Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

7.- VUN QUÉN MẦM NON LÀ CẦN THIẾT

VÀ LẤY ĐẠO LƯ LÀM LẼ SỐNG CHO ĐỜI M̀NH

NGỌC MINH ĐÀI, Tuất thời Rằm tháng Giêng Kỷ Dậu (3-3-1969)

____________

      GIÁO-TÔNG ĐẠI-ĐẠO THÁI-BẠCH KIM-TINH, Bần Đạo mừng chư hiền đệ hiền muội.

THI:

Thế loạn khuyên người rán định tâm,

Huyền linh phép báu đă trao cầm;

Ǵn thân tế chúng cơn phong băo,

Mới biết đạo mầu lư diệu thâm.

      Nơi đây đă được rất nhiều ân điển chan rưới, chỉ tiếc rằng nhơn sanh c̣n sa ngă trong dục vọng thường t́nh, lấn chen tranh đấu, sớm tối đua đ̣i quyền lợi, quên mất bản thân đă chịu bao nhiêu nỗi nắng sương mưa gió trên thế lộ, và trước mắt vẫn c̣n bao nhiêu cạm bẫy chông gai hầm hố đón ngăn, người đời vẫn lao ḿnh lướt tới.

      Đối với ḷng bác ái từ bi của chư Tiên Phật, đối với đức háo sanh của Thượng Đế, nhơn sanh đă quên và dường như không c̣n ư niệm được sự cứu cánh vô h́nh, nên Thánh Đường sẵn có, tay hướng đạo sẵn mở rộng dang xa, nhưng không che chở nâng đỡ ôm gồm ǵ được cả, thật đáng thương thay!

THI BÀI:

       Trên Thượng Đế ơn lành chan rưới,

       Dưới nhơn sanh nhuần gội hồng ân;

              Tam-Kỳ Phổ-Độ hạ trần,

Giống lành gieo rải khắp phần Việt Nam.

       Cùng cơi tạm ai phàm ai Thánh?

       Cùng thế đồ, cùng cảnh trần la;

              Nguyên nhân sứ mạng đâu là?

Thánh Hiền Tiên Phật suy ra ai nào?

       Lập một nước để trao quốc chánh,

       Mở Đạo Trời khó định nhơn tâm;

              Trải qua đă mấy mươi năm,

Tiền đồ c̣n hỡi xa xăm mịt mờ.

       Chọn sứ mạng trao cờ Đại Đạo,

       Nhờ tay phàm hoài băo t́nh thương;

              Cho đời bớt nỗi tai ương,

Vượt qua Nguơn Hạ khoa trường đề tên.

       Trải mấy năm chí bền lo lắng,

       Hai nhiệm kỳ ngọt đắng sớt chia;

              Học hành đă đến thời kỳ,

Đồ thơ cất gánh một khi lên đường.

       Đời đang khổ biểu dương tài đức,

       Đạo đang chờ những bực thánh tâm;

              Trở về đường lối diệu thâm,

Lập đời Thánh Đức muôn năm thái b́nh.

      Đối với các tổ chức, riêng Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lư có khác hơn là tuần tự nhi tiến. Điều cần nhứt, huấn luyện một số nhân tài đức hạnh để tương lai có người kế tiếp và kiện toàn nội bộ, nghiên cứu giáo lư.

      Chư hiền đệ muội luôn luôn ghi nhớ cái nguyên tắc “Tre tàn măng mọc”, và phải có phương pháp dung dưỡng lớp măng ấy theo đường lối tổ chức có chuẩn thằng qui củ, theo đường lối chánh đạo trong quyền pháp đạo luật.

      Chư hiền đệ muội đừng nhắm vào tuổi đời cá thể của ḿnh mà đốt giai đoạn trưởng thành của cơ đạo. Mỗi người mỗi việc, hành cho đến nơi đến chốn. Mỗi một lớp người xây đắp một giai đoạn, mỗi một thế hệ nhân sinh xây dựng một bước tiến một cấp cao. Về nhiệm vụ vun quén măng non là cần thiết, v́ mỗi tổ chức nào cũng phải cần đến lớp người nồng cốt có căn bản, tổ chức có được tiến triển kết quả mau chậm đều do lớp người nồng cốt trong nhiều thế hệ kế tiếp.

      Trải qua hơn bốn mươi năm, lớp măng non nếu có ai làm bản thống kê th́ sẽ được một con số đáng kể, nhưng lớp măng non ấy không được ai dung dưỡng chăm sóc, v́ thế cho nên trong đó có những chồi non bị cây già lấn ép, có những lớp tùy hoàn cảnh vượt lên không trật tự,  không hàng ngũ, cũng có lớp  bị sâu bọ tiêu diệt. Rất mỉa mai thay!

      Phần nhiều gia đ́nh Thiên Phong Chức Sắc, Chức Việc đến hàng đạo hữu, cha mẹ có đạo Cao Đài, con cái lại đi đạo khác, rồi trở về chống đối lại đường lối hành đạo của cha mẹ.

      Vẫn biết đạo nào cũng quí, cứu cánh cùng rốt cũng như nhau. Điểm đề cập nơi đây là khía cạnh giáo dục của phận làm cha me. Đó là chưa nói đến đa số lớp trẻ đi Chùa Thất tụng kinh làm đám, nhưng có ai hỏi tại sao vào đạo th́ chúng trả lời mỗi đứa khác nhau. Đứa th́ vào đạo v́ thấy trang lứa muốn vào cho vui; đứa th́ tại cha mẹ bảo không dám cải; đứa th́ thấy cha mẹ làm th́ bắt chước nhưng không biết để làm chi; đứa th́ sợ quỉ ma dẫn hồn xuống địa ngục nếu không cầu cạnh với Thiêng Liêng; đứa th́ sợ tai bay họa gửi; đứa th́ muốn may mắn mọi sự trên đường đời nhờ có công đi Chùa Thất. Không nghe đứa nào nói đến nhiệm vụ giáo dân vi thiện hay hoàn thiện hóa bản thân, hay nhờ đạo đức hóa mọi nếp sinh hoạt xă hội quốc gia để an b́nh thạnh trị cho non sông tổ quốc.

      Đừng ai qui lỗi hoặc trách cứ tại sao chúng nghĩ vầy mà không nghĩ vậy, v́ tổ chức từ cấp lănh đạo tinh thần thiếu sót khiến cha mẹ chúng chẳng có đường lối hoài băo hướng thượng rồi bảo sao chúng lại có được tinh thần ấy.

      Thế thường hay tôn trọng những bậc vĩ nhân, những hàng Giáo Chủ, mà không tự tạo cho ḿnh hay cho tập thể trở nên những bậc vĩ nhân ấy. Thử hỏi, những bậc ấy đâu phải từ trên trời rớt xuống, cũng từ bào thai nhục thể mà sanh.

      Trở lại nội t́nh Đại-Đạo Tam-Kỳ Phổ-Độ, nếu cứ theo cái đà cũ, dầu chư hiền Thiên phong Chức Sắc toàn đạo có sống đủ 2.500 năm cũng thế thôi, v́ không có óc canh tân nghiên cứu khai thác lư nhiệm mầu của Đạo mà Chí Tôn cùng hàng Tam Giáo đă vạch sẵn.

      Ngày nay trước hiện t́nh cơ đạo, nếu lấy theo thường ư th́ bi quan, nhưng theo Thánh ư đó là điều lạc quan. Nhờ có một khoảng thời gian tối tăm mù mịt, ai giỏi kiên tâm tŕ chí thắp lên ngọn đuốc quang minh soi đường mở lối, th́ người ấy sẽ có rất nhiều bạn đường nối gót.

      Ngày nay cơ đạo cũng tương tự. Trước đêm trường tối tăm dày đặc, quyền pháp chẳng phân minh, mạnh ai cũng nói ḿnh là chánh pháp, là đúng pháp, không có ai có quyền ǵ chinh phục điều khiển ai. Chư hiền đệ muội may mắn đến buổi chót của đêm trường được Từ Phụ Chí Tôn trao cho ngọn đuốc vừa châm diêm, giờ đây c̣n tùy nhiệm vụ và sứ mạng của những sứ đồ chấp hành có kiên tŕ cầm đuốc soi đường hay không, có sợ đêm trường rét mướt hay không, có sợ gai chông hay không, có sợ sương gió đất bùn làm bẩn y phục giầy dép hay không, có sợ mất giấc ngủ trong chăn êm nệm ấm hay không, có biết nghĩ đến lớp người kế tiếp cầm đuốc thay thế ḿnh tiếp tục con đường hướng về mục phiêu chánh hay không? Đó là những yếu tố cần thiết cho sự thành đạo sau nầy.

      Bài học đạo cũng như bài học đời, càng học thấy càng khó, nhưng càng khó mới thấy được vinh quang trong sứ mạng. Leo lên đỉnh Hy Mă Lạp Sơn là việc khó ở thế gian, đă có hàng lớp người rũ xương dọc hai bên vệ đường, nhưng rốt lại sự vinh quang cũng sẵn đón chờ lớp người kiên tâm tŕ chí.

      Chư hiền đệ muội lúc nào cũng thấy khó như người đạp xe lên dốc núi, tuy thấy đỉnh c̣n xa, nhưng nh́n xuống ḿnh đă cheo leo giữa đoạn đường khá xa rồi vậy. Bần Đạo không nở khen suông để chư hiền đệ muội măn nguyện mà an hưởng nên phải thố lộ khoảng đường c̣n trước mặt.

      Một thí dụ: Cứu Trợ - biết rằng ḷng thương người trước cảnh cơ hàn tan nát nhưng sự âu lo cứu trợ không khi nào bằng sự âu lo cho đứa con bị nạn.

      Việc lo đạo cũng thế. Có mấy ai lo đạo như lo sự sống của cá thể và gia đ́nh ḿnh, nhưng nếu rủi gặp một tai nạn bắt trắc nào đó, dám bán hết sự nghiệp để chạy chọt đút lót. Thương thay cho người đời chưa dám lấy lẽ đạo lư làm lẽ sống cho đời ḿnh. 

      Sau đây là lời dạy chung chư hiền đệ hiền muội đă có tâm thành về đây chầu lịnh Thiêng Liêng để mong được lời an ủi vỗ về giữa thời buổi loạn ly, thiên tai chiến họa, và được dạy chỉ đường lối tu hành. Trước nhứt là chư hiền đệ muội có ḷng tín nhiệm và cảm t́nh với đường lối hành đạo của Cơ Quan. Chư hiền đệ muội an ḷng giữ ǵn tâm đạo cho bền chặt, gọi là “Đạo bất ly tâm. Hăy chân thành với ḷng ḿnh mà đi trên đường Đạo. Tất cả mọi hoạt động của ḿnh phải nhắm vào mục đích tối thượng của đạo lư từ tư tưởng, ư nghĩ, lời nói, cử chỉ đến việc làm phải được sự chân thành, tỏ nỗi cảm t́nh và thố lộ t́nh thương với tất cả mọi người mọi trường hợp. Việc ǵ trước khi muốn nói hoặc làm cho ai, nên đặt ḿnh trong hoàn cảnh người ấy để xem ḿnh có chịu được những đối xử như vậy hay không. Nếu được th́ làm, không được th́ đừng. Đó là tự ḿnh kiểm soát hành động của ḿnh đó, cũng là khuôn mẫu đạo lư Nho Giáo un đúc cho ḿnh đó. Hằng ngày ḿnh thường ước mong kẻ khác giúp đỡ phương tiện sinh kế, nâng đỡ con cái học hành, để lời dịu ngọt đối xử với ḿnh, cùng mong Thượng Đế  tha thứ tội lỗi và ban ơn cho ḿnh. Hăy lấy tất cả sự ấy ban bố và đối xử với kẻ khác. Đó là vốn luyến để dành trong kho vô tận và chắc chắn trộm cướp không lấy được, chiến tranh không tàn phá được, đó là đạo lư thông thường bậc trung cấp. Hễ có chí, ai cũng làm được hết. Làm được bực trung cấp là đă được 2/3 đoạn đường tu hành tạo Tiên tác Phật rồi đó.

THI:

Đạo lư nào đâu ở chốn xa,

Từ bên Thiên Chúa hoăïc Di Đà;

Thích Ca, Lăo Tử cùng Nho Giáo,

Do sự thiện hành chính bởi ta.

THI:

Bởi ta tha thiết đến hay không,

Việc ấy tùy nơi mỗi cơi ḷng;

Ích kỷ vị tha thương hoặc ghét,

Tinh thần đánh giá sự thành công.

THI:

Thành công đâu phải đợi ai cho,

Thi đỗ nhờ công học mỗi tṛ;

Đừng nói học tài thi mạng ấy,

Đạo lành làm được của Trời cho.

THI:

Hoan hỉ nh́n xem trước điện tiền,

Trẻ già lớn bé có căn duyên;

Giữa thời vật chật giành xâu xé,

Cũng để ngày giờ kiếm Phật Tiên.

THI:

Phật Tiên thương mến để lời khuyên,

Hăy học theo gương của Thánh Hiền;

Việc thiện đừng chê dầu lớn bé,

Lâu ngày đầy đủ bởi nhờ siêng.

THI:

Siêng lo hành đạo lập công phu,

Bất cứ người nào cũng dễ tu;

Sự sống hằng ngày chen đạo lư,

Khỏi cần thạch động với non vu.

      Thôi Bần Đạo để lời khuyên bao nhiêu cũng đủ. Rán mà nghiên cứu hiểu suốt mà thực hành. Ban ơn chung toàn thể chư hiền đệ muội, thăng...

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh