KHỬ TRƯỢC LƯU THANH
(Châu Minh, 20-2 năm Đại Đạo 36 Tân Sửu,
5-4-1961)
Nầy chư môn đồ nam nữ, lư Trời có một, th́ mỗi nhơn sanh ai
cũng có điểm linh quang trong tâm, nhưng khác nhau là bởi tại điểm
linh quang có thể xác trược thanh nầy che mờ. Bởi vậy mới có phân biệt
nhiều tŕnh độ căn cơ, v́ điểm linh chơn tánh ấy luôn luôn sáng rỡ nếu
ở trong thể xác của thánh nhân, th́ không khác nào ḥn ngọc ở trong
chậu kiến nước trong; c̣n điểm linh quang nào ở trong thể xác phàm phu
tục tử, chẳng khác nào ḥn ngọc ở trong chậu đất nước đục, rồi làm sao
điểm linh quang ấy sáng rỡ cho được?
V́ vậy mới phân biệt chỗ thanh, trược. Nhưng cái thanh cũng nơi
chỗ trược mà ra.
Đạo Trời luôn luôn lưu hành và tiến hóa trong mỗi thân tâm con
người, chớ không nhứt thiết khư khư số mạng như thế! Phải biến hóa, từ
chỗ đục thành trong, từ trược hóa thanh. Như thế là do công tu luyện.
Bởi vậy trong hàng phật, tiên, thánh cũng đều ở trong chúng sanh là
phàm thân nhục thể nầy mà ra, chớ nào phải tự trên trời rớt xuống mà
thành phật, thánh, tiên đâu!!!
Bởi thế, mỗi nam nữ đều có điểm linh quang sáng suốt, ấy gọi là
linh tánh đó; nhưng khi vào trong nhục thể nầy rồi, bị thất t́nh, lục
dục, tam độc dấy loạn, muốn ham sắc, tài, vật chất, thuận ch́u theo
nhơn dục, mà làm điều tội lỗi, thành ra che lấp điểm linh quang ấy.
Nầy chư đệ muội đă ngộ đạo Thầy, thực hành theo chơn
truyền Tân Pháp ấy là lối tu tắc,
phải trọn đức tin, và vâng lời theo Thiêng Liêng, hành đúng theo chơn
truyền sẽ được đắc ngộ chẳng sai, nhưng trên đường tu luyện phải bền
chí dày công không gián đoạn, chẳng ḷng dục vọng sự kết quả mau, th́
bất thành, bởi Chơn Đạo vô vi rất thậm thâm vi diệu. V́ rằng sự nghiệp
vật chất, chư môn đồ c̣n phải dày công khó mới thành tựu được thay,
huống hồ phần vô vi tinh thần nầy hạnh hưởng muôn năm bất diệt, mà mới
tu luyện dưỡng tánh tồn tâm trong một đôi niên mà muốn thành tựu kết
quả, có đặng nào? Phải rán phát triển tinh thần đạo đức theo đường
Thiên lư là: kềm chơn tánh, chơn tâm, không giờ phút nào xao
xuyến.
V́ rằng có nuôi, th́ mới lớn, bằng bỏ quên th́ mất vậy, đạo tâm
cũng thế rất tinh vi, nếu c̣n chút tham vọng ắt phải bị sa ngă.
V́ vậy, Thượng Tôn hằng dạy chư môn đồ, phải giữ tâm thanh tịnh
hư vô trong tứ thời, luôn luôn đừng bỏ. Giữ được như thế, từ nhứt
chuyển, đến cửu chuyển rồi th́ tinh thần đạo đức, chơn tánh, chơn tâm
sẽ phát huệ như thế nào là tùy theo sự cố gắng của chư môn đệ. Ưu hay
khuyết đó thôi.
Về Chơn Đạo không phải dạy nhiều.
Bởi vậy khi xưa Tử Cống hỏi Khổng Tử về Chơn Đạo tâm truyền
rằng: Thầy không dạy tôi làm sao tôi biết mà hành? Khổng Tử đáp:
Trời có nói chi, nhưng bốn mùa vẫn xoay vần trúng tiết.
Ta dạy ngươi một chữ “Tín”
chẳng khác nào chỉ một gốc, th́ nên t́m hiểu những gốc khác, mới phát
triển tâm linh được.
Như thế, về Chơn Đạo không bao giờ chỉ rạch ṛi. Thiêng Liêng
chỉ dạy úp mở bằng những danh từ, nhưng chỉ tóm lại là trong tâm với
tánh là âm dương đó vậy.
THÁI THƯỢNG LĂO QUÂN |