Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa
|
HỌC TẬP LỜI DẠY CỦA ĐỨC QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN Bài nói chuyện tại thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà 9.30 sáng thứ Hai 13.8.2001 (24.6 Tân Tỵ) LÊ ANH DŨNG
Thánh
tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà (Ảnh Hà Văn Phủ & Nguyễn Văn Tài) Mở đầu bài nói chuyện hôm nay,
trong tinh thần ôn cố tri tân, chúng ta hăy nhớ lại
vài nét lớn về lịch sử h́nh thành thánh tịnh
Ngọc Điện Huỳnh Hà. Qua đó, chúng ta sẽ
hiểu v́ sao trước kia, trong những lễ kỷ
niệm như hôm nay, đức Quan thánh Đế quân
đă dành cho bổn đạo sở tại những
lời dạy rất đặc biệt. Đồng
thời, chúng ta c̣n có thể rút ra từ các lời
dạy năm xưa của đức Quan thánh ít nhiều
suy gẫm và ứng dụng trong cuộc sống đạo
hiện tại. 1. Mấy nét
lịch sử Ngọc Điện Huỳnh Hà. Ư nghĩa
việc lập chùa dựng thất. Khoảng
giữa thập niên 30 có ông Cai Lê và một nhóm tín đồ
Cao Đài làm việc trên một tàu thủy Pháp để
mưu sinh. Những người này rất mộ đạo,
mỗi khi tàu cập bến Sài G̣n, họ lại lên
bờ, siêng năng t́m đến các nơi có cơ bút
để hầu đàn. Họ cũng từng mấy phen
thử tập đồng tử nhưng đều không
kết quả. Thế
rồi, Ơn Trên chuyển bộ phận Hiệp thiên
đài của thánh tịnh Đại Thanh (G̣ Vấp)
đến nhà bà Vơ Thị Hiển (tức bà xă Hành)
ở xă B́nh Khánh để khai khiếu đồng
tử, nhờ đó nhóm tín đồ này mới thông công
được với Thiêng liêng. Từ đó, nhà bà
Hiển trở thành một nơi lập đàn, quy tụ
những tín đồ đầu tiên của thánh tịnh
Ngọc Điện Huỳnh Hà sau này. Khi
dạy lập Ban cai quản đầu tiên (với Chánh
hội trưởng là ông Cai Lê), Ơn Trên c̣n ban cho
một họa đồ và dạy bổn đạo địa
phương lo tạo tác ngôi Ngọc Điện Huỳnh
Hà. Tuy nhiên, điều kiện sinh kế của bổn
đạo địa phương lúc ấy rất khó khăn,
nhiều người cơm không đủ ăn, áo không
đủ mặc, cho nên trước lịnh dạy
lập thánh tịnh, ḷng bổn đạo vui lo lẫn
lộn. Vui, v́ được ơn Trời tạo điều
kiện lập công bồi đức để giải
nghiệp mà tu tiến. Lo, v́ sợ sức người và
tài lực mỏng manh, không kham nỗi trọng trách. Nói
đến đây, chúng ta cần hiểu vấn đề
bằng chánh tín. Người thiếu đức tin có
thể thắc mắc rằng: Giữa lúc hoàn cảnh khó
khăn đến thế, Ơn Trên c̣n cho lập thánh
tịnh làm ǵ? Chúng
ta hiểu rằng Ơn Trên dạy lập thánh tịnh không
phải để dành cho Ơn Trên thọ dụng. Ngoài ư
nghĩa tạo điều kiện cho nhơn sanh lập công
bồi đức để giải nghiệp mà tu
tiến, khi Ơn Trên cho lập thất, dựng chùa
tức là các đấng xét thấy rằng tâm đạo
người tu đă chín, đă đủ đức độ
để làm người trông coi thánh đường. Đọc thánh
giáo Cao Đài, chúng ta biết khi xưa có một vị
rất giàu có, muốn xuất tiền ra lập thánh
thất, vậy mà Ơn Trên về đàn chỉ cười,
khuyên rằng tạo ra chùa th́ dễ, tạo ra người
xứng đáng giữ được chùa mới khó. Năm
1971, đức Quan thánh Đế quân dạy chúng ta
về ư nghĩa của việc lập chùa thất như
sau: “Chí tôn dạy lập chùa thất là một
hữu h́nh trụ tướng để thể hiện
quyền pháp của Trời. Đó là một phần
nhỏ. C̣n phần trọng đại là nơi quy tụ
nhơn sanh để hướng dẫn mọi sinh
hoạt đạo lư, phổ truyền giáo lư, thức
tỉnh người đời. Nơi chùa thất là để
chung cho nhơn sanh đến đó nghe đạo, học
đạo và hành đạo... “(...) Trong nếp sinh hoạt tại chùa thất
gồm có hai phần: một phần tu tịnh để
tịnh dưỡng, tu đơn, dùng điển
lành hộ trợ cho sự bằng an, sung túc ở nơi
đó; một phần khác nữa là ngoại giáo công
truyền, gồm có giảng đạo, phước
thiện, xă hội và hành chánh đạo để cho
hệ thống của guồng máy được lưu thông
điều ḥa. Nếu không v́ những nhu cầu ấy,
Chí tôn đă không dạy lập chùa thất.” (1) Qua lời
dạy của đức Quan thánh, chúng ta hiểu Ơn Trên
bảo lập chùa tạo thất chỉ v́ nhắm vào
lợi ích thiết thực của chính nhơn sanh mà thôi.
Từ đó, chúng ta suy nghĩ xa thêm một chút: Nếu
ngày nay v́ một lư do nào đó, c̣n có một thánh
thất hay thánh tịnh nào không thực hiện đúng
nội dung những chức năng, nhiệm vụ như
lời đức Quan thánh đă dạy trên đây, có
lẽ nơi ấy chỉ mới là cái xác nhà chứ chưa
đúng nghĩa là thánh thể tại thế của đức
Chí tôn. Trở
lại với câu chuyện buổi đầu xây dựng
thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà. Như đă
nói, bấy giờ đang lúc chiến tranh, kinh tế suy
thoái, bổn đạo sống rất chật vật trong
cảnh nghèo túng, tiền công quả cất chùa góp
lại cũng chẳng thấm vào đâu. Thấy vậy,
ông cố vấn Bảy Rô đă phát tâm tự nguyện
bán ngôi nhà ba gian để lấy tiền mua cây, và để
tiết kiệm các phí tổn trung gian, đích thân ông
đi mua cây tận nguồn, rồi đóng bè thả
về. Mọi việc nặng nhọc chỉ một ḿnh
ông gánh vác. Hoàn cảnh này khiến chúng ta nhớ lời
người xưa mà thánh ngôn thánh giáo Cao Đài cũng
hay nhắc lại: Nhà nghèo mới biết con thảo, nước
loạn mới biết tôi trung. Không
riêng ǵ thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà. Xưa
kia, khi trả lại chùa G̣ Kén cho Ḥa thượng Như
Nhăn (năm 1927), các tiền bối khai đạo Cao Đài
đă xây dựng ngôi đền thánh nguy nga ở khu
rừng cấm tại làng Long Thành (Tây Ninh) cũng chỉ
từ con số không to tướng. Như thế, chúng ta
nghiệm ra: Nếu người đời lấy lửa
thử vàng th́ Ơn Trên cũng lấy gian khó, truân chuyên
để đo ḷng can trường thiết thạch
của những đứa con áo trắng. Cách
thời đại chúng ta hơn 2.300 năm, thầy
Mạnh tử cũng từng nói lên chân lư ấy: “Hễ Trời định phó thác trách nhiệm
lớn lao cho người nào, trước hết phải làm
cho người ấy khổ năo tâm chí, lao nhọc gân
cốt, đói khát cầu bơ cầu bất, nghèo nàn
thiếu trước hụt sau, và làm rối loạn,
điên đảo các việc làm của người
ấy. Làm thế để mà phát động lương
tâm của người, cho nhẫn kiên tánh t́nh của người,
và gia tăng tài đức c̣n khiếm khuyết của người.”
(2) Quả
thật, dù lớn dù nhỏ, những thánh đường
Cao Đài đă h́nh thành trong lịch sử đều
đă vững vàng mọc lên, trên một cái nền kiên
cố nhất. Nói kiên cố nhất bởi v́ cái nền
ấy được đắp bằng đức tin
bất thối chuyển và bằng tâm vô quái ngại
của tín đồ hàng hàng lớp lớp. Và thánh
tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà là một bằng
chứng cho điều chúng ta vừa nói: Trên th́
được Ơn Trên hộ tŕ vô vi; dưới th́ có
quyết tâm hy sinh của rất nhiều người;
lại được các thánh tịnh của Hội thánh
Cao Đài Tiên Thiên yểm trợ vật chất, v.v...
Cuối cùng thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà
đă được khánh thành. Thánh
tịnh trụ được mười mấy năm th́
bị giặc Pháp đốt rụi (năm 1947). Bổn
đạo phải quy tụ tại nhà riêng của ông
Nguyễn Văn Phát để hành đạo, coi nơi
đây như một ngôi Ngọc Điện nhỏ. Năm
1953, Ơn Trên ban lịnh tái tạo thánh tịnh Ngọc
Điện Huỳnh Hà, nhưng v́ ảnh hưởng
chiến tranh, măi đến ba năm sau, chính xác là ngày mùng
8 tháng Giêng Bính Thân (Chủ nhật 19.02.1956) thánh tịnh
mới được khởi công tạo tác. Sau nửa năm,
thánh tịnh lạc thành vào ngày 28.6 Bính Thân (thứ Tư
04.7.1956). Ngôi
thánh tịnh mà chúng ta đang có mặt hôm nay đă h́nh
thành như thế. Nền đất mà giờ đây chúng
ta đang đặt chân cũng chính là nền nhà riêng mà
Chánh hội trưởng Huỳnh Văn Phuông đă thành
tâm hiến dâng cho Đạo. Bốn năm sau (1960),
Huỳnh tiên sinh quy thiên, và đến giữa năm 1968
th́ ngài có dịp trở về thánh tịnh với
quả vị thiêng liêng là Công Đức Chơn tiên. Ăn trái
nhớ kẻ trồng cây. Uống nước nhớ người
đào giếng. Đó là tinh thần nhân bản của người
Việt Nam từ ngh́n xưa. Hôm nay ôn lại vắn
tắt mấy nét lịch sử chánh yếu của thánh
tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, chúng ta cũng
hết sức khâm phục truyền thống hành đạo
của bổn đạo sở tại. Hiện
nay thánh thất, thánh tịnh Cao Đài có rất nhiều
và hầu như có ở khắp nơi trên quê hương
ta, từ thành thị đến thôn quê, nhưng không
phải thánh thất, thánh tịnh nào cũng đều có
thể ghi chép được lược sử của ḿnh,
kết tập được những thánh giáo thánh ngôn
liên quan đến họ đạo của ḿnh. Thánh
tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà làm được
cả hai điều ấy. Nhờ đó mà kẻ hậu
bối mới có cơ duyên biết được
lịch sử Ngọc Điện. Thành quả này không
chỉ quư báu riêng cho thánh tịnh mà c̣n góp phần
rất tích cực cho việc ghi chép lịch sử của
toàn đạo Cao Đài. Phải thừa nhận rằng
không phải dễ dàng ai ai cũng làm được! 2. Xác nhận tâm đạo của bổn đạo
Ngọc Điện Huỳnh Hà. Xác nhận ân phước
Thầy ban cho tín đồ sở tại T́m
hiểu lịch sử h́nh thành thánh tịnh Ngọc Điện
Huỳnh Hà, chúng ta biết rằng ngôi thánh đường
này đă được dựng lên từ tấm ḷng và
đức tin của những con người lam lũ,
thậm chí có lúc thiếu cả miếng ăn và lại
phải sống trong một cuộc chiến tranh khốc
liệt. Sử
liệu của thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà
cho biết hồi cất thánh tịnh lần thứ
nhất, bổn đạo đă kiệt quệ ví như
cua găy càng; mỗi lần nghe hàng rong đi qua rao khoai lang
th́ có người thèm đến chảy nước
miếng! Thế th́ cái ǵ đă khiến cho lớp người
xưa đó vượt qua hết mọi hoàn cảnh
thử thách gay go để ngày nay chúng ta có được
một trụ tướng vững vàng thế này làm nơi
tu học cho lớp lớp hàng hàng những người
tiếp nối? Đức
tiền bối Cao Triều Phát từng dạy: “Mọi
người sẽ vượt qua tất cả mọi hoàn
cảnh nếu biết có Thượng đế đang
ngự trị ở ḷng ḿnh.” (3) Tương tự,
bài kinh Hộ mạng của tín đồ Cao Đài có hai
câu kết rất thấm thía: Cam ḷng với cảnh thuyền xê, Có Thầy con trẻ ủ ê chi mà.
Bổn
đạo thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà
quả thực đă thắp sáng được ngọn
đèn ḷng để kiên gan dăi dầu với Thầy,
với Đạo, bằng một đức tin sắt son,
âm thầm vượt qua mọi thử thách. Những âm
thầm kín đáo ấy đều được Ơn
Trên chiếu soi, chứng giám. Cho nên trong lễ kỷ
niệm đức Quan thánh vào năm Tân Sửu (thứ
Bảy, 05.8.1961), đức Hiệp Thiên Đại đế
đă giáng đàn tại thánh tịnh Ngọc Điện
Huỳnh Hà xác nhận rằng: “Nơi đây mặc dù đă trải qua
nhiều thăng trầm biến chuyển v́ thế
sự, nhưng tâm đạo của chư hiền đệ
muội vẫn không phai mờ trước sự biến
đổi, vẫn một niềm tin tưởng Thiêng liêng
và quyết dựng nên ngôi thánh tịnh để chiêm bái.
V́ tâm đạo của chư hiền đệ muội nên
Thầy trên luôn luôn ban phước cho cả chư
hiền.”
(4) Lễ
kỷ niệm một năm trước đó (1960), đức
Quan thánh cũng dạy địa phương những
lời tương tự: “Chư
hiền đă trải qua nhiều cảnh gian truân khổ
năo nơi chốn trược trần, nhưng luôn luôn
một ḷng nguyện vái tu hành, lập công bồi quả,
chung hiệp đệ huynh, đồng bước trên
đường Đại đạo phục hưng, nên
được ân hồng Chí tôn ban bố chuyển đàn
nơi đây là để giục thúc cơi ḷng tô bồi công
quả của chư hiền được tiến thêm lên.”
(5) 3. Khuyên cố
gắng làm công quả, biết thương yêu nhau Lời
xác nhận của đức Quan thánh nhằm nung nấu
đức tin và khuyến khích các đạo hữu hăy nhân
cái đà tốt đẹp ấy mà tiếp tục
tiến bước xa hơn. Thế nên, khi ghi điểm
son cho thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà (năm
1960), như dè chừng tâm trí phàm phu dễ chủ quan
rồi ngủ quên trên thành tích, đức Quan thánh
từ bi dạy tiếp: “Vậy hăy cố gắng trên đường
vun quén đức công, cùng nhau bạn đạo gánh
gồng, xây đắp cảnh phương viên thánh địa,
là nơi cung kính đức Trời Cha, hiệp sức nhau
san sẻ chữ ḥa, gây lấy chữ thương yêu cho
trọn, đường quả công ḅn mót thêm lên, để
ngày cận đây được Thầy trên điểm
hóa đạo lành. Lăo nhắc nhở, mong chư hiền
cố gắng.” (6) Đức
Quan thánh dạy rất cụ thể. Ngài khuyên người
tu phải rán lo làm công quả trong t́nh thương yêu ḥa
ái: Cố gắng cùng nhau lập quả công, T́nh thương chia sớt dưới trên đồng. Thương Thầy lo Đạo, an nhàn lạc, Quyết chí sùng tu, hưởng phước
hồng.(7) Hai
chữ công quả được đức Quan thánh
nhắc đi nhắc lại nhiều lần: Trường công quả lập tiến nhanh, Khuyên trong lưỡng phái tu hành bước mau.(8) Ghi
nhớ thực hành công quả hôm sớm không lơi
lỏng, theo đức Quan thánh cũng là lập đức
cho dày để đến khi cởi bỏ xác phàm linh
hồn được siêu thoát: Biết đạo đức hưởng mùi
lạc thú, Phần quả công kư chú mai chiều. Đường tu lập đức làm phiêu, Hầu ngày thoát tục được siêu linh
hồn.(9) Làm
công quả cũng là thực hiện một phần phương
pháp tu Tam công của Cao Đài trong kỳ đại ân xá.
Nhưng để công quả được hiệu
quả lớn lao, theo đức Quan thánh, người tu không
nên chỉ làm đơn phương hay lẻ loi. Đă có
tập thể là họ đạo, là thánh thất, thánh
tịnh, th́ phải biết kết đoàn để
một ḷng chung lo công quả. Đức Quan thánh dạy: Trời trong mây thoảng gió đưa, Lỡ làng kiếp sống lọc lừa phải
lo. Lo cho vẹn phận tṛ tu học, Sớm chiều trưa chia sớt quả công, Dưới trên liên kết một ḷng, Xây nền đạo đức, vun trồng
quả nhân.(10) Trong
thực tế, khi hợp quần với nhau để làm
việc chung, tâm phàm phu thường khiến chúng ta
dễ có ḷng phân biệt nhĩ ngă, anh tôi. Những cái
tiểu ngă vị kỷ của người đạo
hữu cùng sinh hoạt chung trong một cộng đồng
thường hay va chạm nhau để rồi dễ sinh
ra cảnh trống đánh xuôi mà kèn thổi ngược,
làm cản trở bước tiến của Đạo.
Cho nên, để hướng người tu vào nẻo
hợp quần, phục vụ cho đại cuộc thiên cơ,
đức Quan thánh khuyên chúng ta phải biết dung ḥa
những cái ta sai biệt do bởi căn trí khác nhau; người
nhanh phải biết d́u người chậm, người
khôn khéo phải biết nâng đỡ người
vụng về. Ngài dạy: Thương nhau chín bỏ để làm mười, Nương níu d́u nhau để độ đời. Tay có ngón dài c̣n ngón vắn, Kéo ra bằng mí lóng e rơi. (11) Khi
biết kềm ḷng để kiểm soát cái ta của ḿnh
mà thông cảm với cái ta của người khác, đó
là thực hành hạnh khắc kỷ. Mà khắc kỷ cũng
là một phương diện của công tŕnh trên
đường tu đức. Về vấn đề này,
đức Quan thánh dạy: “Chư hiền đệ, hiền muội! Đă
sanh vào cơi vô thường, mỗi điểm chơn
hồn mang một nhục thể vào đời đều
có một sứ mạng để tự tu tự tiến
và giúp cho bộ máy thiên luân trong cuộc điều hành
vũ trụ. Những điểm chơn hồn đó tuy
căn trí có khác nhau từ hàng đại giác nguyên căn
cho đến hàng phàm phu tục lụy, nhưng mỗi
mỗi đều có sứ mạng, nhiệm vụ của
nó, giống như từng con ốc, bánh xe, cái chốt
trong bộ máy toàn thể. Đừng ai tối tăm nghĩ
rằng sự sống đơn phương riêng rẽ
của ḿnh không liên hệ ǵ với sự sống đại
thể của muôn loài vạn vật rồi tự t́m
lối rẽ thụ hưởng riêng tư trong phạm vi
nhỏ hẹp, vị kỷ, vị thân.”
(12) Cái
lư ấy nói ra th́ dễ. Ai cũng có thể nói được,
lập đi lập lại được, nhưng
thực hành th́ không dễ. Phương thuốc để
trị bệnh này, theo đức Quan thánh chính là t́nh thương
yêu nhau để đỡ nâng nhau trong cùng một tập
thể: Phấn tâm lo danh mà Đại đạo, Đồng cùng nhau hoài băo lư chơn, Bỏ đi những nỗi giận hờn, Thương nhau là gốc keo sơn chặt ǵn. Đường đạo đức đệ
huynh tiến bước, Chớ ngại ngùng hầu lướt chông gai. Chung tâm phổ hóa ngày ngày, Đắc thành phẩm vị một mai nhẹ nhàng.(13) Chúng
ta b́nh tâm mà xét th́ thấy trong một tập thể
đạo, cùng là con cái của đức Cao Đài ai ai
cũng thương Thầy hết. Nhưng lạ một
điều là chưa chắc hai kẻ cùng thương
một ông Thầy mà lại có thể dễ dàng thương
mến nhau thật sự. Nhiều
khi một đạo hữu của ḿnh có lầm lỗi ǵ
đó, ḿnh dễ dàng bất b́nh chỉ trích, công kích người
đó. Trên danh nghĩa th́ ḿnh đang tích cực bảo
vệ quyền pháp đạo, danh nghĩa đạo, nhưng
nếu xét thật kỹ ḷng ḿnh, dường như
phần đông ít có ai dám đảm bảo rằng
tận nơi sâu kín của ḷng phàm chúng ta hoàn toàn không
có chút xíu nào sự xúi bẩy của bản ngă tư
kỷ? Cho nên thánh giáo dạy chúng ta dùng t́nh thương
để cảm hóa, sửa lỗi cho nhau, nghe qua th́ có
vẻ đơn giản mà thực hành vào cuộc
sống th́ ôi thôi rất khó! Chia
sẻ với chúng ta nỗi khó khăn ấy, đức
Quan thánh dạy chúng ta phải biết dùng công
phu để rèn tâm ḿnh, tập luyện để hoán
cải cái tôi, cái ta vị ngă phàm phu dần dần
trở nên vô ngă, thánh thiện. Về
đại dụng của công phu, ngoài “yếu
tố căn bản để giúp cho hành giả một phương
pháp dưỡng sinh tuyệt diệu mà rẻ tiền”,
đức Quan thánh dạy rằng người tu có
thể “nhờ pháp môn ấy để
làm phương tiện chuyển hóa tâm hồn được
thuần thành khả ái do không chấp, không câu, không nê,
không lự. Hễ ḷng người không chấp, không câu,
không nê, không lự sẽ được phóng khoáng
thuần thành, thơ thới vui tươi, khoan dung từ
ái, ôn ḥa phúc hậu. Đó là diện mạo của thánh
nhơn tại tiền.” (14) 4. Dạy hàng hướng
đạo Đức
Quan thánh dạy chúng ta rằng t́nh thương có tác
dụng cố kết những huynh tỷ đệ
muội trong cùng một tập thể đạo. Hơn
thế nữa, t́nh thương c̣n là lực hấp
dẫn để thu phục nhơn tâm, bởi v́ đất
lành th́ chim đậu. Cho nên, trước tấm ḷng
ưu tư của bậc hướng đạo đang có
trách nhiệm lèo lái một cộng đồng Cao Đài,
nhỏ là thánh thất, thánh tịnh, lớn là hội thánh,
ṭa thánh, đức Quan thánh dạy: “Bần đạo muốn lưu ư toàn thể
rằng: Ḿnh muốn người khác thương ḿnh, trước
phải tự ḿnh thương người đă. Đừng
ngồi một chỗ kêu gọi thiên hạ đến
với ḿnh, mà phải bản thân ḿnh đến với
thiên hạ trước đă. Đừng bảo hoặc
yêu cầu ai thương ḿnh, nếu trong khi đó ḿnh
thiếu tác phong, cử chỉ, hành động đối
với họ. Đừng sợ người ta không thương
ḿnh, chỉ e tại ḿnh thiếu tác phong, nhân cách,
phẩm hạnh, đạo đức để được
xứng đáng cho người ta thương mà thôi. Đừng
sợ không ai hợp tác với ḿnh, chỉ ngại ḿnh không
có nhiệt t́nh muốn hợp tác với người
ta.”.(15) Thương
thương ghét ghét là chuyện hàng ngày của thế
gian. Nhưng thương và ghét lại ảnh hưởng
đến mọi chuyện thành công và thất bại
của con người. Khi dạy bậc hướng đạo
phải biết thương người khác, đức
Quan thánh cũng khuyên các vị ngược lại
phải biết vượt lên những đố kỵ,
ghét ganh mà người đời hay dành cho các trang hướng
đạo: “Ở thế gian, dầu ai mang danh là đạo
đức cao niên cũng vẫn c̣n trong ṿng thế gian. Nhân
t́nh thế thái như vầy: Nếu chư hiền đệ
hiền muội nghèo đói, dốt nát, không ai để
ư ghen tị, xiểm gièm. Một khi chư hiền đệ
muội khá giả, học rộng, có được địa
vị trong xă hội hoặc trong tôn giáo, th́ tức
khắc có không biết bao nhiêu sự đố kỵ,
xiểm gièm chen vào giành giựt, phá tán. Đă là hàng hướng
đạo, phải xem thường việc ấy. Cố
gắng lấy
đức khiêm tốn, ḷng khoan dung, chí
nhẫn nại, ôn ḥa, tùy thời để hành phận
sự đến nơi đến chốn.” (16) Xác
nhận t́nh đời như thế, đức Quan thánh
khuyên các bậc hướng đạo hăy xem thế thái
nhân t́nh ấy như phong ba, băo tố nhất thời, b́nh
tâm đón nhận v́ chắc chắn sẽ có lúc sóng
lặng gió êm: Hướng đạo ngại chi lúc bại thành, Thuyền ra bể cả gặp cḥng chành. Sóng to gió lớn qua giây lát, Mặt biển phẳng lờ trở lại nhanh.
(17) 5. Khiêm tốn,
phục thiện, cầu tiến để phát huy nền
Đạo Đạo
Cao Đài là một tôn giáo trẻ so với bề dày
của các tôn giáo đă ra đời từ Nhất
kỳ và Nhị kỳ Phổ độ. Là một tôn giáo
trẻ cho nên đạo Cao Đài có sinh lực riêng
của ḿnh, có cái độc đáo và sứ mạng riêng
của ḿnh. Nhưng ngược lại, một tôn giáo
trẻ cũng không có được những thuận
lợi của các tôn giáo đă có bề dày vài ngàn năm
lịch sử. Hiểu
như vậy, để phát triển nền Đạo,
hoằng dương chánh pháp Tam kỳ Phổ độ,
mỗi một cộng đồng Cao Đài bắt
buộc phải có ư thức và không được tự
măn. Trong sự học đạo và hành đạo,
mỗi cá nhân và mỗi tập thể cần biết nh́n
ra, quan sát các tôn giáo đă có truyền thống lâu đời,
nghiên cứu những kỷ cương, phép tắc
truyền giáo độ nhân của tôn giáo bạn để
rút kinh nghiệm, và phấn đấu ít ra th́ cũng
bằng được tôn giáo bạn chứ không thể
để thua kém bạn. Điều này được
đức Quan thánh dạy rơ: Đạo cao cậy kẻ đức tài, Lư cao nhờ kẻ miệt mài nghĩ suy. Nh́n giáo bạn mà b́ Đại đạo, Xem chúng nhân mà tạo tín đồ.
(18) Việc
này bắt buộc phải dốc tâm dốc sức
trọn cả đời người. Ngày xưa môn đệ
đức Khổng tử hỏi bao giờ Thầy mới
được nghỉ ngơi? Phải chăng là khi nào thân
xác nằm yên trong ḷng đất? Đức Khổng
tử gật đầu nói phải. Ngày nay, đức
Quan thánh cũng dạy chúng ta y như thế: Bao giờ bỏ xác xuống mồ, Cũng tṛn nghĩa vụ đạo đồ
đài Cao.
(19) Trở
lại với lời dạy Nh́n giáo
bạn mà b́ Đại đạo, Xem
chúng nhân mà tạo tín đồ, chúng ta biết
rằng công việc này không phải dễ dàng thực
hiện. Người không có tinh thần cầu tiến, người
tự cao tự đại, người đặt
quyền lợi cá nhân cao hơn danh thể Đạo
chắc chắn không thể làm được điều
đức Quan thánh dạy bảo. Muốn làm được,
phải có đức độ. Trong nhiều khía cạnh
của đức độ, chắc chắn không thể
thiếu đức khiêm tốn và phục thiện.
Tại sao vậy? Năm
1969, đức Quan thánh dạy rằng người hướng
đạo cũng phải là những tay thợ lành
nghề. Ngài bảo: “... mỗi
phần tử cá nhân của người tín hữu cũng
như mỗi tổ chức hành đạo trong các chi phái
đạo Cao Đài là một hột cát rất tốt,
những hột xi măng rất tốt. Nhưng đến
ngày nay chưa kết thành một bă hồ tốt đẹp
đúng mức cho việc xây cất ngôi nhà Đại
đạo duy nhứt là bởi chưa có một bàn tay người
thợ lành nghề biết chế nước dung ḥa đúng
phân độ tỷ lệ giữa các vật liệu
ấy. Nghĩ cũng thương thay!” (20) Để
người hướng đạo có thể trở nên
tay thợ lành nghề, đức Quan thánh bảo chúng ta hăy
học theo gương của những người thợ
điêu luyện lành nghề ngoài đời: “Chư
hiền đệ muội thử nghĩ mà xem: Mỗi
một người thợ, bất cứ ở ngành nào, không
phải họ thành công từ trong bụng mẹ, hoặc
ngay khi bước chân vào đời. Họ thành công
nhờ đức khiêm nhượng, biết phục
thiện để học hỏi những người
bạn thợ khác. Họ thành công trong việc làm, họ
thành công trong sự dám can đảm nh́n nhận và
biết sửa chữa để cải tiến sau lần
thất bại. Họ thành công trong sự ham học
hỏi, biết hy sinh, dẹp tự ái, nhốt tự cao,
không chủ quan.”(21) Đức
Quan thánh dạy Nh́n giáo bạn mà b́
Đại đạo, Xem chúng nhân mà tạo tín đồ,
đó là nh́n ra xa, ra ngoài cộng đồng Cao Đài.
Thế th́ chúng ta đoán ra rằng Ngài cũng mặc nhiên
khuyên ngay trong nội bộ Cao Đài, các chi phái, các địa
phương tuy có lúc có nơi chưa phải hoàn toàn là
tay thợ lành nghề, nhưng cũng nên t́m cách học
hỏi lẫn nhau để cùng giúp nhau tiến bộ. Thực
vậy, Ngài dạy: “Biết rằng
những người thợ đồng nghiệp khác cũng
chưa lành nghề, nhưng nhờ sự hỗ tương
trao đổi kinh nghiệm giữa sự thành công và
thất bại để bổ sung cho nhau, đương
nhiên sẽ lần hồi hết thất bại, đi
đến sự thành công hoàn toàn.” (22) Thử
hỏi: Cái chướng ngại ǵ đă ngăn trở chúng
ta tuy cùng khăn đen áo trắng như nhau mà chưa
thực sự ḥa hợp tương trợ nhau? chưa thân
thiết và tin yêu nhau? Năm
1969 đức Quan thánh đă chỉ rồi, đó là
tự ái, tự cao. Muốn trị nó, phải lấy
đức khiêm tốn và phục thiện. Hai năm sau
lần dạy ấy (năm 1971), đức Quan thánh
lại nhắc nhở thêm: “Lăo muốn đề cập đến đức
khiêm tốn và tinh thần phục thiện. “Chư hiền đệ muội! Trong giới tu
hành, đức tính khiêm tốn và tinh thần phục
thiện là hai trong những đức tính cần thiết
để giúp đỡ người tu thân lập
hạnh, hành đạo độ đời, đi đến
nơi đến chốn. “(...) Đức tính khiêm tốn, tinh thần
phục thiện là món bửu bối quư giá vô cùng để
giúp người tu thân hành đạo có được
những cử chỉ khả ái, tác phong dễ thương,
tư cách đức độ, việc làm nhân từ
khả dĩ gây được bầu không khí hiền ḥa
với những người đối diện.” (23) 6. Chăm lo
thế hệ tương lai Ưu
tư đến thanh niên, là tương lai của Đạo,
mà cũng là thế hệ tương lai của đất
nước, năm 1964 nhân lễ kỷ niệm Ngài
tại thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, đức
Quan thánh dạy: “Giờ đây Bần đạo cũng nhắc
đại cương vai tṛ quan trọng của người
thanh niên trong xă hội. Để kiến tạo lại
những ǵ đổ vỡ, hàn gắn lại những
vết đau thương của muôn vạn sanh linh,
hỡi các người thanh niên trong thế hệ này, có
nhận thức được trách vụ của ḿnh hay
không? Hay rồi lại phải làm kiếp đời thiêu
thân, lao đầu vào những cuộc trà đ́nh tửu
quán, phế cả tài đức một kiếp người,
xấu hổ cho truyền thống Lạc Hồng! “Đau đớn thay! Luân lư Khổng Mạnh
chẳng c̣n hiệu lực trước làn sóng ồ
ạt vật chất văn minh bên ngoài xâm nhập, làm
cho trí tưởng của lớp tuổi thanh niên bị
đầu độc bởi muôn điều hấp
dẫn phù hoa. Nếu đă ư thức được
bổn phận, vai tuồng trước lúc luân lư đồi
bại ngửa nghiêng, th́ các thanh niên c̣n ǵ nữa mà không
t́m lư tưởng duy nhứt để tôn thờ. Bần
đạo muốn nói đến con đường đạo
đức trường cửu.” (24) Tuy
đă qua gần 40 năm, đến nay lời dạy
vẫn c̣n nguyên giá trị thời sự nóng bỏng,
thậm chí c̣n mang tính cách cấp bách hơn nhiều,
rất nhiều. Thật vậy, theo dơi báo chí mấy năm
nay, chúng ta biết hiện có một bộ phận không ít
thanh niên đang hủy hoại tuổi xuân trong những thú
vui sa đọa. Đầu tháng 8 này, các giới chức
chánh quyền đă phải cảnh báo rằng các tội
phạm h́nh sự đang “trẻ hóa”, nghĩa là
hiện có những kẻ cướp của, giết người
mà thủ phạm chỉ mới 15, 16 tuổi! Thực
hành lời dạy của đức Quan thánh, khi mỗi thánh
thất, thánh tịnh hết sức lưu ư chăm lo
đời sống tinh thần lành mạnh, đạo
đức của thanh thiếu niên trong họ đạo ḿnh,
khu vực dân cư của ḿnh, ấy là đang góp
phần lành mạnh hóa xă hội, thiết thực góp
phần giữ ǵn cả một thế hệ tươi sáng
cho tương lai đất nước, dân tộc. · Quả
thực đức Hiệp Thiên Đại đế
dạy cho chúng ta những điều hết sức
gần gũi và thiết thực, đơn giản mà sâu
sắc. Từ chỗ bày vẽ cho từng tín đồ phương
cách hoán cải tâm phàm cho nên người thánh thiện,
Ngài c̣n chỉ dẫn đường đi nước bước
để các bậc hướng đạo hoàn thành
được sứ mạng thế Thiên hành hóa, giáo dân
vi thiện của ḿnh, và không quên dặn ḍ người
đạo phải biết chăm lo giáo dục lư tưởng
đạo đức cho thế hệ tương lai
của Đạo, cũng là tương lai của nước
non, dân tộc. Nhân
dịp lễ kỷ niệm Ngài tại thánh tịnh
Ngọc Điện Huỳnh Hà năm 1961, đức Quan thánh
ân cần khuyến nhủ: “Bần
đạo ước mong mỗi hiền đệ muội
nên luôn luôn trọn vẹn bổn phận tu hành hầu vượt
qua. Bao nhiêu năm trường Thiêng liêng đă chỉ
dạy chư hiền đầy đủ. Giờ đây
chư hiền nam cũng như nữ cần phải
nhặt bước công tu để hưởng phúc
Trời ban bố. (...) Bần đạo mong cơi ḷng
của chư hiền đệ muội sẽ không bao
giờ quên lăng những lời Thiêng liêng giáo hóa.”
(25) Có
thể chúng ta chưa học đầy đủ hết
lời dạy của đức Quan thánh từ xưa
tới nay. Nhưng chắc chắn một điều
rằng, nếu chúng ta học và hiểu được
đến đâu, mà cứ thực tâm thực ḷng thi hành,
áp dụng đến đó, th́ đường tu của
mỗi tín đồ sẽ tinh tiến và đạo
nghiệp của mỗi họ đạo, mỗi hội thánh
sẽ thông suốt, phát huy rực rỡ. Chính đức
Quan thánh đă cam đoan với chúng ta như vậy: Hiểu Đạo rồi kiên gan học lấy, Quyết tâm hành sẽ thấy huyền linh. Hôm nay lời phán tận t́nh, Mong trong lưỡng phái hy sinh lo tṛn.
(26) Xin
nguyện cầu cho mọi người và mọi cộng
đồng Cao Đài đều chứng nghiệm
được huyền linh nhiệm mầu ấy trong
đời tu hành, lập đức, thi công của ḿnh. LÊ ANH DŨNG (Phú
Nhuận, 12.8.2001) Chú
thích xuất xứ 1.
Cơ
quan Phổ thông Giáo lư, 01.02 Tân Hợi (25.02.1971). 2.
Mạnh
tử: Cáo tử, chương cú hạ, 15. 3.
Cơ
quan Phổ thông Giáo lư, 15.7 Giáp Dần (01.9.1974). 4.
Thánh
tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, 24.6 Tân Sửu
(05.8.1961). 5.
Thánh
tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, 24.6 Canh Tư
(17.7.1960). 6.
Thánh
tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, 24.6 Canh Tư
(17.7.1960). 7.
Thánh
tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, 24.6 Canh Tư
(17.7.1960). 8.
Thánh
tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, 24.6 Canh Tư
(17.7.1960). 9.
Thánh
tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, 24.6 Canh Tư
(17.7.1960). 10.
Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, 24.6 Tân
Sửu (05.8.1961). 11.
Thánh tịnh Ngọc minh đài, 15.4 Canh Tuất
(19.5.1970). 12.
Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15.12 Giáp Dần
(26.01.1975). 13.
Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, 24.6 Giáp
Th́n (01.8.1964). 14.
Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 15.12 Giáp Dần
(26.01.1975). 15.
Thánh thất Nam Thành, 15.02 Kỷ Dậu (01.4.1969). 16.
Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 01.02 Tân Hợi
(25.02.1971). 17.
Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 01.02 Tân Hợi
(25.02.1971). 18.
Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, 24.6 Giáp
Th́n (01.8.1964). 19.
Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, 24.6 Giáp
Th́n (01.8.1964). 20.
Thánh thất Nam Thành, 15.02 Kỷ Dậu (01.4.1969). 21.
Thánh thất Nam Thành, 15.02 Kỷ Dậu (01.4.1969). 22.
Thánh thất Nam Thành, 15.02 Kỷ Dậu (01.4.1969). 23.
Cơ quan Phổ thông Giáo lư, 01.02 Tân Hợi
(25.02.1971). 24.
Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, 24.6 Giáp
Th́n (01.8.1964). 25.
Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, 24.6 Tân
Sửu (05.8.1961). 26.
Thánh tịnh Ngọc Điện Huỳnh Hà, 24.6 Canh Tư
(17.7.1960). Đôi ḍng sơ lược về tác giả Lê Anh Dũng
|
Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674 Website: www.thienlybuutoa.org Email Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT
|