88.-
LẠC TẠI KỲ TRUNG
Trên ba mươi năm học Đạo, hành Đạo,
mà chư môn-đồ đă đạt được
câu "Lạc tại kỳ trung" chưa?
Chớ những bậc Thánh-Triết, Hiền xưa
v́ đă đạt được câu ấy nên dám
quên ḿnh xả thân hành Đạo, coi lợi danh như
dép rách, coi tiền của tợ móng tay; mới
chẳng nệ sự cực khổ, quyết đem
chơn-lư đạo-nghĩa phô truyền cho nhơn
sanh hạnh hưởng chung.
Với đại chí, đại hùng nào
sợ sự khổ khó gian-lao. V́ vậy mà Thánh-Sư
khi sanh tiền, với thân phàm phải châu du trong
lục quốc, rày đây mai đó quyết đem
phổ thông đạo-lư nhân nghĩa, nhưng v́
con người thuở ấy chỉ ham mê danh
lợi, ngôi vị, quyền tước, nào có
học hỏi đến đạo-lư đâu!
Bởi vậy, khi Thánh-Sư đến nước
nào, th́ vua nước ấy chỉ hỏi
những điều danh lợi, chớ chẳng
cầu học đạo-lư. V́ thế mà Thánh-Sư
phải bỏ ra đi, để t́m nơi chơn-chánh
thật tâm mà trao đạo-đức.
Than ôi! Thời kỳ ấy nhân-loại
vẫn một mực muội-mê, hà huống là
thời kỳ mạt pháp cuối tận này, càng lâu
càng thấm mùi danh, bả lợi. Lành thay! Nền
Đại-Đạo rộng khai, những bực nguyên-căn
tỏ ngộ nên bước vào cửa Đạo
để bồi công lập đức, trau tâm
luyện tánh cho trở thành bực gương
mẫu hiền đức, th́ sự này rất quư
giá biết bao trong ngày tương lai sắp đến.
Chư môn-đồ hiểu lẽ ấy, rán
mà ân cần bước Đạo, rán dẹp bỏ
ḷng ích-kỷ, bớt sự đời, để
lo việc Đạo mới tṛn bổn phận
thế Thiên. Chư môn-đồ ôi! Ḱa hăy xem gà
kia có bồ lúa lớn, nhưng cũng kề
gần bên chảo nước sôi, sao bằng cánh
hạc tung trời, mà cũng vẫn được
sống.
Hiểu lẽ ấy, người tu chơn
mới đạt được câu "Lạc
tại kỳ trung" đó vậy!
Vui
mùi đạo-đức hưởng thanh-nhàn,
Rơ
lẽ nhiệm-mầu, chí được an,
Lạc
tại kỳ trung là đó vậy,
Chẳng
ham danh lợi cơi dinh-hoàn.
VĂN-TUYÊN THÁNH-SƯ |