Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

28.- ĐEM ĐẠO CỨU ĐỜI

Minh Lư Thánh Hội, Tuất thời 29 tháng 9 Kỷ Dậu (8-11-1969)

____________

THI:

Tạm nhờ cơi giả để tu chân,

Muốn độ người đời trước độ thân;

Thân có thuần chơn ra giúp thế,

Lập đời Minh Đức với Tân Dân.

      VẠN-HẠNH THIỀN-SƯ, Bần Tăng chào mừng chư Thiên mạng, chư đạo hữu đạo tràng.

      Hôm nay Bần tăng giáng đàn để tiếp tục phần viết kinh c̣n dang dở.

      Trước khi vào phần viết kinh, Bần Tăng xin nêu một vài cảm nghĩ và kinh nghiệm bản thân trên bước đường tu thân học đạo giúp đời, cũng là để chư đạo hữu suy nghiệm xem vấn đề ấy có giúp cho ḿnh những ǵ trong đời tu học cùng chăng. Bần Tăng mời chư đạo hữu đồng an tọa.

      Chư đạo hữu ôi! Thường thường được nghe các Đấng Thiêng Liêng nói đem Đạo giúp đời hay độ thế hoặc cứu thế cũng vậy, nhưng thử t́m hiểu xem làm thế nào để giúp đời hoặc cứu thế,trong lúc mà chiến tranh tàn phá đất nước quê hương, nhân tâm ly tán, trong lúc mà nhà tan cửa nát, nhân dân xáo trộn không nơi nương tựa hoặc không biết vận mệnh của ḿnh ở ngày mai, trong lúc mà khoa học tiến bộ vượt bực muốn cướp quyền Tạo Hóa, trong lúc vật chất dẫy tràn, là những miếng mồi ngon quyến rủ con người có quan niệm về lư duy vật hiện sinh. Muốn cứu đời, người đạo phải làm ǵ? Có phải dùng hùng binh tướng giỏi cơ khí tối tân để làm phương tiện duy nhất san bằng cuộc chiến hay xuất kho Thạch Sùng để cứu trợ những người không nhà, thiếu áo, thiếu cơm?

      Nếu nhắm vào những phương tiện đó, chắc là trong thế gian nầy ít có mấy ai đem Đạo giúp đời được.

      Nếu thật vậy th́ Thượng Đế và các Đấng Thiêng Liêng không hiểu được khả năng và giới hạn của những người hướng đạo hoặc trong hàng tín hữu hay sao mà đă đưa ra những tiêu ngữ cầu kỳ và gọi rằng cao quí.

      Nếu một tiêu ngữ nào đó được đưa ra không thể đem áp dụng vào đại chúng th́ dầu tiêu ngữ ấy có hay cách mấy đi chăng nữa cũng làm giảm giá trị của nó, bởi v́ xa thực tế.

      Như vậy, tiêu ngữ "Đạo cứu Đời" phải định nghĩa như thế nào để thích hợp với khả năng và giới hạn của đại chúng?

      Chư đạo hữu ôi! Nếu nói rằng lấy binh hùng tướng giỏi làm phương tiện san bằng một cuộc chiến, đó là triết lư cấp thời để giải quyết một sự kiện trong nhứt thời, mà không tiên liệu được những ngấm ngầm của đốm lửa dưới lớp tro tàn bị đàn áp chỉ chờ ngày hoặc cơ hội thuận tiện nào đó.

      Giải quyết cuộc chiến chỉ có phiến diện như vậy là trị đàng ngọn mà không trị đàng gốc.

      Cũng như vậy, một lương y trị chứng bịnh ung nhọt lở loét, nếu chỉ dùng những dược phẩm mạnh làm kéo da non lành mạnh nhứt thời của vết thương mà không lo phần trị liệu bên trong để trị tận gốc, ắt khó tránh khỏi mạch lươn phản ứng ngấm ngầm đục khoét bên trong để rồi lại lở loét nữa. Đó là trị đàng ngọn mà không trị đàng gốc.

      Nếu đem thực phẩm thuốc men để cứu trợ một người qua cơn bạo bịnh đói ḷng mà không giúp người ấy phương tiện hoặc ư thức để người bịnh hoặc hướng nghiệp hoặc biết cách để tự lực cánh sinh, th́ một lúc nào đó bịnh vẫn tái phát, đói rách vẫn hoành hành họ. Đó là trị đàng ngọn mà không trị đàng gốc.

      Cứu người trong cơn bịnh, giúp người qua lúc đói rách, đó là một nghĩa cử bác ái từ thiện, có công đức âm chất, nhưng nếu đem so sánh với những phương tiện đem cứu người qua cơn bịnh về tinh thần, khỏi cơn đói về tư tưởng, th́ lại càng có công đức và âm chất nhiều hơn.

      Cũng như có một đôi lần Đức Quan Âm Bồ Tát có nói: Đem của tiền thực phẩm nuôi dưỡng đám cô nhi bạc phước qua khỏi lúc đói rách là điều phước thiện, nhưng không đem đạo lư dạy dỗ dẫn dắt chúng trở nên người lương thiện giúp ích cho Đạo hoặc cho đời, th́ chưa chắc ǵ việc lương thiện ấy được toàn thiện toàn mỹ, nếu chúng lớn lên làm theo sở thích mất dạy, để trở nên hàng du thủ du thực, trộm cướp, v.v...

      Như vậy, việc đem Đạo giúp đời hay cứu đời không những chỉ có một phiến diện vật chất hoặc sức lực, mà phải cần đến phần giáo dục tinh thần ở nội tâm lại càng quí giá vô cùng.

      Là người tín hữu, tùy theo hoàn cảnh, sở năng, sở hữu, sở trường của ḿnh mà đem Đạo giúp đời, ai ai cũng có thể làm được. Một lời nói hữu ích sẽ cứu mạng người không cần đến quyền lực, của cải. Một lời nói phải thời đúng lúc sẽ thay đổi một cuộc diện vĩ đại. Một cái nh́n sẽ gây được bao thiện cảm, thành được đại sự. Một cái nh́n khả ố có thể vong mạng không cần ǵ đến gươm đao súng đạn. Một cái nh́n sẽ là một an ủi vô biên cho người sa cơ bất hạnh bạc phước.

      Thế nên, Thánh Nhân có nói: “Nhứt tinh chi hỏa năng thiêu vạn khoảnh chi sơn, bán cú phi ngôn ngộ tổn b́nh sanh chi đức” (1) và câu khác nữa: “Hành thiện chi nhơn như xuân viên chi thảo, bất kiến kỳ trưởng nhựt hữu sở tăng, hành ác chi nhơn như ma đao chi thạch, bất kiến kỳ tổn nhựt hữu sở khuy.” (2)

      Thế nên, người có Đạo, dầu hàng hướng đạo hay hàng tín hữu cũng thế, hằng ngày hăy kiểm điểm ư nghĩ lời nói và việc làm của ḿnh rất nghiêm khắc để được thích hợp với đạo lư.

      Đem Đạo cứu đời, ư nghĩa c̣n rất sâu sắc ở lănh vực khác, Bần Tăng vừa nêu lên lối thông thường hằng ngày đă và sẽ diễn biến trước mắt, chung quanh của đại đa số quần chúng, th́ tưởng lại phương pháp và lư luận mà Bần Tăng vừa đan cử không phải xa thực tế vậy.

      Bần Tăng tạm biệt chư đạo hữu, chào chư đạo hữu lưỡng ban. Thăng...

_________________________

Chú thích:

(1) Nghĩa là: “Một đốm sao lửa có thể đốt cháy muôn khoảnh núi rừng, nói nửa câu không phải ắt hại đến cái đức của đời sống.”

(2) Nghĩa là : “Người làm được việc lành như cỏ mùa xuân, chẳng thấy sức lớn của nó, mà mỗi ngày càng mọc thêm nhiều xanh tươi; người làm việc dữ như cục đá mài dao, chẳng thấy nó ṃn mà ngày càng ṃn khuyết”.

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh