Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

VỌNG MỘT ÁNH SAO

Bài nói chuyện tại Cơ quan Phổ thông Giáo lư Đại đạo 9.00 sáng thứ Ba 24.9.2002 (18.8 Nhâm Ngọ)

Nhà thơ LƯ BẠCH

LÊ ANH DŨNG

Trong một kiếp ở đời Đường (Trung Quốc), đức Lư là thi hào Lư Bạch (699-762), sinh ra ở miền đất xa xôi heo hút phía tây là làng Thanh Liên, huyện Xương Minh (sau đổi thành Chương Minh), tỉnh Tứ Xuyên.

Ngài tự Thái Bạch, hiệu Trường Canh, biệt hiệu Thanh Liên (cánh sen xanh, cũng là tên làng). Khi kết hợp với họ Lư, Ngài có các tôn hiệu như Lư Thái Bạch, Lư Trường Canh, Lư Thanh Liên, Thanh Liên Cư sĩ, Thanh Liên Học sĩ. Hai tôn hiệu khác của Ngài là Thái Bạch Kim tinh và Động Đ́nh hồ Đại tiên trưởng (hồ Động Đ́nh là một danh thắng ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc).

Theo huyền sử, trước khi sinh Ngài, mẹ Ngài nằm mộng thấy sao Kim (Venus) rơi vào bụng. Sao Kim tức là Kim tinh, người Trung Quốc gọi là sao Thái Bạch, sao Trường Canh, sao Khải Minh; người Việt Nam gọi là sao Hôm, sao Mai (hay sao Sâm, sao Thương).

Do sao Kim quay quanh mặt trời ngược chiều và nhanh hơn trái đất, nên người trần gian có thể nh́n thấy sao này ở phía tây vào đầu hôm (sau khi mặt trời lặn một lúc), nên gọi là sao Hôm, sao Trường Canh; và có thể nh́n thấy ở phía đông trước khi mặt trời mọc nên gọi là sao Mai, sao Khải Minh.

CHÚ: Sao Kim to gần xấp xỉ trái đất, là thiên thể sáng nhất trên bầu trời đêm. Sao Kim quay quanh mặt trời từ đông sang tây c̣n trái đất quay quanh mặt trời từ tây sang đông. Quỹ đạo sao Kim nhỏ hơn trái đất nên sao Kim quay giáp một ṿng (vận tốc 35 km/giây) chỉ mất 243 ngày trong khi trái đất quay (vận tốc 29,8 km/giây) mất hết 365 ngày 6 giờ.

    Khi đức Thượng đế lập đạo Cao Đài, th́ đức Lư là Nhứt trấn Oai nghiêm, thay mặt đạo Tiên. [1] Do cơ Đạo biến chuyển, đức Chí tôn lại trao đức Lư thêm một trọng trách, đó là Giáo tông Vô vi Đại đạo Tam kỳ Phổ độ. Trong một đàn cơ tại Chợ Lớn ngày 29.10.1926, đức Chí tôn dạy môn đệ: “Vậy từ đây quyền thưởng phạt đă giao vào tay Lư Thái Bạch. Các con liệu ḿnh mà cầu rỗi nơi Người.” [2]

Hai chữ liệu ḿnh của Thầy có thể hiểu là lời nhắc nhở các môn đệ hăy thận trọng giữ ǵn trước quyền uy của đức Lư Giáo tông.

Ngay sau phần dạy đạo của đức Chí tôn, trong cùng ngày hôm ấy các Tiền bối Cao Đài tái cầu và đức Lư giáng đàn dạy rằng: “Từ đây Thầy đă giao quyền thưởng phạt về nơi tay Bần đạo. Vậy các đạo hữu khá hết ḷng lo lắng, vun đắp nền Đạo cho vững vàng, hiệp ư với Thiên cơ mà bước lần lên địa vị cao thượng...” [3]

    Trước khi rời ngọn linh cơ, đức Lư đă lưu lại những lời nghiêm huấn như sau: “Từ đây Bần đạo phải để ư d́u dắt bước đường cho các đạo hữu. Phải gắng công thêm nữa cho hiệp với cơ Trời. Ai hữu phước th́ địa vị đặng cao thêm. Ai vô phần th́ th́ bị đọa Tam pháp. Phước phần cũng khó lựa người. Rủi rủi may may, đừng trách nơi Bần đạo.” [4]

    Cách sau đàn ấy khoảng một tháng, ngày 26.11.1926, đức Chí tôn thêm một lần nhắc nhở môn đệ: “... nhứt là Thái Bạch Kim tinh rất khó. (...) Các con chớ dễ ngươi phạm thượng. Nghe à.” [5]

    Đọc sử Đạo, người tín đồ Cao Đài thường có dịp nghiệm suy lời dạy của Thầy. Đây là một trường hợp tiêu biểu:

    Sau khi một môn đệ trong hàng Tiền khai tạ thế,[6] đức Chí tôn giáng đàn ngày 11.12.1926 và dạy hai vị Đầu sư Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt rằng: “Trung, Lịch! Hai con phải dụng đại lễ mà an táng Tương nghe. Thầy ngặt một lẽ chẳng thế nào đem Tương vào tam thập lục thiên, phải để nó đợi nơi Đông đại bộ châu [7] mà chờ Ṭa Tam giáo phát lạc. Thầy có để lời cho Thái Bạch Kim tinh cầu rỗi, nhưng Người giận Tương không công quả, dâng bộ công thiên thơ ra trống trải lắm, tại nơi Ṭa mới căi chối nỗi ǵ! Người nhứt định không dự đến.” [8]

    Sự kiện này cho thấy, dù Thầy rất thương xót các môn đệ, nhưng Thầy cũng không vượt qua quyền pháp mà đức Lư Giáo tông thực thi.

    Năm 1962, tại Hườn Cung Đàn, có lần đức Lư nhắc các bậc hướng đạo đă lănh trách nhiệm trong Tam kỳ Phổ độ phải biết gắn bó với trách vụ của ḿnh để lo chu toàn, bởi lẽ đức Giáo tông không hề tư vị. Ngài dạy:

Những trách vụ ban rồi từ trước,

Dầu chư hiền nói được hay không,

Riêng Bần đạo, v́ luật công,

Tùy theo Thiên ư, không ḷng chúng sanh.

Quả đào tiên không tranh th́ mất,

Phép huyền vi không cất th́ rơi,

Vạn linh sanh chúng của Trời,

Nỗi thành hay bại do nơi ḿnh làm.[9]

Nắm quyền pháp, đức Lư Giáo tông nhắc nhở các môn đệ Cao Đài phải giữ ǵn kỷ cương trong khi hành đạo. Năm 1968, tại thánh tịnh Ngọc Minh Đài, Ngài dạy: “Bần đạo thường nói, trước đức Chí tôn tất cả là anh em, b́nh đẳng, nhưng trên phương diện hành sự cần phải có quy tắc, có hệ thống, có khuôn viên mẫu mực. Bần đạo hôm nay là Giáo tông Đại đạo Tam kỳ Phổ độ chớ không là Lư Thái Bạch thi tửu đời Đường. Lúc nào thi tửu th́ khác, khi hành sự phải trở về với cương vị của người hành sự.” [10]

Hai năm sau, cũng tại thánh tịnh Ngọc Minh Đài, đức Giáo tông dạy thêm: “Bần đạo rất cảm động trước tâm đạo chí thành của chư đệ. Bần đạo vẫn thiết tha với chư đệ trên cương vị Giáo tông, nhưng đó là Bần đạo cùng chư hiền. C̣n về quyền pháp là chuyện khác. Chư hiền chí tâm tu học, Bần đạo sẽ hộ tŕ d́u dắt.” [11]

Quyền pháp của đức Giáo tông rất lớn; Ngài dạy: “Về quyền pháp th́ Bần đạo có thể bóp nát trái núi Thái Sơn thành tro mạt, lựa là những h́nh phạt hữu vi...” [12]

Tuy nhiên, trong kỳ đại ân xá này, trước khi ra uy đức Giáo tông vẫn dùng đức từ bi để cảm hóa, và nhắc nhở con người đừng ỷ lại vào ḷng thương của Ngài mà làm sai quyền pháp. Đức Giáo tông dạy: “... Bần đạo c̣n phải dùng ḷng từ bi đối với toàn cả chúng sinh trong kỳ mạt hạ. Chư hiền hăy làm như Bần đạo, nhưng nhớ rằng hễ sai quyền pháp là đắc tội à.” [13]

·

    Xưa kia, ngày 18.10.1936, đức Chí tôn than rằng:

Lập một nước dễ hơn truyền giáo,

Truyền dạy người đắc đạo khó thay!

Biết bao kềm sửa đêm ngày,

Làm nên tiên phật rất dày công phu! [14]

Nhớ lời than này của Thầy, mọi người càng thấm thía câu hỏi của đức Giáo tông: “Chư hiền đệ muội có biết tại sao Thượng đế vẫn theo đuổi những hàng hướng đạo nhân sinh từng giờ từng khắc? Cũng như thế, Bần đạo vẫn c̣n đa mang, gắn bó với thiên chức Giáo tông Vô vi Đại đạo Tam kỳ Phổ độ.” [15]

    Do “đa mang”, do “gắn bó” với thiên chức Giáo tông mà đức Lư không thể để mặc cho người đời cứ trầm luân trong men say tục lụy:

Đời say Ta cũng muốn nên say,

Ngặt nỗi c̣n mang sứ mạng này...[16]

Trước đó hai năm, tức là năm 1967, đức Giáo tông cũng dạy như thế:

Đời say Ta cũng muốn nên say,

Cho tạm phôi pha hết tháng ngày.

Bởi tánh từ bi không nỡ bỏ,

V́ ḷng bác ái mới ra tay.

Chèo thuyền tế chúng qua bờ giác,

Mở Đạo độ dân đến Phật đài.

Cho vẹn nghĩa t́nh cùng vạn thế,

Cho xong sứ mạng với nhơn loài.[17]

Trong sứ mạng của Ngài, đức Giáo tông luôn luôn hết sức ưu ái đối với những ai biết nhận lănh trách vụ thế Thiên hành hóa, cộng sự với Ngài để đem sức phàm hữu hạn hiệp cùng huyền diệu vô vi chuyển xoay bánh xe tiến hóa của Thiên cơ.

Riêng đối với Cơ quan Phổ thông Giáo lư, được thành lập vào năm 1965, và là bộ máy sau cùng của Đại đạo, đức Lư Giáo tông luôn luôn dành cho một tấm ḷng thương yêu vô cùng đặc biệt.

Ta mến Ta thương mới chỉ truyền,

Giáo tông tạm gác cái uy quyền.

Chỉ c̣n sư đệ lời hơn thiệt,

Tâm đó ḷng đây bởi vạn duyên.[18]

Năm 1969, có lần Ngài dạy: “Việc đầu tiên của người sứ mạng lưỡng đài trong Cơ quan, tuy không là hàng giáo phẩm Thiên phong của Ṭa thánh, Hội thánh đă có trong Đạo luật hiện giờ, nhưng so lại Thiên chức này, Bần đạo cũng phải nể nang về phần hy sinh hành đạo của chư hiền đệ hiền muội mà chớ.” [19]

Trên đường hành đạo, nhân viên Cơ quan luôn luôn được đức Giáo tông chia sớt những nỗi ưu tư. Năm Tân Dậu, Ngài dạy: “Bần đạo đến để chia sớt những nỗi ưu tư của người Thiên ân sứ mạng đă v́ tiền đồ Đại đạo mà gắn bó từ mười mấy năm qua và cũng khích lệ chư hiền đệ muội đă trọn tâm hành đạo. Trên có Thầy dưới có bạn cùng nhau chia sớt những nỗi buồn vui mà Bần đạo cũng là một trong những người bạn đồng cộng sự vô vi của đức Chí tôn với các hàng Tiền khai Đại đạo, tất cả đều cùng một chí hướng phụng sự. Đức Chí tôn đă ban trao sứ mạng trọng đại th́ chư hiền đệ muội cùng Bần đạo phải thực hiện được hoàn thành. Có như vậy chư hiền c̣n lo ǵ phải bị trở ngại không đạt đến chỗ viên thông?”

    Nhận những người phàm trần là bạn cộng sự, đức Giáo tông lúc nào cũng lo lắng cho từng bước đường hành đạo. Năm Nhâm Tuất, Ngài dạy: “Chư đệ muội ôi! Những người con tin của Thượng đế, những sứ giả Thiên ân, Thượng đế và chư Phật đều lo lắng cho cả, trong đó có Bần đạo.”

    Không chỉ là lo lắng, Ngài và các đấng Thiêng liêng c̣n âm phù mặc trợ cho người hành đạo vượt qua những lúc thế sự đa đoan, t́nh đời bất trắc. Năm Ất Sửu, Ngài dạy: “Hiện tại các chức vụ đương vi, dầu lớn dầu nhỏ, cũng đều là những sứ mạng được đức Chí tôn và Công đồng Tam giáo đặt để, do đó thần minh hết sức hộ tŕ không hề sơ sót.”

    Lời dạy này không phải là lần đầu tiên. Khi Cơ quan Phổ thông Giáo lư hăy c̣n non trẻ, năm 1966 đức Giáo tông đă để lời thương yêu tha thiết: “Bần đạo xem chư hiền đệ muội là những người em thân yêu mến luyến, nên đă từng cho chư thần hộ trợ, vượt qua những lúc khó khăn, ngang nhiên hành đạo, có lư nào lại không được lưu chút t́nh thân, nhớ lời dặn ḍ chỉ bảo, để được nhẹ nhàng tâm năo, mát mẻ cơi ḷng, mà bắt tay cùng Bần đạo để lo xây dựng cơ tái tạo ở đời thượng nguơn.” [20]

    Chín năm sau đó, đức Giáo tông nhắc lại: “Hôm nay Bần đạo muốn cho chư hiền đệ, hiền muội biết để vững ḷng: Đức Chí tôn Thượng đế hội Công đồng Tam giáo để quyết định trong cuộc đào thải hoặc bảo tồn để đưa nhân loại trở về đời sống an lành trong thượng nguơn thánh đức, những người có sứ mạng cứu thế trong giai đoạn này luôn luôn được sự âm pḥ mặc trợ của các đấng Thiêng liêng và chư thần minh quảng bố.” [21]

    Mọi tâm tư, t́nh cảm của người hành đạo trong Cơ quan Phổ thông Giáo lư lúc nào cũng được đức Giáo tông chiếu soi thấu đáo. Năm 1971 Ngài khuyến nhủ: “... chư hiền gắng kiên nhẫn phục vụ. Dù trong âm thầm, nhưng không phải chỉ một ḿnh ḿnh biết đâu.” [22]

    Thực sự là vậy. Năm 1967, Cơ quan vừa được hai tuổi, có một vị trong hàng lănh đạo Cơ quan rất nhiệt thành phụng sự, chịu đựng nhiều nỗi khổ tâm. Và đức Giáo tông đă đến, đến để an ủi bằng những lời vô cùng chứa chan: “... hiền đệ đă rút ruột con tằm để kéo bao nhiêu cuồn chỉ tơ dệt thành tấm vóc, Bần đạo biết rơ hết. Nước mắt hiền đệ chảy lộn vào trong, chẳng khác nào những mối tâm tư Bần đạo đă chảy tràn nơi Động Đ́nh hồ.[23] Hiền đệ! Đành rằng hiền đệ không nao núng với mọi thử thách bên ngoài và khó nhọc bên trong, hiền đệ đừng tưởng không ai biết điều đó. Có nhiều người biết, trong số đó có Bần đạo.” [24]

    Mọi đạo sự lớn nhỏ của Cơ quan, đức Giáo tông đều chỉ dạy cặn kẽ. Mỗi khi người hướng đạo làm được chút công trạng, Ngài liền để lời khen ngợi, khích lệ. Nhưng v́ tiền đồ, v́ sự tiến bộ chung cho đại cuộc, Ngài khen mà vẫn phải dặn ḍ, nhắc nhở những điều c̣n thiếu sót. Năm đầu tiên của Cơ quan, Ngài dạy: “Giờ nay, Bần đạo đến đây để khen tặng chư hiền đệ muội đă nhiệt tâm v́ Đạo. Dầu có sơ suất, chẳng qua là tánh phàm phu c̣n ẩn trong mảnh h́nh hài ô trược. Thỉnh thoảng Bần đạo sẽ đến nhắc nhở, dặn ḍ chư hiền mọi việc để sớm đến mức thành công; ngoại trừ khi nào chư hiền đệ muội tự dấn ḿnh vào đường bất chánh, th́ Bần đạo v́ quyền pháp, buộc ḷng phải ngơ mắt thi hành theo luật lệ.” [25]

    Tuy nhiên, chính trong lúc dặn ḍ, nhắc nhở ấy, v́ e ḷng phàm có chỗ không an thỏa, thế nên đức Giáo tông lại an ủi, vỗ về: “Chư đệ muội! (...) Bần đạo rất hân hoan cảm kích trước tấm ḷng thành của chư đệ muội đối với Chí tôn, với trách nhiệm. Ngợi khen khích lệ đă hẳn rồi, c̣n cần phải nhắc nhở dặn ḍ thêm mới là thâm t́nh chu đáo, phải thế không chư đệ muội?” [26]

    Mỗi một ḍng thánh giáo của đức Lư bao giờ cũng là một ḍng chứa chan t́nh cảm. Biết bao lần ngọn linh cơ nhiệm mầu trong đêm thanh tĩnh mịch đă chuyển tải tấm ḷng bao la của Ngài đến với từng con tim của những người trần tục:

Năm tháng ngày giờ thấm thoát qua,

Đêm khuya yên lặng khắp muôn nhà.

Thánh đường chăm chỉ nghe lời đạo,

Chỉ có chư hiền với có Ta.[27]

    Đức Giáo tông đă dạy: “Tâm đó ḷng đây bởi vạn duyên.” Một lần khác Ngài cho biết vạn duyên ấy đă kết thành từ trong tiền kiếp: “Nếu nói đúng ra sự hiện diện giữa Bần đạo với chư đệ muội giờ này, nếu không phải là căn tiên cốt phật, nếu không phải là nguyên căn tá trần thế Thiên hành hóa, chắc chắn rằng không có cảnh tao ngộ trút hết bầu tâm tư, cạn tiếng dặn ḍ, và im ĺm lắng nghe cùng suy nghĩ.” [28]

    Chính v́ thế, dẫu người phàm tánh tục dễ dàng sơ tâm lầm lỗi muôn bề, Ngài vẫn không chấp. Đức Giáo tông dạy: “Sứ mạng của Bần đạo với sứ mạng của chư hiền đệ hiền muội như nhau. Ai chấp ai mà chi. Nếu Bần đạo chấp những sơ suất nơi thế gian, th́ trong giờ này Bần đạo không đến đây, mà đă ở chốn non bồng nước nhược, cờ thánh rượu tiên, ngao du hải hồ bồng đảo, mây gió là thơ, sơn thủy là đàn, quần tiên là bạn. C̣n nếu chư hiền đệ, hiền muội mà chấp th́ giờ này cũng không có ở đây, mang đạo phục mấy lớp trong bầu không khí oi bức, mà đă ở chốn hư viện có đủ máy điều ḥa không khí hoặc ở băi biển nghinh phong, hoặc ở chốn non cao tuyết lạnh, hoặc ở chốn tửu đ́nh hải vị sơn hào.” [29]

    Đức Lư Giáo tông luôn luôn xác định những người hướng đạo phàm tục và Ngài cùng chung sứ mạng, cùng đồng hành, do đó cũng cùng chung trách nhiệm. Năm 1973 Ngài dạy:

    “Chư hiền đệ, hiền muội! Trên cương vị Tam trấn Oai nghiêm, Bần đạo có trách nhiệm trước đấng Chí tôn cùng Ṭa Tam giáo để d́u dắt nhơn sanh trên đường đạo pháp. C̣n ở về cương vị Giáo tông Đại đạo Tam kỳ Phổ độ là một sự đồng hành như chư hiền đệ muội có trách nhiệm trong Cơ quan Đạo. Thế nên sự thành bại, hưng vong, tiến thối, hư nên do hàng tín hữu gây ra th́ Bần đạo cũng như chư hiền có trách vụ đều thọ lănh công hoặc tội của hàng tín hữu trước đấng Chí tôn và Ṭa Tam giáo.

    “Từ lâu, chư hiền đệ muội cũng như các hàng Thiên phong chức sắc đều có ḷng thành kính nể Bần đạo hoặc đức Quan Âm Bồ tát, hoặc đức Hiệp Thiên Đại đế Quan thánh Đế quân như những đấng có quyền uy tối thượng dưới đấng Chí tôn. Ḷng thành kính nể đó khiến chư hiền xem có sự cách biệt quyền uy và nhiệm vụ giữa chư hiền đối với Ṭa Tam trấn Oai nghiêm. Ḷng mến yêu kính nể ấy rất tốt, nhưng chư hiền không nên xem có sự cách biệt ấy, bởi lẽ mà Bần đạo vừa phân giải ở đoạn trên.” [30]

    Năm Đinh Tỵ, với lời tha thiết, đức Giáo tông khuyến nhủ: “Bần đạo là người anh mật thiết cộng sự với chư đệ muội trong Tam kỳ Phổ độ. Chư đệ muội có lỗi Bần đạo không tránh được sự quở trách của đức Chí tôn, nên Bần đạo khuyên chư đệ muội nhớ khi nào lửa ḷng bốc cháy, tự ái dâng cao, hăy nhớ đến Thái Bạch Kim tinh đang cận kề tất cả chư đệ muội để sáng soi ḥa dịu.”

    Trong lời khuyến nhủ ấy, đức Giáo tông đă nhắc: “... hăy nhớ đến Thái Bạch Kim tinh đang cận kề tất cả chư đệ muội...”. Thực ra, nếu ḷng người đầy xáo trộn, thiếu sự thanh tịnh thuần khiết, th́ không thể nào cảm nhận được sự gần gũi với Ngài trong sứ mạng song hành. Năm Ất Sửu đức Giáo tông dạy: “Bần đạo đă đến với chư đệ muội sau lệnh phán của đức Chí tôn và Hội Công đồng Tam giáo. Từng bước chân, từng việc làm, cho đến mỗi tâm tư suy diễn đều được thần minh ứng trực. Thế chư đệ muội chưa cảm nhận được sao? Có lẽ v́ động tâm nên không cảm nhận Thái Bạch Kim tinh bằng Thần, mà chỉ trông Thái Bạch ở tận Linh Tiêu. (...) Một sứ mạng song hành nhưng chưa gặp gỡ và chưa hiểu biết nhau.”

Điều đức Giáo tông mong muốn là người hướng đạo phải luyện cho tâm lặng lẽ, thanh tịnh. Được như thế th́ con người chẳng những có thể cảm nhận Ngài từng khắc từng giây mà c̣n có thể an nhiên vượt qua mọi biến thiên của thế sự đa đoan, t́nh đời bất trắc. Năm Đinh Tỵ đức Giáo tông dạy: “Chư hiền đệ muội! Mỗi lần Bần đạo đến trần gian cùng với chư đệ muội đều nhắc nhở gắng tu, gắng học, luyện kỷ, công phu, làm thế nào cho tâm lặng lẽ mà sáng suốt, đức ẩn áo mà trưởng thành. Chỉ có cái bất biến ấy mới ứng với thiên biến của trần gian.”

    Người hướng đạo v́ lư do nào đó, nếu không được hay chưa được diễm phúc lắng nghe lời dạy của đức Lư qua ngọn linh cơ th́ vẫn có Ngài chiếu soi, chứng giám. Năm Bính Th́n đức Giáo tông dạy: “... tuy Bần đạo không đến với chư hiền bằng cơ nhưng vẫn tiếp nhận công quả, công tŕnh bằng lư, bằng tâm. Giữa Bần đạo và chư hiền cùng những người giác ngộ có sứ mạng đem Đạo xây dựng cuộc đời đều liên quan chặt chẽ từng giây phút thiêng liêng, không có ǵ chư đệ muội đáng ngại cả...”

Mối liên quan giữa nguời hướng đạo với đức Giáo tông là liên quan trách nhiệm. Ngài dạy: “...chư hiền đệ, hiền muội và Bần đạo vẫn liên quan trên trách nhiệm tạo thế nhân ḥa cho trần gian này an cư lạc nghiệp.” [31] Đó là lư do đức Lư Giáo tông xóa bỏ sự cách biệt giữa Ngài với những người hướng đạo trong cơi phàm trần.

·

Ra đời năm 1965 Cơ quan Phổ thông Giáo lư được đức Chí tôn và các đấng Thiêng liêng minh định là bộ máy sau cùng của Đại đạo Tam kỳ Phổ độ. Là bộ máy sau cùng cho nên Cơ quan cũng gánh vác một sứ mạng, một trọng trách rất đặc biệt trước đức Chí tôn và nhân sinh. Năm 1971 đức Giáo tông dạy: “Cơ quan Phổ thông Giáo lư được lập thành do Thiên cơ định đoạt trong cuộc luân chuyển tuần hoàn để làm cơ cứu cánh cho nhân loại trong buổi đời mạt kiếp. Dầu chư hiền đệ, hiền muội thấy chỉ là một tổ chức khiêm tốn nhỏ nhen, đối với sứ mạng cao cả trong Tam kỳ Phổ độ kể ra như muôn một, nhưng Bần đạo đă nói, mỗi người đều có sứ mạng riêng của mỗi người.” [32]

Đức Giáo tông v́ ḷng ưu ái đối với những người nhận lănh trách nhiệm trong bộ máy sau cùng của Đại đạo, đă không tiếc lời nhủ khuyên dạy dỗ. Thậm chí, Ngài cũng đă từng trách những người hướng đạo trên đường sứ mạng. Trách đó để rồi lại thương mến an ủi rằng đấy là lời “trách yêu” mà thôi. Đức Lư Giáo tông dạy: “Nếu có sự thúc đẩy cùng trách yêu của Thiêng liêng, chư hiền đệ, hiền muội cố gắng t́m hiểu Thiên ư để khỏi uổng công tŕnh của ḿnh đă trải qua nhiều kiếp tu học.” [33]

Những người do vạn duyên đă kết với đức Giáo tông nên ngày nay trở thành nhân viên Cơ quan Phổ thông Giáo lư, dù chỉ giữ một nhiệm vụ nhỏ nhất chăng nữa, th́ tất cả đều vẫn luôn được Ngài thương tưởng, hộ tŕ.

Lại c̣n nên lưu ư rằng không phải tự dưng mà ai cũng trở thành nhân viên Cơ quan. Chính đức Giáo tông hé lộ cho biết Ngài đă v́ sứ mạng Cơ quan mà tác động nhân duyên. Đức Lư dạy Cơ quan Phổ thông Giáo lư như sau: “Bần đạo đă v́ chư hiền, cầu thỉnh Tam giáo ṭa chuyển thâu những phận sự tài năng đến để giúp việc cùng chư  hiền...” [34]

Một lần khác, đức Giáo tông dạy: “Chư hiền đệ là những thủy thủ của Bần đạo, đang lái chiếc thuyền từ vượt trùng dương để thực thi những công tŕnh vĩ đại trên tiền đồ Đại đạo Tam kỳ. Dầu chuyên nghiệp hay chưa chuyên nghiệp, nhưng với sự tuyển chọn của Thiêng liêng, không phải riêng chư hiền đệ mới là kẻ có duyên phúc trong sứ mạng cao cả này, mà chính duyên phúc ấy tự Thiêng liêng đem đến để ban cho chư hiền đệ, hiền muội...” [35]

Đức Lư Giáo tông bao giờ cũng cần nhân sự phụ giúp cho Cơ quan Phổ thông Giáo lư. Tuy nhiên, nếu ai đă đến với Cơ quan rồi, mà v́ lư do này hay lư do khác muốn xin nghỉ th́ Ngài cũng rộng ḷng chấp thuận. Đức Giáo tông dạy: “... thế nên những vị nào đă xin nghỉ th́ mặc nhiên được lịnh Bần đạo chấp thuận...” [36]

Có điều, sự chấp thuận ấy chính là một thiệt tḥi rất lớn mà người rời bỏ bộ máy sau cùng của Đại đạo đă tự chọn cho ḿnh v́ xưa kia đức Lư từng nhắc nhở:

Quả đào tiên không tranh th́ mất,

Phép huyền vi không cất th́ rơi.

Vạn linh sanh chúng của Trời,

Nỗi thành hay bại do nơi ḿnh làm.[37]

Đối với các đạo tâm có ḷng hoan hỉ, tin tưởng Cơ quan Phổ thông Giáo lư, nuôi một thiện cảm với Cơ quan, tuy những vị này chưa có điều kiện để trở thành nhân viên Cơ quan, th́ đức Giáo tông cũng ban ân chứng chiếu cho các vị ấy. Đức Giáo tông dạy: “... trước ḷng thành kính của hiền đệ, hiền muội, tuy chưa t́nh nguyện vào giúp việc Cơ quan, nhưng đă có nhiều thiện cảm và ḷng tin tưởng ở sự hành đạo công tâm và quang minh chánh đại của Cơ quan Phổ thông Giáo lư, nên đă dành nhiều th́ giờ theo dơi, t́m ṭi, học hỏi, và nếu có thích hợp với khả năng và hoàn cảnh ḿnh sẽ hưởng ứng xung phong vào lănh phần công quả giúp Cơ quan, Bần đạo chấp nhận với ḷng chân thành đó.”[38]

Ôn lại lời dạy của đức Giáo tông, không thể nào kể cho hết tấm ḷng của Ngài đối với Cơ quan Phổ thông Giáo lư:

Thương chư đệ dốc v́ đại cuộc,

Với nhơn sanh trên bước hoạn đồ,

Dốc đem đạo lư diễn phô,

Cho người trần tục điểm tô đạo vàng.

...

Thương đệ muội gia công ngày tháng,

Tháng rồi năm dày dạn khó khăn,

Không v́ chướng ngại cản ngăn,

Dốc công tâm chí lần phăng tới cùng.

...

Bần đạo đă thương t́nh v́ đó,

Cho nhơn viên lớn nhỏ nữ nam,

Chi nên lỡ lúc xao tâm,

Lỡ khi sơ suất cũng làm ngơ cho.

Dùng lời lẽ dặn ḍ an ủi,

Lấy đạo tâm gần gũi khuyên lơn,

Để cho đệ muội không hờn,

Vui lên nhịp bước thẳng chơn đến cùng.[39]

Là một vị Đại tiên trưởng mà quyền pháp có thể bóp nát trái núi Thái Sơn thành tro mạt,[40] thế nhưng đức Lư Giáo tông lại hết ḷng hạ cố, và hạ cố đến mức đă bảo con người trần gian rằng Ngài mong được lưu chút t́nh thân, mong có ḷng thông cảm với Ngài trên bước đường sứ mạng song hành:

“Bần đạo xem chư hiền đệ muội là những người em thân yêu mến luyến, nên đă từng cho chư thần hộ trợ, vượt qua những lúc khó khăn, ngang nhiên hành đạo, có lư nào lại không được lưu chút t́nh thân, nhớ lời dặn ḍ chỉ bảo, để được nhẹ nhàng tâm năo, mát mẻ cơi ḷng, mà bắt tay cùng Bần đạo để lo xây dựng cơ tái tạo ở đời thượng nguơn.” [41]

“Chư hiền đệ ôi! Đại đạo là của nhân loại, của Chí tôn, mà những sứ mạng là sứ mạng chung cho nhân loại, cho Chí tôn. Tất nhiên Bần đạo không phải riêng của Cơ quan, và chư đệ muội cũng không phải riêng cho Bần đạo. Thế nên, Bần đạo và chư đệ muội phải thông cảm để trên d́u dưới thuận, nương theo quyền năng vô tận mà tự độ và độ tha.” [42]

    Ôi! Muôn lời vạn tiếng cũng không làm sao có thể nói hết tấm ḷng của đức Giáo tông đối với Cơ quan Phổ thông Giáo lư. Hôm nay, kỷ niệm ngày Vía của Ngài, ôn lại những tâm t́nh thiết tha, chan chứa yêu thương của đức Đại tiên trưởng, trong nỗi niềm xúc cảm dạt dào, giờ đây với ḷng vọng hướng về đức Thái Bạch Kim tinh, vọng hướng về Ánh sao sáng soi đường nhân loại trong Tam kỳ Phổ độ, xin nguyện cầu tất cả quyết tâm tinh tiến, làm tṛn trách vụ thiêng liêng, để không phụ ḷng hoài mong của đức Giáo tông từ thuở:

Ai đời, ai đạo, ai tri kỷ,

Nhắn gởi cho ai một tấc t́nh.[43]

LÊ ANH DŨNG

(Phú Nhuận, 24.9.2002)

CHÚ THÍCH:

1.        Đức Quan Âm Bồ tát là Nhị trấn, thay mặt đạo Phật. Đức Quan thánh Đế quân là Tam trấn, thay mặt đạo Nho.

2.        Thánh ngôn hiệp tuyển, q. 1, bản in 1964, tr. 52.

3.        Thánh ngôn hiệp tuyển, q. 1, bản in 1964, tr. 53.

4.        Thánh ngôn hiệp tuyển, q. 1, bản in 1964, tr. 54.

5.        Hương Hiếu, Đạo sử, q. 2, bản ronéo, tr. 41.

6.        Tức là ông Nguyễn Văn Tương (1879-1926), nguyên là Đại lăo sư Nguyễn Đạo Tương trong đạo Minh sư. Ông quy hiệp Cao Đài, được đức Chí tôn ân phong là Thượng chưởng pháp, Thuyết pháp Đạo sư Chưởng quản Oai linh Đạo sĩ.

7.        Là một trong tứ đại bộ châu.

8.        Hương Hiếu, Đạo sử, q. 2, bản ronéo, tr. 85.

9.        Huờn Cung Đàn, 30 rạng 01.8 Nhâm Dần (29.8.1962).

10.     Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 15.4 Mậu Thân (11.5.1968).

11.     Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 15.7 Canh Tuất (16.8.1970).

12.     Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 15.7 Canh Tuất (16.8.1970).

13.     Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 15.7 Canh Tuất (16.8.1970).

14.     Đại thừa chơn giáo, bài 15: Kiên nhẫn, đàn 04.9 Bính Tư.

15.     Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 24.3 Kỷ Dậu (10.5.1969).

16.     Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 24.3 Kỷ Dậu (10.5.1969).

17.     Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 15.01 Đinh Mùi (23.02.1967).

18.     Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 22.4 Nhâm Tư (03.6.1972).

19.     Thiên Lư Đàn, 07.01 Kỷ Dậu (23.02.1969).

20.     Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 15.4 Bính Ngọ (03.6.1966).

21.     Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15.3 Ất Măo (26.4.1975).

22.     Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15.3 Tân Hợi (10.4.1971).

23.     Đức Lư c̣n có tôn hiệu là Động Đ́nh hồ Đại tiên trưởng.

24.     Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 15.02 Đinh Mùi (25.3.1967).

25.     Thiên Lư Đàn, 20.5 Ất Tỵ (19.6.1965).

26.     Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15.01 Quư Sửu (17.02.1973).

27.     Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 22.4 Nhâm Tư (03.5.1972).

28.     Thiên Lư Đàn, 23.3 Đinh Mùi (02.5.1967).

29.     Thiên Lư Đàn, 23.3 Đinh Mùi (02.5.1967).

30.     Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 04.3 Quư Sửu (06.4.1973).

      31.  Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15.01 Ất Măo (25.2.1975).

32.     Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 18.01 Tân Hợi (13.02.1971).

33.     Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 01.3 Đinh Mùi (10.4.1967).

34.     Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 10.6 Ất Tỵ (08.7.1965).

35.     Thiên Lư Đàn, 26.7 Đinh Mùi (31.8.1967).

36.     Thiên Lư Đàn, 21 rạng 22.3 Giáp Th́n (02.5.1964).

37.     Huờn Cung Đàn, 30 rạng 01.8 Nhâm Dần (29.8.1962).

      38.  Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 01.11 Bính Ngũ (12.12.1966).

39.     Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 14.02 Mậu Thân (12.3.1968).

40.     Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 15.7 Canh Tuất (16.8.1970).

41.     Thánh tịnh Ngọc Minh Đài, 15.4 Bính Ngọ (03.6.1966).

42.     Thánh tịnh Thiên Lư Đàn, 26.7 Đinh Mùi (31.8.1967).

43.     Thiên Lư Đàn, 26.7 Đinh Mùi (31.8.1967).

Cùng một tác giả Lê Anh Dũng

Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh