HAI   CHIẾC  BÓNG

* Truyện Nguyên Nhung

 

Cụ Khôi  lập cập đứng dậy, loạng choạng bước, tư nữa th́ cụ ngă nếu không vịn kịp vào mép bàn. Tính cụ vậy, lúc ốm nằm một chỗ rên hừ hừ, nhưng cứ tỉnh là gượng ngay dậy, làm như cụ sợ nếu không ngồi lên được là sẽ không bao giờ c̣n dậy được nữa. Có điều cụ quên, đôi chân cụ đâu phải lúc nào cũng tuân theo mệnh lệnh của trung tâm thần kinh năo bộ, v́ nó yếu rồi, những sợi gân chằng chịt ràng lấy chiếc xương đùi, nay đă chùng xuống kéo theo  lớp da bèo nhèo bọc có tư thịt nhăo nhoẹt.

Thấy có người đến thăm, cụ mừng, cơn bệnh có vẻ lui được phân nửa. Khách là một người đàn bà tuổi trung niên, cũng quanh quẩn gần nơi cụ ở, các con ở xa quá, thôi th́ “bán anh em xa, mua láng giềng gần” vậy. Cụ lại ốm luôn, ốm luôn mà không chết, nh́ nhằng dăm bữa nửa tháng rồi khỏi, bởi vậy đối với con cháu chuyện ấy là thường, chừng nào hữu sự th́ đă có nhà thương, chết th́ mang vào nhà  quàn, cuối cùng đến nhà thờ rồi ra nghĩa địa là xong việc. Đấy là cụ chưa nghĩ tới cái nhà dưỡng lăo, nghe thiên hạ kể khi nào đến đấy thà chết c̣n sướng hơn, v́ ṿ vơ nằm chờ con cái đến thăm, khi con về  mắt cứ nḥa đi như trời mưa.

Cụ Khôi run run rót trà vào tách mời khách, dù sao ở đây cũng c̣n hàng xóm chạy đi chạy lại. Tính cụ chu đáo, lúc nào cũng có b́nh trà nóng đặt trên bàn, sáng nào người giúp cụ đă phải lo chuyện ấy. Một vài giọt nước rớt trên mặt bàn, tay chân run rẩy, cụ không c̣n vén khéo được như mấy năm trước. Cụ đẩy cuốn “album” lúc nào cũng để kề một bên đến trước mặt khách, khoe:

“Cô xem mấy tấm h́nh chụp hôm các cháu làm lễ kỷ niệm sáu  mươi năm của tôi và ông cháu, các cháu về đủ cả. Gớm hôm ấy sao mà lắm khách thế, những là bạn bè của các cháu, hiếm khi mà vợ chồng sống đến răng long đầu bạc đấy cô ạ, không mất ông th́ cũng mẻ bà, ai cũng bảo nhà tôi có phước.”

Cụ nhướng mắt lên để nh́n cho kỹ tấm h́nh kế bên:

“Đây, gia đ́nh anh con cả, hai vợ chồng với bốn đứa con, thằng cháu đích tôn của tôi sắp ra bác sĩ, con em lại học dược, mấy đứa bé nay mai cũng theo các anh các chị mà tiến lên. Chỉ buồn các cháu không thạo tiếng Việt, thấy ông bà chỉ lắp bắp mấy câu rồi trơ mắt ra nh́n, ḿnh  muốn hỏi han ǵ cũng đành chịu, chúng nó cứ nhe răng cười”.

Thấy khách chăm chú xem, không ngớt khen những cháu xinh, cháu tốt của cụ, cụ như  được uống ly nước giải nhiệt giữa trưa hè:

“Cái h́nh cô đang xem là nhà cô con gái thứ hai. Cô ấy tuổi Dần, cao số nhưng lại có số lấy chồng quan, mệnh phụ phu nhân đấy. Sang bên này, hai vợ chồng cũng đỗ đạt cả, các cháu tôi đứa nào cũng ăn học tử tế. Chúng nó ở tuốt bên Cali, bên ấy mát mẻ lắm cô nhỉ?”

Khách cười, khen chị con gái của cụ nay đă trung niên mà vẫn mượt mà, xinh đẹp:

“Thế cụ đă sang chơi với các anh chị và các cháu lần nào chưa?”

Nghe khách hỏi, cụ trầm ngâm một chút, giọng ngùi ngùi:

“Ấy đă, chúng tôi có ở với các cháu một thời gian, nhưng cô xem, ḿnh th́ già, chúng nó trẻ, đi làm suốt cả ngày, giờ đâu mà hỏi han đến cha mẹ, ông bà. Ở nhà buồn, vẽ ra công này việc nọ cho vui, các cháu bảo cứ để nhà cửa bề bộn, lôi thôi, bẩn thỉu. Cô xem, hai người già suốt ngày quanh ra quanh vào với cái Tivi, xong lại ngắm mấy bức tường, ông lăo nhà tôi ủ rủ như tàu lá héo, ốm cũng không dám rên, sợ phiền con cái. Cửa nẻo đóng im ỉm suốt ngày như lô cốt, bịt bùng quá, chịu không nổi, khóc, chúng bảo ḿnh dở hơi, dở hám. . .”

Giọng cụ nhăo ra như sắp khóc:

“Thời buổi này nó khác rồi cô ạ, nhớ quê quá thể, biết vậy cứ ở bên ấy cho xong.”

Mắt cụ Khôi rưng rưng, như sắp khóc thật, khách vội vàng an ủi mấy câu cho cụ bớt xúc động. Cụ lại rót trà thêm cho ḿnh, cho khách, dù năy giờ chưa ai uống miếng nào, tự nhiên có một nỗi ngậm ngùi nào đó, khiến chủ khách cùng im lặng. Khách lại ngắm nghía hai tấm h́nh của hai cụ được phóng lớn ra thật rơ nét, đẹp như tranh. Trong h́nh, cụ bà phấn son rực rỡ, con rồng lượn trên nền gấm tía, ṿng ngọc xanh biếc trên cổ cụ trông óng ánh rất mỹ thuật. Cụ ông nhỏ bé gầy g̣ hơn, đầu đội khăn đóng, lọt thỏm trong chiếc  áo gấm xanh có những chữ thọ vàng, mặt cụ buồn buồn một vẻ chịu đựng như người bị ép ăn trong lúc đă no. Khách suưt soa khen ảnh đẹp, nét ảnh quá sắc nét làm nổi bật những quần áo, ṿng ngọc lóng lánh. Cụ Khôi cười nhăn cả mặt, hàm răng giả đă được tháo ra khiến trông cụ già hơn, nhưng lại có vẻ hiền hậu hơn người trong ảnh :

“Đẹp không cô? chỉ tội ông lăo nhà tôi trông hom hem quá. Sang đây đồ ăn, thức uống thiếu ǵ mà vẫn không nuốt được, ăn cứ như đấm vào mồm. Hai cái h́nh này tôi đă nhờ người phóng lớn ra, mai sau. . .”

Cụ lại cười gượng để dấu nỗi xúc động:

“Phải không cô? Mai sau ḿnh có chết, chúng nó có cái để trên bàn thờ, chết th́ cũng phải làm sao cho đẹp mặt con cái. . .”

Lần này th́ cụ Khôi không cười nữa. Lâu lắm rồi các con cụ ít đến thăm, chỉ hỏi han qua điện thoại. Thấy con than bận, cụ đành dấu diếm không dám than thở. Các con bận bịu quá, các cháu bận bịu quá, ngay cả hôm cụ ông ngă trong nhà tắm th́ cũng chỉ có người hàng xóm tốt bụng đưa đi nhà thương. Vài hôm ông lăo khỏi, khi các con hỏi thăm đến cha mẹ th́ mọi việc đă b́nh thường.

Một chốc, cụ lại lập cập đứng dậy, loạng choạng đi, khách vội vàng đỡ cụ, vẻ ái ngại. Cụ chụp lấy chiếc gậy, xua tay  rồi bảo khách:

“Không sao, cô ngồi đấy chơi để tôi đi lấy cho  xem h́nh tôi ngày c̣n trẻ. Bây giờ mắt mờ đặc cả, nhưng lờ mờ cũng thấy đời thay đổi nhiều, chả có ǵ chống chỏi nổi với thời gian.”

Cụ vào buồng, lúc trở ra, một tay chống gậy, một tay khệ nệ ôm  chiếc hộp h́nh chữ nhật bọc vải đỏ, khách vội chạy đến đỡ lấy cái hộp h́nh cho cụ. Bên trong lại mấy lớp giấy đă ngả vàng, có lẽ ít khi nào cụ sờ đến, chiếc hộp gói ghém cẩn thận như những đồ tẩm liệm ràng xung quanh một xác chết, khiến khách càng ngậm ngùi. Cụ run run mở những sợi giây cột bên ngoài hộp, đẩy hộp ảnh về phía khách:

“Đây này, cô đoán xem dạo ấy tôi bao nhiêu tuổi?”

Khách nâng chiếc ảnh lên để nh́n rơ hơn. Một giai nhân của sáu mươi năm về trước, cặp mắt biếc, đôi mày ṿng cung tuyệt mỹ, bờ môi mọng, mái tóc chải lượn phía trước và thả dài ra phía sau:

“Đẹp quá, đẹp quá, rơ là một giai nhân, cháu đoán độ ấy cụ chỉ mười tám.”

Cụ Khôi cười sung sướng, mặt cụ có bao nhiêu nếp  nhăn:

“Hai mươi bốn, hai đứa con rồi đấy, thế mà ra đường bao nhiêu người quay cổ lại nh́n. Ông lăo nhà tôi dạo ấy đang làm công chức của chính phủ,  mỗi lần lễ lạc, các ông to bà lớn ngồi đặc trên khán đài. Tôi bận con ít đi đâu, phần ông ấy lại hay ghen, cứ thấy ai khen ḿnh đẹp mặt lại sưng lên. Nhanh thật, mấy mươi năm cuộc đời trôi nhanh như bóng câu vù qua cửa sổ, ngày trẻ tôi cứ hay ra bờ hồ nh́n nước lững lờ trôi, nước th́ cứ lững lờ c̣n người th́ rơ là bao nhiêu thay đổi. Có sống được đến chừng này tuổi, trải qua bao nhiêu dâu bể cuộc đời, mới thấy chả có ǵ tồn tại măi."

Giọng cụ ngậm ngùi quá, khiến ḷng khách chùng xuống nỗi thương cảm. Ánh nắng chiều hắt vào cửa sổ, bụi hoa quỳnh ở góc pḥng rũ xuống mấy bông hoa héo. Thấy khách nh́n, cụ lại tiếp:

“Cô có thích xem hoa quỳnh nở không? Dạo trước mỗi lần hoa nở, hai vợ chồng tôi cứ pha một b́nh trà thơm, nhấm nháp tư bánh đậu xanh chờ đến khi nào hoa tàn mới đi ngủ. Bây giờ chán rồi, hoa ǵ chỉ nở có một khắc về đêm , sáng đă tàn, người ta bảo giai nhân cũng thế, hẩm hiu bạc phận đến thế là cùng.”

Chiều nay, chỉ là một chiều chớm thu mà chừng như gió đă se sắt luồn vào ḷng người một nỗi buồn vô tận,  cái buồn như len vào cây cỏ, hai mảnh đời già dường như muốn héo quắt lại, khách nghe tiếng ho húng hắng của cụ ông ở buồng trong.

“Trời đổi gió là ông ấy lại ho, thuốc uống măi đâm lờn, nhưng không uống để cả đêm cứ khúc khắc măi như thế chịu không nổi. Ấy đấy! Cứ thấy gió thu về lại nhớ những mùa thu Hà Nội ngày xưa độ tôi c̣n trẻ, chiều chiều bồng con ra chờ ông ấy đi làm về, nh́n lá me bay đến thích mắt. Cô nhỉ? Nhớ quê quá cô nhỉ, cả những năm ở Sài  G̣n, cứ Tết đến là trời  như dịu đi, gió thổi hiu hiu, bây giờ ở đây cũng gió, mà sao ḷng ḿnh dửng dưng chẳng thấy ǵ cả. Từ ngày sang đây đến nay tôi nào biết Tết là ǵ, con cái ở xa lại đi làm, khi nào tiện chúng nó mới thăm ḿnh được. Anh con cả dạo trước làm việc ở đây, sau bảo đời sống khó khăn lại di chuyển đi chỗ khác, tuốt trên miền Bắc. Thôi, tôi chẳng đi đâu cả, trên ấy lạnh lẽo lại không có người đồng hương, ḿnh cứ nghĩ như vẫn ở Việt Nam, các con ở xa có gần gũi ḿnh đâu.”

Cụ bắt đầu kể sang chuyện khác. Nào là cái chân bị bệnh phong thấp, những ngày sang đông hành hạ cụ ghê gớm. Nào là bệnh cao mỡ trong máu, không hiểu sao lại có mỡ trong máu khi cụ suốt ngày chỉ ăn có lưng bát cơm cùng một chén súp, hay tư rau luộc với muối vừng. Nào là bệnh tiểu đường, đấy là thứ bệnh gây khốn khổ cho bao người, dư cũng không được mà thiếu cũng không xong, cái nào cũng dễ dàng lăn đùng ra. Cụ trách trời sao cứ trớ trêu, đẻ ra bao nhiêu thứ bệnh tật mà bấy nhiêu thứ cụ lănh đủ, những lúc trẻ tuổi mong đến lúc già được thảnh thơi, nhưng cứ thảnh thơi để suốt ngày nghĩ đến bệnh tật th́ thà chết phứt đi cho rảnh nợ.

Nghe cụ than, khách chỉ biết an ủi:

“Người ta như cái máy ấy cụ ạ, bao nhiêu năm phải làm việc quần quật, nay đă đến lúc rệu ră, khéo tu bổ th́ cũng chỉ ́ ạch chạy thế thôi, chứ bảo tốt th́ không làm sao tốt được.”

Cụ gật gù:

“Cũng như cái cây ḿnh trồng phải không cô, cứ thiếu phân, thiếu đất, thiếu nước là không lớn lên được, mà già cỗi th́ phải chết, có khi chưa già cũng chết. Hàng ngày, tôi nghe Đài phát thanh cái mục “Nhịp cầu  thương yêu”, th́ cứ y như rằng trăm  cái buồn mới có một cái vui, mà tuổi nào cũng chết, lá vàng chưa rụng lá xanh đă rụng rồi. Tiếc là tiếc những người trẻ, chứ già lăo như chúng tôi trời có cho về cũng có ǵ mà tiếc.”

Khách có vẻ muốn cáo từ ra về, nhưng cụ h́nh như vẫn c̣n nhiều nỗi băn khoăn trong ḷng:

“Này cô ạ, không hiểu một cái đám ma bây giờ tốn độ bao nhiêu , nghe nói cả chục ngàn phải không cô?”

Th́ ra cụ lại lo đến chuyện hậu sự, khách cũng thường thấy có những người già nghĩ ngợi cả chuyện ma chay cho ḿnh ngay lúc đang sống. Khách c̣n trẻ, làm ǵ đă có kinh nghiệm việc này, nhưng cứ tội nghiệp hai cụ già sống thui thủi với nhau như hai chiếc bóng, lúc nào cũng vấn vương chuyện lúc nằm xuống không ai lo. Khách lựa lời an ủi:

“Những cái ấy cháu thiết nghĩ cụ không phải lo, v́ lúc ḿnh chết rồi, phần ấy để dành cho người sống. Nhiều tiền th́ bày vẽ ŕnh rang, mời năm bảy thầy chùa tụng kinh,  năm bảy cha làm lễ đồng tế, nhưng giá trị của sự cầu nguyện th́ giống nhau ở chỗ ḷng thành, và cũng ở cái nghiệp của ḿnh nữa cụ ạ. Cho nên điều cụ cần nghĩ tới lúc này, là sự hỉ xả cho thân  tâm an lạc, mọi sự trên đời chỉ là phù vân, có đó rồi mất đó, cụ sẽ thấy ḷng nhẹ nhơm để sống nốt quăng đời c̣n lại.”

Cụ chép miệng:

“Ấy đấy, tôi cũng chỉ mong có thế, nhưng những lúc chỉ có hai vợ chồng già sống c̣m cơi với nhau, tôi chỉ sợ lúc ḿnh nằm xuống, không có ai. . .”

Khách muốn cười to lên để lấp đi cái lo lắng, ưu tư lấn cấn trong ḷng bà cụ già tội nghiệp, nhưng tiếng cười dường như nghẹn lại không thoát ra được:

“Cụ đừng nghĩ vớ vẩn cho thêm buồn. Bằng cách này hay cách khác, mộ lớn mộ nhỏ ǵ th́ tất cả cũng chỉ là tro bụi, đất lại trở về với đất, đấy là định luật của Trời, phải không cụ? Chẳng xem đó là trọng, th́ cái ǵ cũng nhẹ như bông, vậy lại khỏe ḷng cụ ạ.”

Nắng đă đậu lại trên bực thềm, chiều xuống mau, bụi cúc vàng trước hiên vẫn rung rinh theo cơn gió may vừa thoảng qua, làm buổi chiều như rùng ḿnh đi theo những chiếc bóng. Cụ  ông từ trong nhà, nghe có tiếng nói chuyện lào xào ngoài pḥng khách, cũng lần ṃ ra lặng lẽ ngồi vào chiếc ghế quen thuộc của cụ ở góc pḥng. Khách hỏi, cụ cười ngu ngơ không trả lời, lơ đăng ngó theo một chiếc lá khô rơi ngoài sân, nh́n cụ như cậu học tṛ đang tuổi mộng mơ, ngồi trong lớp học mà hồn vẫn mơ theo cánh bướm bay ngoài cửa lớp. Cụ bà bảo khách:

“Ông nhà tôi không nhận ra cô nữa đâu, lẫn rồi. Dạo năm ngoái c̣n tỉnh táo, nhưng lúc ngă bận nữa th́ từ đấy nghễnh ngăng luôn. Thấy ai đến cũng thích ra ngồi đấy, nhưng không biết ai, và cũng chẳng hiểu ǵ. Bảo ăn th́ ăn, bảo ngủ th́ ngủ . . .”

Giọng cụ chừng thổn thức hơn:

“Sống như chiếc bóng, hai chiếc bóng. . .”

Âm thanh của mấy chữ  “hai chiếc bóng” như dội vào ḷng khách một cung đàn bi ai, khiến bóng chiều càng thêm u uẩn, có những tiếng cười, tiếng khóc âm ỉ trong ḷng, không bật ra được để vơi đi nỗi hắt hiu trong những mảnh đời khi tuổi già bóng xế. Nhớ đến những tấm h́nh con xinh, cháu tốt của cụ trong ngày mừng Đại Thọ của hai cụ mấy năm trước, khách bỗng thấy bùi ngùi khôn tả, chỉ muốn nói với cụ rằng:

“Cụ đừng lo. Chắc chắn là khi hai cụ nằm xuống, con cháu cụ sẽ làm đám ma thật chu đáo, có đầy đủ thân bằng quyến thuộc và mọi người quen biết.”

                                                                   

NGUYÊN NHUNG.

Cùng một tác giả Nguyên Nhung

 

 

Trở lại trang chánh