XUÂN VỀ, EM VẪN DỄ THƯƠNG....
|
Đêm nay h́nh như bà Thanh khó ngủ. Trong ánh sáng mờ của ngọn đèn bé như quả trứng, bà thấy chập chờn khuôn mặt của chồng. Bà mở to mắt để nh́n cho rơ hơn. Một vũng tối lờ mờ. Không có ǵ hết ngoài sự cô đơn. Bà thở dài tiếc rẻ không nh́n được mặt ông lâu hơn một chút.
Ngày xưa.....là một nữ sinh trung học, con gái duy nhất của một thương gia giàu có, xinh xắn, hiền hoà, mười bảy tuổi, đời với cô nữ sinh tên Thanh vẫn c̣n là thơ, là mộng và tâm hồn cô trong vắt như giọt sương maị
Nhưng trong một ngày cuối năm, sau một chuyến trường tổ chức đi ủy lạo chiến sĩ tiền đồn, người con gái trong trắng ngây thơ ấy chợt biết nhớ thương. Người con trai may mắn này là một chàng Trung sĩ bộ binh, cao ráo, có chiếc miệng rộng và nụ cười tươi, có bản tính hào hùng , yêu quê hương và yêu đời lính. Sau hai năm, cả trăm lá thư qua lại giữa tiền tuyến, hậu phương, Thanh may mắn được cha mẹ là ông bà Tân Thanh thông cảm. Ông bà đặt hạnh phúc của con gái lên trên câu môn đăng hộ đối nên chọn ngày lành tháng tốt tác thành cho đôi trẻ. Một chiều cuối hạ, nàng đă e lệ hạnh phúc trong tà áo cưới nép bên chồng giữa một đám cưới linh đ́nh do nhà gái khoản đăi. Chú rể là một chàng nhà binh nghèo tiền, mồ côi nhưng giàu t́nh yêu người và yêu nước.
Thời buổi chiến tranh nên trong sáu năm cặp vợ chồng trẻ sống đời Ngưu Lang Chức Nữ. Nhưng những ngày phép hiếm hoi th́ vô cùng hạnh phúc. Họ đem vào đời ba người con kháu khỉnh, hai gái, một trai.
Có những buổi tối đầm ấm, ngồi bên nhau ngắm đàn con say ngủ, Thanh ngả vào vai chồng ước mộng:
- Anh nhỉ, một ngày nào, em mong là gần thôi, hai miền Nam Bắc hết chiến tranh, bờ sông Bến Hải được nối liền, đấy là lúc anh giă từ binh nghiệp để cùng em chăm lo cho bày con. Con chúng ta sẽ được đi học ở những ngôi trường mà ông bà ngoại chọn lựa như xưa cha mẹ chọn trường cho em vậy.... Con chúng ta sẽ chăm chỉ, ngoan ngoăn và...
Chưa nói hết câu, nàng bị chồng ngăn lại bởi một nụ hôn nồng nàn. Hôn vợ xong, chàng nh́n vợ vẻ nghiêm trọng:
- Hoàng tử của anh th́ anh chịu để ông bà ngoại chọn trường cho. Nhưng c̣n hai công chúa của anh th́ nhất định không!
Thanh nh́n chồng ngạc nhiên:
- Ủa, Sao vậy anh?
Trước đôi mắt tṛn xoe ngạc nhiên pha chút lo lắng chờ câu trả lời của vợ, Nghĩa giả vờ như không biết, cố t́nh nói thật chậm:
- Tại v́....tại v́....anh không chịu....
- Lư do ??? Thanh nóng ruột
- Tại v́...tại v́.... nếu để ông bà ngoại chọn trường cho con gái anh th́ chúng nó chỉ chừng mười tám, mười chín là bị người ta rinh đi mất như anh rinh mẹ chúng vậy nên anh nhất định.... không !!!
Hai vợ chồng ngả vào vai nhau cười vang hạnh phúc, bỗng Thanh nũng nịu đẩy nhẹ chồng ra, nh́n vào mắt anh âu yếm:
- Thế th́ anh nghĩ em có nên phạt cái anh chàng tai quái ấy không?
Nghĩa ôm nghiến lấy vợ:
- Phạt chứ...phạt chứ....để anh giúp em phạt cái tên lính bộ binh tàn nhẫn ấy cho....
Vừa nói, Nghĩa ôm bổng vợ lên và bế nàng sang pḥng riêng. Chàng dịu dàng đặt nàng nằm trên nệm trắng và hai vợ chồng d́u nhau vào vùng trời hạnh phúc long lanh. Trong ṿng tay yêu thương của chồng, Thanh nhắm mắt lại để tận hưởng những phút giây bồng bềnh và niềm rung cảm cao đẹp tuyệt vời của nghĩa t́nh chồng vợ.
Nhưng những ngày hạnh phúc như thế không nhiều. Rồi trong một trận giao tranh ở Bà Rịa, nàng nhận tin dữ đưa về. Những ngày ma chay cho chồng, người vợ trẻ đă ngất đi nhiều lần mỗi khi nh́n đứa con trai chưa tṛn ba tuổi, mặc áo đại tang đứng cạnh quan tài hai tay cầm di ảnh bố. Chôn cất chồng xong, nàng đem con về nhà cha mẹ trông coi công việc buôn bán phụ với ông bà Tân Thanh và nuôi dạy con thơ.
Tháng 4 năm 1975 nước nhà mất vào tay cộng sản, cha mẹ Thanh bị đánh tư sản và cuối cùng bị tịch thu nhà. Ông Tân Thanh phản đối kịch liệt khi ban Quân quản thành phố đến đuổi gia đ́nh ông để lấy căn nhà nên ông bị bắt nhốt. Sau khi ông bị bắt, bà Tân Thanh và con gái dọn xuống căn nhà phía sau, xưa là căn nhà kho, chứa những vật dụng văn pḥng. V́ uất ức trước cảnh bất công, ông Tân Thanh lớn tiếng la mắng tên cán bộ hỏi cung nên bị đánh chết tàn nhẫn trong tù.
Bà Tân Thanh chỉ được báo tin chồng chết bằng cách chỉ định mua cho ông một cái ḥm, đưa thẳng đến nhà xác của trại giam và từ đó đem ngay ra nghĩa địa. Người đi đưa đám cũng phải hạn chế, chỉ những người trong gia đ́nh mới được đi theo quan tài ra huyệt. Tuyệt đối, không được đem xác về ma chay chi cả.
Chôn cất ông xong, bà Tân Thanh đau khổ nên già yếu thấy rơ. Thanh cũng gầy hẳn. Trong căn nhà kho nhỏ, đă buồn lại buồn hơn. Nếu không có mấy đứa trẻ th́ chắc là hai mẹ con bà chỉ nói với nhau những lời cần thiết rồi mạnh ai nấy ngồi một chỗ.
Khi có tin nhà nước VC cho đi bán chính thức, bà Tân Thanh âm thầm dùng số tiền giấu được, mua chỗ con và cháu đi vượt biên. Đến gần ngày ra đi, bà mới nói cho Thanh biết. Khi đưa một số kim cương và đô la c̣n lại cho Thanh, bà nói từng tiếng:
- Thanh này, t́nh thế đă đến nước này, mẹ thấy con ở lại th́ mấy đứa nhỏ sẽ khổ và sẽ không có tương lại. Mẹ đă mua đường cho con mang chúng nó ra nước ngoài rồi. Vàng mẹ đă đóng đủ cho họ, chỉ chờ ngày đi thôi. Con hăy chuẩn bị quần áo, đồ dùng cần thiết cho lũ trẻ. Người ta sẽ gọi và đi bất cứ lúc nào. Đây, con cầm lấy cái này để pḥng khi cần đến.
Thanh đón lấy một túi vải nhỏ trên tay bà Tân Thanh. Nàng buồn rầu nh́n mẹ :
- Chỉ con đi thôi à ? Thế c̣n mẹ th́ sao ?
- Mẹ già rồi. Vả lại, nếu đi hết th́ ai lo cho nhang khói mồ mả cho ba mày ?
Thanh ôm vai mẹ nấc lên:
- Mẹ! Không! Mẹ không đi th́ con cũng nhất định không đi. Ba mất rồi, con không thể bỏ mẹ ở nhà một ḿnh được.
Bà Tân Thanh chỉ vào mấy đứa cháu ngoại cương quyết:
- Con phải đi. V́ tương lai của mấy đứa bé này và của con nữa. Con c̣n trẻ quá, không thể sống mai một ở đây. Mẹ muốn thế. Con không đi là bất hiếu. Mẹ đă lo liệu hết rồi. Con không thể v́ mẹ mà để chúng nó khổ cả một đời. Chế độ này không phải là chế độ mà người dân có thể sống an lành. Sau này, nếu Trời thương, Ba mày phù hộ th́ mẹ con ḿnh lại gặp được nhau.
Xót xa nh́n Thanh khóc, bà vuốt tóc con như những ngày nàng c̣n bé:
- Nín đi. Nín đi con. Xem đấy, khi chia đôi đất nước năm 54, nhiều gia đ́nh chỉ đi vào Nam được một nửa hay một phần ba. Tưởng là chia cách suốt đời. Thế mà nay gặp lại nhau đấy. Nín đi con.
Ngừng một chút, bà chép miệng và như nói với chính ḿnh:
- Nhưng tưởng gặp lại với t́nh thế như thế nào chứ gặp lại mà khốn khổ thế này th́ đừng gặp c̣n hơn....
Thế là Thanh gạt lệ đem con ra đi. V́ mẹ nàng mua quốc tịch Trung Hoa cho mẹ con nàng đi bán chính thức nên chuyến ra đi cũng không nhiều vất vả. Khi đến đảo nàng mới thấy ḿnh may mắn v́ những chuyến đi sau, dù là đóng vàng cho nhà nước VC nhưng có những chuyến tàu vừa ra khơi là bị nổ và ch́m. Người chết không biết bao nhiêu mà kể.
Sau khi được tin con cháu đến đảo an lành, bà Tân Thanh phần nhớ con, thương cháu, phần xót chồng bị chết một cách uất ức đau thương, đến cái đám tang cũng chẳng được quyền tổ chức đàng hoàng, phần buồn v́ mất hết tài sản, bà ngă bịnh và không lâu, trước ngày được đi định cư ở nước thứ ba, Thanh được người d́ báo tin là mẹ nàng khi mất, tay cầm tấm h́nh gia đ́nh và mắt chan ḥa ngấn lệ.
Trên đất khách, đă bơ vơ Thanh càng cảm thấy bơ vơ hơn nữa khi nghe tin mẹ chết. Nàng như không c̣n đủ nước mắt để mà khóc cho những đau thương dồn dập đến. Chồng chết không lâu th́ mất nước, tài sản bị tịch thu, gia đ́nh tan nát, ba nàng mất, sau cùng, mẹ nàng cũng qua đời. Chao ơi, mới có năm sáu năm mà cuộc đời đem đến cho nàng biết bao đau thương dập vùi, biến đổi.
Bơ vơ chốn quê người với bày con nhỏ, đứa lớn mười một tuổi và đứa nhỏ hơn sáu tuổi, Thanh không c̣n th́ giờ để buồn. Nàng cũng không nghĩ đến chuyện đi thêm bước nữa, mặc dầu có đôi ba người theo đuổi. V́ thế, vừa làm cha, vừa làm mẹ, một ḿnh, nàng phải lăn vào đời làm lụng nuôi con. Số kim cương và đô la mẹ nàng cho, vừa đủ cho nàng mua một căn nhà nhỏ rẻ tiền trong khu b́nh dân ở vùng này.
Gần ba chục năm trời trôi qua như cơn mộng. Nay, người con gái tên Thanh xinh xắn ngày xưa tóc đă bạc, má đă nhăn. Bị mổ tim hai lần, bà Thanh không c̣n khoẻ như xưa nên đă nghỉ làm việc và sống khiêm nhượng với số tiền hưu. Đêm nay như nhiều đêm đă qua, nằm đây, vẫn trong căn nhà mua ngày mới đến, bà Thanh nhớ về quá khứ trong nỗi cô đơn. Các con bà đă trưởng thành, như chim, có cánh và đă bay khỏi tổ. Đứa th́ đi làm xa, đứa th́ có gia đ́nh và bận rộn lo cho cuộc sống, cho gia đ́nh riêng của nó. Dù buồn và cô đơn nhưng bà không những không trách con, mà c̣n vui v́ thấy đàn con đă trưởng thành, đă tự lập. Bà Thanh nhiều lần cảm ơn Thượng Đế v́ bà nghĩ, bất hạnh biết bao nhiêu nếu bây giờ, ngoài ba mươi tuổi mà con bà vẫn quanh quẩn bên bà và bà vẫn phải lo cho các con như những ngày chúng nhỏ. V́ thế, bà rất bằng ḷng với nỗi cô đơn, bởi bà hiểu quy luật cuộc đời và nhất là cuộc sống ở đây, con cái khi khôn lớn, rất hiếm hoi cảnh sống quây quần bên cạnh cha mẹ như ở quê nhà.
Một đôi lần Mai, con gái lớn của bà đă có hai con, và người con dâu bà cũng vừa sinh đứa cháu nội đầu mời bà về ở chung nhưng bà từ chối. Sống ở Mỹ đă mấy chục năm bà cảm thấy rằng cha mẹ không nên sống chung với con khi chúng đă có gia đ́nh. Sống xa con tuy buồn, nhưng bà thấy rằng thứ nhất, tránh được những va chạm, bất hoà do chung đụng hằng ngày, do lệ thuộc vào con cái và v́ sống riêng, cha mẹ vẫn giữ được những t́nh cảm tốt đẹp với con cũng như với dâu , với rể. Thứ hai, sống riêng, bà được hoàn toàn tự do làm chủ đời sống trong căn nhà của bà. Lúc mệt bà nghỉ, lúc khoẻ bà đọc sách, nấu ăn hay đi chùa, đi chợ, đi thăm bằng hữu.
Đă hai năm rồi, bà sống ở căn nhà này một ḿnh. Các con bà thường đến thăm vào những ngày lễ hoặc cuối tuần. Hơn nửa năm nay, bà cho bà Mẫn mướn một pḥng, vừa cho vui, vừa có vài trăm thêm tiền tiêu vặt. Bà Mẫn sang đây theo diện đoàn tụ gia đ́nh. Mới đầu, c̣n ở với con trai và dâu, sau bất hoà không ở nổi, bà phải dọn ra. Con trai bà thương mẹ nhưng cũng thương vợ con và không muốn tiểu gia đ́nh của ḿnh tan vỡ. V́ thế, một trưa chủ nhật, Tài dúi vào tay mẹ một ngàn, phụ mẹ dọn quần áo ra xe, đưa mẹ đến nhà bà Thanh. Bà Mẫn thấy con dọn cho đồ cho ḿnh như đuổi ḿnh đi th́ tủi thân lắm. Bà vừa khóc vừa trả lại con tiền, bà Thanh khuyên can giải thích măi bà mới nhận.
Trong mấy tuần đầu, bà Thanh giúp bà Mẫn đi xin tiền trợ cấp cho người già, đổi lại địa chỉ cho phiếu sức khoẻ. Thấy hoàn cảnh bà Mẫn không được may mắn bằng ḿnh, nhưng v́ bà Mẫn hiền lành, bà Thanh đem ḷng quí mến và luôn t́m lời an ủi. Trong lúc tâm t́nh, bà Thanh cố gắng giải thích về cuộc sống phức tạp của những hoàn cảnh như hoàn cảnh bà ở Mỹ cho bà Mẫn để Bà Mẫn dần dà nguôi ngoai, hiểu và chấp nhận đời sống mới. Hai người đàn bà cô đơn thân nhau mau chóng. Họ cùng đi chợ, cùng nấu ăn và chiều nào họ cũng đi bộ và nói đủ chuyện với nhau ở cái công viên gần nhà. Từ ngày có bà Mẫn ở chung, bà Thanh cảm thấy đỡ cô đơn và dĩ nhiên, bà vui hơn trước. Nghĩ đến đây, bà Thanh mỉm cười v́ bà vừa nghe tiếng ngáy của bà Mẫn ở pḥng bên vọng sang. Bàn ngày, bà Mẫn nói năng nhỏ nhẹ nhưng ban đêm, ngủ th́ bà Mẫn ngáy to lắm. Lắng nghe theo tiếng ngáy của bà Mẫn, bà Thanh lại mỉm cười và không mấy chốc, bà Thanh cũng ch́m vào giấc ngủ.
Sáng hôm sau bà Thanh dậy muộn, xỏ chân vào đôi dép đi vào pḥng rửa mặt, bỗng nh́n thấy trong bếp, trên mặt bàn ăn cơm có một chậu hoa thược dược tươi tắn, bà Thanh nói vọng vào pḥng bà Mẫn:
- Hoa thược dược đẹp quá chị Mẫn ơi ! Mới sáng mà chị đi mua hoa sớm thế !
Bà Mẫn từ trong pḥng chạy ra cười tươi không kém ǵ hoa:
- Ấy, tôi có mua đâu. Hoa của vợ chồng cháu Tài đấy. Nó bảo rằng hôm nay là ngày sinh nhật tôi, lại gần Tết, biết tôi thích hoa thược dược nên trước khi đi ra tiệm, vợ chồng cháu mua hoa ghé tặng tôi đó. Nó bảo tối nay, đặc biệt, chúng nó đóng cửa sớm, đến đón tôi và mời chị đi ăn cơm mừng tôi thêm một tuổi đấy chị ạ.
Bà Thanh cười tươi không thua bà Mẫn :
- Ồ tin vui. Sinh nhật chị vào ngày 28 Tết à? Cả nước VN ăn mừng sinh nhật chị đấy! Mừng cho chị. Vậy th́ trưa nay ta không nấu ǵ hết, tôi mời chị đi ăn. Chị em ḿnh ăn cái ǵ nhè nhẹ thôi, chờ bữa ăn mừng thịnh soạn vào buổi tối.
Bà Mẫn nh́n bà Thanh cười, nụ cười dạt dào hạnh phúc. Bà Thanh cảm thấy vui v́ chưa bao giờ bà thấy bà Mẫn vui đến thế.
Gần Tết Âm lịch, mấy dăy phố hàng quán của người Việt tấp nập hẳn lên. Các cửa hàng không thiếu một món quốc hồn quốc tuư nào. Những gian hàng, những tiệm ăn Việt Nam đèn nến sáng choang và người đông như hội. Các loại bánh, bánh chưng, gị chả, mứt ê hề... Bà Mẫn hai tay dắt hai đứa cháu nội vừa cười vừa nh́n vào một xấp bánh chưng có dán chữ Phúc bằng giấy điều nói với bà Thanh: "cứ y như ở Việt Nam ta ngày xưa ấy, chị nhỉ. "
Ngồi trong bàn ăn, bên cạnh hai đứa cháu nội, bà Mẫn luôn miệng hỏi chuyện và gắp đồ ăn cho cháu. Hai thằng cu th́ vừa ăn, vừa thích thú líu lo nói đủ chuyện với bà. Ăn uống xong, Thu, vợ Tài, nh́n chồng, cười nhẹ rồi quay sang nh́n bà Mẫn dịu dàng:
- Thưa Mẹ, hôm nay là ngày sinh nhật mẹ, vợ chồng chúng con và các cháu có lời kính chúc mẹ được mạnh khoẻ, sống lâu trăm tuổi và mọi sự như ư.
Rồi Thu bảo các con:
- Hôm nay sinh nhật bà nội. Ba mẹ vừa chúc tuổi bà nội rồi, hai con cũng chúc bà sống lâu và khoẻ mạnh đi.
- Chúc tuổi bà nội.
- Con chúc bà nội khoẻ.
Bà Mẫn xoa đầu hai đứa cháu cười sung sướng:
- Bà nội cảm ơn. Các cháu của bà ngoan quá.
Thu nắm tay chồng, mỉm cười, nh́n nét mặt hân hoan của mẹ chồng, nàng tiếp:
- Nhân năm cũ sắp qua, năm mới sắp đến, con cũng có lời xin lỗi mẹ về những hành vi và lời nói nông nổi, thiếu suy nghĩ của con đă làm mẹ buồn. Trong những ngày mẹ ở với bác Thanh, con suy nghĩ nhiều lắm. Mẹ tuy không sanh ra con nhưng mẹ sanh ra chồng con và là bà nội của các con con. Con yêu chồng con của con th́ con phải biết ơn người sinh ra chồng con, phải quí và nể mẹ Hôm nay, với ḷng biết lỗi, con xin mẹ bỏ lỗi cho con. Sáng mai, chúng con sang đón mẹ và bác Thanh về ăn tết với chúng con. Và từ nay - Thu quay sang nh́n chồng - anh nhỉ, mỗi tháng, chúng con xin gởi bác Thanh tiền nhà và tiền ăn của mẹ cho bác Thanh mẹ nhé.
Thật là một bất ngờ khiến bà Thanh và bà Mẫn không nói được ǵ. Nhưng qua làn nước mắt xúc động, bà Mẫn cười rất tươi. Rồi bà một tay ṿng ôm lưng hai đứa cháu, một tay bà đưa ra, choàng ôm lấy vai Thu. Cùng lúc, Tài, chớp nhanh mắt, run run cầm tay vợ đưa lên môi hôn. Chàng ghé tai Thu thầm th́:
- Em vẫn dễ thương như ngày mới cưới. Anh và các con xin cảm ơn em.
Bà Thanh không đến ăn tết được với gia đ́nh bà Mẫn v́ các con của bà Thanh năm nào cũng dắt nhau về ăn tết với mẹ Nhưng Tết này, bà Thanh rất vui v́ ít ra, với lối sống của bà, bà đă làm cho bà Mẫn hiểu rơ những dị biệt giữa Đông và Tây để bà Mẫn dễ dàng chấp nhận cuộc sống trong những ngày cuối đời, dù cô đơn nhưng vui vẻ.
Và dù bà Thanh không nhận lời mời, tết năm đó, không nói, quí vị cũng tưởng tượng ra được một cái tết đầm ấm vui vẻ và hạnh phúc dường nào dưới mái nhà của Tài và Thu, một gia đ́nh Việt nam tị nạn.
Ngô Minh Hằng
Cùng một tác giả Ngô Minh Hằng