Trở lại trang chánh của Website Thiên Lý Bửu Tòa
|
CHỮ TÂMHườn-Cung-Ðàn (Việt Nam) Tý thời, 14 rạng Rằm tháng 5 Ất-Tỵ (13-6-1965) ____________ Thiện-Tài Ðồng-Tử, Tiểu-Thánh chào chư Thiên mạng, chào chư liệt vị lưỡng ban. Chư liệt vị thành tâm tiếp điễn Ðức Quan-Âm Bồ-Tát. Tiểu-Thánh xuất ngoại ứng hầu, thăng... (Tiếp điễn:) Bần-Ðạo chào chư hiền sĩ, chư hiền muội đẳng đẳng.
Bần-Ðạo miễn lễ, chư hiền sĩ, hiền muội đàn trung an tọa. Giờ nay, Bần-Ðạo đến đây để bố điễn hòa đồng toàn tất chư hiền sĩ, hiền muội. Nhận thấy trong khoảng thời gian qua, bước đàng hành đạo trải bao phen trầm bổng, thạnh suy, tan hiệp, hiệp tan, vui buồn, thương giận. Ðó là phàm tánh còn ẩn trong mảnh thân tứ đại. Tuy nhiên, một điểm son đáng ghi là chữ tâm của hiền sĩ, hiền muội vẫn còn thiết tha thành kỉnh, với một chủ đích duy nhứt là Ðại-Ðạo qui nguyên, hóa hoằng chơn pháp, phổ độ quần sanh trở về con đường chánh giáo. Nhờ đó là một trong những yếu tố để hội ngộ hiện diện đàn tiền. Ðàn hôm nay, Bần-Ðạo khoanh tròn nơi chữ Tâm. Mỗi mỗi hiền sĩ, hiền muội đều có một chữ Tâm, nhưng bản năng thì lại khác, không biết bao giai tầng biến chuyển nơi nội tâm. Có chữ Tâm đang thiết tha vì đại cuộc, thương giống, yêu dòng, qui hợp những tinh anh kết thành một khối, xây dựng giang san cho giống dòng Hồng-Lạc. Cũng có chữ Tâm nặng oằn vì đạo nghĩa, dốc đem hết sự nghiệp, thân thế đời mình phụng sự cho lý tưởng cao cả. Cũng có chữ Tâm cũng thương, cũng mến, cũng xây dựng, nhưng không phải vì đại cuộc, đại nghĩa, mà vì màu sắc địa phương, phái chi Nam Bắc, đen trắng xám vàng. Cũng có chữ Tâm cũng biết thương yêu, chăm sóc, lo lắng bảo vệ, nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp, đó là đời tư, gia thê tôn tử. Cũng có chữ Tâm cũng biết thương yêu, vun quén, chăm sóc, nhưng trong phạm vi nhỏ hẹp hơn nữa. Ðó chính là bản thân mình, vị kỷ vong tha. Cũng có chữ Tâm, nhưng vô định, không chủ hướng, không mục đích, không đường lối, cũng không biết hướng đời mình đi về đâu. Hỏi vậy trình độ này có biết tự thương chăng ? - Trả lời rằng: "Biết". Biết thương cho sở thích nhứt thời, biết thương cho thị dục cá tính, biết thương cho từng giai đoạn một, chung qui lại là thương cho ma quỉ, làm nô lệ cho dục vọng, ích kỷ, hại nhân. Ðó cũng gọi là chữ Tâm. Hỡi chư hiền sĩ, chư hiền muội ! Nhìn một khối nước chứa trong hồ, nước yên lặng, lóng trong, nhìn vào thấy bóng, chẳng khác gương soi. Ðó là Tâm thanh tịnh, mà bóng đó là các đấng nơi cõi vô hình. Cũng nước, nước nguồn, nước suối, nước nơi sông rạch, dòng nước uốn lượn theo lối quanh co, khúc khuỷu, lôi cuốn cuồn cuộn những gì nhơ bẩn tanh hôi... Cũng nước, nước nơi trùng dương, khi phẳng lặng như tờ giấy trải, khi gào thét khuấy động, rất đổi tàn phá những gì làm chướng ngại vật, cản trở dòng nước đang dâng. Nhìn dòng nước, đem so lại với tâm người... Một khi tâm khuấy động, bao thất tình lục dục cặn cáu nổi lên, mặt phừng phừng đỏ, chuyển động cả thân thể tứ chi, đụng đâu phá đó, có thể một giây cuồng loạn tiêu diệt quả địa cầu ! Chữ Tâm, hễ buông ra, bao quát cả gia đình, quốc gia, xã hội, thế giới, hoàn cầu, vũ trụ, thiên địa... Một khi Tâm thu lại chỉ bằng sợi tóc chẻ ra ngàn mảnh. Tâm biến hóa vô cùng, vô tận. Nó là con ngựa chứng, mà cũng là con ngựa hay. Nếu người chủ ngựa biết xử dụng, điều khiển, thì sẽ trở nên bạch mã, phi mã, vạn mã vô song. Ngược lại, người chủ không biết xử dụng, điều khiển, thì nó là con ngựa chứng, chạy khắp đó đây, lên núi xuống đồng, tàn phá bao nhiêu cây trái, ruộng vườn, hoa mầu khắp chốn, đụng ai đá nấy. Cũng thời chữ Tâm, cách đây cũng nhiều phen, Bần-Ðạo hằng dặn dò hàng môn đệ trong Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ rán cần lưu ý đến chữ Tâm. Chữ Tâm, nếu để tự nhiên, giống như thuở sơ sinh, tâm hồn chất phác, tâm như minh cảnh đài, thông công tam thập lục thiên, tam thiên thế giới. Nhưng thương vì, khi vào đời trần cấu, gặp những ngoại cảnh cuốn lôi, làm cho tâm phai mờ dưới những lớp bụi trần: hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục, cụ ... Người tu hành, trong thời đại ân xá, rất dễ đắc quả vị, mà than ôi ! cũng rất khó. Khó là tự mình chưa, hoặc không thể làm chủ, chưa mạnh dạn quét sạch những bụi trần vừa kể. Khi quét được sạch rồi, tâm đạo hiện ra, dẫn dắt con người đến chỗ tận thiện, tận mỹ. Khi ở tại trần, giả thử được một người toàn vẹn dường ấy, một lời nói ra cảm hóa muôn người, mười lời nói ra, trăm lời nói ra, ngàn lời nói ra, thì lo gì nước không trị, nhà không yên, đạo không qui về một khối. Lo gì nhân loại chẳng hưởng cảnh đất Thuấn, trời Nghiêu. Tình thương con người xuất phát từ chữ Tâm. Nếu thương thân mình, thương gia thê tôn tử, dung lượng tình thương đó như dung lượng nước ở dấu chơn trâu. Còn tình thương quốc gia dân tộc, dung lượng bằng dung lượng vũng nước ao hồ. Còn tình thương nhân loại như nước chốn đại dương. Xét lại mà coi: Nếu nước ở dấu chơn trâu thì có giới hạn, nhiều dấu chơn trâu có nhiều giới hạn. Có những khoảng cách ngăn, dấu thì nước trong, dấu thì nước đục, vì chỗ trong đục, đục trong, sanh ra quấy phải. Vì chỗ quấy phải, sanh ra cạnh tranh. Chính chỗ cạnh tranh là mầm xáo trộn trong nhân loại. ở gia đình thì vợ chồng anh em cải vã, đánh đập xể xài thân xác. Ðến cùng chòm xóm, cạnh tranh đến chỗ hạ thủ bất nhượng. Giữa tỉnh này cùng tỉnh khác, cạnh tranh đưa đến chỗ giặc chòm. Giữa quốc gia này cùng quốc gia khác, thì vì cạnh tranh ắt đưa đến chỗ tàn sát không gớm tay. Từ đó là mầm lôi cuốn thế giới vào cuộc nguy vong. Chính vì chỗ thiếu tình thương, hoặc tình thương nhỏ hẹp, tuy khinh thường, nhưng nó là mầm non, cội rể phát sinh ra đại cuộc. Vì lòng là Tâm. Tâm người xa cách nguyên thủy, căn bản, tức là xa Thượng-Ðế. Xa Thượng-Ðế là xa tình thương. Mà hễ loài người thiếu tình thương, ôi thôi, hậu quả vô cùng vô tận ! Từ chữ Tâm sanh ra chữ muốn. Muốn đủ thứ đủ điều. Muốn là dục vọng. Khi muốn mà không được thì thất vọng. Hễ thất vọng, phải luân hồi để kiếp lai sanh toại vọng. Hễ luân hồi thì đau đớn vì: Trần gian là chỗ đọa đày, Luân hồi nhiều kiếp, trả vay càng nhiều. Như vậy, nguồn gốc của luân hồi là chữ Muốn. Muốn khỏi cảnh luân hồi thì đừng thất vọng. Muốn đừng thất vọng thì chớ dục vọng. Muốn đừng dục vọng thì phải ngự trị chữ Tâm. Sự luân hồi của người khác với cỏ cây cùng nước. Nhìn xem cây cỏ: cây sanh bông, bông tồn trái, trái có hột, hột già rụng xuống nẩy mầm sanh cây. Cây lại sanh hoa, quả, đến hột, hột rụng xuống nẩy mầm trở lại thành cây. Nhưng ngàn năm, muôn thuở, giống nào cây nấy. Còn nhìn nước nơi ao hồ: nước bốc hơi thành mây, mây thành mưa rớt xuống núi non, rừng rậm, đổ vào chỗ trũng, chảy thành nguồn. Từ nguồn chảy ra sông, rạch, ao, hồ, biển cả. Cứ như thế, ngàn kiếp, muôn năm, tánh chất nước không chịu đổi thay vì luật luân chuyển. Còn trái lại, con người khi luân hồi chuyển kiếp, chưa chắc gì được trọn vẹn làm người ở kiếp lai sanh. Bởi vì lòng người khó đo lường. Cũng thân xác con người, mà tâm trạng đổi thay, từ thiện lương đến hung ác, bạo tàn, đến nỗi còn hơn lòng dạ hổ lang nơi rừng sâu núi thẳm. Vì tâm người quá chấp, quá nê, còn nước với cỏ cây, tịnh tịnh vô vô, không tư tâm, không bản ngã, không nê chấp. Nhờ "Tâm Không" đó mới giữ được bổn chất nguyên căn. Hỡi chư hiền sĩ, chư hiền muội ! Giữa đêm trường đầy dẫy lằn hắc khí xung thiên, những lằn hồng quang điễn chư hiền nơi đây xung lên, vẹt đám mây mù hắc khí nơi này. Nếu được phổ độ thêm nhiều sanh linh, tạo nhiều hồng quang điễn: hễ hồng quang điễn đến đâu thì nạn tai tránh xa đến đó. Vì vậy, Bần-Ðạo khuyên người tín đồ Ðại-Ðạo, không luận chức sắc thiên phong, đều có bổn phận tự giác, giác tha, làm thế nào để được xứng danh nghĩa Tam-Kỳ Phổ-Ðộ. Chư hiền muốn thành Phật ư ? Muốn thành Tiên, Thánh, Thần ư ? Ðược, tốt lắm. Chính trong thân tâm chư hiền, mỗi người đều có, tạm gọi là vốn liếng để thành Phật, Tiên, Thánh, Thần. Miễn chư hiền biết trọn lành từ tư tưởng đến việc làm cùng lời nói. Loại nào của các bực Phật, Tiên, Thánh, Thần nên nuôi dưỡng mà tiến hành. Còn những tư tưởng, hành động, lời nói nào của ma quỉ, phải chừa ngăn. Có như vậy mới sớm toại nguyện. Thử đặt một câu hỏi: Nếu mình làm đúng, nói đúng, trong lúc đó có người nói ngược lại, mình có bực tức giận chăng ? Nếu có, tức là không được Phật tánh! Nếu khi gặp cơn đói lạnh, mình chỉ còn một chén cơm cho cả gia đình, trong lúc đó gặp người hàng xóm xin chia bớt một phần, mình có chia chăng? Nếu không, tức là thiếu lòng bác ái, chẳng được thành Tiên ! Nếu khi cơn ghiền rượu đang hoành hành, ở nhà còn sót một vò rượu ngon, hỏi mình có tự nhẫn kiên, không dùng rượu, để sáng suốt tinh thần, tiếp điễn hành pháp chăng ? Nếu không nhẫn được là không thành Thánh. Nếu cần một món tiền chia hai, bên ba phần, bên năm phần, cho thân nhơn với một người láng giềng, có ưng lòng chia phần nhiều cho người hàng xóm chăng ? Nếu không thì chẳng được thành Thần. Những sự kiện nghe qua rất tầm thường, nhưng xét lại thật là khó hành. Mà hễ khó hành thì không thành. Muốn thành phải kiên nhẫn, hy sinh, đức độ. Nếu ngược lại, bắt cá hai tay, làm sao đắc quả, vì câu:
Thi:
Thi Bài:
Hỡi chư hiền sĩ, hiền muội ! Cơ đạo hiện giờ tùy theo sáng kiến của đệ huynh, chung tay xây dựng cơ quan đạo nơi này. Không nên nê chấp vì danh từ. Danh từ chỉ là hình thức xưng hô, tùy thời biến chuyển, song song với nhu cầu của tinh thần chi phái đạo. Sự thật, danh từ nào cũng là giả cả. Chỉ tạm mượn mà gọi để thi hành cho kỳ được mục tiêu Ðại-Ðạo đó thôi. Công quả hiền sĩ hiền muội nơi này đã nhiều rồi, mặc dầu chưa toại thành sở nguyện, chớ vội nản lòng. Vì chư hiền chỉ biết ngày nay, mà không biết ngày mai cùng tháng tới. Nhìn gương Tái-Ông thất mã mà an phận hành đạo. Cần nhớ điều này: Trời có Xuân Hạ Thu Ðông, mưa gió cũng tùy theo luật bốn mùa tám tiết. Người sứ mạng hành đạo là tay cầm nước cờ, phải nhìn xa năm bảy nước, chớ nóng lòng chiếu bí, lỡ vận không nên. Ðiều căn bản là dụng đức dung hòa, để gặp thời cơ thuận buồm thẳng gió. Hôm nay Bần-Ðạo rất vui nhìn thấy tinh thần đạo đức gắn bó của chư hiền sĩ, hiền muội các nơi về đây chung dưới mái Thánh-Ðường. Bần-Ðạo mong cho lòng đạo ấy mãi mãi càng gia tăng để chung lo xây dựng Ðạo Trời trong thời buổi chót của Ngươn Hạ. Thi:
Thi:
Ng?:
|
Thiên-Lý Bửu-Tòa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674 Website: www.thienlybuutoa.org Email Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT
|