Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

 

 

 

4.- NGUYÊN LƯ TUYỆT ĐỐI

TRÚC-LÂM THIỀN-ĐIỆN, Tuất thời, mùng 7 tháng Giêng Tân Hợi (2-2-1971)

____________

Thi:

Đồng vọng vô hưng cuộc thế tàn,

Có nghe chăng hỡi cả nhân gian;

Soi ḷng tục khách đèn chơn lư,

Chánh đạo trùng hưng vạn loại an.

      NHỨT TRẤN OAI NGHIÊM QUAN-ÂM BỒ-TÁT, Bần Đạo khánh hỉ chư hiền sĩ, hiền muội đẳng đẳng trung đàn.

      Nầy chư hiền sĩ hiền muội! Mùa xuân đang ngự trị trên mảnh đất nhân sinh, Bần Đạo đến cùng chư hiền nơi trần gian giờ lành để mang theo một vài ư đạo cho chư hiền suy nghiệm. Điều mà Bần Đạo muốn nói ở đây là chơn lư trong đường hướng chánh tín.

Thi:

Xuân về ư Đạo cũng theo về,

Cảnh vắng ḷng thành dứt muội mê;

Tiếng gọi Thiêng Liêng văng vẳng đó;

Gội nhuần ân phước cả muôn bề.

      Chư hiền sĩ hiền muội ! Khi bước chân vào lâu đài tôn giáo, vào Đại-Đạo, hầu hết ai cũng nghe và cũng nói nhiều về chơn-lư, về sự chánh-tín hay mê-tín. Nhưng nghe là nghe, nói là nói, chớ kỳ thật giải quyết được vấn đề giải thoát khỏi màn lưới vô minh quả là mấy ai làm được.

      Bởi cớ ấy, việc Bần Đạo lập lại lư ấy cũng không phải là thừa.

      Chơn lư là ǵ? Một câu hỏi vỏn vẹn chừng ấy mà hàm súc tất cả quan niệm về lư đạo triết minh.

      Xưa nay chư hiền sĩ hiền muội hiểu chơn lư là lẽ thật, chẳng hạn như cái bàn hiện có trước mắt đây là sự thật, có thật; xác thân hiện hữu trên đời này  đây là có thật v́  rờ được thấy được;  ḍng sông kia chứa  đầy nguồn nước là có thật, v́ nước đă chở được thuyền, đă giúp sự sống cho nhân sinh. Đó là về phần vật chất hữu h́nh. Sự hạnh phúc mà ta thọ hưởng đây là có thật, v́ ăn được no, mặc được sang, sung sướng mọi bề không thể chối căi được. Lời mà ta bảo mọi người phải theo ta để phục vụ tư ư cá nhân cũng là lẽ thật, v́ người ấy sẽ được tưởng thưởng công lao xứng đáng. Sự ghét bỏ những kẻ gian manh tà đạo làm phương hại đến đường lối của ta cũng là lẽ thật, v́ nếu không tảo trừ phần tử ấy th́ chánh nghĩa của ta sẽ bị lung lay. Đó là về phần trừu tượng danh từ.

      Những nhận xét định nghĩa về chơn lư như vừa kể trên là không phải chơn lư nữa, bởi như thế này: cái bàn có ngày sẽ mục nát tiêu ma không c̣n nữa; xác thân này có ngày phải trả về tứ đại không tồn tại nữa; ḍng nước kia có ngày cũng cạn khô v́ tiết trời hạn hán không c̣n đầy ứ nước; hạnh phúc kia có ngày sẽ bị đổ vỡ trả lại bằng sự đau khổ không c̣n là sung sướng ǵ nữa; cái mà ta cho rằng phải, rằng bất dịch của ta có ngày cũng sai đi cả theo tư tưởng  đổi dời, đang ghét bổng thương, hồi thương lúc ghét, không có bản thể vững vàng bền chặt của nó nữa.

      Như vậy, chơn lư là ǵ khác hơn những sự kiện thông thường của thế gian. Nó là một lẽ, một lẽ cố định từ vô thỉ đến vô chung, không bắt đầu nơi đâu và cũng không kết thúc ở đâu, yếu mềm mà rắn chắc, không thấy mà c̣n hoài. Một nguyên lư tuyệt đối của Đạo được mệnh danh là chơn lư hay lẽ thật v́ nó không thay đổi, không tiêu tàn.

      Nói như vậy, chơn lư không phải là một lẽ tuyệt đối cao vút tận trời xanh hay xa xăm nơi non cao rừng thẳm, mà nó luôn bàng bạc ở khắp nơi, từ vật tí ti đến vật to lớn khôn chừng. Cho nên chư hiền sĩ hiền muội đang mang một sứ mạng giáo dân vi thiện để trở về với chơn lư, với Đạo, chớ chính bản ngă phàm thân của chư hiền không phải là chơn lư đâu. Xuống trần gian mượn tấm thân giả tạm này, mượn những cái tương đối để trở về tuyệt đối, ấy là một việc không lấy chi làm lạ đó chư hiền.

      Có được một quan niệm đúng đắn về chơn lư vượt lên cả thiện ác, vượt lên đây không có nghĩa là thiện cũng làm mà ác cũng làm đâu, mà phải làm lành, làm những việc theo Đạo bằng tâm tưởng, không phân biệt điều lợi cho ḿnh, điều hại cho ḿnh, th́ tự  nhiên tâm được sáng tỏ như trời thanh, như biển lặng, lúc ấy nh́n thấy rơ những áng mây, nh́n làn sóng của con thuyền trần khơi gió. Được sự sáng ấy rồi th́ điều chánh-tín hay mê-tín đâu c̣n lo ngại nhầm lẫn nữa.

      Nếu chư hiền chưa giải tỏa được bức màn u ám nơi ḷng th́ sự mà chư hiền bảo là chánh-tín ấy cũng chưa chắc là đúng, v́ danh từ chánh đối với tà không phải là tuyệt đối. Không hẳn tuyệt đối làm sao không bị lẫn lộn.

      Cũng như chư hiền đă nghe trong truyện Tây-Du, Tôn Hành Giả thật, nói thật chớ là một xác thân nhục thể, bị Lục Nhĩ Hầu hóa dạng giống y để làm cho mọi người không c̣n nh́n nhận ra ai là thật là giả, nếu không đạt được lư đạo cao thâm như Ngài Phật Tổ.

      Chư hiền sĩ hiền muội! mấy chục năm qua gần đây hay mấy ngàn năm qua xa hơn nữa, thiên hạ đă tranh giành với nhau để độc quyền về chơn lư rằng: chỉ có ḿnh, có nhóm ḿnh là theo đường chơn lư, c̣n ai kia khác với ta là trái lại. V́ thế cho nên từ bao giờ đến bây giờ, biết bao nhiêu nhóm đông thiên hạ giành nhau về chơn lư, đưa tới t́nh trạng hỗn loạn nhơn tâm xào xáo tư tưởng không vừa.

      Than ôi! chỉ v́ thiên hạ đă không soi tấm gương Tôn Hành Giả, một chuyện giải buồn ở thời xa xưa mà cũng là phản ảnh sự thật phũ phàng trong tâm t́nh nhơn loại.

      Để sớm trở về mục tiêu Đại-Đạo, chư hiền c̣n cách là phản tỉnh với ḷng, tạo nơi ḿnh một tâm Đạo trọn vẹn, không vương vấn những bản ngă chia ly vụn vặt bởi h́nh thức sắc tướng bên ngoài.

      Thượng-Đế, một Đấng toàn tri toàn năng, chủ quyền vạn vật, từ một sinh vật nhỏ nhứt đến một con người vĩ đại cũng không chối căi được sự hiện thể của Ngài, và cả các Đấng Thần Linh. Nhưng tin là tin có nguyên lư, có mục đích rơ ràng, chớ không phải say mê theo những thần thức mà người trần lợi dụng ḷng tin để dẫn dắt vào đường tư tà sai suyển.

      Bần Đạo tin tưởng chư hiền sĩ hiền muội sẽ ư thức những điểm cốt yếu về chơn-lư để đạt được sự chân tu trên công cuộc hành Đạo độ đời.

Thi bài:

       Tuồng ảo ảnh thế gian biến đổi,

       Sự chánh tà nhiều nỗi gay go;

              Mắt phàm sao thấy lần ḍ,

Đây đèn tuệ giác xuống đ̣ sang sông.

       Chơn-lư ấy huyền đồng vũ trụ,

       Chơn-lư kia đầy đủ sinh thành;

              Không h́nh, không tướng, không danh,

Làm nên vạn vật công thành thối thân.

       Tâm tự tại chơn-thần vững mạnh

       Chí kiên cường Phật-tánh quang minh;

              Khơi thuyền rước cả nhơn sinh

Thể theo lư Đạo quân b́nh thỉ chung.

       Nhờ cơi tạm anh hùng bất diệt,

       Nhờ vô thường mài miệt chơn thường;

              Trau nên bản thể thuần lương,

Trọn ngày, trọn kiếp, tự cường không thôi.

       Gặp người phải đem lời đáp phải,

       Gặp kẻ sai ta lại sửa sai;

              Bằng câu từ ái ḥa hài,

Bằng t́nh nhơn loại Cao-Đài Cha chung.

       Để tận hưởng thiên trùng ư Đạo,

       Lẽ xuân trường hoài băo thêm tươi;

              Dịu dàng chẳng quá khóc cười;

Khóc cười cuộc diện của người thế gian.

       Đêm thanh để lời vàng lưu lại,

       Hiền sĩ ôi! vạn đại trùng hoan;

              Gặp đây một ánh Đạo vàng

Chung tay chèo chống con thoàn tới nơi.

      Nhân ngày Xuân thế sự, hăy nghe:

Kệ:

Vạn pháp đồng qui nhứt thốn tâm,

Hạnh viên thanh tịnh thú tiêu cầm;

Đạo phi không sắc cư không sắc,

Tràng Hội Long-Hoa cao thượng lâm.

      Chư hiền sĩ hiền muội ôi!

Lâm ṭng tứ quí vẫn trơ gan,

Uống gió ăn sương phủ chiếu ngàn;

Thiên hạ v́ đời theo hám vọng,

C̣n ta bởi Đạo luyện tâm an...

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh