25.-
LUẬN VỀ ĐẠO LƯ
Ngọc
Minh Đài (Vĩnh Hội – Sài G̣n)
Tuất
thời Rằm tháng 11 Đinh Mùi (16-12-1967)
THI:
KIM
thân ai luyện được nên rồi,
QUANG
đảng chín từng để sáng soi;
ĐỒNG
ấu vẹn ǵn tam bửu ngũ,
TỬ
qui một kiếp lại Cung Trời.
KIM-QUANG ĐỒNG-TỬ, Tiểu Thánh chào chư
Thiên mạng, chào chư liệt vị đẳng đẳng.
Vâng lịnh báo đàn, chư liệt vị nghiêm
chỉnh nghinh tiếp Đức Lăo Tổ giáng cơ giáo
đạo. Tiểu Thánh chào chung, xin xuất ngoại nghinh
tiếp, thăng...
(Tiếp điển:)
THI:
ĐÔNG
lâm Thánh xuất định càn khôn,
PHƯƠNG
thị tu thân độ dẫn hồn;
CHƯỞNG
trí nguyên nhân hồi bỉ ngạn,
QUẢN
giao xứ xứ chứng Thiên Tôn.
Bần Đạo mừng hiền đệ hiền
muội đẳng đẳng. Suốt một năm hành
Đạo, chư đệ muội đă trọn chí thành,
chí kỉnh phục vụ Đạo Trời, mặc
dầu đă gặp trước bao trở lực và
thiếu thốn mọi mặt. Chư đệ muội
trong Cơ Quan thường được các Đấng
Thiêng Liêng để lời khen ủy lạo và hộ tŕ
mọi phương diện cho c̣n được vững
đức tin đến ngày giờ này. Dầu vậy Thiên
Liêng vẫn không quên đền bù lại những
thiện tâm thiện chí đó, nên giờ nầy Bần
Đạo đến đây để chỉ dạy chư
đệ muội đôi phần lư Đạo để
chư đệ muội nương theo đó tu thân,
bảo tồn chơn tánh và chỉ dạy những
phần hành sự sắp đến nay mai cho chư đệ
muội khỏi bận ḷng lo nghĩ. Miễn lễ toàn
thể đàn trung an tọa.
Chư hiền đệ hiền muội! Trước
khi tam hiền đệ vào tịnh đường,
Bần Đạo cần giải thích về lư Đạo
để chư đệ muội ư thức thế nào là
Đạo Lư.
Đạo lư là một con đường sáng chí
chơn chí mỹ. Đạo lư là lẽ hằng sống
của muôn loài vạn vật. Đạo lư là lẽ
đương nhiên không không mà có, có có rồi thoạt
không. Rất đổi Trời Đất Phật Tiên Thánh
Thần cũng ở trong luật ấy.
Đạo lư c̣n th́ vạn vật đất
trời vẫn c̣n. Nếu không có đạo lư th́ không có
vạn vật cùng Trời Đất.
Đạo lư rất sâu sắc, rất cao xa huyền
bí, mà Đạo lư cũng rất nông cạn, rất
thiển cận và rất dễ t́m kiếm, không cao cũng
chẳng xa. Hễ người có thiện tâm thiện chí
trong một phút giác ngộ là có thể thấy được
Đạo, hiểu được Đạo, hành
được Đạo lư.
Nói một cách khác: Đạo lư khi thâu hẹp
lại th́ không có một vật nhỏ nào bằng, khi
mở rộng ra, không có một vật ǵ lớn trong
Trời Đất có thể sánh bằng.
Đạo lư khi tụ lại th́ hư hư nhi
bất hoại, trưởng trưởng nhi trường
tồn, sanh sanh hóa hóa.
Đạo lư khi buông ra th́ dưỡng dục
quần sanh muôn loài vạn vật. Nói đến hai
tiếng Đạo lư chỉ tạm gượng một
danh từ để gọi, chứ danh từ Đạo lư
cũng là hư danh.
Nói đến hai tiếng Đạo lư th́ luận không
cùng và cũng không thể cầm bằng sắc tướng.
Sự sinh hoạt của Đạo lư là mặc mặc như
như, mắt không thấy, tay không rờ, lời không
diễn tả, chỉ có thức tâm lănh
hội được mà thôi. V́ vậy cho nên người
thế gian từ cổ chí kim không thể dùng vật
chất hữu thể để điểm tô Đạo
lư, không thể dùng phú quí, công hầu, khanh tướng
để mua chuộc và thực hiện được
Đạo lư.
Đạo lư: hai tiếng đó, nếu người
biết lấy đó làm căn bản cho lẽ sống th́
mới xem mọi giả cảnh nơi hồng trần là
tạm hết.
Hỏi coi cái chi là thiệt? Thí dụ như người
đời hằng nói: nhà cửa nầy của ta, xe tàu
nầy của ta, vợ con anh em nầy của ta, vàng
bạc châu báu ngọc ngà nầy của ta. Hễ ai động
chạm đến những cái gọi là Của Ta th́
ḷng đau như cắt, ruột nát như tương.
Thử hỏi lại coi cái ǵ mới thiệt là
của ta? Xác thân nầy của ta ư? Hành động này
của ta ư? Ư nghĩ này là của ta ư? Lời nói
nầy của ta ư? Tạm trả lời cho rằng
phải đi, th́ thử hỏi những cái đó là
của ta, sao ta không giữ ǵn nó trước sau như
một cho vĩnh viễn trường tồn? Tại sao ngày
nay ta có ư nghĩ như vầy, ngày mai ngày mốt và
những ngày khác không c̣n giữ được ư nghĩ
đó? Tại sao những lời nói và hành động
của ta hôm nay rồi ngày mai ngày mốt và những ngày
khác không c̣n giữ được như ngày hôm nay?
Tại sao nói rằng xác thân nầy của ta, ta yêu
nó, ta thương mến nó, không để nó đói
lạnh và thèm khát, tại sao ta không giữ nó, không
lột vỏ nó cho được sống măi từ trăm
tuổi nầy đến trăm tuổi khác, đành
phải dứt bỏ ra đi đến ngày nó dứt hơi
thở?
Rồi hỏi thêm nữa: cái mà đời hằng
gọi là cái ta. Ta là ǵ? Ta là ai? Ta từ đâu đến?
Đến để làm ǵ? Và rồi ta sẽ đi đâu?
Ta đă đến cơi nầy được mấy
lần rồi? Mỗi lần tên thiệt của ta là ǵ?
Và những thân nhân của ta mỗi lần đến là
ai? Và hiện giờ những người ấy ở
đâu và đang làm ǵ?
Ô! Cả một xâu chuỗi dài những câu hỏi,
và ai là người giải đáp được
những câu ấy?
Nếu khi biết được như vậy
rồi, chỉ có Đạo lư mới định nghĩa
được mà thôi. Nhưng thử hỏi một khi có
Đạo lư định nghĩa và giải đáp
được rồi, hỏi có ai trọn tin chăng?
Và có ai can đảm làm theo chăng?
Khi lănh hội được ư nghĩa hai tiếng
Đạo lư làm căn bản sự sống của muôn
loài vạn vật rồi, th́ người phát tâm tu hành
mới xem những phú quí công hầu khanh tướng là
phù vân.
Một khi có nó là do nghiệp mà ra, do luật nhân
quả mà có. Nó là phương tiện để cho người
đời tạm mượn nơi đó để làm
những việc thích hợp Đạo lư. Nếu không có
chúng, th́ cũng chẳng làm trở ngại cho bước
đường tu học Đạo lư, th́ làm ǵ phải
thúc câu trong bả đỉnh chung, mùi phú quí vinh hoa? Làm ǵ
có nghịch cảnh để đưa con người
đến chỗ đau khổ sầu than của một
kiếp vô thường nầy?
Nếu người biết
lấy Đạo lư làm căn bản cho sự sống và
cho mọi hoạt động th́ dầu với hoàn
cảnh nào, trong Tôn Giáo, phái chi nào cũng không hề
hấn ǵ cả. V́ Tôn Giáo, phái chi, mọi h́nh thức khác
nhau, đó cũng là phương tiện để
truyền Đạo, giáo Đạo, chỉnh đốn
Đạo lư đang hồi suy sụp vậy thôi. Chớ
người tu thân cũng như người lănh giáo không
nên xem đó là những trở lực, những bức tường
ngăn cách, th́ làm ǵ có người tị
hiềm, tự ái, tự phụ, tự tôn, rồi
đưa đến chỗ buồn than sầu khổ trong
cuộc đời ảo ảnh phù vân giả tạm, thoát
có thoạt không nầy.
Hai tiếng Đạo Lư: Ai là người giác
ngộ nên lấy đó làm sự sống căn bản
cho đời ḿnh cũng như cho vạn loại, chớ
đừng cho Đạo lư là một quan niệm, một
học thuyết mà sai lầm.
Thử hỏi chư đệ muội gia công hành
Đạo, đă chiết bớt những th́ giờ,
những sức khỏe, những của cải, những
thụ hưởng về vật chất để lập
công bồi đức, để mà làm ǵ? Có phải
để thành Tiên tác Phật cho đời sùng bái
thờ phượng trang trọng trong h́nh thức nầy
hoặc h́nh thức khác chăng? Nếu không th́ hỏi chư
đệ muội tu chứng để làm ǵ?
Bần Đạo cũng cần kể lại một
chuyện xưa có thể đem áp dụng cho ngày nay như
thế nầy:
Những bậc Giáo Chủ ngày xưa đă hy thân
chịu đóng đinh trên Thập Tự Giá hoặc ĺa
bỏ ngôi vị vàng son đài các, vào chốn rừng già,
có phải những vị ấy muốn lập vị cho
đời sùng bái thờ phượng chiêm ngưỡng
vạn thế không?
Bần Đạo hỏi nội đây có ai dám đem
ḿnh để chịu đóng đinh và ĺa bỏ tất
cả phú quí vinh hoa để cho đời trong mai hậu
sùng bái thờ phượng trang trọng chăng? Chắc
là không ai dám.
Như vậy th́ đời xưa những người
làm được, chắc rằng các bậc ấy không
phải v́ mục đích đó mà chịu hy thân như
thế. Đó cũng là hai tiếng Đạo lư để
chư đệ muội suy gẫm phần nghĩa lư sâu
sắc của nó.
THI:
Muốn
vào Thiên Đạo khó chi đâu,
Nhẹ
kiếp phàm phu khỏi đáo đầu;
Vật
chất tinh thần chung bản thể,
Tiên
Thiên tục tử khác cơ mầu.
Nguơn
thần thường trụ muôn đường đứt,
Chơn
tánh vững cầm sáu nẻo thâu;
Giác
ngộ một câu thành chánh quả,
Ra
vào bạn lữ chốn Cung Đâu.
Lời chỉ dạy đến đây đă xong,
Bần Đạo ban ơn toàn thể đàn trung.
THI:
Đường
đời c̣n lắm nẻo chông gai,
Bước
Đạo bền ḷng khéo trở xoay;
Chánh
nghĩa lo hành trong chánh Đạo,
Ngày
kia sẽ gặp phúc ân đầy.
HỰU:
Đầy
đủ mà xem khắp thế gian,
Nhiều
màu da tóc đỏ đen vàng;
Trường
thi Việt Quốc cho nhân loại,
Cũng
băi tha ma cũng chiến tràng.
HỰU:
Tràng
học Đạo đời rán bước phăng,
Bền
tâm cao vọng lối xa ngàn;
Giă
từ đàn nội ban ân điển,
Bần
Đạo lui chơn cảnh Thượng tầng.
Thăng...
|