LÊ Đ̀NH THẢO

Gia đ́nh anh Lê Đ́nh Thảo

Địa chỉ: 63 đường số 1, khu phố 3, phường Tam Phú, Thủ Đức

Gia cảnh & bịnh t́nh:

Anh Lê Đ́nh Thảo (SN 1961), vợ là Nguyễn Thị Kim Yến.

Hai con: Lê Quốc Thanh (1993), và bé Mộng Thùy (1997)

Một năm trước, anh Thảo được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh xơ gan.

Bài của D.T - B.D:

Chị Nguyễn Thị Kim Yến: “nằm trên giường bệnh vậy mà ảnh cứ lo cho mấy đứa nhỏ. Ảnh nói: - Không biết mai mốt bố chết rồi ai lo cho tụi con đây?”.

T́nh nghĩa chồng vợ bao nhiêu năm, trách nhiệm của một người đàn ông trong gia đ́nh - người bố của những đứa con thơ làm anh Lê Đ́nh Thảo (1961) dù bệnh liệt giường vẫn không thể nằm yên.  

Một năm trước, anh Thảo được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh xơ gan. 2 triệu tiền đi khám bệnh và mua ít thuốc cho anh Thảo trong những ngày đầu được Soeur Xuân - giáo xứ Tam Hà, Thủ Đức (người dẫn chúng tôi đến với hoàn cảnh gia đ́nh anh Thảo) quyên góp. Từ đó tới nay, không có tiền vào bệnh viện nên anh Thảo nằm ở nhà uống thuốc Nam của một thầy thuốc Đông y gần nhà phát miễn phí. “Anh chị em hai nhà th́ cũng chạy ngày ăn bữa nên ḿnh phải tự lực là chính”, chị Yến kể thật, “cũng nhờ các soeur vài bữa lại mang gạo, khi th́ hộp sữa xuống nhà”. Trước đây, với nghề thổi kèn đám ma, cộng thêm tiền làm thuê của chị, anh chị tằn tiện cũng sống qua ngày. Từ khi anh phát bệnh, không đi lại được, chị Yến phải ở nhà chăm sóc chồng, nên những chi tiêu tối thiểu của gia đ́nh cũng phải dè sẻn đến mức tối đa. 10.000 đồng là tiền công giúp phụ bán quán cơm buổi sáng mà chị Yến nhận được. Chủ quán thương hoàn cảnh gia đ́nh chị, nên thêm cho 5.000 đồng gọi là “phụ tiền thuốc thang cho anh Thảo”. Tiền ăn trong ngày của 3 mẹ con xem như nằm trong khoản 10.000 đồng đó. 5.000 đồng c̣n lại được chị tạm ứng trước chủ quán để mỗi tuần chuyền nước biển cho anh. Chị y tá thường chuyền nước cho anh Thảo cũng không nỡ lấy tiền công. Thỉnh thoảng có ai đó dúi cho năm chục, một trăm chị để dành bồi bổ cho chồng. Và anh chị cũng không biết ḿnh sẽ sống ra sao nếu không có sự “chạy qua chạy lại” của bà con lối xóm.

Trời Sài G̣n tháng 7 đă mát đi nhiều, nhưng chiếc quạt gió vẫn không đủ xua đi cái nóng từ mái tôn phủ xuống. Căn nhà bé tẹo (63 đường số 1, khu phố 3, phường Tam Phú, Thủ Đức), nh́n trước nh́n sau chỉ thấy mỗi chiếc xe đạp là đáng giá. Nhà tắm cũng là nhà vệ sinh chỉ là khoảng hở của vách tường nhà giáp tường nhà hàng xóm với tấm bạt chăng lên làm cửa. Vậy mà sự hiền ḥa, êm ấm vẫn hiển hiện trong từng cử chỉ, lời nói dịu dàng, quan tâm tới nhau của các thành viên trong gia đ́nh. Trước đó vài hôm, với giọng nói yếu ớt, anh Thảo muốn ăn một chén canh khoai. Chị loay hoay măi cũng đủ tiền để mua vài củ khoai. C̣n gị heo th́ được hàng xóm chia cho. Thế mà anh cũng chỉ ăn hết hai muỗng. Chân bây giờ bớt phù rồi (nhờ uống thuốc miễn phí của một thầy thuốc Nam), bụng th́ vẫn chướng lên nhưng người anh Thảo th́ tong teo v́ có ăn được ǵ đâu. Đang tṛ chuyện với chúng tôi, anh kêu thèm ngọt. Bé Thanh, con trai của anh, đút vào miệng bố một ít đường cát. Chị bảo: "Nước đường cũng có thể giúp ảnh qua cơn thèm, muốn ăn, nên lúc nào hũ đường cũng phải để sẵn trên tủ”.

Nh́n hai đứa con của anh chị, em Lê Quốc Thanh (1993) vừa xong lớp 7 ngồi bóp chân cho bố, bé Mộng Thùy (1997) th́ lâu lâu chạy lại lau mồ hôi cho rồi tṛ chuyện cùng bố, Soeur Xuân chặt lưỡi: "Năm học mới lại đến rồi. Bé em học lớp t́nh thương th́ không sao, c̣n thằng anh, phải đóng học phí. Chúng tôi cũng đang t́m nguồn tài trợ để giúp các em được đến trường. Nhưng đây chỉ là giải quyết t́nh thế trước mắt...". Hai anh em đều ngoan và lễ phép. Hỏi măi Quốc Thanh mới nói: “Con thích lớn lên được làm bác sĩ để đi chữa bệnh cho người nghèo”. C̣n Mộng Thùy th́ mỗi lần đi lễ nhà thờ đều cầu nguyện: “con cầu Chúa cho bố hết bệnh, cho nhà ḿnh có tiền để sửa nhà…”. Việc học bây giờ đang nhờ vào t́nh thương của các nhà hảo tâm, cụ thể là Soeur Xuân. Nhưng chị Yến th́ đang rầu rĩ: “Ḿnh cũng muốn t́m việc làm thêm nhưng bây giờ mọi sinh hoạt của ảnh như ăn uống, tiêu, tiểu, ngồi,… cần phải có người phụ. Chắc phải cho tụi nhỏ nghỉ học…”. Chị Yến cúi mặt để che đi những giọt nước mắt không ngăn được: “Ảnh nói với ḿnh: biết bà cực khổ v́ tui quá, nhưng tui nằm một chỗ vầy biết làm ǵ để phụ bà đây…”.  

Cách đây vài ngày, gia đ́nh tưởng anh Thảo “đi luôn” v́ anh nằm yên hơn một ngày không thấy động tĩnh ǵ. Tỉnh dậy, câu đầu tiên anh hỏi là: “Tụi nhỏ đâu rồi?”. Tự ḿnh ngồi dậy không được, vậy mà anh c̣n hối chị ra chợ t́m mua miếng thịt ba rọi “để tui bằm nhỏ kho mắm ruốc cho con nó ăn cơm. Không biết mai mốt bố chết rồi th́ một ḿnh mẹ có lo cho tụi con được không…”.  

Một chén canh khoai của người cha, ước vọng được thành bác sĩ của cậu bé, lời cầu nguyện của Mộng Thùy và bóng dáng nhẫn nhịn gánh chịu của người phụ nữ ẩn sau những giọt nước mắt kiềm nén lại làm chúng tôi phải thầm ước: “dẫu chỉ là một chén canh khoai…”. 

D.T - B.D

 


Cập nhật của TLBT:

* Ngày 27-7-2005, các ân nhân ở hải ngoại qua Quỹ Phước Thiện Thiên Lư Bửu Ṭa đă gởi tặng gia đ́nh anh Lê Đ́nh Thảo $200 USD để lo việc chữa trị cho anh.

* Anh Lê Đ́nh Thảo đă mất chiều 02-8-2005. Đám tang anh Lê Đ́nh Thảo được tổ chức vào sáng 05.8.2005 tại nhà thờ Tam Hà – Thủ Đức.

Trong h́nh: Chị Nguyễn Thị Kim Yến (vợ anh Thảo) cùng hai con: Lê Quốc Thịnh và Lê Thị Mộng Thùy.

>>> Thư cảm ơn và báo tin của chị Nguyễn Thị Kim Yến.