Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa
|
Thanh Mai
Nguyện lành QUAN sát cơi trần gian, Văng vẳng ÂM ba tiếng khổ nàn, Từ trước BỒ đoàn không tịnh tọa, Nhành dương TÁT độ cảnh đời an. (Chơn Lư Đàn, 25-7 Quư Sửu, 23-8-1973)
Đă gần vạn ức tử kim thân, Đại nguyện tầm thinh cứu khổ trần, Tưởng niệm ví bằng hành chánh niệm, V́ đời cứu khổ cảnh phong vân. (CQPTGL, 19-6 Quư Sửu, 18-7-1973 ) Thánh thi trên xác minh cơ sở đức tin của nhân thế sùng bái Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, Đấng đă nguyện không tịnh tọa nơi bồ đoàn khi chứng quả Phật. Sau bao nhiêu kiếp khổ nạn nơi trần thế, nguyện lăn lóc nơi cơi ta bà tầm thinh cứu khổ chúng sanh. Xưa nay, chủ yếu người đời thường biết Đức Quán Thế Âm Bồ Tát qua sự tích Đức Bà Thị Kính thành Phật hay gọi nôm na là Đức Bà Quan Âm Thị Kính, qua sự tích công chúa Diệu Thiện thành Phật và qua bài kinh cứu khổ khởi đầu bằng câu niệm “Nam mô đại từ đại bi quảng đại linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát” và “Nam mô cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát” mà người tu hành thường tụng đọc cầu xin Ngài cứu giúp cho thân nhân, cho đạo hữu hoặc cho chính bản thân ḿnh mỗi khi lâm trọng bịnh hay gặp tai biến khổ nạn. Hằng năm cứ đến ngày 19 tháng 6 âm lịch Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lư Đại Đạo lại thiết lễ kỷ niệm xưng tụng công đức của Đức Bồ Tát với tất cả tấm ḷng thành kính. Trong các kỳ lễ trước, quư vị đă có dịp nghe nhắc lại sự tích của Đức Bà Thị Kính, công chúa Diệu Thiện, tức là hai trong nhiều kiếp phân thân giáng trần của Ngài. Đức Bồ Tát đă chứng giám và có lần dạy: “Ngày lễ kỷ niệm mà chư hiền sĩ, hiền muội dành cho Bần Đạo vừa qua tại trụ sở Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lư là một đóm lửa từ quang sưởi ấm đạo tâm cho mọi người trong bối cảnh ấy. “Bần đạo cũng cảm động cho những giọt lệ chư hiền đệ muội hôm ấy dành cho công chúa Diệu Thiện. Nhưng điều quan trọng và hữu ích hơn hết là hiện tại. Dẫu sao quá khứ đă đi qua. Diệu Thiện đă hết nạn tai rồi. Chỉ c̣n chư hiền đệ muội đang bị cám dỗ trược trần bao quanh. Nếu không kiên tŕ t́m lối thoát th́ bức màn vô minh dày đặc ấy vẫn trùm chư đệ muội trong tối tăm muôn thuở. “Ngày xưa Diện Thiện tuy là nhục thể phàm nhân như những phàm nhân khác nhưng tâm thành đă sáng ngời rực rỡ tự bên trong. Nhờ thành tâm đó làm ngọn đuốc quang minh dẫn đường cho công chúa vượt khỏi hố sâu vực thẳm khúc khuỷu chông gai để đạt đến ngôi vị niết bàn trường tồn vĩnh cửu trong an lạc. “Chư hiền đệ muội cũng nên khai triển đề tài ấy làm bài học hằng tuần, hoặc hàng tháng để ngày kia cũng trở nên hàng đại giác. “Diệu Thiện xưa là người thành trước, c̣n chư hiền muội ngày nay là những người đang học, đang thành và thành sau. Sự trước và sau v́ bởi mốc thời gian nơi cơi hồng trần, c̣n vũ trụ bao la không thành vấn đề đâu là sau đâu là trước.” (Thiên Lư Đàn, 23-6 Canh Tuất, 25-7-1970) Tuân lời dạy của Đức Bồ Tát, hôm nay đạo muội xin được cùng quư đạo trưởng, đạo huynh, đạo tỷ, lấy trọn tâm thành hướng về Đấng tầm thinh cứu khổ, học tập lời dạy và hành theo gương của người thành trước mà nay là Nhị Trấn Oai Nghiêm của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, đang d́u dắt chúng sanh giải mê thoát tục: Một nhành dương liểu đến kỳ Ba, Rưới giọt cam lồ giải nạn ma, Tận độ quần linh sang bến giác, Thọ truyền chánh pháp cơi ta bà. (Bát Nhă Tịnh Đường, 18-3 Nhâm Tư, 01-5-1972) Cho đến nay, thánh giáo do Đức Bồ Tát giáng điển đó đây để dạy dỗ nhơn sanh rất nhiều. Những thiện nam tín nữ nào có ḷng sưu tập và hệ thống hóa các lời dạy của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát theo từng chủ đề, hoặc dựa vào “Tuyển tập thánh huấn của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát” do công quả sưu tập của soạn giả Cao Trắc Bá tức giáo sĩ Thiện Tín (Nguyễn Văn Dũng) sẽ thấy rằng Đức Bồ Tát có một chương tŕnh giáo huấn tổng hợp rất đầy đủ: 1. Ngài vừa minh giải nguyên nhân khai đạo kỳ Ba của Đức Chí Tôn, vừa nêu rơ mục đích và tôn chỉ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ để xây dựng đức tin cho nhơn sanh, vừa hướng dẫn từng bước tu hành cho hàng tín hữu Đại Đạo bao gồm công quả, công tŕnh, công phu từ học đạo tới hành đạo, từ nhơn đạo tới thiên đạo... Ngoài ra, Đức Bồ Tát c̣n đặc biệt quan tâm và khuyến khích nữ giới trên bước đường tu học 2. Về phương pháp tu thân hành đạo, Đức Bồ Tát đă từ bi chỉ cho chúng ta biết, trong vô lượng pháp môn, chỗ nào là chỗ bí yếu, điều nào trước tiên phải học, việc nào trước tiên phải hành Công đức của Đức Bồ Tát và các Đấng Thiêng Liêng trong Tam Kỳ Phổ Độ thật vô lượng, vô biên. Thánh huấn của Đức Bồ Tát ví như những thức ăn tinh thần mà Ngài đă ban cho chúng sanh, thật không thiếu món nào. Mỗi hành giả tùy căn cơ, tùy sở thích mà chọn lựa những thức ấy sao cho phù hợp để làm chất liệu dưỡng nuôi, bồi bổ tâm linh ḿnh. Hôm nay đạo muội là đứa em út trong Cơ Quan được hân hạnh đón nhận công quả chọn lựa và sắp xếp một “thực đơn tinh thần” hiến dâng quư đạo trưởng, đạo huynh, đạo tỷ và toàn thể quư vị cùng thưởng thức chung trong ngày lễ kỷ niệm xưng tụng công đức Bồ Tát hôm nay. Đạo muội tự xét thấy tŕnh độ tu học của bản thân c̣n non kém nên đă thành tâm xin Đức Bồ Tát ban ơn để chọn lựa một thực đơn gồm các đề mục sau đây: 1. Chỗ bí quyết của việc thành đạo 2. Phương pháp tu thân lập hạnh 3. Tránh những mê lầm thông thường 4. Nữ nam đồng sứ mạng 5. Thánh hóa cái tâm 6. Suy tư về bài kinh cứu khổ I. CHỔ BÍ QUYẾT CỦA VIỆC THÀNH ĐẠO Đức Bồ Tát dạy: “Đạo lư mà muốn biện luận ra cho hết các pháp môn th́ dẫu cho người đời có sống được ngàn tuổi, đầu thai muôn kiếp cũng chưa học hết pháp môn. Nhưng không phải v́ lư do đó mà con người không thể không học đạo, hành đạo và đắc đạo. Dốt chữ như Huệ Năng c̣n có thể trở thành Lục Tổ kia mà. Như vậy đạo được thành phải do chỗ bí yếu của nó. “Thí dụ như một nhà máy nguyên tử, trong bộ máy ấy không biết muôn triệu bộ phận nhỏ li ti, nhưng chỉ cần biết chỗ trọng yếu của nó, nhấn một cái nút nhỏ th́ hằng triệu bộ phận chuyển động tức th́. “Trong trường đạo cũng thế. Phải có cái bí yếu của nó. Việc làm trước tiên là hoàn thiện hóa con người. Chư hiền đệ muội phải làm thế nào hoàn thiện hóa bản thân ḿnh rồi sẽ nói đến các hành động khác. “(…) V́ con người có hoàn thiện hóa bản thân rồi mới có những điều kiện phát triển trên đường đạo lư.” (CQPTGL 14-6 Kỷ Dậu, 27-7-1969) Hoàn thiện hóa bản thân, đây cũng chính là căn bản của đạo Nho, lấy việc tu thân làm gốc, cho rằng “hoàn thiện” là đạo của người, “chí thiện” là đạo của Trời. Nhưng nếu nói đến việc tu thân mà vội nêu lên những điều kiện bắt buộc như là công phu, công quả, công tŕnh, con đường tu hành đối với hành giả sẽ nghe sao như xa xôi dịu vợi quá, với nhiều công lao khổ hạnh quá! Tuy nhiên, đạo muội nhớ có lần Đức Bồ Tát dạy rằng: “Đạo không xa người, nếu người giác ngộ đến đâu, đạo sẽ phát hiện đến đó” đạo muội cảm thấy an tâm phấn khởi và thấy dường như kết quả ở ngay tầm tay của mọi hành giả quyết chí tu hành, dốc ḷng giải thoát, quyết đi đến tận cùng của lẽ Đạo. Thật vậy, nếu mỗi ngày chúng ta cố gắng giác ngộ, sửa ḿnh được một chút xíu thôi th́ liền được một chút ánh sáng của Đạo phát hiện nơi ḿnh, sửa ḿnh được hai chút, th́ được hai chút ánh sáng phát hiện. Lúc đầu ánh sáng ấy c̣n yếu ớt, nhưng dần dần khi hành giả đă tu sửa được nhiều rồi th́ ánh Đạo ấy cũng lần hồi nhen nhúm thành một ngọn đuốc ngày càng sáng xóa tan bóng tối vô minh dày đặc đang bao phủ xung quanh và soi đường cho hành giả bước một lần được nhiều bậc thang và tiến nhanh về hướng Chân, Thiện, Mỹ. Khi đó, con người có được trạng thái ung dung tự tại, trí huệ hoát khai, tự ḿnh giải thoát khỏi mê lầm khổ nạn bằng pháp nhiệm mầu vạn năng sẵn có trong mỗi con người, đúng theo lời của Đức Bồ Tát đă dạy: “Mỗi người đều có phép nhiệm mầu vạn năng của Thượng Đế đă chia phần từ khi mang thể xác vi nhân chốn hồng trần này, chỉ cần lau chùi cho sạch lớp bụi vô minh th́ pháp mầu sẽ hiện lên như ḷng mong muốn.” Lo tu tắm gội xác thân nhơ, Tu rửa cho trôi lớp bụi mờ, Tu bổ những ǵ ḿnh đă mất, Tu ḥa tam bửu đạt thiên cơ. (CQPTGL, 1965) II. PHƯƠNG PHÁP TU THÂN LẬP HẠNH. Mỗi con người trong chúng ta là một viên ngọc quư bị trược trần làm hoen ố lu mờ, nếu biết trau tria tẩy sạch th́ ngọc quư sẽ lấp lánh phản chiếu muôn ngàn tia sắc dưới ánh sáng mặt trời. Nhưng làm thế nào để ngọc quư giữ măi được vẻ đẹp lấp lánh mà không bị hoen ố bởi lớp bụi trần gian? Chúng ta sẽ t́m được lời giải đáp trong các thánh huấn của Đức Bồ Tát. Tổng hợp các thánh huấn của Ngài, chúng ta thấy một đặc điểm độ đời của Bồ Tát là Ngài vừa chỉ rơ mục tiêu của hành giả, vừa hướng dẫn cách thức cụ thể để đạt kết quả. Đức Bồ Tát đă dạy người đời phương pháp khắc kỷ tu thân lập hạnh như sau: “Hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, luôn luôn kiểm điểm nội tâm. kiềm chế lấy ḷng ḿnh như đang đi trên chiếc cầu vồng bằng ván mỏng bắt qua đại dương, không tay vịn. Nếu sơ hở một chút th́ không phân biệt được cái nào là thiện với ác, thanh với trược, ích kỷ với vị tha, chánh tín với mê tín. Người tu thường mắc phải chứng bệnh mù quáng lấy ḿnh. V́ những sự kiện chung quanh ḿnh hằng ngày đă quá quen, thấy quen, nghe quen, để ư quen rồi cho đó là chân, là việc đúng, v́ thấy nó ích lợi với trường hợp hoàn cảnh và nguồn lợi ích kỷ, hoặc thích hợp với t́nh cảm của ḿnh. “Nên luôn luôn để một ít thời giờ tham thiền, đóng vai tṛ quan ṭa vượt lên mọi cá thể ḿnh, để nghiêm khắc phán xét công minh, đừng dối ḷng. Có như vậy mới ḷi ra cái phải cái trái, cái thanh cái trược. Có khách quan mới thấy chỗ sai chỗ nhược của ḿnh. Nếu chủ quan là bị bức màn vô minh, ích kỷ, tự cao che lấp sự phán xét của chủ nhơn ông.” (CQPTGL 02-4 Kỷ Dậu, 17-5-1969) Trên h́nh thức cụ thể, Đức Bồ Tát chỉ cho hai phương pháp để theo dơi sự tu tiến của ḿnh. Đạo muội xin tóm tắt hai phương pháp ấy như sau: Phương pháp thứ nhất là mỗi người sắm một cuốn sổ tay, hai cây bút đen và đỏ. Ta chia cuốn sổ theo nhiều hàng ngang cho các ngày trong tuần và ba cột dọc cho phần tư tưởng, ngôn ngữ, hành động. Khi vô tư tự kiểm, thấy rằng trong ngày có bao nhiêu điểm thiện trong tư tưởng, ngôn ngữ, hành động th́ ghi bút màu đỏ bằng một chấm hay khoanh tṛn nhỏ ở các cột. Ngược lại nếu thấy ḿnh có những tư tưởng ngôn ngữ nào có vẻ bất thiện th́ ta cũng ghi lại theo thứ tự mỗi cột bằng bút mực màu đen. Ở trang kế bên, ta lập bản đồ theo dơi sự trồi sụt của các điểm thiện và ác. Phương pháp này dành cho người học đạo có tŕnh độ văn hóa và siêng năng. Phương pháp thứ hai dành cho người tu học có tŕnh độ văn hóa kém hoặc lười biếng: Mỗi người sắm ba cái hộp có nắp, hộp thứ nhất đựng đậu đỏ, hộp thứ nh́ đựng đậu đen và hộp thứ ba để trống. Nếu tham thiền tịnh định vô tư tự kiểm thấy trong ngày qua có bao nhiêu ư nghĩ, lời nói, việc làm không mấy tốt đẹp th́ cũng đem bấy nhiêu hột đậu đen bỏ vào hộp thứ ba. Trái lại, nếu vô tư tự kiểm thấy ngày qua có được những ư nghĩ, ngôn ngữ, hành động tốt đẹp th́ cũng đem bấy nhiêu hột đậu đỏ bỏ vào hộp thứ ba. Chúng ta cố gắng sao cho hột đậu đen ngày càng ít và hoan hỉ tiến thêm cho các hột đậu đỏ ngày càng nhiều. “Phương pháp thứ hai này tuy giản dị, dễ làm nhưng không theo dơi được phần nào tiến hoặc thoái của tư tưởng, ngôn ngữ, hành động, chỉ biết chung là sự thiện ác nhiều ít sau khi tổng kết trong tuần một lần mà thôi.” (Minh Lư Thánh Hội 16-6 Canh Tuất, 12-7-1970) Đức Bồ Tát nhấn mạnh ở điểm quan trọng là: “Phải công b́nh mà phán xét, phải vô tư mà nhận định, đừng tự ái, phải hoan hỷ để phục thiện.” (Minh Lư Thánh Hội, 16-6 Canh Tuất, 12-7-1970) Có như vậy hành giả mới tiến được những bước vững chắc đến chỗ hoàn thiện hóa bản thân mà không bị mê lầm vấp ngă. III. TRÁNH NHỮNG MÊ LẦM THÔNG THƯỜNG. Ngoài những phần giáo lư cao siêu, Đức Bồ Tát cũng thường giúp hàng thiện căn tránh những khuyết điểm, lầm lạc thông thường. Ngài dạy làm việc ǵ cũng cần xác định rơ mục đích: Tu hành để làm chi? Tụng kinh để làm ǵ? Ăn chay niệm phật ích lợi ra sao? Thiếu phân tích, không hiểu rơ mà cứ ê a kinh kệ th́ đó là hành vi vô bổ của mê tín. Tụng kinh chẳng phải để Trời Phật nghe mà chính là để cho ḿnh, miệng đọc tai nghe, để hiểu và hành theo kinh. Tu phải cố trau dồi tâm tánh, Phải trước tiên quyết định tu chi, Tụng kinh là để làm ǵ, Ăn chay niệm Phật ích chi cho ḿnh. Không phải Phật thiếu kinh thường dụng, Bảo chúng sanh đem tụng Phật nghe, Tụng kinh như thể nói vè, Nghĩa sâu không biết lối lề không thông. Chẳng khác nào nghe ong ṿ vẽ, Tiếng nhỏ to thỏ thẻ vu vu, Tụng nhiều mới gọi là tu, Đọc nhiều cho Phật công phu mới nhiều. Đó là tu theo chiều mê tín, Biết bao giờ tâm thánh mở mang, Sách kinh là đuốc rọi đàng, Dạy đời học đạo hành tàng thế nao. V́ lẽ đó cùng nhau rán hiểu, Đọc kinh coi Phật biểu làm chi, Rán làm ăn ở cho y, Tánh t́nh cùng những hành vi Phật Trời. Đọc kinh rồi hiểu lời Phật dạy, Th́ chớ làm trái lại sách kinh, Nếu khi ḿnh đă thông minh, Lău thông đạo pháp xem kinh làm ǵ? (Tiên Thiên Minh Đức, 20-9 Quư Mùi, 23-10-1967) Cảm tạ Đức Bồ Tát, lời dạy của Ngài thật đậm nét từ bi, dẫn độ chúng sanh từng bước một. Lời dạy vừa nghe vui, thiết thực, vừa dễ hiểu, dễ nhớ. Rất mong người tín hữu Cao Đài chúng ta không quên lời Đức Bồ Tát dạy, lúc đọc kinh nhớ ngắt câu, chấm phết đúng lúc đúng chỗ để câu kinh có ư nghĩa và thấm nhập vào tâm hồn ḿnh. IV. NỮ NAM ĐỒNG SỨ MẠNG. Đức Bồ Tát vừa dạy đạo, vừa an ủi, vừa khuyến khích, đặc biệt Ngài thường khích lệ nữ giới. Ngài dạy: “Nhưng than ôi, chỉ tiếc v́ từ ngàn xưa giới nữ lưu đă bị gán những tiếng như nhi nữ thường t́nh, tay yếu chân mềm, quần vận yếm mang, phụ nhơn nan hóa, nhược chất liễu bồ, khê hắc chi tâm, lá lâm chi khẩu. Rồi từ đó đă gieo vào tâm tư người phụ nữ có mặc cảm là người thiếu đức, kém tài, non ḷng, yếu dạ. Từ chỗ mặc cảm thể hiện đến tinh thần yếu đuối. V́ ảnh hưởng của mặc cảm trên rồi khiến người phụ nữ trở nên có những đức tánh thường t́nh. Tuy nhiên những đại nguyên căn đă đủ can trường quật khởi để đính chánh những tiếng thị phi do đời đă gán, như nào những bậc Thánh Nữ, các hàng Tiên Nương, những liệt nữ trong lịch sử đă lưu gương lại muôn đời chớ nào phải như người đời đă tưởng tượng và mỉa mai. “Thử hỏi trong luật hóa sanh, hai cực âm dương nếu thiếu một th́ không thành. (…) Chư hiền muội ngày nay được diễm phúc gặp Tam Kỳ Phổ Độ, những hồi chuông Bạch Ngọc, trống Lôi Âm đă đánh thức linh căn. Hăy mau mau trổi bước để làm tṛn cương vị của một tín đồ Đại Đạo và một sứ mạng thế Thiên hành hóa. Người phụ nữ nếu làm được những điều do Đạo đă hoạch định, do Thiêng Liêng chỉ bảo, cũng sẽ đắc quả vị như ai. Nếu không tu dầu nữ dầu nam cũng đọa lạc trong bánh xe luân vô tận. “Đă mang tấm thân của người phụ nữ là đă mang một sứ mạng trọng đại trong cơ hóa sanh, trưởng dưỡng và bảo tồn. Nếu hiểu được lư đó sẽ làm tṛn sứ mạng cao cả trưởng dưỡng và bảo tồn. Trái lại, nếu v́ ảnh hưởng của mặc cảm, lại phó mặc cho thời gian đưa đẩy, xuân hạ, thu, đông rồi sẽ trở nên nhi nữ thường t́nh, lẩn quẩn trong bánh xe luân không ngày trở lại.” (An Tiên Thánh Tịnh, 01-02 Đinh Mùi, 11-3-1967) Hiểu được như vậy, mỗi người trong hàng nữ phái sẽ tiến bước với niềm tự tin mănh liệt. Thị Kính hay Diệu Thiện xưa cũng phận nhi nữ nhược chất liễu bồ, nhưng đă vượt lên trên mọi cái thường t́nh của nhi nữ để đạt đến ngôi vị niết bàn trường tồn vĩnh cửu. Xin tạ ơn Đức Bồ Tát đă giúp cho nữ phái cởi bỏ lớp tự ti mặc cảm để làm tṛn sứ mạng cao cả trưởng dưỡng và bảo tồn. V. THÁNH HÓA CÁI TÂM. Xin nhắc lại lời dạy của Đức Bồ Tát ở phần đầu: “Ngày xưa Diệu Thiện tuy là nhục thể phàm nhân như những phàm nhân khác, nhưng tâm thánh đă sáng ngời rực rỡ từ bên trong. Nhờ thánh tâm đó là ngọn đuốc quang minh dẫn đường cho công chúa vượt khỏi hố sâu vực thẳm khúc khuỷu chông gai đe dọa đến ngôi vị niết bàn trường tồn vĩnh cửu trong an lạc.” Suy cho cùng th́ tu thân lập hạnh, hay hoàn thiện hóa con người, chung quy cũng là việc rèn luyện để thánh hóa cái tâm. Điều này rất quan trọng và Đức Lư Giáo Tông đă xác nhận rằng: “Trên thế gian này, nếu đem tài đức mà so sánh chưa thấy ai phải hơn ai. Con người chỉ hơn nhau cái tâm mà thôi.” (CQPTGL, 15-4 Tân Hợi, 04-9-1971) Thật vậy, tâm là giềng mối của mọi sự siêu đọa. Cũng do tâm mà con người thành Tiên thành Phật, cũng bởi tâm mà con người sa đọa luân hồi, người tu hành phải biết làm chủ tâm thánh hóa tâm th́ mới mong đắc đạo. Đức Bồ Tát dạy rằng: “Hỡi chư hiền sĩ, chư hiền muội! Nh́n một khối nước chứa trong hồ, nước yên lặng, lóng trong nh́n vào thấy bóng chẳng khác gương soi. Đó là tâm thanh tịnh mà bóng đó là các Đấng nơi cơi vô h́nh. “Cũng nước, nước nơi trùng dương, khi phẳng lặng như tờ giấy trải, khi gào thét khuấy động rất đỗi tàn phá những ǵ làm chướng ngại vật cản trở ḍng nước đang dâng.” Nh́n ḍng nước, đem so lại với tâm người: “Một khi tâm khuấy động, bao thất t́nh lục dục cặn cáu nổi lên, mặt phừng phừng đỏ, chuyển động cả thân thể tứ chi, đụng đâu phá đó, có thể một giây cuồng loạn tiêu diệt quả địa cầu. “Tâm biến hóa vô cùng vô tận. Nó là ngựa chứng, mà cũng là con ngựa hay. Nếu người chủ ngựa biết sử dụng, điều khiển th́ sẽ trở nên bạch mă, phi mă, vạn mă vô song. Ngược lại, người chủ không biết sử dụng, điều khiển th́ nó là con ngựa chứng, chạy khắp đó đây, lên núi xuống đồng, tàn phá bao nhiêu cây trái ruộng vườn, hoa màu khắp chốn đụng ai đá nấy. “Chữ tâm nếu để tự nhiên, giống như thuở sơ sinh, tâm hồn chất phác. Tâm như minh cảnh đài, thông công tam thập lục thiên, tam thiên thế giới. Nhưng thường v́ khi vào đời trần cấu gặp những ngoại cảnh cuốn lôi làm cho tâm phai mờ dưới những lớp bụi trần hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục, cụ. “Người tu hành trong thời đại ân xá rất dễ đắc quả vị, mà than ôi cũng rất khó! Khó là tự ḿnh chưa, hoặc không thể làm chủ, chưa mạnh dạn quét sạch những bụi trần vừa kể. Khi quét sạch rồi, tâm đạo hiện ra dẫn dắt con người đến chỗ tận thiện tận mỹ.” Chữ tâm luyện đặng sẽ thành ngay, Thành Phật thành Tiên một phút giây, Chỉ ngại chữ tâm c̣n tấn thoái, Ngàn năm muôn kiếp chuyển luân hoài. (CQPTGL 15-5 Ất Tỵ, 13-6-1965) VI. VÀI SUY TƯ VỀ BÀI KINH CỨU KHỔ. Hoàn thiện hóa bản thân hay thánh hóa tâm là phương cách tất yếu để đoạn trừ mọi nghiệp chướng tiền khiên, tự cứu ḿnh thoát khỏi bánh xe luân hồi sanh tử. Điều quan trọng là phải tự ḿnh cứu lấy ḿnh, ân điển hộ tŕ của Thiêng Liêng chỉ là trợ lực giúp hành giả bớt phần khảo đảo trên đường tu. Đức Bồ Tát đă dạy: “T́nh thương bao la của Đức Chí Tôn và ḷng từ bi bao khắp của hàng chư Phật, cũng không thể giải thoát giùm cho chư hiền những nhân quả chằng chịt. Chỉ có thể theo luật công b́nh của Tạo Hóa mà khuyến lệ con người hồi đầu hướng thiện tiếp nhận giọt nước cam lồ, làm lành lánh dữ, thuận tùng thiên lư mà thôi. “Những ǵ con người hành động, những ǵ con người khổ đau, những ǵ con người than trách thuộc ngoài phạm vi đạo lư th́ chính con người chịu lấy, chớ Phật Trời nào bênh vực để trái luật công b́nh, mặc dù vẫn thông cảm những trạng thái của con người.” (Thánh thất B́nh Ḥa, 08-4 Canh Tuất, 12-5-1970) “Chư hiền cầu xin ân điển thiêng liêng phù trợ, đó là thiện niệm thích hợp với ḷng bác ái từ bi của người tu. Nhưng đó chỉ là nhờ vào tha lực. Điều cần yếu là tự chư hiền phải làm lấy mới đem lại hiệu năng như mong ước.” (Minh Lư Thánh Hội, 02-4 Kỷ Dậu, 17-5-1969) Từ thánh huấn này của Đức Bồ Tát, người tín đồ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ cần xác tín rằng mặc dù Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là đấng đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, Ngài cũng không thể cứu được những ai niệm danh hiệu cầu cứu Ngài mà ḷng không thật sự phục thiện. Chính v́ thế mà bài kinh cứu khổ chủ yếu là để cho chính người lâm bệnh hay gặp nạn tai tự ḿnh đọc với tấm ḷng thành khẩn thiết tha, tự xưng tên ḿnh khi đọc câu: “Ngũ bá A La Hán cứu độ đệ tử [Nguyễn Văn Mít hay Trần Thị Xoài]…”. Tập thể cùng nhau đọc kinh cứu khổ cho đạo hữu, cho thân nhân là một biểu tượng quư, nhưng lời nguyện chỉ có tác dụng linh ứng khi chính bản thân người bệnh hay người gặp nạn tai cũng thật tâm hướng về Đức Bồ Tát, suy gẫm về nghiệp căn của ḿnh và tin tưởng vào luật công b́nh nhân quả. V́ thế, xin ai đó chớ vội trách sao măi cầu xin mà không được Ngài chứng giám, mà hăy tự vấn xem: 1. Ḿnh đă thật sự quyết tâm giải thoát chưa? 2. Ḿnh đă tu hành và đầy đủ công phu công quả để xóa nghiệp căn chưa? Nghĩ cho cạn lư, th́ chẳng phải đợi tới khi lâm bệnh hay gặp tai biến khổ nạn mới lâm râm đọc kinh cứu khổ, mới niệm danh Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, mà người giác ngộ phải hiểu: Bệnh đây là bệnh tham sân si, hỉ nộ, ái ố, ai dục cụ; nạn đây là nạn sinh lăo bệnh tử. Muốn cầu giải thoát khỏi các bệnh này, nạn này th́ phải cầu hằng ngày, xem đây là một pháp môn tu giải thoát. Có hiểu như vậy mới hết thắc mắc về hiệu lực của kinh Cứu Khổ trong thực tế, và như vậy mới có thể hiểu lời dạy của Đức Phật trong kinh Pháp Hoa, phẩm Phổ Môn rằng: “Nếu có vô lượng trăm muôn ngàn ức chúng sanh chịu các sự khổ năo, nghe Quán Thế Âm Bồ Tát này một ḷng xưng danh, Quán Thế Âm Bồ Tát tức thời xem xét tiếng tăm ấy kia, đẳng đẳng đều đặng giải thoát.” Ngày nay trong Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát với ḷng đại từ đại bi cứu khổ chúng sanh bằng cách d́u dắt chúng sanh vào cửa đạo, học đạo, hiểu đạo, tu thân hành đạo và thánh thiện hóa bản thân để thoát khỏi nơi trần lụy. Chúng ta cảm động xiết bao trước tấm ḷng vong kỷ vị tha của Ngài thể hiện qua đoạn thánh giáo sau đây: “Quả thật người tu phải xả kỷ vị tha. Như Bần Đạo đây trải qua nhiều kiếp, khi thân nam, lúc thân nữ, kiếp giàu, kiếp nghèo, kiếp làm nô lệ, kiếp làm công chúa, nhưng mỗi kiếp vẫn giữ một tâm hồn giải thoát giác ngộ không mê muội hồng trần. "... không một ai tu ích kỷ mà thành Tiên thành Phật, để trở về ngôi vị thiêng liêng hưởng một ḿnh, mặc t́nh chúng sanh nhân loại thế trần khổ đau thế mấy cũng không ḷng thương xót th́ ngôi vị phật Tiên ấy không có giá trị ǵ cả. “Bởi vậy khi Bần Đạo sanh tiền tu đắc quả Bồ Tát phát thập nhị nguyện cứu khổ nạn chúng sanh, nguyện rằng: C̣n thấy một người nào c̣n đau khổ th́ Bần Đạo thề quyết không nhập niết bàn để hưởng an lạc ích kỷ được.” Noi gương Ngài mỗi người trong chúng ta nguyện sẽ là một đệ tử xứng đáng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát để d́u dắt nhơn sanh quay về nẻo đạo, thoát khỏi biển khổ trầm luân. Trước khi kết thúc, đạo muội xin cùng quư đạo trưởng, đạo huynh, đạo tỷ thành tâm hướng về Đức Bồ Tát để cảm nhận sự hiện hữu của Ngài trong buổi lễ hôm nay và trong tâm mỗi người. Cầu xin Đức Bồ Tát luôn hộ tŕ tất cả chúng ta cùng gia quyến được thâm tâm an lạc và mỗi người đều xây dựng được một Quán Thế Âm Bồ Tát nội tại trong tâm ḿnh. Thanh Mai
|
Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674 Website: www.thienlybuutoa.org Email Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT
|