24.-
QUAN NIỆM TU HÀNH
Nầy các con! Đối với sự tu
của các con không phải là một đôi ngày,
năm, tháng, mà sự tu phải trót đời
của các con.
Ví như sự hành Đạo cũng vậy,
chẳng phải lựa lần ngày này qua tháng
nọ, năm kia, mà phải thực hành măi măi.
Đạo Thầy mở ra, các con cũng nh́n
thấy rơ ngọn đuốc chơn-lư sáng soi
để dẫn hướng cho các con đi, th́
sự tu của các con không phải thuở
ấu-thời chẳng tu, đợi kiếp già
cằn-cỗi rồi mới chịu tu hay sao?
Sự tu có nghĩa là sửa. Sửa
đục nên trong, sửa dữ ra lành, sửa
quấy ra phải, sửa xấu ra tốt. Như
thế, sự tu dù bé, lớn, phải tự trau
lấy thân để được thuần lương
đạo-đức. Mà ở thế-gian này
bao giờ cũng tôn-trọng đạo-đức.
Ví như các con hiện nay đă bước
vào đường Đạo rồi, các con không trường-trai,
hoặc giả trường-trai, đều là chơn-linh
của Thầy ban bố.
Bởi vậy, Thầy Mẹ mở rộng
đường tu cho các con tùy theo tam-thừa,
cửu-phẩm mà đi đúng với cơ-nguyên
của Thầy Mẹ vạch ra.
Nếu các con trường-trai mà tâm các
con không được trọn lành, nghĩa là không
chay, thà là các con không ăn chay là c̣n hơn trường-trai
mà tâm không được trọn lành.
Tuy không trường-trai mà giữ đặng
tâm chay, tức là tâm lành cũng quư vô ngần.
V́ Đạo mở ra mục tiêu là khuyến
thiện, sau khuyến thiện là đường
giải thoát, siêu phàm nhập Thánh. Nên con nào
giữ đặng trường-trai và tâm chay,
đó là đường sẵn vạch phục
về quê xưa.
Trường-trai như vạch một
lối đi, chông gai phủi sạch, để
cho các con tiến măi. Nhưng sự trường-trai
là dọn đường gai-góc mà tâm không
trọn lành th́ gây thêm hố thẳm, hang sâu, khó
mà phục-hồi nguyên-vị.
Tuy không trường-trai, nhưng tâm trọn
lành cũng được rơ thấy đường
xưa, lối cũ mà về. Nhưng trong khi bước
lên hoạn lộ hồi quê gặp nhiều chướng
ngại, ấy là trả bớt tiền-căn,
nghiệt-chướng, hoặc dứt khoát ở
thế-trần mà phục-bổn ngôi xưa.
Nay bệnh trầm-kha của trần-gian, bao
nhiêu Thần, Tiên, Thánh, Phật đă nói rơ căn
bệnh nan-y, nhưng chưa có một thực hành
trọn vẹn đặng. Nếu hiểu căn
bệnh mà không trị thuốc th́ cũng vô ích
mà thôi!
Cũng như các con biết đời là
ảo-mộng, là đau-khổ, mà các con không
học đạo-đức chơn-lư để
giải-thoát khổ nạn, th́ hoài công lắm ru?
Tóm lại, với sự đời hay Đạo
trên thế-gian này, ai cũng biết thốt
lời hiền-lương, nhân-đạo, che
lớp vỏ bề ngoài, nhưng thân tâm không
trọn lành, trọn tốt.
Muốn chứng tỏ con có điều
tốt, không ǵ bằng một cách chân-thành đạo-đức
th́ mới kết quả hiển hiện.
DIÊU-TR̀ KIM-MẪU |