KÍNH THÀNH
(Châu Minh, 15-2 năm Đại Đạo 35 Canh Tư,
12-3-1960)
Người tu hành phải trọn
chữ kính thành, v́ có câu: “Duy Thiên vô thân, khắc kính duy thân.
Quỷ thần vô thường hưởng, hưởng ưu khắc thành”, nghĩa là: Trời
không thân với ai, chỉ thân với người hay kính. Quỷ thần không thường
chứng giám cho ai, chỉ chứng giám cho kẻ hay thành.
Bởi vậy người biết đạo lư
rồi, th́ tất cả vạn vật sanh trong trần nầy, đều hấp thụ một lư một
khí của Trời, duy có thanh trược khác nhau mà thôi.
V́ chỗ một lư một khí, mà
Trời và người có thể tương cảm tương ứng cùng nhau bằng chỗ kính
thành.
Vậy người tu lúc nào cũng
trọn dạ kính cẩn thành thật mới kết quả trên đường hành đạo. V́ đối
với phần thiêng liêng là vô vi, cũng như đối với người phần hữu h́nh
trên thế gian nầy vậy. Phải trọn dạ kính thành với nhau, mới tương
đắc, tương cảm, tương tùy được.
Vậy phải luôn luôn “Tương
kính như tân” nghĩa là: phải coi nhau như người khách mới.
Lăo chiếu điển thấy rơ
ḷng người nơi trần nầy lắm, bởi mang lấy xác phàm thân nhục thể, nên
sự gần gũi thường gặp với nhau, mà lắm lúc có dạ khinh lờn, rẻ rúng
nhau, thành thử vô t́nh phải vấp phạm trong TỨ ĐẠI ĐIỀU QUI là
chẳng trọn dạ kính tin với nhau.
Vậy căn bản đạo đức phải
thực hành đúng đắn hai chữ “Kính Thành”. Bởi có câu: Tu kỷ vĩ kính,
nghĩa là: lấy kính mà sửa ḿnh. Trước hết ta phải tự kính ta,
dù nơi vắng vẻ một ḿnh, dù sự hành vi nhỏ nhen thế nào cũng phải tự
kính ở việc làm, v́ ta biết kính ta, th́ mới kính đến người, mà kính
người tức nhiên kính Trời đó vậy.
LƯ THÁI BẠCH |