Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

Huấn từ của Đức CHÍ TÔN

Thánh tịnh Bửu Quang Cảnh, ngày 21 tháng 4 năm Đại Đạo 34 Kỷ Hợi (28-5-1959)

 

Thi:

NGỌC thanh trọn phẩm tự nhiên hương

HOÀNG điệp phù sinh [1] hữu hoại thường

THƯỢNG thiện hạ liên an bốn cơi

ĐẾ lương thần hiệp vững mười phương

Giáng phàm sớm tối d́u con thảo

Bửu ngọc chiều trưa dạy mọi đường

Quang đại t́nh thương trong chủng loại

Cảnh trần tuyệt khổ mới an khương.

 

      Thầy linh hồn mỗi trẻ. Các con được phép tịnh thiền, các con đừng cầu nguyện chi, để Thầy phân dạy mọi lời hầu các con suy nghiệm.

      Này các con nam nữ! Trước khi Thầy khai đạo, Thầy hứa cùng chư Phật Thánh Tiên rằng: “Độ tận các con về nơi Bạch Ngọc.”

      Bởi thế, Thầy khai thập nhị chi phái đạo, là một nhà mười hai (12) cửa, là mười hai nhă thuyền độ chúng để đi đến nơi tuyệt khổ đại đồng.

      Thầy giao trọng trách mỗi chi phái, một màu sắc, một đường lối và cùng một chơn truyền để sửa nhân, hóa thế ác trược trở nên đạo đức chánh nghĩa.

      Thầy khai mười hai chi phái đạo, tùy theo con nào bước vào ngưỡng cửa nào cũng được; nếu mỗi con hành tṛn bổn phận làm lành làm phải, đúng với chơn truyền, th́ Thầy độ tận các con, dù chơn linh hay không phải chơn linh nguyên vị đi nữa, nếu hành tṛn Thầy cũng điều độ đến nơi đến chốn.

      Thầy gẫm lại các con, Thầy rất khen. Trước cảnh ngộ khảo đảo gian nan mà các con bảo tồn được cơ đạo như vậy, các con rất xứng đáng với bổn phận thiêng liêng giao phó.

      Này các con! Thầy mở ra mười hai chi phái, cũng như một cội mười hai nhành, trong những nhành có nhành th́ đơm hoa, nhành th́ kết quả, không đều đặn, chỗ ít chỗ nhiều. Nếu các con bẻ những quả ấy, và gom lại th́ không được kết quả đầy đặng; chi bằng các con đợi đến khi thành tựu, nhóc nhành sai quả, th́ mới có nhiều kết quả.

      Nếu v́ dục vọng của các con, muốn đến chỗ thành tựu sớm, chẳng khác nào các con trồng cây kia mà các con muốn đơm hoa kết quả sớm, rồi hôm nay các con nhớm gốc cây một chút, và nhớm măi như vậy th́ cây kia làm sao ương rễ và đâm chồi xinh tốt để kết quả, như thế cây kia phải cằn cỗi héo hắt chết đi.

      Cũng như sẵn nhịp cầu mà các con không bước, lại muốn nhảy ngang ao, tức không chóng th́ chầy các con phải rơi vào ao ấy.

      Ngày trước kia, Khổng Phu Tử dạo nơi đồng nội, gặp một quả phụ than khóc, Khổng Phu Tử vội hỏi rằng: “Tại sao nhà ngươi khóc?” Quả phụ trả lời: “V́ mất cây trâm bằng cỏ thi mà tôi khóc.” Khổng Phu Tử thốt: “Cỏ thi biết bao nhiêu ngoài đồng nội sao không kết lấy, mà đứng than khóc?” Quả phụ trả lời rằng: “Tôi khóc v́ tiếc một vật cũ không nh́n thấy lại nữa, và măi măi không thấy, chớ cỏ thi bao nhiêu cũng có.”

      Như vậy các con muốn đơm hoa kết quả, măi nhớm gốc cây lên th́ cây phải chết; sẵn cầu không bước lại nhảy ngang ao th́ phải rơi; vật cũ mất rồi th́ không bao giờ thấy nữa.

      Giả dụ: các con đang ở trong thuyền khơi giỡn sóng mà các con bất chấp người trong thuyền, rồi xuôi chèo xuôi lái, vói tay kêu cứu với kẻ trong bờ, trong khi ấy sóng nhận thuyền các con. Chi bằng các con hiệp tâm sức để chống chèo đến nơi đến chốn th́ mới có thể được, bằng trái lại th́ ch́m lỉm cả thuyền.

      Nắng mưa vội che dù, mà các con vẫn ướt át, vẫn nồng nực bởi mưa nắng như thường, ấy tại sao vậy?

      Ấy là dù của các con vẫn rách nát mà các con không hay; ví như ở trên thế gian này, gặp mọi trở lực mà không vượt qua, lại phủ che bằng một lớp vỏ bằng uy lực ở thế gian, không thể được. Bởi sự ác, dù che kín đến đâu cũng vẫn thấy như thường. Sự thiện, sự phải là bộ thiết giáp che thân vĩnh viễn mà các con không hiểu. Cũng như đèn không dầu mà các con kéo tim cao, đốt phừng lên rồi tắt phụp, c̣n đèn sẵn dầu tuy tim thấp mà vẫn cháy đều.

      Cũng như sự ác bao giờ cũng sáng tỏ lúc ban sơ, rồi chịu tắt phụp đi; c̣n công lư bao giờ cũng đều đều không hưng không phế như ngọn đèn cháy măi vậy.

      Tóm lại, sự thống nhứt cơ đạo Thầy đă thống nhứt rồi, là Qui Tam giáo, Hiệp Ngũ chi làm phương châm hành đạo và giáo dân vi thiện đi đúng với chơn truyền, tất cả các con vẹn giữ và độ người nên thiện, vẹn với gia đ́nh luân lư, vẹn với bổn phận làm người, từ gia đ́nh đến xă hội quốc gia đều thiện, như vậy thế là thống nhứt; thống nhứt chơn truyền, thống nhứt từ nội bộ, từ cá nhân cho vẹn, rồi mới hoàn thành thống nhứt. Sở dĩ thống nhứt của các con là tượng trưng h́nh thức cho sự vô vi; h́nh thức bao giờ cũng đi trước vô vi, nhưng h́nh thức các con chuyển xây không hợp với vô vi Thầy định, bởi lẽ dục vọng của các con phàm gian gây nên mà thôi.

 

Thi bài:

       Từ khai đạo mười hai chi phái,

       Rồi các con gẫm lại mà xem,

              Mỗi chi phải đúng chơn truyền,

Ấy là thống nhứt trọn niềm đạo Cha.

       Con trước phải vẹn ḥa vẹn thuận,

       Sự tương thân phải vẹn ḥa nhau,

              Tương ái tương trợ một màu,

Giáo dân vi thiện làm đầu cho xong.

       Chữ yêu thương một ḷng sau trước,

       Con thi hành cho được vẹn thân,

              Thống nhứt nội bộ an toàn,

Chơn truyền đi đúng tạo đoan định phần.

       Mỗi chi phái là thoàn bát nhă,

       Để độ người biết trả nghiệp căn,

              Độ người thoát cảnh nguy nàn,

Đến nơi cực lạc thiên đàng nhàn thanh.

       Thống nhứt rồi sự lành sự phải,

       Đó là con tiến măi sự tu,

              Dù cho băo tố mịt mù,

Ḷng con vững chắc khư khư mới là.

       Trước uy lực con mà tâm vững,

       Đem chánh chơn nhân nhượng vẹn toàn,

              Dù cho uy vũ [2] thế gian,

Th́ con cũng được vẹn thân buổi cùng.

       Được tự do sống chung đạo đức,

       Nếu chở che với sức của người,

              Như vầy khả ố thân người,

Như vầy không vẹn thân thời hậu lai.

       Trước sự khổ không nài sự khổ,

       Trước khó khăn mọi chỗ gian nguy,

              Liều thân hành đạo Tam Kỳ,

Không nài khổ khó bước đi theo Thầy.

       Trước sự sang trần ai quí quá,

       Con cũng đừng cho cả là sang,

              Nếu con vững chắc chèo thoàn,

Lâm nguy khổ khó đừng màng sá thân.

       Thà chết đặng ngôi vàng quí trọng,

       C̣n sướng hơn kiếp sống bùn nhơ,

              Cúi ḷn khổ nhục từng giờ,

Như vầy đâu được tự do đạo Thầy.

       Thầy đă vạch đường ngay ngỏ thẳng,

       Là chánh chơn cay đắng không sờn,

              Chánh chơn mới được bảo tồn,

Con làm sự sái khó tṛn đâu con.

       Dù che lấp bao niềm bao nỗi,

       Cũng có người biết tới ḷng con,

              Sự tu lương thiện cho tṛn,

Th́ con sẽ đặng bảo tồn hậu lai.

       Thống nhứt Thầy định ngày đă sẵn,

       Đúng chơn truyền mới đặng vẹn toàn,

              Đợi ngày lai hậu sắc ban,

Th́ con mới rơ mọi đàng qui nguyên.

       Hiện giờ đây chơn truyền nắm vững,

       Để độ người biết chữ tu thân,

              Đem về quê vị thanh nhàn,

Thoát nơi ngục khổ đến đàng tân dân.

 

      Thầy dạy bấy nhiêu lời các con khá nghiệm suy. Thầy ban ân lành các con, Thầy hồi Bạch Ngọc.

      Thăng.


 

[1] Hoàng điệp: Chữ ghép của hoàng lương và mộng điệp, đều nói là giấc ngủ chiêm bao.

     Phù sinh: là kiếp sống của con người chỉ có trong một chốc lát như cụm mây vừa nổi rồi tan.

 

[2] Uy lực: là thế lực làm cho người ta sợ.

      Uy vũ: là những binh khí quân đội. Người chơn tu chỉ biết lo làm lành lánh dữ, th́ dù đứng trước những cảnh bị người dùng uy lực hay uy vũ ép bức cũng được an thân buổi chót.

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh