21.-
QUAN
NIỆM VỀ HIẾN TẾ NGƯỜI QUÁ VĂNG
Văn Pḥng Cơ Quan Phổ Thông
Giáo Lư, Tuất thời 14-5 Kỷ Dậu (28-6-1969)
____________
DIỆU HẠNH TIÊN CÔ, Ngu
Tỷ chào chư hướng đạo, chư
hiền đệ hiền muội đạo tâm nam
nữ. Xin mời đồng an tọa.
Ngu Tỷ được
THÁNH NỮ mời dự lễ, nhân tiện cũng
có đôi hàng đạo đàm cùng chư liệt
vị.
Hôm nay hoan hỉ
được nh́n thấy chư liệt vị,
hầu hết là những người có căn xưa
vị cũ, chung họp lại nơi đây đă
tạo một khối điển lành to lớn
tỏ rạng vọng đến không trung, Ngu Tỷ
mừng lắm.
Nghĩ mỗi người
vào cửa Đạo thường thường là có
quan niệm thích việc lành, việc nhân nghĩa phúc
đức, ra công lập công quả, tạo điều
âm chất để nhờ các Đấng hộ tŕ
cho gia đ́nh lớn nhỏ được b́nh an
trong cơi đời hiện sống, và đến khi
măn nợ duyên cỗi lớp xác trần ai linh
hồn được nhẹ nhàng bay bổng về
cơi non bồng nước nhược. Như Thiêng
Liêng hằng dạy, người tu có hai
phần: phần tu phước và phần tu huệ.
Tu phước
là do công quả giúp đời bố thí, làm
nhiều âm chất, kiếp lai sinh sẽ được
hưởng gấp mười gấp trăm ngàn
lần phần âm chất ấy. Nhưng lâu lắm
măi nhiều kiếp luân hồi chuyển kiếp
mới được giải thoát.
Phần
kế là tu huệ. Tu huệ ở đây là chú
trọng về phần tinh thần giác
ngộ, học hỏi giáo lư, thông suốt đường
đi nấc bước từ cơi hữu h́nh đến
cơi vô h́nh.
Nói tóm lại: Tu huệ
là người đă hoàn toàn giác ngộ sự
đời đâu là chơn đâu là giả. Người
ấy đă từng sinh hoạt về nội tâm hơn
phần ngoại thể. Hiểu được hai
phần đó rồi mới có quan niệm rơ ràng. Con
người tu hành muốn đắc đạo
sớm, cần phải đủ hai điều
kiện ấy là tu phước và tu huệ.
Trong giới tu hành có câu:
"Tu là cứu bản thân cũng là cứu cửu
huyền thất tổ". Vấn đề này
cần phải phân tích rơ ràng hơn để người
đời không ngộ nhận.
Biết rằng những
linh hồn quá cố cũng có thể thọ hưởng
phần âm chất do thân nhân c̣n tại tiền lo tu
bồi gầy dựng âm chất và hiến riêng cho
những linh hồn đó. Nhưng linh hồn chỉ
được hưởng trong giới hạn nào mà
thôi chớ không được siêu thoát như chính
tự ḿnh phải tu và phát huệ, v́ những
linh hồn ấy chỉ được hưởng
cái phước đức của thân nhân nhưng
không bao giờ hưởng được cái
huệ của thân nhân.
Nhân tiện đây Ngu
Tỷ cũng xin tŕnh bày khía cạnh đó cho quí
hiền huynh hiền tỷ c̣n tại tiền có quan
niệm về sự hiến tế người quá văng.
Với luân lư của người
Việt Nam, phần lớn ảnh hưởng về
Khổng Giáo, đă xem sự sanh như thể
sự tồn. Do đó, đến ngày kỷ
niệm thân nhân quá văng, đều sắm lễ
vật hiến dâng để thể hiện "cây
có cội, nước có nguồn, chim có tổ, người
có tông", làm gương hiếu đạo cho con
cháu hậu tấn. Đó là việc làm quí báu. Nhưng
sự cúng tế phải trọng tâm về mặt
tinh thần hơn là mặt vật chất.
Một thí dụ: người
sống tại thế gian này, mỗi quốc gia dùng
tiền tệ mỗi khác, từ quốc gia này sang
du lịch hay thương măi ở quốc gia khác
phải đổi tiền tệ khác.
Một thí dụ khác: Người
trước khi ĺa bỏ cơi đời này, từ
bịnh nhẹ đến bịnh nặng, lần
hồi không ăn không uống, rồi dứt hơi
thở cuối cùng. Có thể nói v́ không ăn
uống để thu nhập sự dinh dưỡng
mới gọi là chết. Khi qua thế giới khác,
linh hồn phải tùng theo mọi sự sinh hoạt
ở thế giới đó, đâu thể nào
trở lại dùng thực phẩm ở thế gian này.
Do đó sự cúng tế trong Đạo Cao Đài
tuyệt đối không dùng giấy tiền bạc,
giấy đất đồ mă cùng sát sanh để
hiến lễ. Nếu có làm v́ muốn đáp
ơn trả nghĩa th́ làm một dịp khác, đừng
nói là sát sanh để cúng người quá văng th́
tội nghiệp cho linh hồn.
Thăng... |