Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

27.- PHÂN THANH LÓNG TRƯỢC

MINH-LƯ THÁNH-HỘI, Tuất Thời, 19 tháng 9 Tân-Hợi (6-11-1971)

Kệ:

Thánh nhân xưa dụng nước làm đề,

Luyện tánh tu tâm dốc trọn bề;

Nước lặng phân thanh cùng lóng trược,

Người khi vọng động tánh u mê.

      VẠN-HẠNH THIỀN-SƯ, Bần Tăng chào mừng chư đạo hữu. Hôm nay Bần Tăng lại được tái ngộ cùng chư đạo hữu một lần nữa để cùng giúp nhau trên bước đường tu học. Bần Tăng xin mời chư đạo hữu đồng an tọa.

      Chư đạo hữu! nói đến chữ Đạo th́ vô cùng vô tận, c̣n luận về pháp môn th́ vô lượng vô biên, nhưng căn trí cùng sự tiến hóa của con người th́ có giới hạn. Học nhiều biết nhiều, học ít biết ít, nhưng không phải sự học chỉ nhắm vào sách kinh hoặc Thánh-Ngôn Thánh-Giáo mà gọi rằng hiểu biết được toàn vẹn. Sự hiểu biết ấy phải phát nguồn từ nội tâm, khi cơi ḷng được an định. Có lắm khi sự hiểu biết ngộ Đạo từ âm vang trong không gian, hoặc từ một lằn điện, hoặc một nguồn tư tưởng từ chốn xa xăm đưa đến. Chỉ có lương năng hoặc tiềm thức mới nhận được mà thôi.

      Sự hiểu biết ấy không có trong kinh  điển. Thế nên, đồng thời học Đạo cùng một kinh điển, cùng một lớp và cùng một cách huấn luyện như nhau, nhưng trong sự ngộ Đạo hoặc lănh hội từ mỗi học viên không đồng đều nhau là ở chỗ đó.

      Những người có nhiều thiện duyên ắt thường được nhiều sự trợ duyên từ  cơi vô h́nh xa xăm đưa đến. Thế nên người tu học luôn luôn giữ nội tâm được an định. Nội tâm có được an định là điều kiện tối thiểu để cảm ứng cùng với cơi vô h́nh để được tiếp nhận sự trợ duyên ấy.

      Luận về trong lănh vực tu học, nơi đây nói riêng, toàn Đạo nói chung, đă có lắm người đọc qua nhiều kinh điển, hiểu nhiều nguyên tắc hành đạo, nói lời đạo lư rất là thông suốt, nhưng tự ḿnh hiểu ḿnh gẫm lại chưa có mấy ai! Chư đạo hữu suy nghĩ một phút đi rồi sẽ thấy lời Bần Tăng nói đó là thế nào?

      Tự hỏi ḿnh là ai? Ḿnh đây không phải là tên X, Y, Z cũng không phải là Chú Ba, Bác Năm, Dượng Bảy, Cậu Chín mà các cháu xưng hô hằng ngày.

      Vậy chớ ḿnh là ai? Trong một ngày qua, có lúc ḿnh là Phật, có lúc ḿnh là Tiên, có lúc ḿnh là Thánh, Thần, cũng có lúc ḿnh quá phàm phu tục tử, và cũng có lúc là ngạ quỉ, súc sanh. Như vậy, hỏi lại ḿnh là ai? Cũng đồng thời một nhục thể này, nhưng nhục thể ấy cũng không phải là ḿnh. Chính những nguồn tư tưởng phát xuất từ nội tâm ấy đă đánh giá con người của ḿnh là Phật, Tiên, Thánh, Thần, phàm phu hoặc ngạ quỉ, súc sanh.

      V́ vậy mà ở thế gian đă xảy ra không biết bao nhiêu những trường hợp như thầy giáo dạy trẻ con phải ăn ngay ở thật, nhưng sau đó lại thấy báo chí đăng tải chính vị thầy giáo ấy can tội thâm lạm tiền bạc, sổ sách thiếu phân minh. Một trường hợp khác, một vị hướng đạo giảng dạy tín hữu học điều đạo lư, ǵn giữ ngũ giới tam qui, nhưng sau đó bàng quan thấy được vị ấy đă phạm tam qui ngũ giới, v..v.... và v.v...

      Tại đâu có trường hợp đó? Chính người trong cuộc như hai trường hợp vừa nêu trên đă biểu quyết điều ấy như câu kinh nhựt tụng. Đi giảng dạy người khác làm điều minh chánh thiện lương nhưng chính bản thân ḿnh sao lại lâm vấp phạm phải? Bởi v́ không làm chủ được bản tâm, bản tánh, không phân biệt được điều nào là của lương tri, điều nào là của vọng động.

      Một khi để ḷng tham dục vọng động dấy lên, làm che lấp bản lương tri, lúc bấy giờ xác thân hành động tùy thuộc vào mệnh lệnh của sự dục vọng dấy loạn. Sau khi phạm lỗi rồi, một lúc nào đó, ḷng an định, sóng lặng gió êm, lương tri lại được sáng tỏ, lúc bấy giờ người ấy mới biết ăn năn hối hận, lương tâm hành phạt cắn rứt giày ṿ.

      Như vậy cũng một con người ấy, khi th́ vầy, khi th́ khác, và những khi khác lại khác nữa, thiên h́nh vạn trạng đưa đến quấy nhiễu, làm rối loạn nội tâm.

      Việc ấy đối với người thâm uyên Đạo học th́ thấy rất dễ dàng, nhưng đối với những người ở cấp sơ đẳng và trung đẳng th́ ít khi phân biệt và làm chủ lấy ḿnh, bởi v́ ḷng tham si ích kỷ là quan ṭa có đầy đủ qui luật và biện thuyết hùng hồn để bênh vực ḿnh theo lẽ ấy.

      Thế nên trong Đạo Kinh hằng dặn ḍ nhắc nhở người tu học phải luôn luôn xét ḷng, làm chủ bản tâm, chế ngự kịp thời những tham vọng, hằng tham thiền nhập định để an định phong ba.

      Phong ba nơi đây không có nghĩa là sóng gió ngoài biển khơi, mà là những luồng tư tưởng từ ngoại cảnh đưa đến.

      Người quân tử xưa lấy nước để ví đức tính của bực Thánh-nhân. Nước nơi đây không có nghĩa là nước trí non nhân hay non bồng nước nhược, cũng không có nghĩa là nước cao đất thấp, và cũng không có nghĩa là non nước san hà.

      Nước nơi đây có nghĩa là bản thể của nước nơi đại dương hoặc nơi sông rạch ao hồ thế thôi. Nước khi đựng trong chai th́ gọi rằng nước chai, đến khi đem đựng vào lu th́ được gọi rằng nước lu. Khi nước được ḥa đồng trong huyết quản th́ gọi rằng nước máu, đến khi sầu thảm giọt lệ chảy dài gọi là nước mắt. Khi đem vào ḷ nấu rượu, gọi là nước rượu. Khi khác đem nấu canh, nấu chè, th́ được gọi là nước canh, nước chè. Khi từ mặt ao hồ sông rạch bốc lên hơi, tập trung thành mây, rớt xuống gọi là nước mưa. Nước mưa bao trùm khắp núi non  rừng rậm, kết thành khe, chảy xuống gọi rằng nước khe hay nước lạch. Đến khi thành nguồn chảy xuống sông rạch ao hồ, gọi rằng nước sông, nước ao, nước hồ. Những chỗ không thoát đi được, gọi rằng nước vũng hoặc nước ở dấu chân trâu. Cuối cùng tập trung vào biển cả, th́ được gọi rằng nước biển.

      Trải qua những đoạn đường dài, nước đă mang rất nhiều cái tên ghép, tùy hoàn cảnh, tùy cách sử  dụng của thế nhân mà nước phải mang muôn h́nh vạn trạng cùng danh từ khác nhau, nhưng bản chất của nước th́ lúc nào cũng là nước. Đến chỗ cuối cùng của nó vẫn một màu trong khe xanh biếc và một vị  mặn đồng nhất đó thôi.

      Mặc dầu trải qua đoạn đường dài, công dụng của nước là để giúp ích cho đời, rửa sạch cho đời, trải qua bao đoạn đường đời, mang theo biết bao điều ô uế bẩn thỉu, mang vào ḷng đất, rồi mang đến đại dương, nhưng cuối cùng, nước vẫn trong vẫn sạch và vẫn giữ được mùi vị bất diệt của nó. Mặc ai bóp méo nắn tṛn, khi vuông, khi dài, khi rộng, khi hẹp nước vẫn là nước đại dương, không h́nh thể. Nếu có chăng h́nh thể là tại hoàn cảnh và người sử dụng đem nó vào khuôn.

      Người quân tử đă thế, c̣n hàng hướng Đạo tu thân học Đạo hành Đạo, đem Đạo vào đời, giác ngộ thế nhân, mang sứ mạng thế Thiên hành hóa, một sứ mạng cao cả, lẽ nào lại thua người quân tử và kém hơn nước hay sao?

      Chư đạo hữu! khi c̣n sinh tiền tại thế, c̣n mang  phần nhục thể, Bần Tăng cũng như chư đạo hữu có khác nào đâu! Cũng khi thương mến những người hạp ư ḿnh, cũng khi bực bội căm tức những người chống chỏi lại ư ḿnh, cũng ghét giận người hại hoặc phá ḿnh, cũng khi thích lời kinh tiếng kệ, cũng có lúc ưa thích điệu nhạc du dương  tiếng đàn trầm bổng, cũng có khi động ḷng trắc ẩn trước sự bất hạnh đau khổ của tha nhân, cũng muốn t́m đủ cách để chia bớt nỗi đau khổ của người trong cuộc, nhưng cũng có khi nh́n lại phần thực tại là gia đ́nh vợ con, nhà cửa sản nghiệp, c̣n cần phải phát triển giữ ǵn cho phần tư hữu, cũng có lúc ham vui tửu sắc tài khí. Nhưng sau nhờ giữ được bản tánh thường trụ là Phật tánh, hay là giác ngộ, hay là sự sáng suốt, bám chặt vào đấy đến ngày lâm chung thoát xác của cuộc đời, mà được Thượng-Đế đến cứu rỗi trở về quê xưa vị cũ.

      Nói như vậy là Bần Tăng muốn lập lại một đoạn đă kể phần trên. Đó là trong người ḿnh đều có Phật tánh, Tiên gia, Thánh triết, nhưng v́ hồng trần tánh tục phàm phu che lấp nên con người bị đọa lạc vào giới ngạ quỉ, súc sinh.

      Nếu khi Phật tánh, Tiên gia, Thánh triết được ḿnh bám chặt lấy, duy tŕ măi trong tư tưởng, tại nội tâm, th́ giờ siêu thoát đă điểm, hoặc ít nhứt nữa ḿnh cũng được siêu thoát trong khoảnh khắc ấy khi tư tưởng đó đến với ḿnh.

      Người tu hành bị lận đận lao đao, khi tiến, khi thoái, khi hăng hái, lúc uể oải, dăi đăi, là bởi v́ không giữ được Phật tánh, Tiên gia, Thánh triết ấy ở măi nơi ḷng ḿnh thế thôi.

Thi:

Tiên phàm nào phải cách đâu xa,

Chính ở nơi ḷng của chúng ta;

Sáng suốt từ bi là Thánh Phật,

Tham sân ám muội ấy tinh ma.

Bài:

       Tu phải biết ḿnh là ai đó,

       Cần biện phân sáng tỏ chánh tà;

              Mới mong hướng dẫn cái ta,

Ngay đường trúng lối thoát ra bể trần.

       Trừ tam độc tham sân si muội,

       Để nhẹ ḿnh dong ruổi đường tu;

              Tham thiền nhập định công phu,

Nuôi hồn dưỡng phách ôn nhu thanh nhàn.

       Tuy sống tại trần gian thể xác,

       Mà tâm hồn siêu thoát thảnh thơi;

              Vui câu lạc đạo trong đời,

Xác thân ở tục, hồn chơi Thiên Đ́nh.

       Ḷng quảng đại thênh thang rộng mở,

       Là Niết Bàn cơ sở vốn đây,

              Thương đời khốn khổ nạn tai,

Động ḷng trắc ẩn ai hoài tha nhân.

       Ḷng chớ vướng bợn trần tục lụy,

       Bởi tài danh sắc khí hôn mê;

              Làm cho thần khí nặng nề,

Luân hồi lạc mất đường về quê xưa.

       Tu th́ phải rán chừa tánh tục,

       Ví đem phèn nước đục lóng trong;

              Thánh xưa cũng ở trần hồng,

Thoát ra nhờ bởi cơi ḷng tịnh thanh.

* * *

       Như sen tuy mọc từ śnh,

Hương sen muôn thuở vẫn ǵn hương sen.

       Người tu như thể ngọn đèn,

Đứng nơi trước gió bao phen lu mờ.

       Gió là thế sự thời cơ,

Là mùi chung đỉnh đón chờ thế nhân.

       Người tu rửa bớt bợn trần,

Ḷng phàm dấy động muôn phần cản ngăn,

       Mây chiều che mất vầng trăng,

Lợi danh che lấp bổn căn nguơn thần,

       Chung qui cũng tại tham sân,

Tham sân si dục muôn phần trở gay,

       Nguyên căn thức tỉnh hỡi ai!

      Thôi hết giờ, Bần Tăng cần phải trở về Thượng giới. Bần Tăng cảm ơn chư đạo hữu đă kiên nhẫn theo dơi những lời khuyến thiện.

Thi:

Rán tu sẽ trở lộn về quê,

Thoát tục là nơi quá năo nề;

Phật-tánh Tiên-căn tua giữ măi,

Nguyên nhân sớm muộn cũng quay về.

      Bần Tăng tạm giă từ chư đạo hữu, hẹn c̣n ngày tái ngộ, thăng...

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh