NH̀
NGUYỆN PHỔ ĐỘ CHÚNG SANH
Bảo Trân
Đức Chí Tôn đã dạy:
“Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ,
chiếu theo luật Thiên Đình hội Tam
Giáo, mở rộng mối Đạo Trời,
ấy cốt để dìu dắt nhân sanh bước
lên con đường cực lạc, tránh
khỏi đọa luân hồi… “
(TNHT Q2 trang 17)
Cùng với ý nghĩa trên, Đức
Diêu Trì Kim Mẫu dạy:
“Con nhớ chăng con chốn thượng
đình,
Mỗi con mang lấy mảnh hồn linh;
Vào đời tu học bồi âm chất,
Hành đạo độ đời giúp
chúng sanh.”
Vậy thế nào là “dìu dắt nhân
sanh bước lên con đường cực
lạc”, “hành đạo độ đời
giúp chúng sanh” ?
I. Giải nghĩa từ:
- Phổ : bày ra rộng rãi
- Độ : cứu giúp
- Chúng sanh: “Chúng sanh nói chung từ
loài khoáng sản tế vi đến loài
vĩ đại con người.”
(Đức Đông Phương Chưởng
Quản–TGST 70-71 trang 101)
II. Ý nghĩa việc phổ độ chúng
sanh:
1. Phổ độ chúng sanh là thực hiện
sứ mạng của ĐĐTKPĐ:
“Các em hằng nhớ câu: ĐĐTKPĐ,
Tam Giáo qui nguyên, Ngũ Chi phục nhứt
và những câu nguyện: Đại Đạo
Hoằng Khai, Phổ Độ Chúng Sanh, Thiên
Hạ Thái Bình mà các em hằng
nói và nguyện hằng ngày. Đó
là cả một đường lối, một
mục đích, một triết lý, một cứu
cánh cho Đạo Cao Đài”.
(Đức Phan Thanh Giản – TGST 66-67 trang 239)
2. Phổ độ chúng sanh là con
đường ngắn nhất để
phục hồi cựu vị. Độ để
chúng sanh quay đầu hướng thiện,
lo tu hành giải thoát linh hồn khỏi
cảnh luân hồi:
“Muốn đắc quả thì chỉ có
một điều là phổ độ chúng
sanh mà thôi”
(Đức Chí Tôn –TNHT Q1 trang 94)
III. Phổ độ chúng sanh như thế
nào?
1. Độ những ai ?
- Độ bản thân trước nhất:
“Muốn cứu thế cứu thân trước
đã,
Muốn độ người độ ngã
cho xong;
Những gì đời đã mắc
vòng,
Chính mình thoát khỏi mới hòng
độ Thánh.”
(Đức Đông Phương Chưởng
Quản)
rồi tới
- Độ gia đình, thân tộc:
“Trước khi muốn đem đạo lý
truyền bá tha nhân đây đó, cũng
đừng quên những linh hồn đang
ở chung quanh sát bên mình, đó là
vợ con, anh em cùng thân bằng cố hữu.”
(Đức Vạn Hạnh Thiền Sư - TGST
68-69 trang 230)
- Độ tha nhân:
“Dầu cho trẻ con trong bụng cũng phải
độ.” (Đức Chí Tôn – TNHT Q1 trang
19)
- Độ tử : tu cứu Cửu Huyền
Thất Tổ và cầu nguyện cho những
linh hồn chưa siêu thoát.
2. Độ người trên những phương
diện nào ?
Độ cả hai mặt nhân sinh và tâm linh,
trong đó phần tâm linh là quan trọng:
“Việc đem đạo giúp đời hay
cứu đời không những chỉ
có một phiến diện vật chất hoặc
sức lực, mà phải cần đến
phần giáo dục tinh thần ở nội
tâm lại càng quí giá vô cùng.“
(Đức Vạn Hạnh Thiền Sư – TGST
68-69 trang 226)
3. Độ bằng cách nào ?
a. Rèn Luyện công trình:
- Hoàn thiện hóa bản thân trước
(công trình) để là tấm gương sống
động dễ cảm hóa lòng người.
“Tu là để trau tài luyện đức,
Tu là mong bỏ dứt nghiệp trần ;
Trau tria phẩm hạnh chí nhân,
Độ mình rồi mới độ lần
người tu.”
(Đức Di Lạc Thiên Tôn – TGST 70-71 trang197)
- Phổ độ chúng sanh, cứu giúp người
khác là thể hiện lẽ sống đạo,
thể hiện tình thương. Ta cần nằm
lòng, trau giồi bài học thương yêu,
xem đó là điều kiện để
làm tốt việc phổ độ chúng
sanh:
“Mọi sự khó khăn Thầy gánh
vác, chỉ cậy các con thương yêu gắng
công phổ độ.”
(TNHT Q2)
b. Thực hiện công quả:
- Về mặt nhân sinh: Dùng phương tiện
sức lực, tiền bạc giúp người
khác.
“Đừng nghĩ rằng phải có tiền
ngàn, bạc muôn đem bố thí hoặc xây
thất cất chùa, lên cốt Phật hoặc
in kinh mới gọi là công quả. Khi thấy
một thế nhân bị cảm gió nhức
đầu, chịu khó bỏ ra 10 phút cạo
gió bóp gừng không gọi là công
quả hay sao ? Thấy người bất
hạnh đói rách khổ đau, bỏ ra một
viên thuốc, một chiếc áo thừa, miếng
bánh mì nguội dư không thể gọi
là công quả hay sao ? tùy khả năng sở
hữu tới đâu làm tới đó,
nhưng phải làm với tất cả tấm
lòng bác ái không gọi công không gọi
danh.” (Đức QUAN ÂM)
- Về mặt tâm linh ( quan trọng ) : Đem
đạo lý hướng dẫn, hoán
cải lòng người :
“Nếu mỗi một tín hữu làm sao
độ được 12 bạn khác hiểu
đạo, hành đạo thì Bần Đạo
tin rằng một thời gian không lâu,
Thánh Đường mọc lên như nấm,
khám đường dẹp bỏ lần lần
đễ làm kho dự trữ ” (Đức
Quan Thánh -TGST 68-69 trang 138)
c. Tịnh luyện hồi hướng (công phu):
“Công quả hồi hướng của tịnh
viên được tràn đầy cõi thượng
giới chúng sanh cho mọi người thức
tỉnh mộng trần quay chân về nẻo
chánh. Tuy công đức xem như mây bay gió
thổi nhưng kỳ thật không bao giờ dứt
nhờ tâm thanh tịnh, càng thấy tiến
đạo vô cùng.”
(Đức Hà Tiên Cô)
d. Đối với người bạn đạo,
là người đã phần nào hiểu
lý đạo thì lại cần phải nuôi dưỡng
đức tin đồng đạo:
“Lòng mong độ thêm một người
chưa biết đạo phải song song với sự
nuôi dưỡng đức tin đối với
người bạn đạo. Nếu vô tình
hoặc cố ý để mất đức
tin một người bạn đạo lâu năm
còn quan trọng hơn độ thêm năm, mười
người khác nữa.”
(Đức Vạn Hạnh Thiền Sư – TGST
68-69 trang 232)
e. Lập công bồi đức, tu cứu Cửu
Huyền Thất Tổ:
Tham gia các buổi cúng quan hôn tang tế, cầu
siêu, giải bệnh … … Đó cũng là bồi
công lập đức để cứu Cửu
Huyền Thất Tổ như lời kinh:
Xin cha/ mẹ định thần định tánh,
Noi khuôn linh nẻo thánh đưa chơn;
Thong dong cõi thọ nương hồn,
Chờ con lập đức giúp huờn
ngôi xưa.
(Kinh tụng cha mẹ đã qui liễu)
f. Chúng sanh căn trí vô lượng,
tùy vào trình độ cao thấp mà
điều chỉnh cho thích hợp :
“Phải dìu dắt chiều theo tâm phàm
họ cao thấp mà sửa từ bước,
độ từng chặng. Mà nếu
rủi dìu họ không được thì
phải tận tụy với trách nhiệm
làm thế nào cho họ đừng sa đọa
phong đô, để cầu với Tam Giáo
Tòa cho tái kiếp mà chuộc căn
quả.”
(Đức Cao Thượng Phẩm- TNHT Q2 trang
93)
IV. Kết luận :
Phổ độ chúng sanh, chúng ta độ
cả trên hai mặt nhân sinh và tâm linh, nhưng
không quá đặt nặng về vật
chất mà trái lại phải thấy tinh thần
là trọng. Vì thế với sứ
mạng “giáo dân vi thiện”, tu sinh chúng ta
trước phải rèn luyện chính
mình để tự độ sau mới
có thể thực hành độ tha như
lời Ơn Trên đã dạy:
ª “Độ đời bằng cách
giúp nhân sinh
Hiểu rõ giả chơn cuộc thế tình
;
Hiện kiếp tu nên hàng Thánh thiện
Hậu sanh về chốn cõi Hư Linh”
(Đức Vạn Hạnh Thiền Sư –TGST
68-69 trang 229)
ª “Độ đời nơi đây không
phải nhằm chỉ riêng về khía
cạnh vật chất mà đặt nặng
về tinh thần trong câu tự giác giác
tha, tìm mọi cách, tận dụng mọi
hoàn cảnh, mọi cơ hội đem giáo
lý đạo đức để bày
giải thức tỉnh mọi người
đời đi về đường đạo
lý. Sự độ đời nơi đây
không phân biệt màu da chủng tộc gì hết.
Cả nhân sinh hoặc chúng sinh đều do một
nguồn gốc mà ra, do đức háo sanh
của Thượng Đế mà có…”
(Đức Quan Âm –TGST 68-69 trang 147)
ª “Nên nhớ rằng Thiêng Liêng lúc
nào cũng âm phò mặc trợ tùy
theo lòng chí thành của chư hiền
đệ muội. Trình độ nào
cũng được dìu dẫn, chẳng
lựa quý tiện phú bần, không
đợi tài hay sức mạnh. Lòng
chí thành sẽ đem đến cho chư
đệ muội toàn năng toàn giác. Nếu
chư đệ muội sụt sè hay có những
ý tưởng mơ hồ, nhẹ đức
tin thì dầu việc nhỏ như việc
hàng ngày cũng không làm nỗi, lựa
là phổ độ nhơn sanh."
(Đức LÊ ĐẠI TIÊN)
Người tín hữu Cao Đài lập
công bồi đức phụng sự cho sứ
mạng kỳ ba “Phổ Độ Chúng Sanh”
thì chính là để tự độ,
xây nền đắp móng cho vững
vàng hầu bước lên đường
Thiên Đạo lo tu giải thoát.
BẢO TRÂN
|