12.-
TRANH ĐUA VẬT CHẤT
Từ cổ chí kim, các con thấy
thực-trạng thế-gian phân ra nhiều đẳng-cấp,
mà các con thấy rơ hơn hết hai đẳng-cấp
cao và thấp.
Đôi đẳng-cấp cao và thấp
ấy vẫn luôn luôn tranh đấu, là v́ đẳng-cấp
cao bao giờ cũng tự-đắc, tỏ ra hơn
người và đè nén kẻ dưới, thành
thử chênh-lệch kẻ dưới phải
bức màn tung dậy để đi đến
chỗ b́nh-quang nhân-loại.
Ở trường đời, bao giờ các
con cũng suy nghiệm chịu điều lợi
hơn là chịu thiệt hại. Ví như sự
tranh đua vật-chất ở đời, các con
so gia thế của các con kém phần lộng
lẫy hơn người, tức nhiên các con tranh
đấu để bằng người hoặc
hơn người. Cũng như thấy người
vinh hơn, giỏi hơn, các con lấy ḷng tranh
đua để ngang hàng cùng người hoặc
hơn người, mà các con không suy điều
hại bên thân.
Ví như vật-chất các con đủ
đầy mà thiếu tinh-thần đạo-đức,
xui khiến tâm con muốn được một
rồi lại muốn trăm ngàn lần như
vậy, thành thử càng ngày càng đưa các con
vào hố thẳm, khó vượt lên được.
Vật-chất bao giờ cũng kề bên các
con, nếu các con không có đạo-đức
tinh-thần để cảm hóa người,
nếu gặt điều hiềm-tỵ, thành ra
cam gây nghiệt-chướng măi măi.
Cái lợi phải tương-đối
với tinh-thần đạo-đức, v́ có
đạo-đức mới bảo tồn
được cái lợi của các con. Vả chăng,
có sự tương tranh từ vật-chất
đến tinh-thần cũng v́ bởi thiếu t́nh
thương mà ra.
Trong gia-đ́nh không biết thương
lẫn nhau th́ c̣n ǵ là yên vui; trong làng mạc,
trong xă-hội nếu thiếu t́nh thương th́
cang-thường đảo lộn, quốc-gia suy
tân.
|