Irena Sendler - Bà mẹ của những em bé trong nạn Diệt Chủng (Shoah)

    

Irena Sendler 

Bộ mặt của Oscar Schindler đã được hoan nghênh trên toàn thế giới nhờ ông Steven Spielberg đã phỏng theo câu chuyện để thực hiện một cuốn phim được bảy giải Oscars trong năm 1993 và kể lại cuộc đời nhà công nghiệp người Đức ấy đã sống sót từ những trại tập trung hàng nghìn người Do thái.

Cũng vào thời đó, Irena Sendler là một nữ anh hùng vô danh mà ngoài nước Ba Lan không ai biết và ngay cả trong nước cũng không có mấy sử gia biết tới. Những năm dưới chính sách ngu dân cộng sản đã xóa đi những sưu tầm trong các sách lịch sử quan trọng của họ. Hơn nữa, bà chưa bao giờ kể ra cho bất cứ ai quảng đời của bà trong những năm ấy.

Rồi vào năm 1999, thật tình cờ, câu chuyện về bà bắt đầu được biết đến nhờ một nhóm học viên tại một viện nghiên cứu ở Kansas và khi họ làm bài tổng kết các nghiên cứu về những anh hùng của nạn Diệt Chủng Shoah. Lúc bấy giờ, qua các nghiên cứu họ chỉ tìm thấy một số yếu tố giới hạn về bà Irena.

Nhưng lại thấy một con số nổi bật: Bà đã cứu mạng sống đến 2500 đứa trẻ.

Vì sao mà lại có quá ít thông tin về bà ?

Trước sự ngạc nhiên ấy, họ phải tìm đến tung tích mộ của bà, họ đã khám phá ra bà không có mộ bởi vì bà vẫn còn sống và sống mãi.

Ngày nay bà là một cụ 97 tuổi sống trong một căn nhà dưỡng lão ở trung tâm Varsovie. Trong phòng của bà không lúc nào thiếu vắng những bó hoa và những lá thư cám ơn từ khắp nơi trên thế giới gửi tới.

Khi nước Đức xâm chiếm đất nước của bà vào năm 1939, bà Irena là một y tá của Bộ Trợ cấp Xã hội ở Varsovie, và phụ trách điều hành các địa điểm phát thực phẩm của thành phố.

Năm 1942 Đức quốc xã thiết lập một khu biệt cư cho người Do thái. Irena, khiếp sợ tình trạng đời sống trong các khu biệt cư ấy nên tìm cách móc nối với Hội đồng Thành phố (?) để giúp người Do thái ...

Bà đã thành công trong việc đòi hỏi các phòng/ban vệ sinh phải phòng chống các dịch bệnh truyền nhiểm. Vì những người xâm lược Đức sợ dịch sốt rét truyền nhiểm lây lan nên họ cho phép người Ba Lan được kiểm soát các cơ sở này. Lập tức, bà liên lạc ngay với những gia đình có con nhỏ và đề nghị với họ cho đưa các em ra khỏi trại biệt cư. Nhưng bà cũng không bảo đảm được với họ là việc này sẽ thành công…

   

Thật là những giây phút khủng khiếp; bà phải hết sức thuyết phục cha mẹ chúng trao con của họ cho bà khi mà họ vẫn cứ hỏi: “Bà có hứa với tôi là con tôi sẽ sống không ... ?” … nhưng ai mà có thể hứa được chừng nào và có thành công để đưa chúng ra khỏi khu biệt cư ? Chỉ một điều chắc chắn là nếu chúng ở lại trong trại là chúng sẽ phải chết. Những người mẹ, người bà chẳng hề muốn rời con, cháu mình. Irena thấu hiểu điều ấy vì bấy giờ bà cũng đã là một người mẹ. Bà rõ biết giây phút đau lòng nhất của tiến trình này là lúc họ rời xa con, cháu.

 

Đôi khi, lúc Irena và các y tá phụ đến thăm các gia đình trong trại để thuyết phục họ đồng ý, bà chỉ có thể buộc phải xác định là tất cả họ đều đã bị dồn vào một con tầu để đưa đến sự chết.

Cứ mỗi khi cơ hội ấy đến với bà, bà càng chiến đấu mãnh liệt hơn để cứu thêm đám trẻ. Bà bắt đầu dùng xe cứu thương đưa chúng ra ngoài, giả là người bị dịch rốt rét. Nhưng bà cũng lẹ làng xử dụng mọi phương tiện có được trong tầm tay để giấu chúng và đưa ra khỏi trại tập trung: bỏ vào bao đựng rác, thùng đồ nghề, bao đựng hàng, bao đựng khoai, áo quan … Trong tay bà, mọi thứ đều biến thành phương tiện giúp vượt thoát.

Bà cũng kín đáo tuyển lựa được ít ra một cộng sự viên tại mỗi nơi trong mười trung tâm thuộc Bộ Xã hội. Nhờ vậy, bà lại nhờ làm hàng trăm giấy chứng nhận lý lịch giả với chữ ký giả để các em Do thái này có một lý lịch tạm thời hợp lệ. Bà Irena đã trải qua suốt một thời chiến ấy để nghĩ đến hòa bình.

Bà không chỉ muốn giữ mạng sống cho các em thôi. Bà còn muốn một ngày kia các trẻ ấy có thể phục hồi tên thật, lý lịch, tiểu sử và gia đình của chính các em. Và, bà cũng còn có ý nghĩ lưu giữ tên thật và lý lịch mới của các em. Bà ghi lại các dữ liệu trên những mảnh giấy nhỏ rồi bỏ vào các lon, lọ đựng thức ăn đem chôn giấu dưới một gốc cây táo trong vườn của người láng giềng. Bà đã giữ được, mà không ai có thể nghi ngờ, lý lịch thật của 2500 đứa trẻ… cho đến khi những người Đức quốc xã rút đi. Nhưng một ngày kia bọn Đức quốc xã đã đánh hơi được chuyện bà làm.

Ngày 20 tháng 10 năm 1943, Irena Sendler bị mật vụ Gestapo bắt nhốt tù ở Pawiak để tra khảo tàn nhẫn.

Và từ trong một chiếc gối bằng rơm trong xà-lim bà đã thấy một bức ảnh nhỏ hình Chúa Giêsu Kitô. Bà giữ lấy và coi đó là dấu chứng của một phép lạ trong suốt một giai đoạn gian nan đời bà cho đến năm 1979 bà mới rời tay khi trao dâng cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Bà Irena là người duy nhất biết tên và địa chỉ các gia đình đã nhận nuôi các trẻ Do thái; Bà chịu đựng sự tra tấn không hề phản bội khai ra những người đã cộng tác với bà, cũng như bất cứ một đứa trẻ nào đã được dời/giấu.

Ngoài vô số lần bị tra tấn, họ còn làm gãy chân và tay của bà. Nhưng đâu có ai bẻ gãy được ý chí của bà. Dẫu cho bà bị kết án tử hình. Một án lệnh chưa bao giờ được thi hành vì, trên đường giải đến pháp trường, người lính giải giao đã để cho bà trốn thoát.

Lực Lượng Kháng Chiến đã đút lót tiền cho tên lính vì họ không muốn bà Irena chết mang theo bí mật của việc dời giấu các trẻ em của bà. Trên giấy tờ bà có tên chính thức trong danh sách những người tử hình. Và, từ đó, bà Irena tiếp tục công việc của bà nhưng mang một lý lịch giả.

Khi cuộc chiến kết thúc, bà tự đào bới các lon, lọ và với những mảnh giấy đã ghi chép, tìm lại 2500 đứa trẻ mà bà đã trao cho các gia đình nhận làm con nuôi. Bà giúp chúng đoàn tụ với thân nhân đang sống rải rác khắp Âu Châu, nhưng phần lớn đều mất gia đình trong các trại tập trung Đức quốc xã.

Bọn trẻ chỉ biết bà dưới bí danh: Jolanta. Vài năm sau, khi tiểu sử của bà xuất hiện trên một nhật báo kèm theo hình ảnh thời đã qua của bà, nhiều người bắt đầu gọi đến bà và nói: “Tôi còn nhớ nét mặt của bà… tôi là một trong số các trẻ ấy, bà đã cứu sống tôi, bà đã cho tôi một tương lai và tôi phải đến gặp bà.”

Trong phòng của bà, Irena có hàng trăm tấm ảnh của một số những trẻ được sống sót hoặc là chính con cái của họ.

 

Thân phụ của bà là một thầy thuốc, chết vì bệnh sốt rét thuở bà còn nhỏ, đã dạy cho bà điều sau đây:

“Con hãy luôn luôn giúp người sắp chết đuối, bất luận đến tôn giáo và xuất xứ của người ấy. Hàng ngày giúp đỡ bất cứ ai đó là một điều cần thiết mà con tim đánh động con”

         

Irena Sendler đã trải qua nhiều năm phải ngồi luôn trên xe lăn do hậu quả thương tổn từ sự tra tấn của mật vụ Gestapo.

Bà không nhận mình là một nữ anh hùng. Bà không bao giờ ca ngợi về những hành động của mình. Và cứ mỗi lần có ai đặt câu hỏi với bà, bà Irena bảo:

" Lẻ ra tôi còn có thể làm nhiều hơn nữa … và điều đáng trách này còn đeo đẳng lấy tôi cho tới ngày tôi lìa thế.”

“Người ta không gieo trồng những hạt giống thực phẩm. Người ta gieo những hạt giống nghĩa cử. Bạn hãy thử làm những chuỗi liên kết nghĩa cử, để bao quanh và làm cho chúng sinh sôi lên” .

Tháng Mười năm 2006, bà Irena Sendler thọ 96 tuổi, được đề cử nhận giải Nobel Hòa Bình.

 

• Ce document m’est parvenu en espagnol, sans indication de source.

- Tôi được đọc tài liệu này tiếng Tây-ban-nha, không rõ xuất xứ.

J’ai pensé qu’il serait bon de le traduire en français et le diffuser.

- Tôi nghĩ rằng tốt hơn là chuyển ra Pháp ngữ và phổ biến.

• Je ne sais si, à ce jour, cette héroïne est encore en vie.

- Tôi không rõ, cho đến nay, vị nữ anh hùng này còn tại thế không?

• Michel Grinberg – Jérusalem Fév. 2008 – Adar I 5768.

Phiên dịch Việt ngữ tháng 4-2008.

Muốn đọc bản Pháp ngữ xin cho biết. nvh

www.lespasseurs.com