NGỌC
MINH ĐÀI (Vĩnh Hội - Sài G̣n)
Tuất
thời mùng 9 tháng Giêng Đinh Mùi (17-2-67)
____________
Thiện Tài Đồng Tử, Tiểu Thánh chào
mừng chư Thiên mạng, chào chư liệt vị đàn
tiền.
Vâng lịnh Đức QUAN ÂM BỒ TÁT báo đàn,
chư liệt vị thành tâm nghinh tiếp, Tiểu Thánh
xuất ngoại ứng hầu, thăng.
(Tiếp điển:)
Thi:
Một
tấc QUAN ÂM một tấc vàng,
Thương
đời BỒ TÁT giáng trần gian,
Đem
mầm chơn lư gieo cùng khắp,
Nhắc
nhở nhơn sanh tỉnh mộng tràng.
QUAN ÂM BỒ TÁT, Bần Sĩ chào chư
hiền sĩ hiền muội đàn trung đẳng đẳng.
Hôm nay, Bần Sĩ để lại một chữ,
chỉ một chữ thôi, trong bước đường
hành đạo cũng như tu thân, để toàn thể
hiền sĩ hiền muội hiện diện nơi đây
cũng như khiếm diện trong ṿng Đại Đạo
Tam Kỳ Phổ Độ, suy gẫm mà tự làm chủ
thân tâm, khắc phục mọi chướng ngại do
nội tâm để hầu vững bước tu thân hành
đạo.
Một chữ mà Bần Sĩ sắp làm món quà Xuân
đây rất cũ kỹ không phải mới lạ ǵ.
Đó là chữ “Muốn”.
Từ ngàn xưa, các bậc Thánh Nhân cũng do
chữ Muốn mà được sáng danh nơi
hậu thế. Các Đấng Phật Tiên Thánh Thần cũng
do chữ Muốn nên được Thiên Tôn và
Thế Tôn. Các bậc tiền nhân ưu thời mẫn
thế, thương nước thương dân, được
khảm vào sử xanh trong mai hậu, cũng do chữ Muốn.
Người xưa, các bậc, các đấng từ
ngàn xưa đă có chữ Muốn. Do chữ Muốn
đă làm động cơ thúc đẩy cho hành động.
Người xưa không bị chữ Muốn điều
khiển v́ đă có lư trí xét đoán tận cùng, đă
nhờ bản tâm cương trực kềm chế
chữ Muốn, do đó không thể nào làm nô lệ
cho chữ Muốn. Nếu không có chữ Muốn
nơi con người th́ không có động lực thúc
đẩy cho làm một sự ǵ. Nhưng nhờ các
bậc ấy làm chủ điều khiển sự Muốn,
chi nên nó chỉ được hoạt động thúc
đẩy trong giới hạn, trong phạm vi đạo lư
nhơn nghĩa lễ trí.
Tiếc v́ đời nay, người thế gian sanh vào
thời trọng trược, vật chất nặng mang,
sự nh́n và xét đoán rất thiển cận và ích
kỷ, nên lơ đễnh một chút th́ đă bị
chữ Muốn sai khiến. Một lần sai
được nhiều lần sai được, rồi
lần hồi biến con người trở thành nô
lệ cho sự Muốn. Do đó nên trong Đạo
Giáo và các kinh điển Đạo học, có nhiều
chỗ ngăn cấm và dạy người đời
phải diệt ḷng ham muốn.
Sự thật, nếu mỗi người không có ư
Muốn, như cây như đá, như vật vô tri vô giác,
không thể nào làm được việc ǵ. Than ôi!
mấy ai hiểu được tường tận và phân
tách tỉ mỉ như vậy. V́ thế cho nên, cũng v́
chữ Muốn đă làm con người từ thanh cao
đến hạ tiện, từ chỗ thương nước
mến dân đă trở thành người buôn dân bán nước,
từ chỗ xây dựng đạo lư nghĩa nhơn
đă trở thành người phá Đạo và vô nhơn
bất nghĩa.
V́ không làm chủ giới hạn được ḷng
ham muốn mà cha giết con, con bất hiếu, tṛ vong
ơn thầy, bè bạn bội tín, vợ chồng vong nghĩa.
V́ không làm chủ được ḷng ham muốn đă
khiến từ bậc ly gia cắt ái, trường trai
khổ hạnh, gương mẫu đạo đức
đă trở thành người quên Đạo, quên đức,
đến rượu thịt say sưa, té ngă cùng
đường, trà đ́nh tửu quán, tù tội gian lao!
Cũng do nơi không làm chủ được ḷng
ham muốn nên:
Miệng
th́ niệm tiếng Nam Mô,
Mà
ḷng lại tưởng cơ đồ tóm thâu.
Do ḷng ham muốn mà:
Miệng
th́ kinh kệ tối ngày,
Vợ
chồng nhân nghĩa đổi thay liền liền.
Đó là bài học điển h́nh để cho người
đời suy gẫm làm tiêu chuẩn đo đạc
những ư nghĩ và công quả hành đạo của ḿnh.
Hỡi chư hiền sĩ hiền muội, đă
mang thân xác con người, khi vừa ra khỏi ḷng mẹ
là đă phạm tội rồi, dầu ít hoặc
nhiều, mỗi một tội lỗi là một duyên
nghiệp. Nếu người không hồi tỉnh tu công
lập đức và mài gươm trí huệ để
gột lần hồi duyên nghiệp, ắt phải bị
duyên nghiệp càng ngày càng chồng chất, càng dày lên măi
măi như vỏ trái đất trong triệu triệu năm
qua.
Do đó, Bần Sĩ nhắc nhở chư hiền sĩ
hiền muội hăy cố gắng, nếu được
tổ chức thường xuyên các buổi giảng đạo
từ sơ đẳng đến trung cấp, tạo
nhiều hoàn cảnh tốt để trao đổi đạo
lư đàm luận đạo sự, để t́m ra
yến sáng và những yến sáng đó rọi măi từ
ngoại thể đến nội tâm soi cùng tột để
ḍ kiếm những ư muốn nào là hợp với đạo
lư nhân nghĩa, thuận ḷng Trời, hợp ḷng người.
Bần Sĩ mong rằng bài học đạo lư hôm
nay sẽ là món quà đầu năm cho tất cả
thiện tâm, thiện căn, thiện trí.
Bần Sĩ ban ơn lành toàn thể, thăng...
|