NHỨT
NGUYỆN ĐẠI ĐẠO HOẰNG KHAI
Đạt Tường
Mỗi khi kết thúc thời cúng với
bài Ngũ Nguyện, bao giờ chúng ta
cũng khởi đầu bằng câu “Nhứt
nguyện Đại Đạo Hoằng Khai”. Cầu
nguyện cho Đại Đạo được
hoằng khai, tín hữu Cao Đài
chúng ta đã hiểu và thực
hành lời cầu nguyện ấy như thế
nào ? Các đấng Thiêng Liêng đã nhiều
lần hướng dẫn, giải thích để
giúp cho chúng ta hiểu thấu đáo hầu
thực hành ý nguyện.
I. THẾ NÀO LÀ ĐẠI ĐẠO HOẰNG
KHAI ? :
- Danh từ Đại Đạo nơi đây
được hiểu là Đạo Lý chứ
không phải chỉ đóng khung trong tôn giáo
Cao Đài (ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ
ĐỘ). Đó là những gì mang
các yếu tố Chân Thiện Mỹ.
- Hoằng khai là khai phóng, mở rộng.
Câu kinh nguyện thứ nhứt có ý nhắc
nhở chúng ta: Phải mở rộng
và phát triển Đạo Lý đến với
mọi người.
Vậy những ai có thể góp phần
thực hiện câu nguyện thứ nhứt
nầy ?
II. THỰC HÀNH LỜI NGUYỆN:
F Bất cứ ai, không phân biệt chức sắc
hay tín đồ nếu có TÂM THÀNH VÌ
ĐẠO, có NHẬN THỨC ĐẠT
LÝ ĐẠO đều có thể Hoằng
Khai Đại Đạo với bất cứ
hình thức nào. Đức ĐÔNG PHƯƠNG
có dạy:
v “Muốn hoằng khai cho thiên hạ biết
được Đạo, phải qua trung gian
của thiên hạ, tức là con người,
là chư Thiên mạng có trọng trách thế
Thiên hành Đạo. Thế Thiên Hành Đạo
không phải chỉ ở hàng chức sắc
chức vụ phẩm vị cao, mà bất cứ
ai có Tâm Thành vì Đạo, có Nhận
Thức Đạt Được Lý Đạo,
đều có thể hoằng khai với bất
cứ hình thức nào.”
(TRÚC LÂM TĐ, tháng 7 Canh Tuất 1970)
F Mở rộng và phát triển từ
cơ sở (Tịnh Thất) cho đến
giáo lý. Đức QUÁN THẾ ÂM
có dạy:
v “ Thử hỏi hoằng khai là gì ?
Có phải phát triển khai phóng mở
rộng từ cơ sở đến giáo
lý cho quãng đại quần chúng hiểu
biết và làm theo hay chăng ? Chớ không
có nghĩa là đóng khung trong hình thức
nhỏ hẹp như một Hội Thánh, một
Thánh Thất hoặc Tịnh Thất để
cho một thiểu số người mà
dám gọi là Đại Đạo hoằng
khai.”
(TÂY THÀNH Thánh Thất; 12.3 Kỷ Dậu 1969)
F Phải phổ cập (tiếp cận rộng
rãi):
- làm cho giáo lý trở nên đơn
giản, dể hiểu, thực tế (nội
dung): giúp cho mọi người nhận thức
và trở về lẽ sống tự nhiên
của NHÂN BÃN.
- phát triển cơ sở đạo khắp
mọi nơi khi có điều kiện (hình
thức).
Đức Lý Giáo Tông có dạy:
v “ Muốn hoằng khai Đại Đạo
phải mở rộng cữa người
tu mà giáo lý còn phức tạp !
Cũng như sự hoằng khai phải
đặt mình vì Thượng Đế,
vì nhân sanh thì Đại Đạo hoằng
khai với một sức sống đạo
đức chơn chánh. Như thế còn
phải Phổ Cập, Phô Trương Hình Thể
Đạo. Là điều trọng yếu.”
(NAM THÀNH Tt; 23.8.Tân Sữu 1961; LÝ GIÁO TÔNG)
F Để có đủ khả năng hoằng
Đạo, Đức Lý Giáo Tông có
dạy:
v Tài với đức đỗi trao
phụng sự,
Tâm với tài bực thứ không hai;
Có tâm mà lại có tài,
Đức, tâm, tài đủ Đạo Thầy
hoằng dương.
(Đức LÝ GIÁO TÔNG)
F Vượt mọi trở ngại chông gai, quyết
tâm nắm cờ Đại Đạo để
cắm mọi nơi.
Việc hoằng khai Đại Đạo là
việc trường kỳ lâu dài. Các thế
hệ cứ tiếp nối nhau mà thực
hiện sứ mạng. Do đó người
đi trước phải ý thức không
được quên việc hướng dẫn
các thế hệ theo sau nhất là trên phương
diện định hướng và khai
phóng hoài bão cứu thế độ
đời.
v “ Với đàn anh lãnh đạo thanh niên.
Hãy mở rộng lòng hoài bão Đại
Đạo và nhân sinh khi tổ chức và
đào luyện thanh niên. Có vậy mới
thực sự là trang hướng đạo.
Vì Thượng Đế, vì nhân sinh,
hãy khai phóng cho chúng một hoài bão
cứu thế độ đời, hãy
đặt vào bộ óc tinh anh của
chúng một trách nhiệm hoằng hóa
đạo pháp để cứu thế độ
đời. Có như vậy mới thực
sự góp tay vào công cuộc Đại
Đạo của sứ mạng Thiên ân.” (NAM
THÀNH Tt, 23.8 Canh Tuất 1970; CTP)
F Trên đường Hoằng Khai Đại
Đạo, chúng ta noi theo hành động
của Trời (Đạo) mà làm. Muốn
như vậy phải cố gắng thực
hành các điểm căn bản sau đây
để đức hạnh tõa sáng như
lời dạy:
v“- Đối với mình, không hủy
hoại tinh thần hay thể xác bằng những
vật dục sở tế cũng là đúng
theo Đạo.
- Đối với gia đình, xử cho ra
vẻ vai trò của mình trong địa vị
cũng là đúng theo Đạo.
- Đối với Xã Hội Nhân Quần,
đều lấy lòng Nhân Trung Nghĩa mà xử
thế tiếp vật, không gây thù chác
oán, chỉ đem tình thương của con người
chính danh ban ra cho con người. Đó
cũng là tuân theo Đạo.
- Và hơn nữa là đem Chơn Truyền
Pháp Nhiệm của Đấng Cha Lành gieo
rãi cho toàn cả sanh linh tiếp nhận hầu
trở về lẽ sống tự nhiên
của Nhân Bản, của Chơn Như Phật Thể.
Ấy cũng là Đạo.............
Đấng Tạo Hóa sanh thành vạn vật
bởi cái Đạo bao trùm, nên Ngài dưỡng
dục quần sinh rất đầy đủ
mà rất tự nhiên, không ai hay biết để
tán thưởng ca tụng Ngài. Như mặt
trời mặt trăng giúp vạn vật
sống còn theo định luật tự nhiên,
mà mặt trời có bao giờ
nói mình đã làm gì đâu ? Có
bảo thiên hạ vạn vật khen ngợi
mình đâu ?
Giòng nước biển cả cứ
chảy luân lưu vào những sông ngòi suối
lạch, chỗ nào trủng thấp không có nước,
tức thì nước cứ êm đềm
chảy đến đó cho đầy đủ
mới thôi. Có bao giờ nước
lại ham chảy lên chỗ cao tốt đâu ?
Tất cả những tác vi điển
hình trên đều là hành động
của Đạo. Là người tín đồ
Đại Đạo của Trời, phải noi
theo hành động của Trời mà
làm theo. Khi làm được tức
thị đã thể hiện, đã HOẰNG
KHAI được ĐẠO vậy. Và khi
đã thực hiện được
lẽ Đạo ấy rồi, sự Phổ
Độ Chúng Sanh ở câu thứ hai rất
dễ dàng.”
(TRÚC LÂM TĐ, tháng 7 Canh Tuất 1970; ĐÔNG
PHƯƠNG CQ)
III. KẾT LUẬN:
- Về mặt Thế Đạo, đển
góp sức Hoằng Khai Đại Đạo,
người tín hữu Cao Đài
phải luôn ý thức nắm vững
Quyền Pháp: “tình thương và sự
sống” thể hiện qua Tôn Chỉ Đại
Đạo: “Công bình - Bác ái - Từ
bi” như lời Thầy nhắn nhủ:
v Tâm con vốn bửu tòa Thầy ngự,
Hãy giúp người gìn giữ Thiên
Cơ;
Hoằng Khai Đại Đạo Tam Kỳ,
Công bình, bác ái, từ bi đứng
đầu.
Cuộc tiến hóa cơ mầu chuyển đạt,
Từ nhơn tâm quảng pháp đạo tâm;
Nhờ con sứ mạng vững cầm,
Vững cầm quyền pháp cao thâm độ
đời.
(Đức CHÍ TÔN, CQPTGL 15.10 Q.Sửu 1973)
- Về mặt Thiên Đạo, người
tín hữu phải xây đắp Cao Đài
nội tại, phát huy rông lớn cái Đạo
tự hữu của chính mình:
v “Muốn hoằng khai Đại Đạo phổ
độ nhơn sanh, mỗi người phải
phát huy rộng lớn cái Đạo to
tát ở nơi mình. Chính lúc chư
đệ muội khởi công đắp xây
Cao Đài, cũng là lúc tự phát
huy lần lần cái Đạo tự hữu
để minh định mọi việc khó khăn
hầu phổ thông giáo lý trên đường
sứ mạng được ban trao.”
(Đức NHƯ Ý ĐTCN, Cơ Quan Phổ
Thông Giáo Lý, 29.3 Mậu Ngọ 5-5-1978)
|