nhạc; tuy chưa phải kiệt tác hoàn mỹ, nhưng chứa chan t́nh cảm gắn bó, gây nhiều xúc động sâu lắng trong đồng đạo dự khán. Người có giọng tốt luôn được bạn đạo yêu cầu diễn ngâm những vần điệu rung cảm mà thanh cao, trích ra từ nguồn thánh giáo Cao Đài vốn rất giàu thơ phú.

- Ngoài các tiết mục văn nghệ là tiệc nhẹ với các món chay do bạn đạo phân công nhau chế biến sẵn ở nhà mang đến, hoặc nấu nướng ngay trong nhà bếp của thánh thất, thánh tịnh (trù pḥng). Với quan niệm rằng việc đạo nào dù thầm lặng, nhỏ nhặt cũng đều là công quả rất ư nghĩa để góp phần giải nghiệp mà tu tiến, các nữ tín đồ luôn luôn nhiệt t́nh trổ hết tài khéo ra phục vụ các món ăn tinh khiết, thơm ngon, tuy chay mà tŕnh bày bắt mắt không thua các cỗ bàn sang trọng ngoài đời.

Một lễ tất niên như thế thường kéo dài trong khoảng hai, ba giờ. Trước đó, tín đồ lo lau chùi bàn ghế, trang hoàng nơi họp mặt. Cũng không thiếu câu đối. V́ được trích ra từ thánh giáo Cao Đài, câu đối dán cửa thường bằng tiếng Việt, nhưng để có nét cổ điển (hoặc truyền thống) người ta dùng kim nhũ óng ánh viết trên giấy hồng đơn sắc thắm và cách điệu sao cho có vẻ như chữ Nho. Chẳng hạn, hai câu của cổ nhân mà thánh giáo Cao Đài từng nhắc lại:

Tứ quư nhơn gian xuân tại thủ,

Bá niên thế thượng Đạo duy tân.[5]

(Bốn mùa cơi người xuân đứng đầu,

Trăm năm cuộc thế Đạo đổi mới.)

Cặp trạng (câu 3-4) hay luận (5-6) của bài thơ Đường luật (tám câu bảy chữ) vốn là những câu đối nhau, v́ thế tín đồ có thể chọn các bài thất ngôn bát cú trong thánh giáo t́m cho ḿnh câu đối ưa thích. Chẳng hạn:

Xuân nhựt nhựt tân t́nh Tạo hóa,

Xuân niên niên tải nghĩa quần sinh.[6]

(Xuân ngày ngày mới t́nh Tạo hóa,

Xuân năm năm chở nghĩa quần sinh.)

Sau liên hoan tất niên, các phần trang hoàng nơi thánh thất (thánh tịnh) vẫn giữ nguyên cho tới sau Tết.

Giao thừa

Gần đến giờ Tư (trước 23.00), tín đồ cúng giao thừa tại thánh thất (thánh tịnh), cầu nguyện quốc thái dân an. Xong lễ, có thể chia nhau chút rượu lễ vừa thỉnh từ Thiên bàn xuống. Theo đức tin, rượu thế gian sau khi cúng, được Thiêng liêng ban điển lành sẽ trở thành tiên tửu, kim đơn. Cho nên, trong khoảnh khắc này, những người Cao Đài suốt năm gắn bó hành đạo bên nhau đều rất thành kính nâng chung rượu nhỏ ngang trán, lầm thầm khấn nguyện, tạ ơn trước khi hưởng lộc. Có lẽ đó chính là lúc rất nhiều người trong số họ đang nhớ tới thánh giáo của đức Cao Đài một thuở:

Rượu hóa kim đơn mới lạ kỳ,

Thầy ban xuân tửu trẻ say đi,

Say men rượu hăy ḥa men đạo,

Cho thế gian này hết loạn ly.

Trong lúc đó, ở gia đ́nh tín đồ đă có người dọn lễ cúng giao thừa; khi người từ thánh thất (thánh tịnh) quay về sẽ tự xông nhà.

Ba ngày Tết

Phần lớn ba ngày xuân các tín đồ phân công nhau đến làm đạo tại thánh thất (thánh tịnh). Một số trực tại pḥng khách lớn, đón tiếp đại diện các đoàn tôn giáo bạn, họ đạo bạn đến chúc Tết. Một số khác chia ra thành nhiều nhóm, có người làm trưởng đoàn (là chức sắc, chức việc). Các nhóm chia nhau đi chúc Tết một số họ đạo, cộng đồng tôn giáo bạn... Đến mỗi nơi, đoàn sẽ được hướng dẫn ra bửu điện hành lễ trước Thiên bàn, rồi cùng quây quần hàn huyên trong câu chuyện đầu năm. Chương tŕnh thăm viếng này được gọi là “liên giao hành đạo”, thể hiện lời thánh giáo:

Xuân đến chúc nhau hưởng phước Trời,

Xuân đi thăm viếng khắp nơi nơi,

Xuân không phân biệt sang hèn đó,

Xuân chúc mọi người được thảnh thơi.

Hái lộc đầu năm

Cải tiến tục hái lộc đầu năm, người Cao Đài thường trang hoàng một chậu mai vàng khá to bằng cách treo lẫn vào cành lá những phong bao đỏ vẫn dùng để ĺ x́. Bên trong mỗi bao đều không có tiền, thay vào đó là mẩu giấy ghi lại một bài thơ tứ tuyệt hoặc bốn câu lục bát. Thơ đương nhiên được trích ra từ thánh giáo Cao Đài, nội dung khuyến tu, hoặc lời chúc xuân đạo đức. Như vậy, kể từ giao thừa, mỗi người từ thánh thất (thánh tịnh) về nhà đều có thể mang theo một khổ thơ, chẳng hạn:

Xuân đến mấy vần đạo dụng văn,

Tặng người tu niệm lớp kim bằng,

Chơn tâm rán giữ nên tiên phật,

Khỏi uổng kiếp người chốn thế gian.

Cách hái lộc này hoàn toàn thay thế thói quen vặt cành, bẻ lá, chẳng những bảo vệ được cây cảnh thiên nhiên, tôn trọng môi trường, mà c̣n bộc lộ một sắc thái rất riêng của Cao Đài, v́ gắn liền với t́nh yêu thơ phú qua thánh giáo, thánh ngôn.

Tân niên

Sau ba ngày Tết, các cộng đồng Cao Đài thường sinh hoạt trở lại từ mùng 8 âm lịch, nhằm chuẩn bị để giờ Tư hôm đó tổ chức đại lễ hiến đức Cao Đài vào đầu ngày mùng 9 tháng Giêng, v́ đây là lễ Vía Trời, một trong những lễ rất quan trọng của mọi cộng đồng Cao Đài.

Một số họ đạo c̣n tổ chức họp mặt vào sáng mùng 9. Ngoài các nghi thức tôn giáo, chương tŕnh có thể gồm thêm thuyết minh giáo lư (giảng đạo, thuyết pháp), hoặc học tập thánh ngôn, thánh giáo. Dịp này, vị chức sắc cai quản họ đạo sẽ để lời chào tân niên, nhắc nhở đồng đạo siêng tu, năng làm công quả giúp đời trong năm mới.

Rất nhiều tín đồ (không phân biệt chi phái) c̣n tổ chức thành từng đoàn, thuê xe về Ṭa thánh Tây Ninh hành hương từ trước mùng 8, chủ yếu là dự lễ Vía đức Chí tôn vào giờ Tư mùng 9 tháng Giêng, một đại lễ mà Tổ đ́nh Tây Ninh tổ chức hết sức long trọng với tất cả những nghi thức trang nghiêm, tôn kính hiến dâng đấng Giáo chủ là đức Cao Đài Thượng đế.[7]

Sau lễ Vía Trời, đối với người Cao Đài là xong Tết, nhưng chưa phải đă hết xuân. Với họ, xuân cảnh thiên nhiên bao giờ cũng hữu hạn trong ṿng ngày giờ và năm tháng. Nhận thức này có được dĩ nhiên do sự thấm nhuần thánh giáo:

Vui với ngày xuân nếp đạo mầu,

Hồng trần chẳng bận chẳng lo âu,

Khuyên người tu niệm nên ghi nhớ,

Xuân lại rồi đi xuân chẳng lâu.

Cho nên, đối với những người Cao Đài thuần thành, thực tâm biết đạo, lo tu hành chân chánh, họ hiểu rằng xuân là đổi mới, nhưng không chỉ đổi mới ở vật chất bên ngoài, mà quan trọng hơn là biết đổi mới tâm hồn, sửa sang đời sống bên trong của từng cá nhân để tâm đức ngày một sáng hơn theo tháng năm tuế nguyệt:

Xuân ḷng con đượm sắc tươi,

Hoa ḷng con nở tỏa ngời vị hương,

Tủa bay chan khắp t́nh thương,

Muôn loài vạn vật nơi trường thế gian.

Nói khác đi, ăn Tết, thưởng xuân theo người Cao Đài là hăy ra sức thăng hoa cuộc sống chính ḿnh, gắng công t́m tới một mùa xuân trường tồn, chính là xuân tâm, xuân đạo bất tận nơi cơi ḷng trong sạch, vị tha của mỗi người, thực hành theo thánh giáo từng nhắc nhở họ:

Xuân cảnh dù cho có thế nao,

Xuân tâm riêng ở chí anh hào.

Xuân tâm bền vững như xuân đạo,

Cái thú muôn năm chẳng nhạt màu.

LÊ ANH DŨNG

 (23-12-2000)

Sách báo tham khảo

[Lê Anh Dũng 1996]. Lịch sử đạo Cao đài thời kỳ tiềm ẩn 1920-1926. Huế: Nxb Thuận hóa.

[TGST 1966-1967]. Thánh giáo sưu tập 1966-1967. Sài G̣n: Cơ quan Phổ thông Giáo lư Cao đài giáo Việt Nam ấn tống, 1968.

[TGST 1968-1969]. Thánh giáo sưu tập 1968-1969. Sài G̣n: Cơ quan Phổ thông Giáo lư Cao đài giáo Việt Nam ấn tống, 1972.

[Xưa & nay 71B]. Tạp chí Xưa & nay. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, số 71B, tháng 01.2000 (Xuân Canh th́n).


[1] Lần lượt các ông ghé mười nhà như sau: Vơ Văn Sang (Cầu Muối), Cao Quỳnh Cư (134 Bourdais, nay là Calmette, quận 1), Vương Quan Kỳ (80 Lagrandière, nay là Lư Tự Trọng, quận 1), Lê Văn Giảng (85 Lagrandière), Nguyễn Trung Hậu (Đa Kao, nay là trường Huỳnh Khương Ninh, quận 1), Nguyễn Văn Hoài, Phạm Công Tắc (đường D’Arras, nay là Cống Quỳnh, quận 1), Đoàn Văn Bản (42 Général Leman, nay là Cao Bá Nhạ, quận 1), Nguyễn Hữu Đắc (100 Lục Tỉnh, nay là Hùng Vương, quận 6), Lư Trọng Quư, Lê Văn Trung (Quai Testard, nay là Châu Văn Liêm, quận 5).

[2] Xem thêm [Lê Anh Dũng 1996: 127].

[3] Ngoài họ đạo nơi ḿnh nhập môn, nhiều người c̣n tự nguyện gia nhập một cộng đồng đơn lập khác, như Cơ quan Phổ thông Giáo lư Đại đạo (không chi phái) ở 171B đường Cống Quỳnh, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1. Như vậy, họ sẽ sinh hoạt ở cả hai nơi, thời gian ưu tiên, nhiều ít cho từng nơi sẽ do họ tự quyết định.

[4] Có nhiều nơi, như các thánh thất thuộc Hội thánh Truyền giáo Cao Đài c̣n thiết lễ sám hối cuối năm (Chung niên sám hối) vào giờ Tư đêm 22 rạng 23 tháng Chạp.

[5] [TGST 1968-1969: 95].

Duy tân (modernisme) là đổi mới, canh tân, là chủ trương nhựt tân, nhựt nhựt tân, hựu nhựt tân của thánh hiền ngày xưa. Xuân về, thế gian thường nô nức lo tiễn cũ đón mới (tống cựu nghinh tân). Từ ngoại cảnh đó soi vào nội tâm, bậc chân tu cũng lo đổi cựu thay tân, luôn luôn t́m cách đổi mới con người phàm phu lục dục thất t́nh trở nên con người thánh hóa, giải thoát. Đó là đạo lư của người tu. Nói khác đi, con người tu hành cũng là con người duy tân.

[6] [TGST 1966-1967: 5].

[7] Xem thêm: Lê Anh Dũng, Mùa xuân với lễ Vía Trời. [Xưa & nay 71B: 46-48].

 Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh