ĐẠI NHƠN, TIỂU NHƠN
(Châu Minh, 15-3 năm Đại Đạo 36 Tân Sửu,
29-4-1961)
Bởi thánh nhân có câu:
“Thể hữu quư tiện, hữu tiểu đại, vô dĩ tiện hại quư. Dưỡng kỳ tiểu giả
vi tiểu nhơn; dưỡng kỳ đại giả vi đại nhơn”.
Nghĩa là: “Trong thân thể
người có phần tiện, có phần quư, có phần nhỏ, có phần lớn; đừng lấy
phần nhỏ hại phần lớn, đừng lấy phần tiện hại phần quư. Nuôi phần nhỏ
là tiểu nhơn; nuôi phần lớn là đại nhơn”.
Phần lớn là cái tâm
của ḿnh; phần nhỏ là tai mắt của ḿnh. Tai mắt của người không
phải để suy nghĩ mà bị ngoại vật ám ảnh mờ tối. Tâm có suy nghĩ, có
suy nghĩ th́ được. Nghĩa là: biết đạo lư không suy nghĩ th́ không được
(không biết đạo lư). Những cái của Trời ban phú cho người, phải biết
gầy dựng cái lớn th́ cái nhỏ mới không lấn lên được. Như thế mới là
ĐẠI NHƠN.
V́ lẽ đó, các vị Giáo chủ
từ xưa diễn ra chữ “Tâm” cùng thất t́nh, lục dục, chỉ rơ sự lớn
nhỏ thế nào cho nhơn loại giác ngộ, biết lẽ chánh chơn, ǵn “Tâm”
làm chủ được thất t́nh, tức nhiên được trọn lành trọn tốt. Trái lại,
để thất t́nh, lục dục làm chủ cái “Tâm”, tức nhiên sa vào ṿng
tội lỗi.
Lư đạo trích yếu, căn bản
trên hai con đường ấy mà diễn ra thiên kinh vạn quyển.
PHÁP LỰC KIM TIÊN |