Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa
|
Lê Anh Dũng PHẦN I. TRƯỚC KHI ĐẠO CAO ĐÀI RA ĐỜI TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT ĐĂ CÓ DẤU ẤN TAM GIÁO Đây là phần tóm tắt quyển CON ĐƯỜNG TAM GIÁO VIỆT NAM TỪ KHỞI NGUYÊN TỚI THẾ KỶ XIX, để làm mở đường dẫn vào cho PHẦN II. Nếu quư bạn đọc đă xem CON ĐƯỜNG TAM GIÁO VIỆT NAM rồi th́ không cần xem phần tóm tắt này. (LAD) I. TAM GIÁO VÀ NGƯỜI VIỆT TRONG LỊCH SỬ 1. Nho giáo vào Việt Nam trong thời Bắc thuộc, qua ba thời kỳ: – 111 tcn-39: các đời Tây Hán và Đông Hán. – 43-544: các đời Đông Hán, Tam Quốc, Tấn, Nam Bắc Triều. – 603-939: các đời Tùy, Đường, Ngũ Quư. Mười thế kỷ đầu công nguyên, Nho học Việt Nam chưa thịnh, chưa h́nh thành tầng lớp Nho sĩ nắm vai tṛ quan trọng trong xă hội. Nho học Việt Nam phát triển từ thế kỷ XI, sang đời Nguyễn th́ suy. Nho học mở đường xuất thân cho kẻ sĩ thông qua khoa cử; nhờ đó thúc đẩy văn học phát triển, văn hóa được nâng cao. Nho giáo Việt Nam không phải chỉ là trích cú tầm chương, khoa cử, phú thi xướng họa. Có một luồng tư tưởng của người Việt, nó ḥa hợp đạo Nho với Phật, Lăo và văn hóa bản địa Việt Nam. 2. Trước thế kỷ III, Phật giáo vào Giao Châu (Việt Nam) trước tiên bằng đường biển, từ phương Nam lên, do các nhà sư Ấn Độ theo thuyền buôn. Về sau, việc truyền đạo trực tiếp từ Ấn sang giảm bớt dần, trong lúc theo đường bộ đạo Phật từ phương Bắc du nhập chiếm ưu thế hơn. Do ảnh hưởng từ phương Bắc xuống, hay Bắc tông, Phật giáo Việt Nam thuộc ngành đại thừa. Trái lại, do ảnh hưởng từ phương Nam lên, hay Nam tông, các lân bang như Lào, Cam-pu-chia, Thái thuộc ngành tiểu thừa. Từ thế kỷ III đến nửa đầu thế kỷ XIII-XIV, Thiền tông phát triển mạnh nhất, đỉnh cao là hai đời Lư, Trần. Từ thế kỷ XV trở đi không c̣n rực rỡ như hai triều Lư, Trần nhưng đời nào cũng có cao tăng, chân tu xuất hiện. Ngày 01-9-1858, phát súng đầu tiên của hải quân Pháp bắn vào cửa biển Đà Nẵng, mở đầu cho một thế kỷ xâm lăng của thực dân Pháp. Loạn lạc triền miên, đạo Phật cũng như đạo Nho đều bị ảnh hưởng, suy thoái dần. Đầu thế kỷ XX, phong trào chấn hưng Phật giáo lần lượt dấy lên ở ba mi?n Nam, Trung, B?c. Nhờ phương tiện ấn loát tiến bộ, các kinh sách, tạp chí Phật học được phổ biến rộng hơn. Các cao tăng nhập thế hoằng dương Phật pháp, có sự trợ giúp của những cư sĩ cựu học và tân học, uyên thâm về cả thế học và Phật học. Sau này, việc đào tạo tăng ni tại Việt Nam đă có quy củ với các hệ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học cũng nhờ sự quật khởi từ những thập niên đầu thế kỷ XX. 3. Có thể Lăo giáo du nhập Việt Nam khoảng thế kỷ II. Lăo giáo Việt Nam khá phức tạp, có nhiều khuynh hướng: a. Khuynh hướng phù chú và bạo động: Bùa chú trong một thời gian dài có ảnh hưởng đến sinh hoạt xă hội. Nhiều phong trào nông dân mang sắc thái bùa chú đạo Lăo. b. Khuynh hướng phong thủy và sấm kư: Khoa phong thủy (địa lư) ở nước Nam và việc tiên tri loan truyền sấm kư rất được quần chúng ưa thích. Sấm kư c̣n được dùng làm phương tiện tuyên truyền chính trị. c. Khuynh hướng trường sinh bí thuật. Tu tiên theo đơn kinh đạo Lăo để thành tiên. d. Khuynh hướng thanh tĩnh, nhàn lạc: Thú ẩn dật, ưa thích gần thiên nhiên, t́m cái thú nhàn lạc bên chén rượu cuộc cờ, tiêu dao với ngón đàn, vần thơ, hay nét thư họa... Khuynh hướng này thích hợp khi con người không gặp thời, hoặc khi đă chán cuộc đời phồn tạp. Nho sĩ Việt Nam thời xưa thường dễ theo con đường xuất xử. Gặp thời, được thi thố tài năng th́ xuất, tham gia việc nước. Lúc bất đắc chí, khi tuổi già hay chán quan trường th́ lui về điền dă; đó là xử. Khuynh hướng thanh tĩnh, nhàn lạc c̣n thể hiện qua thú chơi cây kiểng và ḥn non bộ, là thú tiêu khiển thanh tao, giúp con người di dưỡng tánh t́nh. Lăo giáo Việt Nam c̣n có hai đặc điểm sau: - Kết hợp với Thần đạo Việt Nam: Người Việt tin vào sự trường cữu của anh linh những công thần, hào kiệt. Lúc sống, các vị làm rường cột chống đỡ sơn hà xă tắc, cứu dân giúp nước; khi thác, trở thành thần thánh, hiển hích, âm pḥ mặc trợ cho đồng bào. Đ́nh làng, tục thờ thành hoàng, đền thờ hay lăng, miếu các danh tướng lương thần đều là nét tín ngưỡng Thần đạo của người Việt. Đạo Lăo và đạo Phật khéo dung hợp, ḥa nhập với những tín ngưỡng cổ truyền trong ḷng xă hội Việt Nam, do đó bên cạnh các vị thần tiên của đạo Lăo theo kinh điển Trung Quốc truyền sang, dân Việt vẫn thờ chung các danh thần, anh hùng dân tộc (Lư Ông Trọng, Hưng đạo vương…) - Sử dụng cơ bút để cầu tiên: Cầu tiên là một phương tiện liên lạc, tiếp xúc (thông công) giữa cơi người hữu h́nh với các đấng tiên thánh trong cơi vô h́nh. Người cầu tiên có thể do nhiều mục đích khác nhau: hoặc mượn thơ phú xướng họa để tiêu khiển thanh tao, hoặc xin thuốc chữa bịnh, hoặc hỏi việc tương lai hậu vận, hoặc hỏi thiên cơ quốc sự, hoặc để học hỏi trực tiếp đạo lư với thần tiên. Thời kỳ Việt Nam c̣n dưới ách thực dân Pháp, ở tỉnh Nghệ An có nhiều nơi cầu tiên, gọi là thiện đàn. Ở miền Nam, cho tới đầu thế kỷ XX vẫn c̣n các đàn tiên như đàn ở Miễu Nổi (B́nh Lợi, G̣ Vấp), ở chùa Ngọc Hoàng (Đất Hộ, tức Đa Kao), đàn Minh Thiện (Thủ Dầu Một), đàn Hiệp Minh (Cái Khế, Cần Thơ), đàn ở núi Thạch Động (Hà Tiên), đàn ở chùa Quan Âm (núi Dương Đông, Phú Quốc), v.v… II. MỘT LỊCH SỬ TAM GIÁO LÂU BỀN MANG ĐẾN HỆ QUẢ LÀ L̉NG BAO DUNG TAM GIÁO CỦA VUA QUAN VIỆT NAM THỂ HIỆN QUA CÁC TRIỀU ĐẠI Tam giáo sớm được người Việt Nam tiếp nhận và dung nạp từ thế kỷ I, II. Các triều đại Đinh, Lê, Lư, Trần (thế kỷ X, XI, XII) đánh dấu ba trăm năm độc lập, tự chủ của dân tộc, mở ra một thời kỳ hào hùng vừa giữ nước vừa dựng nước. Hoàn cảnh lịch sử đ̣i hỏi giới quân sự phải biết trọng dụng trí thức, mà tầng lớp trí thức bấy giờ chủ yếu là người tu hành, vừa tăng, vừa đạo sĩ (bởi v́ giới Nho sĩ thời ấy chưa h́nh thành, phải đợi đến triều Hậu Lê mới phát triển cực thịnh). Các nhà tu hành trí thức này có ư thức quốc gia, có ḷng yêu nước trong sáng, học vấn uyên bác về cả giáo lư của đạo ḿnh mà c̣n hiểu được kinh điển của đạo khác. Bởi thế họ có tinh thần đại đồng, biết đoàn kết, đứng chung dưới ngọn cờ dân tộc để phù trợ chặt chẽ cho chính sách đối nội và đối ngoại của triều đ́nh. Qua bốn triều đại tiêu biểu Đinh, Lê, Lư, Trần, hoàn cảnh lịch sử đă làm cho Việt Nam trở thành mảnh đất tốt để Tam giáo lớn mạnh trong ḷng bao dung của người Việt. Về phía triều đ́nh: Các vua Đinh Tiên hoàng (968-979), Lê Đại hành (980-1005), Lư Thái tổ (1010-1028), v.v... đă chọn các đại sư, đạo sĩ vào triều đ́nh làm cố vấn. Năm 971, vua Đinh Tiên hoàng phong Khuông Việt Đại sư Ngô Chân Lưu làm Tăng thống, phong Thiền sư Đặng Huyền Quang làm Sùng chân Uy nghi, phong Đạo sĩ Trương Ma Ni làm Tăng lục Đạo sĩ. Vua Lư Thái tổ dựng chùa Vạn tuế, cất cung Thái thanh ngay tại kinh thành Thăng Long. Vua Lư Thái tổ tôn Thiền sư Vạn Hạnh lên làm Quốc sư. Vua Lư Nhân tông (1027-1127) thường hay kề cận Thiền sư Giác Hải và Đạo sĩ Thông Huyền, từng làm thơ khen tặng hai vị rằng: Thần thông kiêm biến hóa,/Nhất Phật, nhất Thần tiên. Các vua c̣n tuyển chọn nhân tài giúp nước bằng cách mở hai kỳ thi về Tam giáo: năm 1195, triều Lư Cao tông; và năm 1247, triều Trần Thái tông. Về phía các sư: Với tinh thần khoáng đạt, các nhà sư khi cố vấn hoặc gián nghị các vua đă vận dụng cả Lăo, Nho để thuyết phục: 1. Pháp sư Đỗ Pháp Thuận (915-990) đă khuyên vua Lê Đại hành dùng đường lối vô vi của đạo Lăo: Vô vi cư điện các,/Xứ xứ tức đao binh. (Dùng đường lối vô vi nơi triều đ́nh,/ Xứ xứ đều sẽ dứt cảnh đao binh.) 2. Năm 1130, Thiền sư Viên Thông (1080-1151) mượn lời Kinh Dịch khuyên vua Lư Thần tông (1128-1138) nhớ rằng cái lẽ hưng vong, đắc thất của một nước không phải tự nhiên một sớm một chiều: “Các bậc thánh vương đời trước đều biết như thế nên đều bắt chước trời, không ngừng trau đức để sửa ḿnh; bắt chước đất, không ngừng trau đức để yên dân. Sửa ḿnh th́ cẩn thận ở trong ḷng, run sợ như đi trên băng mỏng. Yên dân th́ yêu mến người dưới, hăi hùng như cỡi ngựa nắm dây cương sờn.” 3. Năm 1202, Thiền sư Nguyễn Thường, là Tăng phó, khuyên can vua Lư Cao tông: “Tôi nghe bài Tựa Kinh Thi có nói: Âm nhạc của nước loạn nghe ai oán v́ giận chính sự nước ấy sai trái. Âm nhạc của nước mất nghe bi thảm v́ xót dân nước ấy khốn cùng. Nay Chúa thượng rong chơi vô độ, chính giáo sai ĺa, dân chúng buồn khổ. Đến nay càng tệ. Thế mà ngày ngày lại nghe âm nhạc ai oán, đó chẳng phải là điềm nước mất, nước loạn hay sao?” Một số sự kiện lịch sử tiêu biểu như trên cho thấy trong buổi đầu, Tam giáo được giao ḥa trên nước Việt trong ḷng bao dung của người Việt, chính đây là sự manh nha của tư tưởng Tam giáo đồng nguyên. III. VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM PHẢN ÁNH DẤU ẤN TAM GIÁO TRONG TÂM THỨC NGƯỜI VIỆT Tam giáo Việt Nam có một lịch sử lâu dài kể từ thế kỷ I, II trở đi, cho nên đă ảnh hưởng sâu sắc không những trong tầng lớp trí thức giỏi chữ Hán mà c̣n gieo được tư tưởng đạo đức trong quần chúng b́nh dân không biết chữ Hán. Văn học dân gian (hay văn chương truyền khẩu) qua các loại h́nh cổ tích, dân ca, ca dao, tục ngữ... là những bằng chứng rơ ràng cho thấy dấu ấn Tam giáo trong văn hóa đạo đức của dân tộc Việt. Các vị tiên, phật luôn luôn có mặt trong các câu chuyện cổ tích khuyến thiện để giáo dục con người tu nhân tích đức, làm lành lánh dữ. 1. Dấu ấn của Nho giáo Mệnh đề tu thân tề gia được nói tới ở đầu sách Đại học: “Thân tu nhi hậu gia tề.” Người Việt chuyển hóa ư đó thành ca dao như sau: Tu thân rồi mới tề gia,/Ḷng ngay nói vạy, gian tà mặc ai. Các phạm trù tam cương (quân thần, phụ tử, phu thê) và ngũ thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tính) của đạo Nho được Việt hóa, trở thành ca dao: Anh làm trai học đạo thánh hiền,/Năm hằng chẳng trễ, ba giềng chớ sai. Hay là: Làm trai giữ trọn ba giềng,/Thảo cha, ngay chúa, vợ hiền chớ vong. Ngũ luân (quân thần, phụ tử, phu thê, huynh đệ, bằng hữu) và ngũ thường cũng được gọi chung là luân thường, hay luân thường đạo lư. Trong các mối quan hệ ấy, đạo làm con đối với cha mẹ là lấy chữ hiếu làm đầu, c̣n phận làm em đối với anh chị hay phận kẻ nhỏ đối với các bậc vai vế lớn phải lấy chữ đễ. Hiếu đễ được ca dao giải thích: Thờ cha mẹ ở hết ḷng,/Ấy là chữ hiếu ở trong luân thường./Chữ đễ có nghĩa là nhường,/Nhường anh, nhường chị, lại nhường người trên./Ghi ḷng, tạc dạ chớ quên,/Con em phải giữ lấy nền con em. Câu chữ Hán của Thầy Tăng tử “Hiếu giả bách hạnh chi tiên” (Hiếu đứng đầu trong trăm hạnh tốt) đă được ca dao Việt hóa: Làm con nết đủ trăm đường,/Trước tiên điều hiếu đạo thường xưa nay. Hay là: Nhân sinh bách hạnh hiếu vi tiên,/Chữ rằng mộc bổn thủy nguyên,/Làm người phải biết tổ tiên ông bà. Câu chữ Hán “Thần tỉnh mộ khang” (Sớm thăm tối viếng) từ trong trang sách nhà Nho cũng được chuyển qua ca dao và gắn liền với đạo hiếu của con với mẹ: Mẹ già ở túp lều tranh,/Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con. Là một dân tộc có truyền thống đạo đức tốt đẹp, người Việt tự nhiên sẵn biết tôn thờ chữ hiếu. Khi du nhập Việt Nam, những luân lư tốt đẹp của Nho giáo phù hợp với t́nh cảm của dân Việt đă có môi trường thuận lợi để phát triển. Ca dao Việt Nam đă nói nhiều về t́nh cảm thiêng liêng này: Công cha như núi Thái sơn,/Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra./Một ḷng thờ mẹ kính cha,/Cho tṛn chữ hiếu mới là đạo con. Hay là: Công cha như núi ngất trời,/Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông./Núi cao biển rộng mênh mông,/Cù lao chín chữ ghi ḷng con ơi. Hoặc là: Tu đâu cho bằng tu nhà,/Thờ cha kính mẹ mới là chân tu. 3. Dấu ấn của Phật giáo Triết lư về nghiệp (karma) được ca dao diễn tả: Lênh đênh qua cửa Thần Phù,/Khéo tu th́ nổi, vụng tu th́ ch́m. (Cửa sông Thần Phù là chỗ sông Chính Đại đổ ra vịnh Bắc Bộ, thuộc huyện Yên Mô, tỉnh Ninh B́nh. Cuối đời Lê cửa sông bị cát bồi lấp mất và trở thành đất liền. Một địa danh không c̣n, nhưng câu ca dao c̣n măi.) Kinh Lăng nghiêm có câu: “Tương thử tâm thân phụng trần sát, thị tắc danh vi báo Phật ân.” Ngụ ư: Ai dốc ḷng phụng sự cơi thế gian (trần sát), tức là đă đền đáp, báo ân Phật. Ca dao Việt có câu tương tự: Dù xây chín bậc phù đồ,/Không bằng làm phúc cứu cho một người. Ngụ ư rằng xây bảo tháp (phù đồ) thờ Phật, cũng chưa bằng cứu giúp cho con người thế gian trước đă. 3. Dấu ấn của Lăo giáo Vũ trụ luận Lăo-Trang cho Đạo là nguyên lư tối sơ, là tuyệt đối thể, và Đức là sự thể hiện cái Đạo nơi con người. Không biết từ bao giờ, hai chữ đạo đức ấy đă là dụng ngữ quen thuộc trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mọi người. Đạo hiểu giản dị là lẽ phải trong cách sống giữa người với người. Thế nên, người Việt bảo nhau hăy biết ăn ở cho phải đạo, rồi từ đó mà có đạo làm người, đạo vợ chồng, đạo thầy tṛ, đạo làm con: Đạo làm con chớ hững hờ,/Phải đem hiếu kính mà thờ mẹ cha. Những kẻ sống trái lẽ phải có thể bị mắng là vô đạo, thất đức. Người tốt, biết đạo th́ được khen là ăn ở có đức. Chữ đức c̣n là tiếng xưng hô cao quư nhất những cho những vị, những đấng mà nhân dân sùng kính, như: Đức Chí tôn, Đức Mẹ, Đức Chúa, Đức thánh Trần, Đức Bồ tát… Đức trở nên giá trị tinh thần có huyền lực siêu nhiên để nâng đỡ cuộc sống con người. Người biết đạo không cho rằng của cải thế gian là tài sản bền vững truyền lại cho cháu con; ngược lại, chỉ có đức tuy vô h́nh (v́ là âm đức), nhưng mới thực đáng dành cho mai hậu: Cây xanh th́ lá cũng xanh,/Cha mẹ hiền lành để đức cho con. Hay là: Người trồng cây hạnh người chơi,/Ta trồng cây đức để đời mai sau. Cần lưu ư, bên cạnh ảnh hưởng của Tam giáo, c̣n có tín ngưỡng thờ Trời của người Việt. 4. Tam giáo và tín ngưỡng thờ Trời Không biết Trời có từ bao giờ, Trời từ đâu sinh ra, nhưng ai cũng kính Trời v́ hiểu rằng có ta đây v́ có Trời. Người Việt nói: Trời cho ai nấy hưởng. Trời kêu ai nấy dạ. Trong bối cảnh xă hội nông nghiệp, ḷng tin Trời gắn liền với sinh hoạt của con người: Nhờ Trời mưa thuận gió ḥa,/Nào cày nào cấy trẻ già đua nhau. Hay là: Nhờ Trời hạ kế sang đông,/Làm nghề cày cấy vun trồng tốt tươi. Người Việt tin Trời là đấng cầm cân nảy mực công bằng: Ở hiền th́ gặp lành,/Những người nhân đức Trời dành phúc cho. Tin Trời, tin vào vận mệnh trường cửu của đất nước non sông c̣n do ơn Trời phù trợ: Nước non là nước non Trời,/Ai chia được nước, ai dời được non. Đạo hiếu cũng ḥa với đức tin kính Trời qua bàn Thiên ngoài sân: Mỗi đêm mỗi thắp đèn Trời,/Cầu cho cha mẹ sống đời với con. Trời và Phật trong quan niệm người Việt không có ranh giới phân biệt: Nghiêng vai ngửa vái Phật Trời,/Đang cơn hoạn nạn độ người trầm luân. Do không có phân biệt nên bước vô chùa Phật mà ḷng vẫn tưởng Trời: Vô chùa thắp một nén nhang,/Miệng nam mô A-di-đà phật,/Nguyện cùng Trời chùa chật cũng tu. Tinh thần bao dung Tam giáo của người Việt không những được phản ánh qua ca dao, tục ngữ mà c̣n thể hiện trong cách thờ phượng. Chùa ở Việt Nam không hẳn chỉ là nơi thờ Phật. Có chùa thờ cả Quan thánh Đế quân. Ngoài Bắc, ở làng Kim Bảng (Vụ Bản, Nam Định) có chùa Tam giáo, tức là thờ cả Tam giáo Tổ sư (Thích-ca, Khổng tử, Lăo tử). Trong Nam, đường Cao Thắng, quận 3, Sài G̣n, có chùa Tam tông miếu (Minh Lư Thánh hội)… 5. Tam giáo và tín ngưỡng thờ Trời trong truyện Phật bà chùa Hương Trong văn chương b́nh dân Việt Nam có truyện thơ Phật bà Quan Âm diễn ca, c̣n được gọi là Nam Hải Quan Thế Âm sự tích diễn ca, hay là Truyện Phật bà chùa Hương… dài 1.424 câu lục bát (bản in của nhà in Phúc Chi, Hà Nội, 1950). Truyện này thể hiện một tín ngưỡng tổng hợp của người Việt: đức tin Trời ḥa với Tam giáo: triều đ́nh, thủy phủ, Thiên cung, Phong đô địa ngục, cung Diêu Tŕ với Hội yến Bàn đào, Ngọc Hoàng Thượng đế, Phật tổ Như lai, Quan Âm, Văn Thù, Phổ Hiền, Thiện Tài Đồng tử, Long nữ, Thái Bạch Kim tinh, Long vương, Diêm vương, Thiên tướng, Thổ địa, Sơn thần, Công đồng Tam phủ, Nam tào, thần Ngũ lôi, thần Du địch, thần Ôn hoàng, thần Lục đinh… Về mặt tư tưởng, truyện giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xă hội, bao gồm việc tự độ là giải thoát thành Phật (khía cạnh cá nhân), và việc độ tha (khía cạnh xă hội) là hiếu với gia đ́nh, trung với nước và nhân với chúng sanh: Chân như đạo Phật rất mầâu,/Tâm trung chữ hiếu, niệm đầu chữ nhân./Hiếu là độ được đấng thân,/Nhân là độ được trầm luân mọi loài. (câu 1-4) Hay là: Trên th́ hiếu báo sinh thành,/Dưới th́ nhân cứu chúng sanh ta bà. (câu 1397-1398) Truyện thơ gắn liền Đạo pháp với dân tộc: Thân này thành Phật may ra,/Hộ nước hộ nhà th́ mới có phương. (câu 315-316) Ḷng tin Trời và luật nhân quả báo ứng được thể hiện qua lời Hoàng hậu: “Trong cơ báo ứng đạo Trời ở trong”. (câu 24). Tin Phật mà cũng kính Trời, thế nên nhà vua đă thốt: “Trẫm nay ơn Bụt (Phật), ơn Trời…” (câu 1335). Cũng với đức tin vô phân biệt ấy, lúc công chúa phát đại nguyện xuất gia tu Phật th́ lại khấn Trời: Nói thôi ngửa mặt khấn Trời,/Chứng minh xin chớ để sai ḷng này. (câu 345-346) Nhân vật chính trong truyện là Chúa Ba, tu Phật, đắc quả, được gọi là Bồ tát, là Phật bà, mà cũng rất nhiều lần được gọi là Tiên nga (các câu 937, 946, 949, 1049, 1054…) Điều này phản ảnh tâm lư b́nh đẳng tín ngưỡng, dung thông Tam giáo từ lâu đời đă có trong tâm thức người Việt. 6. Tam giáo trong truyện Lâm tuyền kỳ ngộ (Bạch viên Tôn Các) Một tác phẩm khuyết danh tác giả nữa là Lâm tuyền kỳ ngộ (sự gặp gỡ lạ lùng giữa chốn suối rừng) với hai nhân vật chánh là Bạch viên (con vượn cái lông trắng) và chàng Nho sĩ Tôn Các. Bạch viên kiếp trước là tiên nga, bị đày xuống trần gian làm vượn cái lông trắng. Bạch viên tự thuật: Tiện thiếp từ tu ở cơi tiên,/Chưa hề bén lụy cơi trần duyên.(Viên thị tự tâm sự); Vốn thiếp xưa thân cửa Đế Thiên,/V́ duyên cho phải lụy trần duyên.(Viên thị biệt Tôn sinh); Tiện thiếp thân xưa khách Quảng Hàn, Thác sinh đày xuống cơi trần gian. (Viên thị kiến Huyền Trang) Do căn tiên nên Bạch viên biết giác ngộ tu hành, đến chùa Phi Lai học đạo Phật với Thiền sư Huyền Trang: Đêm thanh náu gót ngoài tăng viện,/Ngày vắng dâng hương trước Phật đài. (Bạch viên nhập tự thính kinh); Theo đường Phật giáo mong cầu phúc,/Đội đức Thiền sư cứu khỏi nàn. (Viên thị kiến Huyền Trang) Do phép lực của Phật, Bạch viên cởi bỏ lốt vượn, hóa thành thiếu nữ xinh đẹp. Thế rồi Bạch viên kết duyên cùng Nho sinh Tôn Các, sinh hai con trai. Bạch viên tuân lệnh Thiên đ́nh, măn số trần gian, từ giă chồng con trở về cơi tiên: Trăm lạy giă chàng c̣n ở thế,/Năm mây xin thiếp lại lên tiên. (Viên thị biệt Tôn sinh) Tôn Các đi thi được chấm đậu, vua ban áo măo vinh quy. Tôn Các vốn cũng là tiên thượng giới, nguyên là sao Tử Vi: Tôn Các nay tuy người hạ giới,/Tử Vi xưa cũng khách Thiên tào. (Thượng đế chiếu hứa Bạch viên tái hợp) Ngọc Hoàng Thượng đế thương t́nh hai người ly biệt, theo lời xin của Bạch viên cho phép Bạch viên xuống trần lần nữa tái hợp cùng Tôn Các cho trọn đạo vợ chồng: Lại ban sum họp duyên hương lửa,/Cho đấng anh Nho sánh má đào. (Thượng đế chiếu hứa Bạch viên tái hợp) Sau rốt Bạch viên, Tôn Các măn số trần cùng nhau trở về Thượng giới: Duyên nợ oan t́nh đền kiếp trước,/Về sau hương lửa rạng rừng thiền. Cũng giống truyện Phật bà chùa Hương, truyện Lâm tuyền kỳ ngộ mang đầy đủ dấu ấn Tam giáo. Với Nho, đó là đạo vợ chồng, đạo cha con, đạo vua tôi (tam cương). Với Thích, là giáo lư giải thoát khỏi nghiệp chướng thế gian (Bạch viên cởi lốt). Với Lăo là vai tṛ cầm luật Thiên tào của Thượng đế, là kiếp trích tiên ở chốn thế gian của Bạch viên, Tôn Các… Tóm lại, kho tàng văn học dân gian Việt Nam, từ ca dao, tục ngữ, đến truyện thơ, đă có những bằng chứng hiển nhiên cho thấy nét văn hóa đạo đức truyền thống của người Việt, đó là ḷng b́nh đẳng trước mọi tôn giáo, và khả năng tiếp thu, chuyển hóa Tam giáo cho ḥa hợp với tín ngưỡng thờ Trời, tạo thành một tín ngưỡng tổng hợp của người Việt. IV. TƯ TƯỞNG TAM GIÁO ĐỒNG NGUYÊN CỦA NGƯỜI VIỆT QUA CÁC THỜI ĐẠI Từ thế kỷ II, tư tưởng Tam giáo đồng nguyên đă xuất hiện ở Việt Nam, bấy giờ là nơi giao lưu, hội tụ và dung ḥa các luồng tư tưởng Ấn-Hán (Phật, Nho, Đạo) với văn hóa Việt. Một bằng chứng là Mâu Bác, cũng gọi Mâu tử (sinh khoảng năm 165 hay 170, mất khoảng 230). Ông tên Dung, tự Tử Bác, từ Trung Quốc sang Việt Nam tỵ loạn vào thế kỷ II, tài kiêm văn, vơ. Ông viết Lư hoặc luận nổi tiếng, trong đó cho biết: sau khi mẹ mất, không muốn làm quan, ông đắm ḿnh học Tam giáo. “Từ đó, dốc chí vào đạo Phật, gồm ngẫm Lăo tử năm ngàn chữ, ngậm huyền diệu làm rượu ngon, xem Ngũ kinh làm đàn sáo.” Tinh thần ḥa đồng từ buổi ban sơ đó đă là yếu tố để tư tưởng Tam giáo đồng nguyên trở thành môït nét bản sắc văn hóa truyền thống của người Việt trong những thế kỷ sau, được nhiều danh gia phát biểu qua các triều đại. 1. Viên Chiếu (999-1091) Viên Chiếu sống vào đời Lư, thế danh Mai Trực, quê làng Phúc Đường, huyện Long Đàm, là thiền sư đời thứ bảy ḍng Quan Bích (Việt Nam). Khi được hỏi về ư nghĩa của Phật và Thánh (Nho), Sư đáp: Trú tắc kim ô chiếu,/Dạ lai ngọc thố minh. (Ngày th́ mặt nhựt sáng soi,/Đêm về vằng vặc khung trời ánh trăng.) Ngụ ư bảo tuy ứng dụng của Phật và Thánh (Nho) trong đời khác nhau, nhưng đều đem lại cho đời ánh sáng (giác ngộ), ví như ngày cần ánh sáng mặt trời (kim ô: quạ vàng), đêm cần ánh sáng vầng trăng (ngọc thố: thỏ ngọc). 2. Trần Thái Tông (1218-1277) Vua tên thật là Trần Cảnh, quê làng Tức Mặc, phủ Thiên Trường (huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định sau này). Viết bài Tựa cho Thiền tông chỉ nam, vua ám chỉ rằng trách nhiệm độ đời của Phật hay Nho vẫn là một: “Lục tổ có nói: ‘Bậc đại thánh và đại sư đời trước không khác ǵ nhau.’ Như thế đủ biết đại giáo lư của đức Phật ta lại phải nhờ tiên thánh mà truyền lại cho đời.” Trong bài Phổ khuyến phát bồ đề tâm, vua viết: Vị minh nhân vọng phân Tam giáo,/Liễu đắc để đồng ngộ nhất tâm. (Chưa tỏ ngộ, người đời lầm lẫn phân biệt Tam giáo,/Khi đạt chỗ gốc cội rồi th́ cùng ngộ một tâm.) Trong bài Tọa thiền luận, vua so sánh pháp môn tu luyện của Tam giáo và nêu lên sự tương đồng: “Thích-ca Văn phật vào núi Tuyết sơn [Himalayas], ngồi ngay ngắn trong sáu năm, chim bồ các [chim thước, chim khách] làm tổ trên đầu, cỏ mọc xuyên qua bắp vế mà thân tâm vẫn b́nh thản. Tử Cơ [Đạo gia, tức Nam Quách Tử Cơ trong Nam hoa kinh của Trang tử] ngồi tựa ghế, thân như cây khô, ḷng như tro nguội. Nhan Hồi [Nho gia] ngồi quên, chân tay rời ră, thông minh dẹp bỏ, ĺa xa cả trí cả ngu để ḥa chung với Đạo lớn. Ba bậc thánh hiền của Tam giáo đời xưa đó đều nhờ ngồi định mà có thành tựu.” Trong bài Giới sát sinh văn, vua nêu lên chỗ tương đồng của Tam giáo về mặt hành thiện: “Sách Nho dạy làm điều nhân đức, kinh Lăo dạy thương yêu người và vật, Phật chủ trương hăy giữ ǵn giới cấm sát sinh…” 3. Hương Hải (1631-1718) Thiền sư thế danh Tổ Cầu, người làng Áng Độ, huyện Chân Phúc (sau là huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Lúc đầu ông làm tri phủ Triệu Phong (sau là tỉnh Quảng Trị), đời Hậu Lê, rồi tu ở cù lao Chàm (Quảng Nam), hiệu Huyền Cơ Thiện Giác, pháp tự Minh Châu Hương Hải. Trong một bài thơ Sư viết: Nguyên lai Tam giáo đồng nhất thể. Như vậy, Sư khẳng định Tam giáo cùng một bản thể, nghĩa là cùng một nguồn gốc phát sinh. So sánh Nho với Phật, ở bài thơ khác, Sư kết luận: Nho nguyên đăng đăng đăng di khoát,/Pháp hải trùng trùng nhập chuyển thâm. (Nguồn Nho bát ngát lên thêm rộng,/Biển Phật trùng trùng vào càng sâu.) Trong bài Lư sự dung thông, Sư lấy h́nh ảnh xe, thuyền làm ví dụ để so sánh phương tiện và công dụng của Tam giáo trong đời. Sư kết luận Tam giáo ví như ba cỗ xe cùng đi đến một đích. Đối chiếu ba cặp phạm trù tam cương, ngũ thường (của Nho) với tam nguyên, ngũ khí (của Lăo), và với tam quy, ngũ giới (của Phật) Sư có bài thơ: Trong nơi danh giáo có ba,/Nho hay giúp nước, sửa nhà, trị dân./Đạo thời dưỡng khí an thần,/Thuốc trừ tà bệnh, chuyên cần luyện đan./Thích độ nhân miễn tam đồ khổ,/Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương./Nho dùng tam cương, ngũ thường,/Đạo ǵn ngũ khí, giữ giềng ba nguyên./Thích giáo nhân tam quy, ngũ giới,/Thể một đường xe phải dụng ba. 4. Lê Quư Đôn (1726-1784) Ông tự Doăn Hậu, hiệu Quế Đường, quê làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Ha, làm quan đời Hậu Lê, lần lượt giữ nhiều chức vụ quan trọng. Trong Kiến văn tiểu lục, ông bày tỏ ḷng tôn kính Tam giáo b́nh đẳng và khuyến cáo một số nhà nho thiển cận: “Đạo giáo của họ Phật, họ Lăo thanh tĩnh hư vô, cao siêu tịch diệt, không hệ lụy đến sự vật, đấy cũng là đạo giáo của bậc cao minh dùng để tu dưỡng bản thân; đến những lời bàn luận sâu rộng về đạo đức, về h́nh thần, không điều ǵ là không có ư nghĩa mầu nhiệm. Nhà nho chúng ta, cứ giữ thành kiến kia khác, thường thường bác bẻ, như thế có nên không?” 5. Ngô Th́ Sĩ (1726-1780) Ông tự Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong Tiên sinh, đạo hiệu Nhị Thanh Cư sĩ, làm quan đời Hậu Lê, trứ tác nhiều tác phẩm. Năm 1760, làm văn bia nhân dịp trùng tu chùa Tam giáo (làng Kim Bảng), ông nêu quan điểm: “Lời khuyên về tịnh độ của nhà Phật, lời bàn về cảnh tiên của nhà Đạo, thuyết tích chứa điều lành có thừa điềm tốt của nhà Nho, thảy đều đúng cả. Đạo Phật chủ trương từ bi, Đạo gia thanh tịnh, Nho gia lấy thuyết nhân nghĩa, trung chính mở đường cương thường của Trời để dựng nên một trật tự cho người. (…)Nhập thế và xuất thế, tác dụng khác nhau mà thể tính th́ cũng một. Tôi cho rằng đạo lư chỉ có một mà thôi. Tự do, sáng suốt, không có phân chia đạo nọ đạo kia vậy. Liễu ngộ chỉ có bản tính yên lặng, giữ lấy chỉ là tâm. Chỗ tịch diệt của Như lai, chỗ hư vô của Lăo quân, chỗ không muốn nói của Phu tử đều là gom cái tâm ḿnh về chỗ chánh mà thôi.” 6. Ngô Th́ Nhậm (1746-1803) Ông người làng Thanh Oai, huyện Thanh Tŕ, tỉnh Hà Đông, tự Hi Doăn, hiệu Đạt Hiên, lại có hiệu Hải Lượng Thiền sư, làm quan hai đời Hậu Lê và Tây Sơn, giữ nhiều chức vụ quan trọng. Ông chủ trương Tam giáo một nguồn (nhất nguyên), và bày tỏ quan điểm trong các tác phẩm như Thiên quân thái nhiên, bài Kư đ́nh Thủy Nhất… Ông được Phan Huy Ích đă ca ngợi: “Tận tính nhi cùng lư (thấu triệt được thiên tính, hiểu rơ được đạo lư), khu Thích dĩ nhập Nho (đưa đạo Phật vào đạo Nho), ông đă khiến cho tám bộ Phạn vương (Phật) không ra ngoài cung tường của Tố vương (Khổng tử).” 7. Phan Huy Ích (1750-1822) Ông tự Chi Ḥa, hiệu Dụ Am và Đức Hiên, làm quan hàn lâm thừa chỉ, đốc đồng Thanh Hóa, v.v... Đời Tây Sơn, ông làm tả thị lang Bộ Hộ, tước Thụy nham hầu, đi sứ Trung Quốc về thăng thị trung ngự sử. Ông lập Bảo chân quán để tu dưỡng, trứ tác nhiều, chủ trương Tam giáo một nguồn. Năm 1796, viết lời Tựa cho Trúc Lâm đại chân viên giác thanh của Ngô Th́ Nhậm, ông bày tỏ quan điểm: “Giáo lư Thích-ca tuy nói là không tịch hư vô, nhưng đại yếu vẫn là trừ bỏ hết mọi chướng lũy, thấy rơ chân như. Cho rằng ‘minh tâm kiến tính’ là việc cần kíp nhất, nếu đem so sánh với học thuyết ‘thành ư trí tri’ của nhà Nho ta, thật chẳng có ǵ là trái ngược.” 8. Trịnh Tuệ (thế kỷ XVIII) Ông đậu trạng nguyên, làm tể tướng thời vua Lê chúa Trịnh, vẫn xưng Trúc Lâm Cư sĩ. Trong bài Tam giáo nhất nguyên thuyết, ông tŕnh bày quan điểm Tam giáo một nguồn: “…Tam giáo vẫn là một môn, ba ḍng vẫn là một lư, vốn không phải như nước lửa, đen trắng, ngọt đắng có tính chất chống lại nhau … Thế mới biết Nho tức là Thích mà Thích tức là Nho. Đạo cũng là Nho mà Nho cũng là Đạo.” Cuối bài, ông kết luận: Ai hay Tam giáo bất đồng,/Thích-ca, Lăo tử cùng ḍng Nho Gia. 9. Toàn Nhật (1750? -1832?) Sống khoảng đời Tây Sơn, Sư coi Tam giáo là một nhà, công dụng ở đời tuy khác nhưng lại hỗ trợ cho nhau trong việc giáo hóa, cứu độ, trị an dân chúng. Sư ví Tam giáo như ba ngả đường cùng dẫn về một đích điểm (đồng quy). Sư quan niệm Tam giáo không thể thiếu một, cũng như chiếc vạc phải đủ ba chân, bầu trời phải đủ mặt trời, mặt trăng và các v́ sao (tam quang: nhật, nguyệt, tinh). Xă hội phải vững vàng ba mối quan hệ giữa người trị nước với dân, giữa cha với con, giữa vợ với chồng (tam cương: quân thần cương, phụ tử cương, phu thê cương). Trong Hứa Sử truyện văn, mượn lời Diêm vương nói với thầy tăng Hứa Sử, Sư bày tỏ quan điểm Tam giáo đồng quy: Phép xưa gầy dựng roi truyền,/Nho ra sửa trị đời nên thanh b́nh./Thích ra độ tử cứu sinh,/Đạo ra tẩn diệt mị tinh yêu tà./Thánh hiền phân chế làm ba,/Tam giáo so lại nhất gia khác ǵ./Cùng nhau tá trợ pḥ tŕ,/Ra đời giáo hóa ích th́ lợi dân./Cũng như vạc có ba chân,/Trên trời th́ có tam quang tỏ tường./Trong đời th́ có tam cương,/Nếu mà khuyết một ghê đường gian nguy./Nói cho Thầy rơ kẻo nghi,/Đường tuy ba ngả cùng về một nơi. Trong Tam giáo nguyên lưu kư, Sư viết: Cho nên Tam giáo Thánh nhân,/Tùy cơ thuyết pháp, ứng thân cứu nàn./Hễ trời th́ có tam quang,/Đời có Tam giáo ba giềng tương thân./Ví như cái vạc ba chân,/Nếu mà khuyết một ngả nghiêng đâu c̣n./Vật trong vạc ấy chẳng toàn,/Ắt là trút đổ chỉn liền hư hao./Nho gia tỏ rơ như sao,/Chói ḷa tinh đẩu ai nào chẳng hay./Đạo gia dường nguyệt tṛn thay,/Bắc nam ánh giải, đông tây sáng ngời./Thích gia ví tợ mặt trời,/Đâu đâu soi thấu đời đời quang minh. 10. Giác Lâm (thế kỷ XIX) T́ kheo sống dưới triều Minh Mệnh (1820-1841), tu chùa Hồng Phúc, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Trong tác phẩm Hồng mông Tạo hóa chư lục bản hạnh (gọi tắt Hồng mông hạnh), sư cho rằng Tam giáo vốn một nhà: Ba đạo cây cối một nhà,/Chi chi diệp diệp hằng hà vô biên./Những người thiểu học thất truyền,/Ngỡ là Nho giáo, Phật, Tiên khác ḍng. 11. Nguyễn Đ́nh Chiểu (1822-1888) Ông hiệu Trạch Phủ, quê làng Tân Khánh, huyện B́nh Dương, tỉnh Gia Định. Bị mù, ngồi nhà dạy học, nên c̣n gọi Đồ Chiểu. Trong truyện thơ Lục Vân Tiên ông tạo ra chàng Nho sinh họ Lục: Đặt tên là Lục Vân Tiên,/Tuổi vừa hai tám nghề chuyên học hành./Theo thầy nấu sử sôi kinh,/Tháng ngày bao quản sân Tŕnh lao đao. (Câu 9-12) Sau khi mù mắt, họ Lục nương thân cửa chùa (Phật) và được ông tiên (Lăo) ban thuốc tiên chữa cho khỏi mù: Đoạn này tới thứ ra đời,/Vân Tiên thuở ấy ở nơi chùa chiền./Nửa đêm nằm thấy ông tiên,/Đem cho chén thuốc mắt liền sáng ra. (Câu 1665-1668) Tuy không trực tiếp phát biểu về Tam giáo đồng nguyên hay đồng tông, qua cách hư cấu truyện thơ Lục vân Tiên, Đồ Chiểu vẫn cho thấy tinh thần Tam giáo đề huề. ● Tóm lại trải qua các triều đại, từ đầu thế kỷ XX trở ngược về trước, trong tâm thức người Việt, bất kể là vua quan, trí thức, thầy tu hay dân dă, đă in dấu Tam giáo với quan điểm bao dung, ḥa đồng. Trước khi đạo Cao Đài ra đời, người Việt đă sẵn có các quan điểm về: (a) Tam giáo đồng nguyên hay Tam giáo nhất nguyên (cùng một nguồn phát sinh); (b) Tam giáo đồng tông (cùng một ông tổ sinh ra); (c) Tam giáo nhất gia (cùng một nhà); (d) Tam giáo đồng quy (cùng đi về một đích). Đây chính là điều kiện thuận lợi, ví như mảnh đất màu mỡ sẵn sàng phân nước, chỉ chờ hột giống Cao Đài gieo xuống là nhanh chóng nảy mầm. Và đúng như thế, đức Cao Đài đă mượn mảnh đất Tam giáo Việt Nam để gieo hạt, rồi tiếp tục vun phân tưới nước, tỉa tót lá cành cho cội cây Cao Đài càng thêm tươi tốt (thánh giáo tại Thiên Lư đàn, 03-02-1966): Chính ḿnh Thầy đến chốn Nam bang, Mượn đất đem gieo mối Đạo vàng. Tưới nước vun phân Nho, Thích, Lăo, Nâng cành, sửa lá, pháp ḥa tăng . . . Lê Anh Dũng |
Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674 Website: www.thienlybuutoa.org Email Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT
|