78.-
VỊ NHƠN SANH
Này chư hiền đệ muội! Thầy
đă dạy rằng: “Sự thương yêu là
giềng bảo sanh kiền-khôn thế-giới”,
vậy bảo sanh nghĩa là ǵ?
-- Bảo sanh là bảo vệ sự sống
của muôn loài vạn vật theo đà tiến-hóa
xoay vần vơ-trụ. Sự đối xứng
của nhân-loại đi đến chỗ tranh
đua giết hại lẫn nhau. Cũng v́ sự
đối xứng của quan niệm thế-gian, mà
con người một ngày một tiến, từ
thảo mộc, côn trùng, tiến đến thú
cầm, và từ thú cầm chuyển kiếp đến
loài người, rồi tiến đến
Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Mỗi giai-đoạn phải chịu thăng
trầm, khổ hải mới khỏi kiếp
trầm-luân. Hữu hạnh thay! Chư hiền
đệ muội được tinh-tấn của
Thầy ban cho, vậy mà chư hiền đệ
muội có một phần biết trau-giồi đạo-đức,
c̣n một phần v́ lo điều ảo-ảnh
thế-gian, thành ra buông lơi nền đạo-đức
tinh-thần.
Thầy bao giờ cũng xá-ân phần tội
lỗi, mà cứu cánh nhơn-sanh phục hồi tâm
dữ hóa lành, ḷng bác-ái vô lượng vô biên.
Thầy vạch rơ, chư hiền đệ
muội tự xét lấy thân và thương
được thân. Ví như chư hiền đệ
muội chỉ lo phần vật-chất để
cho thân được sung-sướng, nhàn rỗi
mà không năng luyện tinh-thần đạo-đức,
lại tỏ ra rằng hơn người, thành
thử sự khổ hải vẫn vương-vấn
chư hiền.
Nếu chư hiền thương Thầy, th́
nên trau-giồi tinh-thần đạo-đức, v́
tinh-thần đạo-đức bảo đảm
nền vật-chất của chư hiền. Thương
được thân rồi, lần lượt thương
trong gia-đ́nh quyến-thuộc, thương
được trong quyến-thuộc rồi,
lần ra làng mạc, đến quốc-gia xă-hội,
nhân-loài trên thế-gian, và đến mức cùng
là chư hiền thương được kẻ
mà chư hiền không vừa tâm ư.
Nếu chư hiền thương được
kẻ mà chư hiền không thích dạ, th́ chư
hiền mới là hoàn-toàn phục thiện, đúng
lẽ bác-ái của Thầy. Nguồn bác-ái ấy
là cao hơn núi, rộng lớn hơn biển Đông.
Có t́nh thương lẫn nhau th́ mới có tương-trợ
lẫn nhau, có tương-trợ lẫn nhau th́
mới tránh khỏi những điều giết
hại lẫn nhau, mới tránh khỏi điều
khốc-hại, mới đưa đến
cảnh khương-ninh vui-vẻ.
Nếu chẳng có t́nh thương lẫn
nhau, và nếu chẳng có sự tương-trợ
lẫn nhau, th́ thế-gian không bao giờ ổn
định.
Quốc-gia lấy công-dân làm trọng. Tôn-giáo
lấy nhơn-sanh làm trọng. Nếu muốn
gầy dựng một quốc-gia mà không có dân th́
lấy ai mà chăn, trị? Trong tôn-giáo không nhơn-sanh,
th́ dựa vào đâu mà chỉ độ kẻ tu?
Bởi vậy, tôn-giáo và chúng-sanh chỉ là
một, chúng-sanh được toàn thiện th́ tôn-giáo
mới phát khởi nguồn Đạo. Nhược
bằng chúng-sanh sai lạc th́ tôn-giáo chịu suy
đồi.
Cũng chẳng khác một quốc-gia, dân không
làm tṛn bổn-phận, lại trên cùng dưới
hại lẫn nhau, th́ quốc-gia làm sao thạnh-vượng?
Bởi thế, dầu Đạo hay đời,
bao giờ cũng tôn-trọng chúng-sanh, và chúng-sanh
biết thi hành theo luật định hầu nâng
đỡ, tương-trợ từ vật-chất
đến tinh-thần.