Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ LỄ NHẬP MÔN CAO ĐÀI

Bài nói chuyện tại Cơ quan Phổ thông Giáo lư Đại đạo

9.30 sáng Chủ nhật, 17 tháng 12 năm 2000

THANH MAI

        Trong đạo Cao Đài hiện nay, ở một số nơi, các buổi lễ nhập môn đôi khi chưa được chuẩn bị chu đáo và có lẽ c̣n mang tính chất khá h́nh thức, thể hiện qua các điểm như sau:

- Tên hai người tiến dẫn nhập môn nhiều khi được ghi cho có lệ, có h́nh thức.

- Người nhập môn chưa được học hiểu qua những điều căn bản, đơn giản nhất về đạo Cao Đài, kinh cúng tứ thời và luật pháp của Đại đạo, những nghi thức lễ bái thường ngày, thậm chí là cách lạy cũng không biết!

- Người nhập môn chưa hiểu rơ ư nghĩa và chưa ư thức được tầm quan trọng của lời minh thệ nhập môn.

Vậy, việc tổ chức lễ nhập môn như thế đă đúng với luật Đạo chưa? Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hăy t́m hiểu những điều mà luật Đạo quy định đối với người muốn nhập môn cầu Đạo.

Tân luật của Đại đạo Tam kỳ Phổ độ, chương II: Về người giữ Đạo, đă quy định rơ:

Điều thứ Chín: Muốn xin nhập môn phải có hai người đạo đức tiến dẫn đến người làm đầu trong họ. Hai người tiến dẫn phải lo lắng chỉ biểu và d́u dắt người mới cho hiểu biết đạo lư.

Điều thứ Mười: (...) Buộc phải thuộc kinh và thông hiểu luật pháp của Đại đạo truyền ra.

Điều thứ Mười hai: Nhập môn rồi gọi là tín đồ. Trong hàng tín đồ có hai bực:

Một bực c̣n ở thế, có vợ chồng làm ăn như người thường song buộc phải giữ trai kỳ hoặc sáu hoặc mười ngày trong tháng, phải giữ ngũ giới cấm và phải tuân theo thế luật của Đại đạo truyền bá ...[1]

Nói thêm về Điều thứ Chín, đức Giáo tông Vô vi Lư Thái Bạch chú giải rằng: Mỗi khi có người muốn nhập môn cầu Đạo, biết làm lành lánh dữ, trước phải có hai người đạo đức, một người bảo cử, một người tiến dẫn bày biểu cách cúng lạy, lễ nghĩa của nhà Đạo, ăn ở nết na, học kinh luật.[2]

Như vậy rơ ràng là luật Đạo có quy định buộc hai người tiến dẫn phải có trách nhiệm hướng dẫn, d́u dắt người muốn xin nhập môn cho hiểu biết đạo lư và luật pháp của Đại đạo cũng như kinh kệ và các nghi thức cúng kính hằng ngày chứ không phải chỉ ghi tên hai người tiến dẫn cho có h́nh thức như một số nơi trong Đạo chúng ta lâu nay thường làm.

Luật Đạo buộc người nhập môn phải hiểu biết những điều vừa nêu trên nhưng câu văn không quy định rơ phải học những điều đó trước khi nhập môn hay nhập môn rồi mới học cũng được. Tuy nhiên, trong lời chú giải của đức Lư Giáo tông, ba chữ “trước phải có...”  đă làm sáng tỏ điểm ấy. Nghĩa là phải học cho thông thuộc các điều căn bản trước khi nhập môn.

Đức Quan thánh Đế quân dạy:

Nh́n giáo bạn mà b́ Đại đạo,

Xem chúng nhân mà tạo tín đồ.[3]

        Noi theo đó, chúng ta hăy thử t́m hiểu khái quát về lễ rửa tội của Ki Tô giáo.

Theo quy định của Giáo hội Ki Tô giáo, tất cả trẻ em thuộc các gia đ́nh có đạo ḍng đều phải được làm lễ rửa tội không quá một tháng sau khi sinh; ngoài ra, những ai đă khôn lớn, nếu muốn lănh bí tích rửa tội th́ phải đến xin với linh mục chánh xứ cho theo học một lớp giáo lư để biết những lẽ cần trong Đạo và buộc phải có đủ các điều kiện sau: Phải tin những điều dạy trong kinh Tin kính, phải ăn năn sám hối về những tội đă phạm và dốc quyết chừa cải. Sau khi kiểm tra tŕnh độ giáo lư của người đạo tâm, linh mục chánh xứ mới cho phép làm lễ rửa tội.[4]

Chúng ta thấy lễ nhập môn trong Ki Tô giáo được gọi là lễ rửa tội. Người Ki Tô giáo tin tưởng rằng khi được lănh bí tích rửa tội th́ những tội lỗi bao gồm tội tổ tông và những tội lỗi đă làm trước đây đều được rửa sạch.[5]

Hiểu theo luật nhân quả th́ tội lỗi chỉ có thể được bù trừ bằng ḷng ăn năn sám hối và sự tích cực làm điều thiện. Ở đây chúng ta có thể hiểu hai chữ rửa tội theo nghĩa là: trước đây v́ chưa được học đạo nên con người không phân biệt được phải trái, đúng sai, tội phước, v́ thế đă gây nhiều tội lỗi, nhưng sau khi được học giáo lư, được học những lời Chúa dạy th́ kể từ ngày được rửa tội, con người ấy quyết tâm từ bỏ ma quỷ và tội lỗi để trở thành một con người hoàn toàn khác, để sống xứng đáng là con của Thiên Chúa.

Như vậy, chúng ta thấy rơ ràng, khi được lănh bí tích rửa tội, tâm hồn người tân tín đồ như được thăng hoa và có một sự khác biệt hoàn toàn về mặt tâm linh giữa trước và sau khi nhận phép bí tích rửa tội. Do đó đối với người Ki Tô giáo, lễ rửa tội được tổ chức hết sức trang trọng và được xem là một bước ngoặt quan trọng trong đời sống tâm linh của một con người.

V́ sao Giáo hội Ki Tô buộc phải dọn ḿnh cho trong sạch và học qua phần giáo lư căn bản trước khi làm lễ rửa tội? Linh mục Trọng Thu giải thích:

Trong Thánh kinh Chúa phán: “Đừng ném của Thánh cho con chó, và đừng bỏ hạt trai trước mặt con lợn.” (Math. 7.6). [Câu này có nghĩa là đừng trao vật quư cho kẻ không biết giá trị của nó.]

Câu nói đó thật cứng rắn và gắt gao nhưng đă nói lên tất cả sự thận trọng của người làm cũng như kẻ chịu các bí tích.

Bí tích là của Thánh, nếu đem phân phát bừa băi cho người không hiểu biết ǵ, hay hiểu biết lờ mờ, th́ bí tích đâu c̣n được quư trọng xứng đáng và đâu có đem lại lợi ích mong muốn.

V́ thế mà trước khi chịu bất cứ các bí tích nào, Giáo hội buộc đương sự phải chuẩn bị bằng một thời gian học hỏi và dọn ḿnh.[6]

Phàm ở đời, cái mà người ta đạt được một cách dễ dàng thường không được trân trọng giữ ǵn, c̣n những ǵ phải đổ bao công sức khó nhọc để đạt được th́ mới được quư trọng ǵn giữ.

Xem truyện Tây du, chúng ta thấy ở đoạn cuối, khi thầy tṛ Tam Tạng đến được Lôi Âm tự vào ra mắt Phật tổ xin thỉnh kinh th́ hai vị đại đệ tử của đức Phật là A Nan và Ca Diếp đ̣i Đường tăng phải biếu lễ vật ǵ th́ hai ngài mới trao kinh cho. Vậy phải chăng ở cửa Phật cũng có chuyện đ̣i của hối lộ? Trong Giải mă truyện Tây du tác giả Lê Anh Dũng giải thích việc này như sau:

Truyện Tây du kể rằng:

A Nan, Ca Diếp dẫn Đường tăng xem khắp tên các bộ kinh một lượt, đoạn nói với Đường tăng: “Thánh tăng từ phương Đông tới đây, chắc có chút lễ vật ǵ biếu chúng tôi chăng? Mau đưa ra đây chúng tôi mới trao kinh cho.”

Tam Tạng nghe xong nói: “Đệ tử là Huyền Trang, vượt đường sá xa xôi, chẳng chuẩn bị được quà cáp ǵ cả.”

Hai vị tôn giả cười nói: “Hà! Hà! Tay trắng trao kinh truyền đời, người sau đến chết đói mất.”

Đọc tơ lơ mơ, lắm người bảo rằng A Nan và Ca Diếp đ̣i ăn hối lộ! Thực ra làm ǵ có chuyện ṿi vĩnh của đút lót ở cửa Phật!

Trong mười đại đệ tử của Phật, ông Ca Diếp đứng hạng ba, A Nan đứng thứ mười, đều đắc quả a la hán, dứt bỏ hết các lỗi lầm, không lẽ lại vướng lụy v́ chút của cải vụn vặt của thế gian ư?

Theo lịch sử Thiền tông Ấn Độ, Phật Thích Ca là Sơ tổ, Ca Diếp là Nhị tổ, A Nan là Tam tổ. Bậc giác ngộ đă ĺa thế gian, thoát ṿng sanh tử, làm sao có thể mở miệng ṿi của lót tay?

Khi Tôn Hành giả khiếu nại sự việc bị đ̣i lễ vật, Phật tổ cười nói: “Nhà ngươi cứ b́nh tĩnh. Việc hai người (A Nan, Ca Diếp) ṿi lễ các ngươi, ta đă biết rồi. Có điều, kinh không phải trao cho một cách dễ dàng, không thể lấy không được.”

Cuối cùng th́ Đường tăng cũng phải dâng cho các ngài chiếc b́nh bát bằng vàng nguyên là của vua Đường tặng cho ông trước lúc ra đi thỉnh kinh.

Hành động của Đường tăng ở đây là ẩn dụ, có tính cách biểu tượng. Theo truyền thống đạo học th́ đạo pháp không thể truyền thụ dễ duôi, cho nên kẻ học đạo, muốn thọ pháp, phải đánh đổi. Đánh đổi có nhiều h́nh thức.

Khi Thái tử Cồ Đàm t́m đạo giải thoát, Ngài đă phải đánh đổi cả ngai vàng, vợ đẹp con thơ, cả cuộc sống nhung lụa đế vương.

Khi Thần Quang (tức Huệ Khả, Nhị tổ Thiền tông Trung Hoa) cầu Đạo với Sơ tổ Bồ Đề Đạt Ma, và bị từ chối, Ngài đă tự ḿnh chặt ĺa cánh tay trái dâng lên thầy. Đó là ngụ ư sẵn sàng đánh đổi sinh mạng phàm phu để thọ lănh đạo giải thoát tối thượng của thiền môn.[7]

Qua câu chuyện ẩn dụ vừa rồi, chúng ta thấy rằng Đạo là quư, người muốn nhập môn cầu Đạo phải chấp nhận đánh đổi. Dân tộc Việt Nam được hạnh ngộ Đại đạo Tam kỳ Phổ độ. Đó là một ân sủng to tát mà đức Chí tôn Thượng đế đă ban cho dân tộc chúng ta. V́ thế, người đạo tâm muốn nhập môn cầu Đạo, cần phải ư thức được ơn phước lớn lao không ǵ sánh bằng khi được trở thành môn đệ của đức Cao Đài và cần phải sửa ḿnh sao cho xứng đáng là tín đồ của nền chánh giáo mà Thượng đế đă gầy dựng cho con người.

Do đó, lễ nhập môn cầu Đạo cần phải được xem trọng và không thể mang tính chất h́nh thức. Xưa nay, trong đạo Cao Đài, mặc dù luật Đạo có quy định rơ trách nhiệm của hai người tiến dẫn nhưng có lẽ do tâm lư chung của người đạo chúng ta là hễ thấy có người xin nhập môn vào Đạo là mừng rồi, một số thánh thất, thánh tịnh cho nhập môn ngay mà không cần xét xem người đó có hiểu biết ǵ về đạo Cao Đài chưa. Có lẽ chúng ta sợ nếu khó khăn quá th́ người đời sẽ nản chí bỏ cuộc mà không chịu vào Đạo chăng?

Ngày 27.8.1926, đức Chí tôn dạy: “Đạo là quư, của quư chẳng bán nài.” [8]

V́ thế, chúng ta nên chuộng về chất chứ không chuộng về lượng. Nền Đại đạo cần phải phát triển tín đồ ngày một đông hơn, hết lớp này đến lớp khác theo luật tre tàn măng mọc, tuy nhiên chúng ta cần phải phát triển như thế nào để các thế hệ tiếp nối xứng đáng là những tín đồ Cao Đài thuần thành, có khả năng xiển dương nền Đại đạo theo đường lối chánh chơn đạo đức.

Vậy, để chúng ta cùng suy nghĩ, xin thử đề nghị một số quy định cụ thể về việc nhập môn như sau:

1. Trước khi nhập môn, người đạo tâm cần có một thời gian học hỏi những điều rất căn bản về đạo Cao Đài, luật lệ của Đạo cùng những nghi thức cúng kính thường ngày. Người xin nhập môn phải hoàn toàn tự nguyện và phải có ư thức về ơn phước lớn lao mà ḿnh được thọ nhận khi trở thành môn đệ của đức Cao Đài.

2. Hai người tiến dẫn phải thực sự có trách nhiệm lâu dài trong việc hướng dẫn và giúp đỡ cho người đạo hữu cả trước và sau khi nhập môn, không những trên phương diện tu học mà c̣n phải quan tâm giúp đỡ về mặt đời sống để người tân tín đồ có thể an tâm tu học mà không bỏ Đạo nửa chừng.

Nếu cá nhân người tiến dẫn không đủ sức giúp đỡ th́ có thể nhờ đếán hội thánh hoặc tập thể Đạo giúp đỡ. Nếu người tân tín đồ xao lăng việc tu hành, không chấp hành luật pháp Đại đạo hoặc bỏ Đạo nửa chừng th́ người tiến dẫn cũng chịu một phần trách nhiệm.

3. Người nhập môn cần phải đọc lời minh thệ trước Thiên bàn bằng tất cả tâm chí thành của ḿnh. Muốn được vậy th́ đương sự cần phải hiểu rơ ư nghĩa và học thuộc lời minh thệ trước khi nhập môn, chứ không nên cầm giấy đọc như một số thánh thất, thánh tịnh hiện nay vẫn làm.

Việc lập minh thệ hết sức quan trọng và chúng ta không thể xem thường. Ở ngoài đời, chúng ta vẫn thường nghe người ta thề thốt với nhau bằng những lời thề độc tức là đem tánh mạng của ḿnh ra mà thề. Lời minh thệ của chúng ta trong ngày lễ nhập môn cũng là một trọng thệ hay c̣n gọi là hồng thệ. Sống trên đời, một khi đă hứa với ai điều ǵ mà không giữ lời th́ đă phạm vào tội bất tín huống hồ chi đây là lời khấn hứa với ôâng Trời th́ không thể xem thường được. V́ thế, người xin nhập môn cầu Đạo phải là người trưởng thành tức là ở độ tuổi từ mười tám trở lên mới có thể ư thức đầy đủ về tầm quan trọng của lời minh thệ và chịu trách nhiệm về sự lựa chọn của ḿnh.

Không thể sửa đổi lời minh thệ mà cần phải đọc nguyên văn như thời mới khai Đạo mà đức Chí tôn đă dạy (ngày 23-24.4.1926): Tôi là (họ tên) ... tuổi ... “Thề rằng: Từ đây biết một đạo Cao Đài Ngọc đế, chẳng đổi dạ đổi ḷng, hiệp đồng chư môn đệ, ǵn luật lệ Cao Đài, như sau có ḷng hai th́ thiên tru địa lục.” [9]

Nhiều người thấy lời thề nặng quá th́ sợ không dám thề nhưng xin thưa rằng có sợ cũng phải thề. Lư do v́ sao cần phải lập minh thệ? Đức Chí tôn đă dạy (ngày 09.8.1926): “Quỷ vương đến trước Bạch Ngọc kinh xin hành xác và thử thách các con. Thầy chẳng chịu cho hành xác, chúng nó hiệp tam thập lục động toan hại các con, nên Thầy sai Quan thánh và Quan Âm đến giữ ǵn các con, nhưng phần đông chưa lập minh thệ, nên chư thần thánh, tiên phật không muốn nh́n nhận.” [10]

Chúng ta vẫn thường nghe câu: Con phật, phật đưa; con ma, ma dắt. Khi chúng ta lập minh thệ tức là đă xác định quyết tâm của ḿnh đi theo chánh đạo, là tự đặt ḿnh dưới sự bảo hộ của đức Chí tôn và các đấng Thiêng liêng th́ mới được Ơn Trên dắt d́u và bảo vệ khỏi sự quấy hại của tà thần. Nếu v́ sợ mà không lập minh thệ, không nhập môn, cứ măi đứng ở ngoài ṿng bảo vệ của Thiêng liêng th́ cũng có ngày bị ma quỷ giựt giành, phải chịu đọa đày nơi cơi trần khổ ải hoặc địa ngục a tỳ th́ có khác ǵ với thiên tru địa lục đâu!

V́ vậy, cần phải lập minh thệ và cần phải luôn luôn hướng thượng, nắm giữ cho thật chắc mối dây liên lạc vô h́nh giữa ta và các đấng Thiêng liêng hầu có thể đi suốt trên con đường chánh đạo cho đến ngày trở về cùng đức Từ phụ.

Đức Vạn Hạnh Thiền sư dạy:

Đừng e sợ tu qua một kiếp,

Không vẹn tṛn lỡ nhịp cầu tiên.

Lo là e chẳng vẹn tuyền,

Thủy cần chung đăi liên miên đổi dời.

Đừng lo chẳng có Trời tế độ,

Phật thánh tiên chẳng hộ chẳng d́u.

Lo là e được buổi chiều,

Trong đêm lại phải đổi chiều thay phương.

Đừng e sợ lạc đường cựu vị,

Lo là không khắc kỷ vô minh.

Miệng th́ tụng đọc câu kinh,

Mà ḷng lại có ẩn t́nh đâu đâu.

. . .

Dù tu Phật, tu Trời, tu Thánh,

Hoặc tu Tiên, Khổng Mạnh, Gia Tô,

Chung quy một nẻo thù đồ,

Thủy chung vẹn giữ đạo cơ mà hành.[11]

Đức Chí tôn dạy: “Con có thánh tâm sẽ có Thầy”,[12] vậy, hễ có thánh tâm th́ lúc nào Thầy cũng sẽ ngự trong ḷng ta để giữ ǵn ta khỏi lạc lầm vào bàng môn tả đạo hay bán đồ nhi phế. Bao nhiêu đó cũng đủ để chúng ta mạnh dạn vững tin lập thệ trước đức Chí tôn.

Trên đây là ba điểm cần lưu ư khi tổ chức lễ nhập môn. Ước mong sao những điều này sẽ được các thánh thất, thánh tịnh áp dụng rộng răi và sẽ trở thành những quy định thống nhất trong toàn Đạo đối với việc nhập môn.

Về phần người tín đồ, cũng rất cần nắm rơ ư nghĩa quan trọng của ba điểm nêu trên. Như thế, mỗi khi có vị thiện tâm thiện ư nào muốn nhập môn cầu Đạo, trước khi chính thức tiến dẫn người ấy tới thánh thất, thánh tịnh, th́ hăy thẳng thắn trao đổi, giúp đỡ vị bạn đạo mới phát tâm bồ đề ấy được thông suốt lư lẽ để lập chí, lập nguyện cho vững vàng. Đừng đơn giản nghĩ rằng đây vốn là trách nhiệm riêng của chức sắc chức việc, mà hăy ư thức rằng đây chính là trách nhiệm chung của mỗi người tín đồ đi trước đối với một đạo hữu mới đang muốn tiếp bước đi theo cùng một con đường với ḿnh.

Nói như thế, cũng có nghĩa là: Nếu thấy rơ ai đó chưa thực tâm hiểu Đạo và chưa thiết tha cầu Đạo, th́ đừng bao giờ tiến dẫn người đó nhập môn, kể cả khi người đó là thân thích của ḿnh.

Ngày trước, thuở ban sơ khai Đạo, đức Chí tôn dạy chư vị Tiền bối về việc độ rỗi người vào Đạo như sau (ngày 27.8.1926):

“Hễ bao nhiêu môn đệ độ rỗi của mỗi đứa th́ là họ hàng của mỗi đứa, hiểu à.

“Chừng ấy về Bạch Ngọc kinh th́ gia tộc mỗi đứa đều phân biệt, nếu chẳng độ rỗi th́ về với hai tay không.

“C̣n chư môn đệ đă lập minh thệ rồi ngày sau tùy âm chất mỗi đứa mà thăng hay tùy tội lỗi mà giáng; song buộc mỗi đứa độ cho đặng ít nữa là mười hai người.” [13]

Đức Chí tôn “buộc mỗi đứa độ cho đặng ít nữa là mười hai người” nhưng không có nghĩa là chúng ta làm cho có h́nh thức, chạy theo số lượng mà phát triển tín đồ cho đủ chỉ tiêu Thầy giao. Chúng ta đừng sợ là đưa ra những quy định khó khăn làm người đời nản ḷng bỏ cuộc mà chỉ sợ ta không đủ đức để thu hút nhơn sanh.

Muốn cho nhơn sanh theo Đạo th́ trước nhứt chúng ta cần phải sửa ḿnh cho ngay chánh, đạo đức và làm những việc ích dân lợi chúng. Ngoài đời, chúng ta thấy bệnh nhân thường chọn danh y để xin chữa bệnh. Bác sĩ nào cho thuốc hay, uống vô hết bệnh liền th́ thiên hạ ùn ùn kéo tới xin chữa bệnh. C̣n ở trong Đạo, chúng ta vẫn thường nghe câu “Đạo là thuốc chữa bệnh trần”. Vậy nếu ta mặc áo dài Đạo, đi thánh thất, thánh tịnh mấy chục năm mà tánh t́nh vẫn không thay đổi, bệnh tham sân si dục vẫn c̣n hoài th́ người đời sẽ nghi ngờ rằng chất thuốc “Đạo” mà chúng ta đang uống không phải là linh đơn diệu dược và tất nhiên là sẽ không tin tưởng vào Đạo.

Đức Chí tôn dạy: “Thử nghĩ lập một nước c̣n dễ hơn dạy một người dữ đặng hiền; huống chi trong Tam kỳ Phổ độ này các con phải độ rỗi cả nhơn loại khắp năm châu, th́ trách nhậm ấy lớn lao là bậc nào? Cái hạnh và cái đức của các con phải phù hợp với cái trách nhậm mới đặng. Các con là đèn và gương soi của nhơn loại, phải tập ḿnh cho xứng đáng.” [14]

Đức Giáo tông Đại đạo cũng dạy:

Khi dấn thân cầm giềng mối Đạo,

Tức là đang gỡ tháo tiền khiên,

Tức là tạo bát nhă thuyền,

Rước đưa khách tục vượt miền vô minh.

Th́ trước phải dọn ḿnh chơn chánh,

Quyết một ḷng tâm hạnh nêu gương,

Ngôn từ ḥa ái dễ thương,

Đại nhân đại lượng dẫn đường tha nhân.

. . .

Thảo mộc tốt rầy sâu quy tụ,

Ruộng lúa lành quyến rũ chim trời,

Đất lành hoa quả tốt tươi,

Chùa linh Đạo sáng mọi người tin theo.[15]

Ước mong sao cơ Đạo của chúng ta sẽ ngày một phát triển mạnh mẽ với hàng ngũ tín đồ thuần thành có đầy đủ tâm, hạnh, đức, tài hầu có thể hoằng dương mối đạo Thầy ra khắp năm châu như lời đức Lư Giáo tông đă dạy:

Tài với đức đổi trao phụng sự,

Tâm với tài bực thứ không hai.

Có tâm mà lại có tài,

Đức, tâm, tài đủ, đạo Thầy hoằng dương.[16]

THANH MAI

 


[1] Tân luật, Ṭa thánh Tây Ninh xb, 1966, tr. 6.

[2] Tân luật chú giải, Hội thánh Truyền giáo Cao Đài. In trong hiệp tuyển Thánh ngôn hiệp tuyển – Pháp chánh truyền – Tân luật. Huế: Nxb Thuận Hóa, 1996, tr. 278.

[3] Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, 01.8.1964.

[4] Linh mục Trọng Thu, Giáo lư hôn nhân đại cương. 1964, tr. 21.

[5] Linh mục Trọng Thu, sách đă dẫn, tr. 20.

[6] Linh mục Trọng Thu, sách đă dẫn, tr. 7.

[7] Lê Anh Dũng, Giải mă truyện Tây du. Tp.HCM: Nxb Trẻ, 2000, tr. 123-125.

[8] Thánh ngôn hiệp tuyển. Bổn thứ Nhứt. Sài G̣n: Impr. Tam Thanh, 1928, tr. 36.

[9] Thánh ngôn hiệp tuyển. Bản in 1928, tr. 16-17.

[10] Thánh ngôn hiệp tuyển. Bản in 1928, tr. 32. Trong đàn này Thầy dạy rằng sau khi môn đệ thề trước bàn Ngũ lôi th́ “tới trước bàn Hộ pháp cũng thề như vậy”.

[11] Minh Lư Thánh hội, 12.5.1970.

[12] Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15.01 Đinh Tỵ.

[13] Thánh ngôn hiệp tuyển. Bản in 1928, tr. 35.

[14] Thánh ngôn hiệp tuyển. Bản in 1928, tr. 28.

[15] Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 19.02 Bính Dần.

[16] Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 29.12 Mậu Ngọ.

Cùng một tác giả Thanh Mai

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh