Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

29.- ĐEM ĐẠO CỨU ĐỜI (tiếp theo)

Minh Lư Thánh Hội, Tuất thời 9 tháng 10 Kỷ Dậu (15-11-1969)

____________

THI:

Độ đời bằng cách giúp nhơn sinh,

Hiểu rơ giả chơn cuộc thế t́nh;

Hiện kiếp tu nên hàng Thánh thiện,

Hậu sanh về chốn cơi Hư Linh.

      VẠN-HẠNH THIỀN-SƯ, Bần Tăng chào mừng tái ngộ chư Thiên mạng, chư đạo hữu đạo tràng.

      Hôm nay Bần tăng trở lại đây để giúp chư đạo hữu một vài thiển kiến về đạo lư.

      Chư đạo hữu! Trong kỳ đàn tuần trước Bần Tăng có nêu trong vấn đề đem Đạo cứu đời, hôm nay Bần tăng sẽ chi tiết hóa hơn trong vấn đề ấy.

      Như đă nói: Cứu đời không những ở phần vật chất mà thôi, mà c̣n phải cứu ở phần tinh thần, điều nầy rất là quan trọng hơn.

      Từ khi có loài người, Thượng Đế đă bao phen đem Đạo cứu đời, mà phương pháp không duy nhứt một phương pháp nào, tùy theo hoàn cảnh tŕnh độ hiểu biết hiện tại để đem đạo lư lồng vào trong thực tại để cảnh tỉnh giác ngộ d́u dắt họ từ chỗ tối tăm đến nơi xán lạn, từ chỗ tội ác đến nơi lương thiện, từ chỗ sa đọa đến nơi thanh cao, từ chỗ hận thù tiêu diệt đến nơi t́nh thương bảo tồn.

      Đạo lư tuy là pháp môn vô lượng, nhưng không phải bất cứ pháp môn nào cũng có thể đem ra ứng dụng với bất cứ hoàn cảnh và tŕnh độ nào. Có khi một pháp môn có thể đem nói cho người khác hiểu v́ tŕnh độ tu tiến và sự hiểu biết của hai người nầy có cách xa, chớ phải Thượng Đế hoặc v́ Giáo Chủ ấy muốn dấu kín một pháp môn nào. Nhưng v́ ngày xưa, thuở ấy các vị ấy không tiện nói hết ư của ḿnh cho hàng môn đệ, do đó đă có lắm người ngộ nhận rằng pháp môn được truyền dạy là bí quyết để dùng làm của riêng, hoặc để lập vị trở nên hàng chơn sư biệt lập.

      Hiểu như vậy là sai Thiên ư, v́ Đạo lư Pháp môn không bao giờ dấu kín ai, cũng như những sách hay kinh quí cũng thế.

      Đă là mở rộng truyền bá quảng đại như thế mà nhơn sanh c̣n chưa hiểu Đạo, chưa hành Đạo được thay, huống chi đem dấu kín. Ngày nay chư đạo hữu muốn độ thế để lập công quả cũng thế. Luôn luôn nuôi hoài băo đem sự hiểu biết của ḿnh truyền bá cho tha nhân để thực hiện câu “Tự giác, giác tha”.

      Trước khi muốn đem Đạo lư truyền bá tha nhân đây đó, cũng đừng quên những linh hồn ở chung quanh sát bên ḿnh, đó là vợ con, anh em, cùng thân bằng cố hữu.

      Ḿnh đă chọn một con đường Đạo để đặt đời ḿnh vào đấy th́ phải nhớ mà đào tạo đến lớp người khác để có người tiếp nối sự nghiệp đạo lư ấy, v́ đạo pháp là trường lưu mà đời nguời th́ hữu hạn. Nếu muốn có lớp người kế tiếp sự nghiệp đạo lư, không ai dễ đào tạo hơn là con cái trong gia đ́nh là những mầm non, những hột giống tốt đă thọ lănh những tư tưởng, những phúc huệ của phụ mẫu ngay từ trong bào thai.

      Khi đă nêu lên một vấn đề như vậy th́ tương lai cũng nên lập phương pháp tổ chức và thực hành vấn đề ấy. Xưa nay ít có cha mẹ nào bỏ công dạy dỗ con cái của ḿnh cho đến nơi đến chốn. Một vấn đề thuần nhứt là muốn vậy phải có một tổ chức rơ ràng, một chương tŕnh sinh hoạt đang đến và liên tục cho lứa tuổi đó. Đó cũng là thể thức đem Đạo giúp đời.

      Trong một quốc gia như Việt Nam, đă có nhiều tôn giáo, hấp thụ Đạo lư từ Đông sang Tây, nếu mỗi đoàn thể hành đạo, mỗi tôn giáo đều có tổ chức cho lớp người đang lên, tiếp tục sự nghiệp đạo lư, th́ trong xă hội của dân tộc Việt Nam nầy tương lai cũng không c̣n mấy người đứng ngoài những tổ chức ấy.

      Nếu trong các nếp sanh hoạt từ xă hội, giáo dục, chánh trị, chánh quyền, mà có những người có căn bản Đạo lư chấp chánh và thực hành cho đúng giáo pháp, giáo điều, phục vụ nhơn sinh cũng như quốc gia dân tộc với tinh thần vô tư th́ dân tộc nầy không c̣n phải xa vời cơi đời thái b́nh thạnh trị, hạnh phúc, lạc nghiệp âu ca.

      Hễ nói đến Đạo giúp đời th́ không thể tách rời đức bác ái, t́nh thương yêu của các Đấng. T́nh thương cho thật thương yêu th́ không luận là đối với giai cấp nào hoặc tổ chức nào cũng như cá nhân nào.

      Thí dụ như một lương y có lương tâm chức nghiệp, khi chữa trị bịnh nhân, chỉ biết đem hết sở năng sở trường của ḿnh trong nghề đem chữa trị cho mau lành cơn bịnh, chớ họ không cần phân tách nguyên nhân bịnh đó là tốt hay xấu, dữ hay lành, đúng lẽ hay sai lẽ phải. Nếu c̣n phân tách nguyên nhân gây ra bịnh đáng thương th́ tận t́nh cứu chữa, c̣n ngược lại nếu v́ nguyên nhân khác như du thủ, du thực, sa đọa, trác táng, th́ đem ḷng đố kÿ. Như thế, không phải là lương tâm chức nghiệp của vị lương y.

      T́nh thương yêu của người Đạo cũng thế. T́nh thương xuất phát từ nơi ḷng trắc ẩn mà ra, không phải thấy người khác thương rồi bắt chước thương theo. Thí dụ như trong hàng ngũ huynh đệ đạo hữu, nếu có một người nào đó v́ tiền căn nghiệp quả của mấy kiếp trước mà đời nầy tu chưa kịp phải chịu trả quả nhồi, mà đối với luật nhân quả th́ người bạn ấy cần phải can đảm tiếp nhận, c̣n đối với t́nh thương th́ bạn đạo phải thương họ, t́m đủ mọi cách để an ủi, vỗ về, khuyên nhủ, trợ duyên tiếp xúc với họ về mặt tinh thần. Như vậy mới thật là t́nh thương.

      Ḷng mong độ thêm một người chưa biết Đạo song song với sự nuôi dưỡng đức tin đối với người bạn Đạo. Nếu vô t́nh hoặc cố ư để mất đức tin một người bạn Đạo lâu năm c̣n quan trọng hơn độ thêm năm mười người khác nữa.

      T́nh thương không riêng đối với kẻ thương ḿnh, mà c̣n phải thương luôn với kẻ ghét ḿnh, phá ḿnh, để t́m cơ hội cảm hóa họ trở lại đường thiện lương chân chính.

THI:

T́nh thương không luận với người nào,

Giàu có sang hèn hoặc thấp cao;

Phải tập tánh t́nh theo các Đấng,

Từng giờ, từng phút cố giồi trau.

      Chư đạo hữu! Tuy là dương trần Phật cảnh vốn hai nơi, nhưng nhiệm vụ và t́nh thương vẫn có một. Bất cứ ở cảnh ngộ nào cũng phải nhớ lấy Đạo lư ra xử sự. Nếu trái lại, ví như trẻ em mỗi lần giận là mỗi lần nhịn ăn. Sự đói ḷng dành sẵn cho trẻ em ấy chớ không phải cho kẻ khác.

      Bần Tăng khuyên chư đạo hữu vững ḷng tu niệm. Trên đời có hai nẻo - Một siêu, một đọa, một thiện, một ác. Người đi trên đường thiện không bao giờ bị đọa lạc vào ác môn, kẻ đi trên đường ác không bao giờ đến cửa thiện, chỉ có thế thôi. Bần Tăng mong việc tu học của chư đạo hữu được nhựt nhựt tăng huy để đem ảnh hưởng lành cho chúng sinh bớt điều tội lỗi. Chư đạo hữu vui mà tu niệm, đừng chùn bước trước sự khảo thí nội tâm cũng như ngoại cảnh.

      Bao nhiêu lời Bần Tăng đă giải bày từ mấy kỳ qua, chư đạo hữu có thể xem đó là một liều thuốc để trị bịnh thông thường hằng sinh biến ra trong khoảng đời tu niệm. Thôi Bần Tăng hẹn gặp lại chư đạo hữu sau nầy. Chư đạo hữu hoan hỉ, Bần tăng lui gót. Thăng...

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh