TRỊ BỊNH TRẦM KHA
Trên mấy ngàn năm, Thầy
mở đạo khắp ngũ châu trên thế gian nầy. Đạo từ thấp chí đến cao đều
diễn phô mục phiêu chơn chánh. Đó là lẽ dĩ nhiên để cho con người
hướng thiện.
Song trên thế gian nầy
không một ai được trọn hẳn tốt, hoặc trọn hẳn xấu mặc dầu lương hay
giáo. Nhưng biết tu rồi tức là t́m sự bất diệt ở linh hồn, hẳn là phải
giồi trau thân tâm cho trở nên thuần túy vẹn toàn hạnh chơn tu.
Nếu phó mặc thân tâm để
trọn ḿnh cho đạo th́ chênh lệch về căn bản vật chất; c̣n nghiêng hẳn
về đời, tức là không rửa được tội lỗi. Mà các tội lỗi thường gây bởi
căn bịnh trầm kha của thế gian; nếu biết đạo tức là hiểu căn bịnh hồng
trần.
Nếu không sớm chữa bịnh
nan y ấy, th́ nó trở nên suy nhược hẳn đi, mà mù quáng sai lầm. Hiểu
căn bịnh là phải trị bịnh, nghĩa là ở hồng trần biết bao đau đớn, vui
buồn, thảm khổ, th́ b́nh tỉnh điềm nhiêm mà gỡ tội lỗi. V́ vui, buồn
tự nhiên đến, mà mỗi lần đến như thế th́ tức là một nấc thang cao, mà
cũng là nấc thang thấp nhứt, nếu con người không chịu nỗi những sự
khảo đảo.
Thánh Sư nhận thấy điều
xảy ra như vậy là bởi không biết căn bịnh trầm kha mà chữa trị.
Tóm lại, người vào đạo mà
muốn hết tội lỗi để trở nên người hạnh đạo chơn tu là phải hiểu thông
mục đích tôn chỉ của đạo, ngoài ra, cần phải ôn nhuần luật đạo và lư
đạo.
VĂN TUYÊN KHỔNG THÁNH |