TÔN GIÁO LÀ CÁI GÌ?
Minh Lý Thánh Hội, Tuất thời, 08-9 Kỷ Dậu (18-10-1969)
Thông công:
Bộ phận Hiệp Thiên Đài Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý
Đồng tử:
Hoàng Mai. Pháp đàn: Huỳnh Chơn.
*
THIỆN HẠNH
ĐỒNG TỬ
Tiểu Thánh chào
chư Thiên mạng,([1])
Thiên sắc.([2])
Chào chư liệt vị
([3])
đàn tiền.([4])
Vâng lịnh Đức Vạn Hạnh Thiền Sư đến báo đàn. Chư liệt vị kỉnh lễ
([5])
nghinh tiếp.
Tiểu Thánh xin
xuất ngoại ứng hầu. Thăng.
VẠN HẠNH
THIỀN SƯ
Chào chư Thiên
mạng, chư đạo hữu đạo tràng.([6])
THI
Tướng giỏi
điều hành vạn toán binh
Muôn dân
trăm họ hướng theo mình
Người tu lấp
lửng
([7])
khôn ngăn nổi
Lục dục, lục
căn
([8])
với thất tình.([9])
Hôm nay, Bần
Tăng thừa lịnh Đức Thái Thượng Đạo Tổ đến trần gian giờ này để thông tri chư đạo
hữu đạo tràng được rõ:
Đàn tả kinh hôm
nay tạm đình hoãn cho đến ngày 22 tháng 9 Kỷ Dậu sẽ được tiếp tục. Ngày ấy cũng
là ngày Vía Đức Nhiên Đăng Cổ Phật mà cũng là ngày lễ kỷ niệm Lê Thái Tổ.([10])
Đàn hôm nay dành riêng cho chư đạo hữu đạo tràng một đề tài tu học để kiểm điểm
và khắc phục nội tâm cho xứng với cương vị
([11])
của người tu thân lập hạnh, học đòi theo đức tính của các Đấng Phật Tiên, Thánh
Thần.
Vậy Bần Tăng
mời chư đạo hữu đạo tràng đồng an tọa.
Người thức thời
hiểu đạo nhìn các hình thức tôn giáo, đạo giáo hành đạo có khác nhau không lấy
chi làm lạ. Trong giới đó, thương hại thay cho những người còn nhận xét với phàm
tâm phàm ý, với nhục nhãn,([16])
rồi lại bài bác, chỉ trích, xuyên tạc những hình thức hành
đạo khác với tập quán của mình; do đó thế nhân trong cửa đạo thường mắc phải
chứng bịnh kỳ thị.([17])
Đó là một trở ngại rất lớn trên bước đường tu thân lập hạnh.
Ví dụ một
trường hợp rất mỉa mai và đau thương. Nếu đất nước này, dân tộc này khi chưa có
một tôn giáo nào khai minh,([18])
người dân vẫn sẵn có tinh thần thương yêu nhau vì tình đồng chủng,([19])
đồng quốc gia, thỉ tổ
([20])
dân tộc Việt. Nhưng đến khi có một tôn giáo, rồi nhiều tôn giáo khai minh, mỗi
một nhóm dân Việt vào thọ giáo mỗi tôn giáo khác nhau. Vì sự nhận thức thiển cận
([21])
nảy sanh óc kỳ thị, từ đó bắt nguồn sự chia rẽ giữa những nhóm người trong các
tôn giáo khác nhau, rất đỗi chỉ biết bênh vực cho giáo
thuyết giáo điều, cho các hình thức lễ bái hành đạo mà quên đi tình dân tộc nước
non.
Than ôi!
Tôn giáo là cái gì?
([22])
Phải
chăng tôn giáo là phương hướng giáo thuyết để dạy đời nhìn thấy những gì thiêng
liêng cao cả? Chẳng những chỉ ở phần tâm linh tối thượng, mà tôn giáo còn dạy
người đời xem nhau như tình ruột thịt, huynh đệ đại đồng, tuy khác nhau ở màu da
sắc tóc nhưng cũng đồng thọ bẩm
([23])
đức háo sanh dưỡng dục an bài của luật đương nhiên Tạo Hóa.
Tôn giáo dạy
người phải lấy tình thương yêu hòa ái từ xã hội rất nhỏ như gia đình, phu phụ,
phụ tử, huynh đệ, bằng hữu, đến một xã hội bực trung là đoàn thể, quốc gia, dân
tộc và chí đến nữa là đại xã hội nhân loại đại đồng.
Xã hội nhỏ có
thương yêu hòa ái thì gia đình được hạnh phúc, phụ từ tử hiếu, huynh hữu đệ
cung.([24])
Một xã hội bực trung có thương yêu hòa ái thì đoàn thể được phát triển, nảy nở
mau lẹ trong sự dìu dắt, giáo dục, bảo vệ cho nhau.
Một quốc gia, toàn thể dân trong nước đó từ vua quan cho đến lê thứ, dân dã cùng
đinh mà biết thương yêu hòa ái thì quốc gia đó được thạnh trị, dân tộc đó được
phú túc, sung mãn, hùng cường.
Nếu đại xã hội
nhân loại đại đồng biết thương yêu hòa ái nhau thì đại xã hội đó là một thiên
đường cực lạc tại thế gian.
Bởi chưng con
người không nhận thức được cái lý đó, chỉ nhìn sự kiện với óc thiển cận là trái
ngược lại đạo lý, cũng như những người hành giáo
([25])
nhận thức giáo lý thiển cận như thế, nên đã làm sai lạc tôn chỉ cao quý của tôn
giáo. Đó là mầm đau khổ cho nhân loại.
Đáng lý con
người đã sẵn có tình quốc gia dân tộc, thêm được giáo lý đạo đức, biết dung hợp
([26])
như gấm thêm hoa, đàng này trái lại.
Xuyên qua sự
thể ấy, thử tìm xem nguồn gốc do đâu nảy sanh, nếu không phải là bức màn vô minh
([27])
mà Đức Phật thường hay dùng để chỉ con người tội lỗi.
Phật chỉ rõ,
mọi điều tội lỗi, độc ác, sa đọa đều do bức màn vô minh che lấp nguơn thần. Sự
nhận thức của con người không phân biệt được cái nào là chơn là giả, điều nào là
thiệt là hư, cũng đều do bức màn vô minh ngăn cách giữa con người và chân lý.
Con người thường nhận xét các sự vật qua nhãn quan và óc chủ quan của mình,([28])
nên thường bị thất tình lục dục gạt gẫm, đánh lừa.
Thánh xưa cũng
vẫn có thất tình lục dục như người thời nay, nhưng Thánh xưa biết sử dụng, điều
khiển những thất tình lục dục ấy đúng chỗ, đúng lúc và hợp hoàn cảnh.
Thánh xưa vui
với cái vui nội tâm thích hợp đạo lý, giận với cái giận của bực siêu nhân,
thương với lòng thương của hàng thánh thiện, sợ với cái sợ của bậc trí tri,([29])
yêu với tình yêu của Đấng Tạo Hóa, ghét với cái ghét của bực hiền nhân, muốn với
lòng ham muốn của người đạo đức. Như thế mới gọi là mừng, vui, giận, ghét, yêu,
sợ, muốn của bực siêu nhân.
Mừng là tự thấy
mình có ý nghĩ, lời nói và hành động có tác dụng vào sự tế nhân lợi vật.([30])
Vui là vui vì đã làm được những việc giúp đời.
Giận là giận khi thấy lòng chưa được thanh tịnh hoặc ý nghĩ, lời nói, việc làm
không thuận Thiên hòa nhân, tự khắc kỷ
([31])
để tự hậu
([32])
không còn tái diễn.
Ghét là ghét những điều trái đạo lý, luân thường, nhân nghĩa mà không hề nghĩ
đến, nhìn đến, nói đến và làm đến.
Sợ là sợ những hành động trái với đạo đức, trái với lòng Trời, chớ không phải sợ
dư luận khen chê, tán tụng.
Có điều khiển, làm chủ, hướng dẫn được thất tình thì chúng nó sẽ ngoan ngoãn
tuân theo rồi lần hồi trở thành thói quen.
Biết tận dụng
điều khiển thất tình, chúng sẽ trở nên thất bửu là bảy món báu vô giá để làm tả
phù hữu bật,([33])
tiền xung hậu kích trước mọi cảnh ngộ đảo điên, và chúng sẽ giúp trở lại chủ
nhơn ông
([34])
được trọn vẹn trên đường thánh thiện.
Còn qua lãnh
vực lục dục, lục căn cũng thế. Hãy điều khiển, sai khiến chúng phải tuân theo,
làm theo chủ nhơn ông. Cũng thời chúng nó, nếu chủ nhơn ông biết tận dụng, chúng
sẽ trở nên hàng trung thần thân tín. Nếu ngược trở lại, không biết tận dụng,
điều khiển chúng thì chúng sẽ trở nên đám nghịch thần phá hoại, ngăn cản mọi
bước tiến trên đường thánh thiện.
Lục dục, lục
căn biết luyện thì chúng sẽ trở nên lục thông,([35])
đưa chủ nhơn ông đến hàng Tiên Phật. Ngược lại, chúng sẽ làm lục tặc
([36])
rồi dẫn dắt kéo trì chủ nhơn ông trở xuống lục đạo luân hồi
([37])
hoặc sa tăng, ngạ quỷ.([38])
Thế nên người
tu luôn luôn phải xem xét, suy nghĩ, cân nhắc trước mọi sự vật xảy ra hằng ngày
đến với mình. Rất dễ mà cũng rất khó để phân biệt được cái nào chơn giả, điều
nào thiệt hư.
Đừng thấy người
chê rồi vội vàng phát giận; đừng nghe người khen rồi vội vàng mừng vui. Nếu sự
chê ấy đúng chỗ đúng lúc thì phải cố gắng nhẫn nại phục thiện để sửa chữa.
Bần Tăng xin
lặp lại: Nếu sự chê ấy do nơi mình khuyết điểm thì phải cố gắng để sửa chữa. Nếu
gặp lời khen có tánh cách ve vãn, nịnh bợ để làm hài lòng,
có dụng ý cho tư danh tư lợi thì hãy coi chừng. Đừng vội mừng mà mắc mưu ma quỷ.
Thánh xưa có
nói: Người chê ta đúng chỗ là thầy ta, khen ta đúng chỗ là bạn ta; ngược lại,
nếu chê không đúng chỗ là phá hoại ta, khen không đúng chỗ là hại ta.
Đó là lời
khuyên đối với hàng nhân sĩ để tiếp nhân xử thế; còn ở cương vị của người học
đạo, tu thân lập hạnh thì lại phải cần thận trọng, cân nhắc thêm hơn.
Người tu thân
nên lạc thiện lạc đạo,([39])
chớ không đợi người đời nhìn thấy để lời phê phán ngợi khen mới vui. Nếu vui như
vậy là háo danh, bị động, không làm chủ lấy mình. Nếu bị lời
gièm pha, đố kỵ, xuyên tạc rồi bỏ dở dang việc hành đúng đạo lý là đã mắc
mưu tà quái rồi đó.
Những điều đan
cử
([40])
vừa qua cũng chỉ là những chi tiết trong sự điều khiển, hướng dẫn thất tình lục
dục mà thôi.
Đây, Bần Tăng
cũng nói trở lại hai tiếng vô minh.
Hễ vô minh
無明
thì gặp
minh
冥.
Minh
明 trước
là sáng, minh
冥 sau là
mờ.([46])
Nếu không dùng tâm linh chung hợp lý trí
([47])
xét đoán các sự vật cho minh
明
thì mọi hành động xử sự sẽ bị mờ ám.
THI
Tu hành
luyện tập phải luôn luôn
Như nước
luân lưu khắp ngọn nguồn
Nếu nước bị
ngăn thành bẩn thỉu
Nghiệp dày
che án điểm thiên lương.([48])
THI BÀI
Sống cõi tạm phải lo cho tạm
Kiếp phù sanh
([49])
giữa đám mây mù
Lấp che
thiên tánh mờ lu
Phải dày công khó lo tu gỡ lần.
Tuy còn sống cõi trần tần tảo
Phải lo phần nhân đạo hằng ngày
Ơn dân nghĩa nước cao dày
Ngọn rau tấc đất ai hoài
([50])
lòng dân.
Nhưng phải ráng lo phần thiên đạo
Dốc một đời thiện bảo kỳ thân
([51])
Noi gương Tiên Phật Thánh Thần
Lo tu trọn kiếp nghiệp trần trả xong.
Đừng tạo nghiệp lòng vòng luân chuyển
Kiếp xuống lên mấy chuyến đi về
Lộn quanh
trong cõi trần mê
Muôn năm khó
trở lại quê cảnh nhàn.
Đừng hiểu
đạo cực đoan sự thể
Vào tu rồi
buông phế cuộc đời
Hoặc khi
liệu thế xử thời
Thì đi theo
mãi không rời bước nhau.
Vào thế tục
bôn đào thế tục
([52])
Mùi lợi danh
tổn đức hại nhân
Cực đoan bên
đạo bên trần
Là điều
chướng ngại, nguyên nhân
([53])
coi chừng.
Phải cẩn
thận dò từng bước một
Bước một rồi
lên tột bước cao
Người tu vui với chí hào
([54])
Không vì dư luận bàn vào tán ra.
Cố gắng bước dầu xa cũng tới
Bền tâm đi đến Hội Long Hoa
Biện phân kẻ chánh người tà
Phật Tiên cùng với quỷ ma hai đường.
Thời mạt kiếp còn đương diễn tiến
Ráng tu đi thực hiện nghĩa nhân
Gia công
([55])
chung trí góp phần
Tạo đời minh
đức tân dân sau này.
Đêm đã hết
thì ngày lại tới
Hại qua rồi
kế lợi đến nơi
Để xem máy
Tạo đổi dời
Phép mầu
thưởng phạt buổi đời thượng nguơn.
Đừng thấy
khổ chùn chân chậm bước
Chớ thấy hay
vội rước hai tay
Câu kia đã
sẵn miếng mồi
([56])
Lòng tham
không đáy là đời ngửa nghiêng.
Hãy trở lại
căn duyên tiền định
Là dân sanh,
dân tính, dân quyền
Ngày xưa nòi
giống tổ tiên
Áo lam
([57])
vẫn giữ được yên cõi bờ.
Nào đâu phải
trông nhờ ai giúp
Để toàn dân
lặn hụp biển mê
Suốt bao thế kỷ não nề
Thôi thôi muốn tắm hãy về ao ta.
Đem đạo lý ái tha
([58])
làm gốc
Lấy tình thương dân tộc hiệp hòa
Dựng xây cho nước non nhà
Vui lòng đẹp dạ ông cha suối vàng.([59])
Trượng phu
([60])
ai biết luận bàn.
Nhiệm vụ Bần Tăng đến đây đã xong. Hẹn gặp lại chư đạo hữu cũng vào giờ này ngày
22 tới.
Bần Tăng cảm ơn và xin giã từ chư đạo hữu đạo tràng. Bần Tăng xin lui điển về
thượng giới. Thăng.
[Xong đàn cơ lúc 22g10.]
Huệ Khải chú thích (16-3-2014)
([1])
Thiên mạng
(mệnh)
天命: Bậc hướng đạo
đang nhận lãnh sứ mạng của Trời giao phó là thế Thiên
hành hóa
替天行化
(thay Trời hành đạo để giáo hóa dân chúng tu hành).
([5])
Kỉnh lễ: Tức là
kính lễ
敬禮,
cung kính chào đón (to salute).
Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Kính
阮有鏡
(1650-1700) có công lớn mở mang đất nước về phương Nam. Dân miền Nam
kiêng húy, đọc trại Kính
thành Kỉnh.
([6])
Đạo tràng
(trường)
道場:
Chỗ tu học, nơi sinh hoạt tôn giáo như chùa, thất, thánh đường, thiền
viện, tu viện… (religious
institution, monastery...).
([8])
Lục căn
六根:
Sáu căn (the six senses) gồm
mắt, tai, mũi, lưỡi, thân xác, ý nghĩ (eyes,
ears, nose, tongue, body, mind). Đối tượng của lục căn là
lục trần
六塵,
gồm
sắc
色
(hình tướng), thinh
聲
(âm thanh), hương
香
(mùi), vị
味,
xúc
觸
(tiếp xúc với da thịt), pháp
法
(tư tưởng). Khi lục căn tiếp xúc với
lục trần thì sinh ra sáu thứ
ham muốn gọi là
lục dục
六欲
(the six desires): Ham muốn
do mắt nhìn sắc đẹp, do tai nghe âm thanh du dương, do mũi ngửi mùi
thơm, do lưỡi nếm vị ngon, do thân xác được sung sướng, do ý được thỏa
thích.
([9])
Thất tình
七情:
Bảy tình cảm (the
seven emotionals)
là mừng (hỷ
喜,
joy),
giận (nộ
怒,
anger),
yêu (ái
愛,
affection),
ghét (ố
惡,
hatred),
buồn (ai
哀,
sorrow),
vui (lạc
樂,
cheerfulness),
sợ (cụ
懼,
fearfulness).
([10])
Lê Thái Tổ
黎太祖,
tức là Lê Lợi
黎利
(1383/1385-1433), đánh đuổi quân Minh, thu hồi chủ quyền đất nước, khai
sáng nhà Hậu Lê.
([12])
Thượng Đế vì nhân sinh đã phải
đến trần gian nhiều lần mở nhiều tôn giáo, mượn nhiều hình thể, bày
nhiều hình thức, xưng hô nhiều danh từ khác nhau:
Tại Long Ẩn Đàn (Sài Gòn), đêm 08-10 Kỷ Sửu (18-11-1939), Đức Chí Tôn
dạy: Thích Ca xưa vốn
Cao Đài / Cao Đài nay cũng Như Lai giáng trần.
Tại Thiên Lý Đàn (Hòa Hưng), Tuất thời, 30-12 Giáp Thìn (01-02-1965),
Đức Chí Tôn dạy: Xuống lên, lên
xuống luân hồi / Đến tên Ngọc Đế mấy hồi đổi thay / Khi
xưng Giáo Chủ Cao Đài / Khi xưng Thiên Chúa, khi khai
Di Đà / Lắm hồi Bồ Tát Ma Ha / Bao lần Khổng Mạnh
cũng Già nầy đây.
([13])
Độ rỗi:
Độ
渡
[度]
là qua (sông), giúp người qua sông mê bể khổ.
Rỗi
là thong thả,
không bị ràng buộc (tự tại, tự do).
Con người lúc sống bị ràng buộc vào tham muốn, sân hận, si mê (ngu
muội), vì thế gây tội lỗi rồi bị vướng vào tù ngục thế gian; chết đi
linh hồn lại chịu đày đọa nơi địa ngục. Các chánh giáo dạy con người tu
hành, như đưa chiếc thuyền chở con người vượt qua biển khổ, giúp con
người thoát khỏi tham sân si, khỏi phạm tội; nhờ thế, khi còn sống thì
tâm hồn và cuộc đời được rỗi,
lúc chết đi thì linh hồn cũng được
rỗi, khỏi sa địa ngục.
Độ rỗi cùng nghĩa như
cứu rỗi.
([14])
Cải ác tùng
(tòng) thiện
改惡從善:
Sửa đổi những gì không tốt, đi theo đường ngay chính (correcting
one’s wrong deeds and following the right way).
([19])
Đồng chủng 同種:
Cùng dòng giống (the same race). Đồng
văn
同文:
Cùng chữ viết, ngôn ngữ (the same
script, the same language).
([22])
Tôn giáo là
cái gì? Lưu ý, ở đây Đức
Thiền Sư không hỏi Tôn giáo là
gì? Chủ đích thánh giáo này không nhằm giải thích ý nghĩa thuật ngữ
tôn giáo. Ngài hỏi Tôn giáo là
cái gì? Chữ
cái
được dùng mang tính tu từ (rhetorical),
để biểu thị ý nhấn mạnh về sắc thái chơn chánh của tôn giáo mà Ngài nêu
lên để cho thấy rất tương phản với thực trạng là con người vì trót hiểu
sai về tôn giáo đi đến hậu
quả là kỳ thị tôn giáo, độc tôn đạo của mình và coi rẻ đạo người
khác. Thế gian vì khác tôn giáo mà gây tranh chấp, chiến tranh (quả là
sai lầm) trong khi đúng lý ra phải từ đức tin tôn giáo mà hợp sức kết
đoàn để chung tay xây đắp xã hội thương yêu, bác ái, hòa hiệp, hòa bình.
([23])
Thọ bẩm:
Bẩm thụ (thọ)
稟受,
tự nhiên có được tính chất nào đó chứ không do tập luyện (to
be endowed with something).
([24])
Huynh hữu đệ cung
兄友弟恭:
Anh chị em hòa ái, tôn kính nhau (loving,
friendly and respectful siblings).
([28])
Bởi vậy, Đức Phật dạy thực hành Bát Chánh Đạo, trong đó có
chánh kiến (right
views: thấy đúng), chánh tư
duy (right thinking: suy
nghĩ đúng), chánh niệm (right
mindfulness:
giữ tâm ý luôn luôn ghi nhớ những điều chơn chánh),
chánh định (right
meditation:
tập trung tư tưởng vào những điều chơn chánh, lợi ích cho mình và
người).
([31])
Khắc kỷ
克己:
Kiềm chế bản thân, kỷ luật với chính mình (self-restraint,
to subdue one's self), tức là khắc chế bản ngã, trừ khử lòng tự tư
tự lợi.
([34])
Chủ nhơn
(nhân) ông
主人翁:
Ông chủ, người làm chủ, ông chủ (master,
host, owner). Chân tâm (真心
the true mind)
là chủ nhân ông, thắng được sự sai khiến, cám dỗ của thất tình lục dục.
Nếu để thất tình lục dục sai khiến, không còn làm chủ được tâm, tức là
mất quyền chủ nhân ông. Giống như chủ nhà bị người ngoài lọt vào khống
chế.
([35])
Lục thông
六通:
Cũng gọi lục thần thông, là
sáu phép thần thông của bậc đắc quả a la hán, gồm có:
Thiên nhãn thông
(thấy được mọi vật trong vũ trụ).
Thiên nhĩ thông
(nghe được mọi tiếng trong vũ trụ).
Túc mạng thông
(biết kiếp trước của mình và của người khác, biết luôn cả kiếp này và
kiếp sau).
Tha tâm thông
(biết được ý nghĩ, tư tưởng người khác).
Thần túc thông
(đi khắp nơi trong nháy mắt, biến hóa tùy ý).
Lậu tận thông
(trong sạch hoàn toàn, dứt hết các phiền não, dứt luân hồi, nhập niết
bàn).
([36])
Lục tặc
六賊:
Sáu tên cướp, ám chỉ
lục dục
六欲.
Lục dục (sáu ham muốn
do mắt, tai, mũi, lưỡi, thân xác, ý nghĩ) phá hoại tâm thanh tịnh, giống
như kẻ cướp xông vào nhà quấy nhiễu.
([37])
Lục đạo
luân hồi
六道輪迴:
Sáu nẻo tái sinh (the six paths
of rebirth):
Địa ngục
地
獄;
Ngạ quỷ
餓鬼
(quỷ đói);
Súc sinh
畜生;
A tu la
阿修羅
(thần ác, asura);
Nhân
人
(người);
Thiên
天
(thần cõi trời, thiên thần,
deva).
([39])
Lạc thiện lạc đạo
樂善樂道:
Vui làm việc lành, vui với cuộc sống đúng đạo lý (to
feel happy doing good deeds and leading a righteous life).
([40])
Đan (đơn)
cử
單舉:
Nguyên nghĩa là nêu ra (cử)
một trường hợp (đơn). Về sau,
dùng rộng rãi, khi kể ra vài trường hợp vẫn nói là
đơn cử.
([42])
Tiền khiên
前牽:
Sự trì kéo, ràng buộc do
nợ nần kiếp trước,
sang kiếp
này người mắc nợ phải trả nghiệp. Khiên
là lôi kéo, vướng vít, ràng buộc.
([43])
Tu kỷ
修己:
Tu thân, sửa đổi và luôn cải thiện chính con người mình (to
cultivate and constantly improve oneself).
([44])
Tài thí
財施:
Giúp (bố thí, cho) tiền và hiện vật.
Pháp thí
法施:
Bố thí lời đạo đức, nói
lời lẽ đạo đức để khuyên nhủ;
thuyết giáo, ấn tống kinh sách.
Vô úy thí
無畏施:
An ủi, giúp cho người khác khỏi sợ hãi.
([45])
Sở hữu
所有:
Cái mình có (one’s belongings).
Sở năng
所能:
Cái mình có thể làm, khả năng của mình (one’s
capabilities).
Sở đoản
所短:
Mặt yếu, nhược điểm của mình (one’s
weak points).
Sở trường
所長:
Mặt mạnh, ưu điểm của mình (one’s
strong points).
([46])
Vô
minh
無明
là không sáng suốt (minh
明
là sáng);
thì gặp
minh
冥 (u
tối, tối tăm).
Thí dụ: thông minh
聰明
(minh
明
là sáng); cõi u minh
幽冥
(minh
冥
là tối tăm).
([51])
Thiện bảo kỳ thân
善保其身:
Giữ gìn kỹ, bảo vệ thân mạng mình (to
protect one’s life prudentially).