Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

XUÂN L̉NG TRI KỶ

LÊ ANH DŨNG

Ở Trung Hoa, vào thời Chiến quốc (403-221 trước công nguyên), Quản Trọng và Bào Thúc Nha là hai bạn thân. Hùn vốn đi buôn, lúc phân chia lời lăi Quản Trọng luôn t́m cách lấy nhiều tiền hơn. Có người trách Quản tham, nhưng Bào Thúc Nha bảo: “Anh Quản nhà nghèo, phải nuôi mẹ, lấy nhiều tiền hơn là đúng rồi.”

Thuở đầu làm nhiều việc, Quản Trọng thường thất bại. Có người chê Quản bất tài, nhưng Bào Thúc Nha biện hộ: “Chẳng qua anh Quản chưa tới thời mà thôi.”

Ra chiến trường, Quản Trọng hay t́m cách lùi lại phía sau. Có người cười Quản chết nhát, nhưng Bào Thúc Nha lại bênh: “Anh Quản c̣n mẹ già, nên phải cố giữ toàn mạng sống để lo nuôi mẹ. Đó là hiếu.”

Bào Thúc Nha theo pḥ công tử Bạch. Về sau công tử Bạch làm vua, xưng Tề Hoàn công. Được Bào Thúc Nha tiến cử với Tề Hoàn công, Quản Trọng nắm chức tể tướng (cũng như thủ tướng ngày nay), ra tài giúp vua Tề làm bá chủ các chư hầu. Khi Quản sắp chết, vua Tề hỏi có nên cử Bào Thúc Nha làm tể tướng thay vào vị trí của Quản không, th́ Quản bác liền. Quản nói làm tể tướng phải giỏi chánh trị, mà chánh trị vốn hay trí trá; Bào Thúc Nha là bậc quân tử, yêu điều thiện, ghét điều ác, tà chánh phân minh, không thể làm chánh trị được, vậy chớ nên giao chức tể tướng.

Có người trách Quản vong ân bạc nghĩa với bạn, th́ Bào Thúc Nha đính chính: “Đó là anh Quản biết lấy nghĩa công đặt trên t́nh riêng, v́ nước chứ không v́ bạn. Chẳng uổng công ta đă tiến cử anh ấy với vua.”

Những lời Bào Thúc Nha thanh minh cho Quản th́ Quản đều biết rơ. Cho nên Quản rất cảm khái, tán thán rằng: “Sinh ra ta là cha mẹ ta, mà hiểu ta là Bào Thúc Nha.” (Sinh ngă giả, phụ mẫu dă; tri kỷ giả, Bào Thúc dă.”

Câu nói nổi tiếng của Quản Trọng đă đi vào sử sách trong khoảng gần 2.500 năm nay. Cũng từ câu nói đó, hai chữ tri kỷ ở Trung Hoa và Việt Nam trở thành một từ rất đẹp; sống trên đời này ai có được bạn tri kỷ th́ sung sướng, hạnh phúc vô cùng, v́ đó là người hiểu được hết tâm tư, t́nh cảm sâu kín của ḿnh.

Ở Sài G̣n trước kia có ông Nguyễn Hiến Lê, tính đến cuối đời đă viết và dịch được 122 tác phẩm. Ở Nha Trang có ông thầy giáo Châu Hải Kỳ. Hai ông chưa hề gặp nhau, chưa thư từ cho nhau. Tuy nhiên, chỉ đọc sách của ông Hiến Lê mà ông Hải Kỳ có thể viết ra một quyển sách 300 trang, trong đó ông Hải Kỳ nói rơ về con người và cuộc đời ông Hiến Lê y như thể đă gần gũi, thân thiết nhau từ thuở nào rồi. Khi ông Hải Kỳ vượt 448 cây số từ Nha Trang vào tận Sài G̣n đưa bản thảo cuốn sách cho ông Hiến Lê đọc, ông Hiến Lê cảm động lắm. Trong Hồi kư (...), ông Nguyễn Hiến Lê viết: “Tôi ngạc nhiên thấy ông đọc đủ các tác phẩm của tôi (non 100 cuốn) mà đọc rất kỹ nên biết rơ về đời tôi c̣n hơn một số người thân của tôi nữa mặc dầu chưa hề gặp tôi lần nào.”

Ông Châu Hải Kỳ quả xứng đáng là tri kỷ của ông Nguyễn Hiến Lê vậy.

Văn học c̣n kể nhiều chuyện thú vị làm đẹp thêm cho t́nh tri kỷ. Chẳng hạn, nhân vật Từ Hải trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Mới gặp Kiều lần đầu, Từ Hải đă xem nàng là tri kỷ hiếm có của ḿnh:

Nghe lời vừa ư gật đầu,

Cười rằng: “Tri kỷ trước sau mấy người!”

Sau này, gặp Kiều lần nữa, Từ Hải lại vẫn thừa nhận Kiều chính là hồng nhan tri kỷ của ḿnh:

Từ rằng: “Quốc sĩ xưa nay,

Chọn người tri kỷ một ngày được chăng?”

Người Hoa và người Việt xưa nay có sở thích dùng thư pháp để trang trí pḥng ốc. Hai chữ tri kỷ v́ thế cũng đi vào thư pháp. Nhiều năm trước, chúng tôi t́m được một bức thư pháp viết chân phương hai chữ tri kỷ rất đẹp, bên dưới c̣n điểm xuyết thêm hai câu thơ ngũ ngôn:

Hải nội tồn tri kỷ,

Thiên nhai nhược tỷ lân.

(Trong nước hăy c̣n người tri kỷ,

Chốn xa xôi cũng tợ như gần.)

Tất cả những mẩu chuyện vừa rồi tưởng cũng tạm đủ để giúp chúng ta cảm nhận thêm ư nghĩa thâm thúy, sâu xa, tôn quư của hai chữ tri kỷ. Nhưng câu chuyện về hai chữ tri kỷ hôm nay không chỉ có vậy.

Thật thế, kể từ Bào Thúc Nha và Quản Trọng thời Chiến Quốc cho tới thế kỷ 20 là non 2.500 năm, t́nh tri kỷ tuy quư hiếm rất mực nhưng dẫu sao cũng mới chỉ là tri kỷ giữa con người với con người trên chốn trần gian sớm nắng chiều mưa mà thôi. Phải từ nửa sau thế kỷ 20 trở đi, qua cơ bút Cao Đài, t́nh tri kỷ mới được biết đến, mới được cảm thụ như một t́nh cảm thiêng liêng, hy hữu, rất hy hữu, bởi lẽ đây chính là t́nh tri kỷ giữa con người trần gian với tiên thánh.

Sẽ có người giật ḿnh khi thoạt nghe nói rằng con người phàm tục mà có thể là tri kỷ của tiên thánh. Giật ḿnh cũng là lẽ thường dễ hiểu. Thật vậy, ở đời, ngày ngày sống gần bên nhau, trải mấy mươi năm, chắc ǵ mọi người đă hiểu hết bụng dạ nhau. Nguyễn Du há chẳng nói “Tri kỷ trước sau mấy người” là ǵ! Trong khi ấy tiên thánh là các đấng thiêng liêng vô h́nh, kẻ hữu h́nh chưa từng nh́n thấy bóng dáng th́ làm sao dám nói có t́nh tri kỷ?!

Vậy mà vẫn có tri kỷ đấy. Nếu con người trần gian chưa dám tin và không dám “phạm thượng” nghĩ rằng ḿnh có thể là tri kỷ của các đấng, th́ chính các đấng đă biết bao lần tha thiết gọi khách tục cơi trần này là tri kỷ của thánh tiên, cũng như đă muôn vạn lần các đấng đến thế gian, t́m kiếm tri kỷ trong số những người trần tục.

Đầu tháng 12 năm 1972, tại Minh lư Thánh hội (tức Tam tông miếu ở đường Cao Thắng, quận 3, Sài G̣n) đă có một trong nhiều bằng chứng rất cảm động về t́nh tri kỷ giữa hai cơi sắc không. Đó là t́nh tri kỷ giữa đức Vạn Hạnh Thiền sư và đạo trưởng Định Pháp Minh Thiện (1897-1972)[1].

Trong tiền kiếp tại thế, Vạn Hạnh Thiền sư sống vào đời Tiền Lê và làm quốc sư đời nhà Lư nước ta (thế kỷ 11). Chín trăm năm sau, khi Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ ra đời, đức Vạn Hạnh Thiền sư là đấng thiêng liêng vô h́nh vô ảnh, mượn đàn cơ và đồng tử để trở về Việt Nam dạy đạo qua ngọn linh cơ. Minh lư Thánh hội và nhiều thánh sở Cao Đài v́ thế từng nhiều lần được đức Thiền sư ban ơn, giáng cơ giáo hóa.

Chuyện xảy ra vào cuối năm 1972, đạo trưởng Minh Thiện đang là siêu tịnh sư Minh lư Thánh hội. Bấy giờ đạo trưởng Minh Thiện 76 tuổi, đang trải qua cơn trọng bệnh để rũ sạch nghiệp thân lần cuối cùng trước khi thảnh thơi trở về cơi phật.

Đầu hôm đêm ấy, trong lúc đạo trưởng Minh Thiện đang ngọa bệnh, không hầu đàn được, đức Vạn Hạnh Thiền sư giáng cơ và giảng cho bổn đạo Minh lư Thánh hội một thời pháp. Cuối thời pháp, đức Thiền sư gọi tên một vị đang hầu đàn và dặn ḍ như sau: “Bần tăng nhờ đạo hữu Pháp Ấn cho Bần tăng một ly bạch thủy để Bần tăng họa phù trợ lực người bạn đạo chí thân …”

Sau khi họa phù vào ly nước lạnh xong, Thiền sư dạy tiếp: “Đạo hữu để lại giùm nơi Thiên bàn. Sau khi xả đàn, đem cho đạo hữu Định Pháp Minh Thiện uống và nói rằng món quà đặc biệt này của Vạn Hạnh Thiền sư tặng người bạn tri kỷ.”[2]

Đối với tín đồ Cao Đài, việc Ơn Trên ban bố Thiên điển vào nước hay trái cây để hộ tŕ cho một bệnh nhân xưa nay vốn là sự không lạ. Có điều, chính lời của đức Thiền sư ân cần dặn ḍ mới là điều làm chúng ta vô cùng xúc động.

Sau khi ngài Minh Thiện quy thiên, ngày 07-12 Nhâm Tư (10-01-1973) đức Chí Tôn giáng đàn tại Minh lư Thánh hội, ban trao quyền pháp cho Ngài là Bát Nhă Thiền sư Tam tông Pháp chủ. Rồi đến ngày 27-02 Quư Sửu (31-3-1973), tại Bát nhă Tịnh đường (ở Long Hải), đức Vạn Hạnh Thiền sư giáng đàn cho biết: “Hôm nay Bần tăng c̣n có thêm một nhiệm vụ khác nữa, đó là hộ tŕ Bát Nhă Thiền sư vừa hoàn kim thân đến nhập cơ tiền để có luận đàm đạo sự cùng chư đạo hữu.”

Hôm ấy tái ngộ môn sanh Minh lư, đức Bát Nhă Thiền sư đă bày tỏ t́nh cảm của Ngài đối với những người đă từng một thời sát cánh với Ngài tu học, hành đạo tại thế. Đă hai lần đức Thiền sư dùng hai chữ tri kỷ khi nhắc đến đồng đạo:

Thọ Thiên sắc về nơi thiền thất,

Sứ mạng dành đạo đức hoằng dương.

Huyền vi trải khắp tứ phương,

Độ người thiện chí lên đường thiện căn.

T́nh giao hữu đây hằng ghi nhớ,

Nghĩa đạo đồng bao thuở quên nhau.

Chợt nh́n biển rộng non cao,

Tạ ḷng tri kỷ gởi trao mấy vần.

(….)

Xưa tri kỷ vui chung rượu cúc,

Nay đạo đồng để chút lời khuyên,

Phù sanh một kiếp không riêng,

Vô thường bất đoạn căn tiên phải ǵn.[3]

Câu chuyện về đức Vạn Hạnh Thiền sư và đức Bát Nhă Thiền sư chung quanh hai chữ tri kỷ gợi cho chúng ta một câu hỏi lớn: Khi nào th́ con người trần gian được Ơn Trên, được các đấng thiêng liêng coi là tri kỷ của các đấng?

Trả lời câu hỏi này, cần nhớ rằng tri kỷ có hai nghĩa, và cả hai ư nghĩa này đều t́m thấy trong thánh ngôn thánh giáo Cao Đài.

Trước hết, hăy nói về nghĩa thứ nhất. Tri kỷ của ḿnh là người hiểu ḿnh, hiểu cả chí hướng, tâm sự của ḿnh, và sẵn sàng với ḿnh trong mọi việc. Thậm chí c̣n hơn cả sẵn sàng, v́ từng có không ít người vui ḷng hy sinh thân thế cho tri kỷ của ḿnh. Theo nghĩa này, ai xứng đáng là tri kỷ của các đấng thánh tiên?

Phải chăng đó là những người hiểu biết công việc của các đấng, chia sẻ hoài băo, tâm tư của các đấng, và sẵn ḷng hy sinh để tiếp sức cùng các đấng thực hiện những công việc mà các đấng thiêng liêng đang gánh vác?

Thực vậy, tri kỷ của tiên thánh là như thế. Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ ra đời, cứu cánh của Đại Đạo về mặt nhân sinh là giải khổ cho thế gian, xây dựng lại cơi đời thành một thiên đàng hạnh phúc. Lư tưởng ấy được thực thi trong tinh thần Thiên nhơn hiệp nhứt. Có sức Trời mà cũng cần cả sức người.

Khi đức Chí Tôn xuống trần mở đạo Cao Đài, Ngài lập đại nguyện rằng nếu Đạo không thành th́ Thượng Đế không trở về Bạch ngọc kinh. Lời đại nguyện đó chấn động cả cơi trời, phật tiên thánh thần hàng hàng lớp lớp tùng theo đức Chí Tôn để giúp Thầy mở Đạo, hoằng Đạo.

Nhưng muốn mở Đạo và hoằng Đạo th́ cần phải có xác phàm để làm phương tiện. Do đó rất nhiều bậc đại tiên, bồ tát đă chuyển kiếp, mượn thân tứ đại làm người Việt Nam trong thời nước mất nhà tan để dựng gầy mối Quốc đạo cho dân tộc.

Như thế, khi mở Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ, các đấng thiêng liêng không thể không mượn sức người để hoằng giáo độ đời. Và ai c̣n thân xác, trí tuệ, mà biết đem đời ḿnh, tim óc ḿnh, dốc hết sức ḿnh tự nguyện làm phương tiện để Trời Phật mượn nhờ truyền đạo th́ công đức ấy rất lớn, công quả ấy rất dày.

Tuy nhiên không phải người trần gian nào cũng biết hy hiến đời ḿnh cho Ơn Trên mượn làm phương tiện trong Tam kỳ Phổ độ. Trái lại, phải có căn duyên tiền kiếp, phúc phận sâu dày thế nào đó, cho nên mới tự nguyện nhận lănh vai tuồng cộng sự với Trời hành đạo giúp đời. Có nhận thức được như vậy mới hiểu rơ v́ sao đức Đại tiên Ngọc Lịch Nguyệt tán thán rằng:

Thiệt quư giá phúc hồng hiếm có,

Bước dặm trường đi đó đi đây,

Phổ thông giáo lư đạo Thầy,

Thiêng liêng nương đó giăi bày thiệt hơn.[4]

Các vị Tiền bối Cao Đài suốt một đời tại thế trải thân hành đạo độ đời, khi bỏ xác phàm trở về cơi tiên vẫn không nguôi ḷng, vẫn muốn c̣n được mượn thân phàm xác tục để giúp Thầy hoằng đạo. Đại tiên Ngọc Lịch Nguyệt là một trường hợp như thế.

Đức Đại tiên sinh thời thế danh là Lê Văn Lịch (1890-1947), tiền kiếp là đại tiên nơi Bạch ngọc kinh. Khi đức Thượng Đế lâm trần lập Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ với tá danh Cao Đài Tiên Ông th́ Đại tiên cũng lập đại nguyện xuống trần, chuyển kiếp về làng Long An, quận Cần Giuộc, để làm nhục tử của ngài Lê Văn Tiểng.

Thuở đạo Cao Đài c̣n rất sơ khai, chưa h́nh hiện, th́ ngài Lê Văn Lịch đă sớm trở thành một trong những đại môn đồ đầu tiên của đức Chí Tôn vào năm 37 tuổi. Từ đó, cho đến lúc bỏ xác về trời, suốt 21 năm (1926-1947) ngài Ngọc Lịch Nguyệt đă một dạ trung kiên, hy thân phụng Thiên sự dân. Thế mà, khi trở lại Bạch ngọc kinh, Ngài vẫn c̣n tiếc là không c̣n xác thân hữu h́nh để dễ bề lập công quả. Muốn tiếp tục hành đạo, phải nương theo đàn em qua các đàn cơ nơi cơi thế. Mùa xuân năm Ất Tỵ, đức Ngọc Lịch Đại tiên tâm sự:

C̣n ở tục dễ thừa hành đạo,

Nương cơi đời giả tạo cái chân,

Có nhiều phương tiện xa gần,

Để mà khuyến thiện d́u nhân trở về.

Như Bần đạo lỡ bề thoát tục,

Cơi vô h́nh mấy lúc tiếc thương,

Tùng tiên phật, chung một đường,

Muốn d́u sanh chúng phải nương muội hiền.[5]

Lời dạy này của đức Đại tiên giác ngộ cho chúng ta hăy biết quư thời gian và mạng sống của ḿnh ở thế gian để chăm lo tu học, siêng năng hành đạo. Đồng thời, lời dạy này c̣n soi sáng cho chúng ta hiểu thêm ư nghĩa thâm sâu của bốn chữ Thiên nhơn hiệp nhứt và đó chính là lư do v́ sao người phàm nếu biết chọn con đường cộng sự với Ơn Trên để hoằng giáo độ đời th́ người phàm đă tự ḿnh phá vỡ sự phân cách tục tiên, phàm thánh để trở nên tri kỷ của thiêng liêng các đấng.

Đức Đại tiên Ngô Minh Chiêu, vị đệ tử đầu tiên của đức Cao Đài Tiên Ông, đă từng thay mặt toàn thể các vị Tiền bối khai Đạo quá văng mà bày tỏ ḷng ưu ái, tŕu mến đối với lớp đàn em hôm nay đang tiếp nối con đường của các ngài buổi trước. Đức Ngô Đại tiên dạy: “Tuy rằng tiên cảnh, dương trần có cách biệt nhưng t́nh thương đương nhiên của Tạo hóa vẫn đồng nhứt mỗi người mỗi việc trong sứ mạng thế Thiên hành hóa. Sự hiện diện của lớp người hiện tại làm chúng Tiên huynh hoan hỉ và cảm xúc vô cùng, muốn tặng nhau những ǵ để thể hiện ḷng tri kỷ …” [6]

Những lời chứa chan t́nh cảm ấy được ban trao vào dịp Nguyên đán Tân Hợi. Đúng một năm sau, ngay vào đêm Giao thừa năm Nhâm Tư, đức Tôn sư Đông Phương Lăo tổ lại đến. Sau khi giảng xong thời giáo pháp khai xuân trên ngọn linh cơ, đức Tôn sư đă thương yêu gởi đến những khách tục trần gian như sau: “Đầu xuân Nhâm Tư, Bần đạo đă ghi mấy ḍng đạo lư vừa qua, để tặng các hàng hướng đạo các nơi, để tặng những bạn tri âm, những người tri kỷ trong sứ mạng thế Thiên hành hóa, giáo dân vi thiện.”[7]

Đến đây, tuy chưa thật sự đầy đủ và trọn vẹn, nhưng khi ôn lại lời dạy của các đấng như vừa rồi chúng ta đă có thể lănh hội được ư nghĩa thứ nhất của hai chữ tri kỷ trong thánh ngôn thánh giáo Cao Đài.

°

Về ư nghĩa thứ hai th́ sao? Người đời hay nói đến bốn chữ tri bỉ tri kỷ. Tri bỉ là biết người khác; tri kỷ là biết chính ḿnh. Theo nghĩa này, con người trần gian nếu biết ḿnh là ai, biết nhiệm vụ hay sứ mạng của ḿnh ở cơi đời này là ǵ, biết ḿnh phải làm ǵ để hoàn thành sứ mạng vi nhân (sứ mạng mang thân làm kiếp con người) th́ người trần gian ấy được Ơn Trên gọi là tri kỷ.

Thông thường con người ít khi có thể tri kỷ, nên ít khi biết được chính ḿnh. Nhưng trong kỳ Ba đại ân xá, hằng hà sa số thánh ngôn thánh giáo Cao Đài không ngừng khải ngộ, khơi sáng thiên lương bổn giác, nhờ thế mà ngót 80 năm qua đă rất nhiều người có thể bừng tỉnh để biết chính ḿnh, để tri kỷ và chọn con đường tu học, hành đạo để vừa giúp ḿnh hoàn thành sứ mạng làm người, vừa phụ lực cùng các đấng thiêng liêng trợ giúp cho những ai chưa tri kỷ sẽ cũng kịp thời tri kỷ.

Khi hiểu thêm ư nghĩa của tri kỷ là biết ḿnh để t́m cho ḿnh con đường tu học và hành đạo giúp đời, chúng ta nhận ra rằng v́ sao những lời thiết tha mà các đấng thiêng liêng thức tỉnh chúng sanh cũng chính là tiếng gọi tâm huyết để t́m người tri kỷ.

Chẳng hạn, mùa xuân năm Đinh Mùi, đức Thiện Pháp Nguyễn Bửu Tài, một tiền bối của buổi đầu mở đạo Cao Đài, khi từ cơi thiên thượng trở về trần gian đă cất tiếng gọi rằng:

Hỡi ai, ai đó, ai tri kỷ,

Quảy gánh đồ thơ đến động đào![8]

Động đào tức là đào nguyên, là cơi tiên. Quảy gánh đồ thơ đến động đào tức là t́m con đường tu tiên, học làm tiên.

Mùa xuân năm Tân Hợi, đức Vạn Hạnh Thiền sư giáng trần cũng để t́m người tri kỷ truyền trao chân lư, tức là chánh pháp giải thoát. Đức Thiền sư dạy:

Đâu quản công phu đến cơi trần,

Trong kỳ mạt hạ độ sanh dân,

Tiếc v́ chưa có người tri kỷ,

Trao tận cơ mầu của lư chân.[9]

Đạo Cao Đài mở ra cho chung nhân loại, nhưng dân tộc Việt Nam lại là dân tộc được chọn để làm vai tṛ tiền khai, gieo mầm ươm hạt. Cao Đài rồi sẽ là của cả thế gian, nhưng trước hết phải là Quốc đạo của ḍng giống Lạc Hồng. Cho nên sứ mạng xây dựng đạo nghiệp kỳ Ba c̣n nặng trĩu cả một khối t́nh non nghĩa nước. Vậy, ai sẽ là tri kỷ để góp sức ḿnh, tim óc ḿnh cho cơ đồ dân tộc?

Câu hỏi này vào mùa xuân Canh Tuất đă được đức Đại tiên Lê Văn Duyệt nêu lên, cũng là tấm ḷng kư thác của một danh tướng ngày xưa gởi trao cho hậu thế hôm nay:

Cát bụi mịt mù khắp thế gian,

Hỡi ai tri kỷ gởi đôi hàng,

Non sông một gánh c̣n dang dở,

Đạo nghiệp muôn ḍng quyết đảm đang.[10]

Ôn học thánh ngôn thánh giáo Cao Đài, chúng ta nhận ra rằng Ơn Trên đă rất nhiều dịp mượn cơ bút khai xuân để thức tỉnh con người hăy tri kỷ và hăy biết làm người tri kỷ của Ơn Trên.

Tại sao tiếng gọi tri kỷ lại thường đến vào mùa xuân? V́ xuân là khởi đầu của một niên tŕnh thay cũ đổi mới, là niềm hy vọng tái tạo và tăng trưởng sau một chặng đường quá khứ. Cho nên những ai chưa tri kỷ th́ hăy nhân xuân về mà tri kỷ để làm mới cuộc đời ḿnh; c̣n những ai đă tri kỷ rồi th́ cũng nhân xuân về mà tiến đức tu nghiệp để đă đi th́ đi xa hơn và vững vàng hơn, không phải ngậm ngùi lùi bước, tụt lại phía sau.

Thánh giáo Cao Đài v́ thế có nhắc lại câu nói của hiền thánh ngày xưa: Xuân nhật nhật tân, hựu nhật tân. Đă hiểu ư xuân là tái tạo th́ mỗi ngày mỗi đổi mới đời ḿnh, đă mới lại càng mới hơn nữa. Mới đây không phải là lo sắm quần áo mới, mua sắm mới hay tân trang xe cộ, nhà cửa như thế thường ham muốn. Mới đây là làm mới lại chính con người ḿnh, nội tâm ḿnh, như lời đức Chí Tôn đă dạy vào mùa xuân Canh Tuất:

Mỗi độ xuân về là mỗi lần các con tăng trưởng và cứ thế trong khoảng thời gian này các con làm thế nào để mang lại cho ḿnh, cho mọi người một nghiệp dĩ khả quan, tinh tiến để không uổng đi sự sống c̣n trước khi bước vào nẻo t.”

“(…)

Đại khái xuân đời, cảnh vật có chi các con! Cành hoa chớm nở tươi xinh, các con nâng niu cành lá, vun tưới gốc cây, ngửi mùi thơm trong nhụy. Sao các con không vun tưới cội lành Đạo cả, nâng niu sang sửa chơn tâm cho thật tươi nhuận sáng suốt để rồi ngửi lấy đạo vị nhiệm mầu tự ḷng con khai phát?[11]

Từ lời dạy của đức Chí Tôn, chúng ta ngẫm nghĩ thêm và nhận thức rằng nhân loại hằng bao thế kỷ đă từng thưởng xuân, vui xuân nhưng không phải tất cả đều biết được cái nghệ thuật cao siêu nhất của việc thưởng xuân, vui xuân bằng tâm t́nh tri kỷ.

°

Hôm nay, qua câu chuyện cuối năm Xuân ḷng tri kỷ chúng ta có dịp đàm đạo với nhau về t́nh tri kỷ giữa khách tục và tiên gia. Đề tài này cũng có cơ duyên tạm khép lại cánh cửa Hội trường Thuyết minh Giáo lư của Cơ quan trong mấy ngày xuân mới. Trước khi tạm chia tay, có lẽ mọi người chúng ta cũng nên dành chút thời gian để nh́n lại một chặng đường dài đă cùng nhau trải qua.

Tính đến nay, đạo Cao Đài sắp tṛn 80 năm tuổi, và Cơ quan Phổ thông Giáo lư cũng sắp tṛn cái tuổi 40. Trên con đường bằng phân nửa chiều dài lịch sử của Đại Đạo, Cơ quan được ban trao sứ mạng đặc nhiệm là “phổ thông giáo lư” để làm sao

Cho người thông cảm cùng người,

Dẹp tan sắc phái phục hồi t́nh thương.[12]

Với đặc nhiệm hóa giải phân ly và hàn gắn rạn nứt, Cơ quan Phổ thông Giáo lư từng được Ơn Trên ví như cây đàn, và nhân sự Cơ quan ví như những nhạc công, như người khảy đàn, tùng theo các đấng thiêng liêng để dạo lên khúc nhạc tri âm, tri kỷ.

H́nh ảnh cây đàn và tiếng đàn tri âm, tri kỷ đă sớm được đức Quan Âm Như lai nói tới ngay khi Văn pḥng Phổ thông Giáo lư khai mạc mới vừa hơn một tháng:

Chung tay lo khảy nhịp đờn,

Tri âm giáo lư chớ sờn chớ lơi.[13]

Hai năm sau đó, đức Giáo tông Vô vi Đại Đạo lại nhắc đến h́nh ảnh Cơ quan Phổ thông Giáo lư là cây đàn mà nhân sự Cơ quan chính là những nhạc công:

Ví nhạc công ôm đờn nhấn phiếm,

So tơ đồng đúng điểm cung thương,

Gảy lên những khúc can trường,

Ḷng thanh cao lẫn du dương bổng trầm.

Cơ quan ấy danh cầm huyền diệu[14]

Thực sự th́, trong non bốn mươi năm qua, những việc Cơ quan đă làm được hăy c̣n quá khiêm tốn, quá nhỏ nhoi so với kế hoạch và sứ mạng trọng đại do Ơn Trên giao phó. Thế nên, từ trước tới nay, các cấp chức vụ và nhân viên Cơ quan không một ai dám có ḷng cống cao ngă mạn, không một ai dám khinh suất tự nhận Cơ quan Phổ thông Giáo lư là “danh cầm huyền diệu”.

V́ vậy, cần phải nói rơ rằng câu “Cơ quan ấy danh cầm huyền diệu” vốn là lời đức Giáo tông dạy bảo. Suy gẫm lời dạy của đức Giáo tông, chúng ta có thể hiểu rằng, sở dĩ Cơ quan được đức Giáo tông ưu ái gọi là “danh cầm huyền diệu” v́ lẽ Cơ quan là công cụ, là phương tiện cuối cùng do đức Chí Tôn lập ra để thực thi kế hoạch Thiên cơ.

Hơn thế nữa, mỗi khi nhớ câu “Cơ quan ấy danh cầm huyền diệu” th́ từng thành viên của Cơ quan lại tâm tâm niệm niệm tự nhắc nhở rằng đức Giáo tông đă đưa ra tiêu chuẩn chất lượng để toàn thể Cơ quan phấn đấu, nỗ lực, cố gắng không ngừng, sao cho đạt được tầm mức Ơn Trên kỳ vọng th́ mới mong hoàn thành được sứ mạng do Ơn Trên ban trao.

Trở lại với h́nh tượng “cây đàn”. Phàm, đánh đàn phải có người biết nghe đàn. Người chịu nghe tiếng đàn Cơ quan Phổ thông Giáo lư phải là người đồng thanh khí, đồng điệu với Cơ quan trong t́nh liên giao tu học và hành đạo. Đức Giáo tông dạy:

Bậc giác ngộ xây nền móng Đạo,

Trí thông minh hoài băo Tam kỳ,

Liên giao mở lối tương tri,

Bá Nha âu phải Tử Kỳ ḥa âm.[15]

Năm Quư Mùi sắp hết. Tết Giáp Thân đang ngấp nghé bên thềm. Thêm mùa xuân này nữa, Cơ quan đă tiến đến rất gần điểm mốc 40 năm của đường dài phổ thông giáo lư. Từ năm 1965 đến nay, những ǵ Cơ quan đă làm được hay chưa làm được cần có thời gian để tổng kết và đánh giá. Nhưng có một sự thật hiển bày, ấy là trong ngót bốn thập niên qua, tiếng đàn của Cơ quan đă không bao giờ là tiếng đàn lạc lơng hay lẻ loi trong sự ơ thờ của đồng đạo, đồng bào xa gần.

Với khả năng hiện hữu và trong hoàn cảnh cho phép, nhờ ơn lành hộ tŕ, dẫn dắt của Thầy Mẹ và các đấng thiêng liêng, tất cả mọi người chúng ta đă nương cậy nhau để … như lời dạy của đức Lư Thái Bạch và đức Đông Phương Chưởng Quản:

Cầm đờn nhấn phím rao đờn,

Bản bài dao động cung thương thâm trầm.

Đờn cho biết tri âm tri kỷ,

Đờn cho tường chơn lư mị tà,

Tiếng đờn vang khắp gần xa,

Cho người thức tỉnh nam kha giấc nồng.[16]

Lẽ thường, dịp hàn huyên cuối năm để ôn t́nh tri kỷ tri âm, người đời thường mời nhau chén trà thơm, chung rượu nồng, hoặc tặng nhau chút lễ vật gọi là. Buổi nói chuyện hôm nay trái lại chỉ có văn chương, thơ phú để tạ ơn toàn thể quư đạo tâm, đạo hữu suốt một năm qua đă bền bỉ gắn bó với Hội trường Thuyết minh Giáo lư của Cơ quan. Nhưng chúng tôi tin chắc rằng tất cả mọi người chúng ta đều hoan hỉ, khi nhớ đến lời dạy yêu thương của đức Ngô Đại tiên vào một mùa xuân trước:

Tṛi trọi lấy chi để tặng nhau,

Không hoa, không quả, rượu bồ đào.

Chỉ t́nh luyến ái ḷng tri kỷ,

Mượn mấy vần thơ để tặng nhau.[17]

Thế th́, đê đầu cầu xin đức Vạn Hạnh Thiền sư đại xá, kính cẩn phỏng theo lời thơ của đức Thiền sư để gởi đến toàn thể quư vị rằng:

Tạm biệt chia tay buổi cuối đông,

Mặt vui gặp mặt thật ḥa đồng.

Đôi câu thơ phú c̣n lưu lại,

Tri kỷ cùng nhau một tấc ḷng.[18]

Xin trân trọng,

LÊ ANH DŨNG



[1] Ông họ Tôn, nhưng khai sinh ghi Nguyễn Văn Miết, cũng gọi Huyện Miết v́ làm công chức tới hàm huyện, sau thăng lên phủ. Ông c̣n có bút danh Nguyễn Minh Thiện, là trụ tŕ đời thứ ba của Tam tông miếu. Trụ tŕ đầu tiên là Âu Kiệt Lâm (1896-1941), pháp danh Minh Chánh, cũng gọi Âu Minh Chánh. Trụ tŕ đời thứ hai là Minh Truyền (ông có công làm ra lịch Tam tông miếu nổi tiếng khắp miền Nam trước đây).

[2] Vạn Hạnh Thiền sư, Minh lư Thánh hội, Tuất thời, 04-11 Nhâm Tư (09-12-1972).

[3] Bát Nhă Thiền sư, Bát nhă Tịnh đường, Tuất thời, 27-02 Quư Sửu (31-3-1973).

[4] Ngọc Lịch Nguyệt, Vĩnh nguyên tự, Ngọ thời, 07-01 Ất Tỵ. (08-02-1965).

[5] Ngọc Lịch Nguyệt, Vĩnh nguyên tự, Ngọ thời, 07-01 Ất Tỵ. (08-02-1965).

[6] Ngô Minh Chiêu, thánh thất Nam thành, Ngọ thời, 01-01 Tân Hợi (27-01-1971).

[7] Đông Phương Chưởng quản, Cơ quan Phổ thông Giáo lư, Tuất thời, 30-12 Tân Hợi (14-02-1972).

[8] Nguyễn Bửu Tài, Cao Đài Hội thánh (Dương Đông, Phú Quốc), Tuất thời, 14-3 Đinh Mùi (23-4-1967).

[9] Vạn Hạnh Thiền sư, Minh lư Thánh hội, Tuất thời, 17-01 Tân Hợi (11-02-1971).

[10] Lê Văn Duyệt, Cơ quan Phổ thông Giáo lư, Tư thời, 14 rạng 15-02 Canh Tuất (21-3-1970).

[11] Ngọc Hoàng Thượng Đế, thánh thất Nam thành, Tuất thời, 01-01 Canh Tuất (06-02-1970).

[12] Lê Đại tiên, Bài cầu nguyện Cơ quan, Thiên lư đàn, Tuất thời, 12-02 Bính Ngọ (04-3-1966).

[13] Quan Âm Như lai, Văn pḥng Phổ thông Giáo lư, Tuất thời, 19-02 Ất Tỵ (21-3-1965).

[14] Giáo tông Đại Đạo Thái Bạch Kim tinh, thánh tịnh Ngọc minh đài, Tuất thời, 01-3 Đinh Mùi (10-4-1967).

[15] Lư Đại tiên trưởng Thái Bạch Kim tinh Giáo tông Đại Đạo Tam kỳ Phổ độ, thánh tịnh Ngọc minh đài, Tuất thời, 15-7 Bính Ngọ (30-8-1966).

[16] Lư Thái Bạch, Hườn cung đàn, Tư thời, 14 rạng 15-11 Quư Măo (29-12-.1963); và Đông Phương Chưởng quản, thánh tịnh Ngọc minh đài, Tuất thời, 15-3 Bính Ngũ (05-4-1966).

[17] Ngô Minh Chiêu, thánh thất Nam thành, Ngọ thời, 01-01 Tân Hợi (27-01-1971).

[18] Vạn Hạnh Thiền sư, Minh lư Thánh hội, Tuất thời 25-9 Canh Tuất (04-10-1970). Nguyên văn hai câu thơ 1-2 của đức Thiền sư như sau:

Tạm biệt chia tay cơi sắc không,

Mặt chưa gặp mặt vẫn ḥa đồng.

 

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

  

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh