Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

ĐỨC PHẬT DẠY CON

HUỆ Ư

1. NHỎ TUỔI VẪN TU ĐƯỢC.

Đức Thích Ca Mâu Ni có một người con tên La Hầu La. Khi đắc đạo, Đức Phật trở về kinh đô độ cha mẹ tu hành. Vợ của Ngài, công chúa Gia Du Đà La lo sợ, nếu người khác lên ngôi vua, đời bà sẽ không được bảo đảm, v́ chồng đi tu, con lại nhỏ tuổi. Mỗi lần Đức Phật đi khất thực, bà chỉ cho La Hầu La biết và dặn: “Đó là cha con, con hăy đi theo và xin để lại gia tài cho con.”

Ngài La Hầu La vô tư đi theo Đức Phật và nói lại những lời mẹ dặn. Lần đầu tiên, Đức Phật không để ư. Đến lần thứ ba, Đức Phật cảm động và biết ngay con ḿnh làm theo lời mẹ.

Đức Phật gọi Ngài Xá Lợi Phất đến và hỏi: “La Hầu La xin Thầy để lại gia tài, vậy Thầy nên trao lại những ǵ?”

Ngài Xá Lợi Phất đáp: “Bạch Thầy, ngai vàng, điện ngọc, vàng bạc, châu báu… những thứ Thầy đă bỏ đi th́ c̣n trao lại cho La Hầu La làm ǵ. Chỉ có đạo giải thoát là quư nhất trên đời mà Thầy đă trao cho chúng con, xin Thầy cũng trao lại cho La Hầu La.”

Đức Thích Ca đáp: “Đúng như thế. Xá Lợi Phất, con hăy xuống tóc cho La Hầu La.”

Ngài Xá Lợi Phất lấy dao ra và La Hầu La đă trở nên nhà sư tí hon sau ba lần cạo cùng ba lần nguyện: Dao thứ nhứt nguyện bỏ mọi sự dữ; dao thứ hai nguyện làm mọi sự lành; và dao thứ ba nguyện độ tất cả chúng sanh.

Từ đó La Hầu La không c̣n ở nhà với mẹ mà theo ngài Xá Lợi Phất học đạo.

2. LỜI NÓI PHẢI CHÂN THẬT. CÁI CHẬU NHƯ LÀ THÂN CỦA M̀NH, NƯỚC NHƯ LÀ TÂM CỦA M̀NH, CẢ HAI ĐỀU PHẢI THANH KHIẾT.

Trong giờ Đức Phật thuyết pháp, v́ c̣n nhỏ tuổi nên La Hầu La chưa phải dự nghe, được tự do chơi đùa. Một hôm có đoàn sa môn đến thỉnh pháp, gặp La Hầu La ngoài cổng. Vị cao tuổi hỏi La Hầu La Đức Phật giảng đạo nơi nào. Vốn c̣n tinh nghịch, thay v́ chỉ đúng, La Hầu La hướng dẫn ngược lại. Chư tăng đến nơi th́ trật chỗ, t́m được đúng giảng đường, Đức Phật đă thuyết pháp xong.

Liên tục ba ngày, Đức Phật bèn hỏi các vị tăng đi trễ, lư do nào mà luôn mấy ngày đều đến chậm.

Vị cao tuổi đáp: “Chúng con không rơ sư chú La Hầu La có biết giảng đường Thầy thuyết pháp hay không, nhưng ngày nào chúng con theo sự hướng dẫn của sư chú th́ đều đến trật.”

Đă rơ lư do đến muộn của chư tăng, Đức Phật bảo ngài Xá Lợi Phất đi gọi La Hầu La đến gặp Ngài có việc cần.

La Hầu La đến, Đức Phật nói: “Hôm nay cha đi khất thực về, chân không được sạch, con hăy lấy cái chậu, ra giếng múc nước vào rửa chân cha.”

La Hầu La vâng lời. Rửa chân xong, Đức Phật nói: “Cha cho con chậu nước này để dành uống đó.”

La Hầu La không dám trả lời, chỉ đứng lắc đầu. Đức Phật hỏi: “Tại sao con không chịu?”

La Hầu La đáp: “Chân cha dơ, nước này dùng để rửa, nay không c̣n sạch, uống vào con sẽ bịnh.”

Đức Phật tiếp lời: “Vậy con đem đổ nước đi.”

La Hầu La đổ nước rồi đem chậu vào. Đức Phật nói: “Con không chịu lănh nước th́ cha cho con cái chậu đó để đựng thức ăn.”

La Hầu La cũng lắc đầu. Đức Phật hỏi tại sao?

La Hầu La đáp: “Chậu đựng nước dơ, nên chậu cũng dơ, thức ăn sẽ bị hư thối, khi đựng trong chậu này.”

Đức Phật tiếp: “La Hầu La, ba ngày nay, con nói những lời không chân thật, thân con như cái chậu, tâm con như nước trong chậu này đều bị dơ bẩn, con c̣n không chịu dùng th́ chư tăng cũng như chư Thiên đâu sử dụng. Con hăy sám hối và không được tái phạm. Từ nay, hăy theo thầy con, Xá Lợi Phất, đi nghe giảng chứ không nô đùa nữa.”

3. NHỎ TUỔI VẪN CÓ THỂ GIÚP NGƯỜI CHUNG QUANH CÓ CẢM T̀NH VỚI ĐẠO VÀ TỪNG BƯỚC TU HỌC.

Trong số các đệ tử của Phật có Ngài Cấp Cô Độc. Sở dĩ có tên như thế là do ông thường giúp đỡ các vị khó khăn cơm áo gạo tiền. Tấm ḷng ông th́ rộng răi, ngược lại vợ ông, bà Nữ Phúc Tướng, thường cằn nhằn về chuyện đem tiền bạc làm việc từ thiện. Ngài Cấp Cô Độc xin Đức Phật giúp cho một huynh đệ đến nhà để giáo hóa tâm hồn vợ ông.

Đức Phật đáp: “Con hăy dẫn La Hầu La về nhà.”

Ông Cấp Cô Độc ngạc nhiên, nhưng không dám có ư kiến. Đến nhà, ông Cấp Cô Độc vào trong, c̣n sư chú La Hầu La đứng ngoài cửa.

Hằng ngày, chư tăng đến, bà Nữ Phúc Tướng không vui, v́ cho rằng chư tăng là nguyên do khiến chồng bà không những bỏ bê việc nhà mà c̣n đem tài sản ra để biếu tặng người khác nữa. Nhưng hôm nay, không có vị tăng nào đến, chỉ có một chú tiểu, dáng hiền ḥa trước cửa. Bà cũng có những người con, nhưng đâu có khổ như chú này, cha mẹ đâu mà vào chùa tu rồi phải khất thực. Động ḷng trắc ẩn, bà lấy xôi chuối ra tặng.

Sư chú La Hầu La nh́n thấy xôi chuối trong b́nh bát th́ mỉm cười, nhưng lật đật nhớ lời thầy dặn liền chú nguyện.

Sớt xôi chuối vào bát xong, bà Nữ Phúc Tướng hỏi: “Tôi tặng chú xôi chuối, sao không cám ơn, mà nói lầm thầm ǵ trong miệng vậy?”

Sư chú La Hầu La đáp: “Thay lời cám ơn, tôi đang chú nguyện cho bà được giải trừ mọi phiền năo, thân tâm được lành mạnh, tu hành tinh tấn để viên thành Phật đạo.”

La Hầu La đi rồi. Bà Nữ Phúc Tướng hỏi ông: “Hôm nay ai đến nhà ḿnh vậy?”

Ông đáp: “Mừng cho bà, từ trước đến giờ bà không cho ai cả, mà hôm nay mở ḷng từ thiện, vậy là bắt đầu có phước báu trên trời rồi. Người mà bà tặng xôi chè hôm nay, không phải là một đứa trẻ nghèo khó, chính là con của Thái Tử Tất Đạt Ta, vua của tôi với bà, người có mọi tài sản trên thế gian, giàu gấp trăm ngàn lần tôi với bà, nhưng Ngài đă từ bỏ tất cả để đi tu thành Phật. Hôm nay, Ngài cho sư chú đến đây để dạy cho bà bớt cái tánh bỏn xẻn, bà có phước lắm mới được sư chú cầu nguyện cho.”

Bà Nữ Phúc Tướng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Từ sự thương hại bà đi đến mến phục chú tiểu La Hầu La. Ngày nào bà cũng chờ chú đến để biếu xôi chè, nhưng không thấy. Bà hỏi ông: “Tôi muốn gặp lại sư chú hôm trước được không ông?”

Ông đáp: “Mỗi ngày Thầy dạy đi đâu, Ngài phải đi đó, bà làm sao gặp được. Muốn gặp Ngài, bà phải lên chùa.”

Từ đó bà Nữ Phúc Tướng theo ông lên chùa, phụ làm từ thiện, và lần lần trở thành một đệ tử chân tu của Đức Phật. Lần nào lên chùa bà cũng có phần quà bánh cho La Hầu La, v́ đối với bà, Ngài chính là vị thầy nhỏ đầu tiên.

4. NGÀI LA HẦU LA LÂM CƠ TRONG TAM KỲ PHỔ ĐỘ.

THI

La Hán thệ nguyền tế chúng sanh,

Hầu gần Từ Phụ hưởng ân lành,

La ḍng giống Thích hoàn cầu nhắc,

Giáng hộ đàn trung tiếp điển thanh.

Ta xin chào chư Thiên mạng, thiện nam, tín nữ. Nghiêm thiết đàn tràng, tiếp Đức Thế Tôn. Ta xin xuất ngoại chầu lễ...

(BÁT BỬU PHẬT ĐÀI, 15-01 Giáp Th́n, 27-02-1964)

CÁC BÀI HỌC

Qua cuộc đời của Ngài La Hầu La, chúng ta thấy tuổi trẻ vẫn tu được.

1. Tuổi trẻ là kiểng non, nhờ cha mẹ, thầy cô, anh chị chăm sóc uốn nắn mà trở nên giá trị.

Trong đạo, các vị lăo thành thường dặn chúng ta:

Uốn tre, uốn thuở măng non,

Dựng gầy hướng đạo khi c̣n tuổi thơ.

Lúc con c̣n trẻ, nên hướng dẫn đến chùa, thất, cho tập cúng bái, học lễ nghi đạo đức hầu quen dần nếp tu học. Nếu không làm như thế, khi con lớn rồi, không dễ đưa đi học giáo lư, học thánh kinh hiền truyện nữa.

2. Thánh đường là môi trường phát triển tánh tốt, hạn chế tánh xấu.

Đối với quư vị có tuổi, Ơn Trên c̣n dạy: “Đến chùa thất rửa lần tội lỗi,/ Đọc sách kinh tắm gội linh hồn”, huống là trẻ con.

Gần mực th́ đen, gần đèn th́ sáng. Chúng ta c̣n nhớ tích Mạnh Mẫu trạch lân xử. Mẹ ngài Mạnh Tử phải thay đổi chỗ ở đến ba lần mới ổn định. Lần đầu ở kế bên ḷ mổ heo, lần hai kế bên nghĩa địa, lần ba kế bên trường học, Ngài Mạnh Mẫu mới chịu ở luôn.)

Đức Bảo Pháp Chơn Quân Huỳnh Chơn khi về đàn đă dặn đạo tỷ Diệu Lư: “Hiền nương hăy đưa Khải [Tạ Đăng Khải, cháu nội của Đạo trưởng, con anh Tạ Đăng Vơ] đến Cơ Quan để học lễ nghi đạo đức.”

Người xưa cũng dạy:

Trồng dưa th́ phải làm giàn,

Nếu không chúng sẽ ḅ càng, ḅ nghiêng.

Khi con trong tuổi vị thành niên, chúng ta phải hướng dẫn với tinh thần “Cá không ăn muối cá ươn,/ Con căi cha mẹ trăm đường con hư”, chứ không thể để trẻ tự do phóng túng được.

Điều quan trọng, theo lời Ơn Trên dạy là vấn đề kế thừa đạo nghiệp của tổ phụ:

Cha tu con phải được hiền,

Lập thành sổ bộ tṛ tiên mới là.

3. Thời gian: ẩn số cho người già lẫn người trẻ.

Cổ đ ức dạy:

Mạc đăi lăo lai phương học đạo,

Cô phần tận thị thiếu niên nhân.

(Học đạo khuyên đừng chờ cao tuổi,

Mồ hoang nghĩa địa lắm đầu xanh.)

Điều bất hạnh nhất có thể xảy ra là cái chết của mỗi người không hề hẹn trước: Sanh tử sự đại, tấn tốc vô thường. Một số vốn tu học dù nhiều hay ít cho người lớn tuổi, nhất là với người trẻ tuổi vô cùng quư báu, cần thiết làm vận tốc đầu để tiếp tục tu học khi bước sang thế giới bên kia.

4. Đủ sức khoẻ mới có thể đi trọn đường tu.

Đường tu không những dài mà c̣n nhiều chông gai trở ngại. Đôi lúc một hay nhiều lớp học c̣n bị lưu ban, nên cần sức khoẻ tốt để kiên định ư chí vào việc hành tŕ, nhứt là học chơn đạo.

Đức Di Lạc Thiên Tôn dạy: “Trước khi vào sơ cơ thừa thụ pháp môn, không phải theo khẩu quyết nhất định, mà phải soát lại: tâm nguyện, giới hạnh, sức khoẻ. Ba điều ấy thiếu một không sao làm được thánh. Nên trước hết là tâm nguyện có đủ, mà sức khoẻ không bảo đảm, làm sao đeo đuổi hành tŕ suốt đời.”

Tuổi trẻ phát nguyện tu học là có nhiều cơ may để công thành viên măn.

5. Làm sao đưa trẻ đến thánh đường và theo đuổi tu học?

Trước nhất, đưa trẻ đến được thánh đường là trách nhiệm của phụ huynh v́ “phụ từ mới dạy con tử hiếu” (Đức Ngô Đại Tiên dạy). Cha mẹ là tấm gương thân giáo cụ thể, liên tục đối với con cái. Nếu cha mẹ chưa hiểu được ư nghĩa của việc tu học hành đạo, chưa tích cực hành đạo th́ chắc chắn không bao giờ khuyến khích và tạo điều kiện cho con ḿnh đến chùa thất.

Chúng ta cũng kể đến trường hợp hiếm hoi là v́ cơ duyên nào đó con lại được tu học trước và quay về độ dẫn phụ mẫu đúng như lời dạy:

Tu là cứu cửu huyền thất tổ,

Tu là cần phổ độ nhân sanh.

(Tu chơn thiệp quyết)

Thứ hai, việc giữ được trẻ và huấn luyện thế hệ tiếp nối là trách nhiệm của các đàn anh chị đi trước, Ơn Trên dạy:

Đàn anh tiến, đàn em cũng tiến,

Đủ pháp quyền vượt biển đăng sơn.

Lẽ tất nhiên, đào tạo được một giáo sĩ có khả năng băng rng, vưt biển không thể ngày một ngày hai; nhưng có khởi đầu, th́ sẽ có kết thúc, đó là ngày mà các anh chị phụ trách từ vườn ươm đến lễ nghi đạo đức, phổ huấn, tu sĩ, giáo sĩ... vui mừng khi chồi non đơm hoa kết quả.

HUỆ Ư

(09-5-2004)

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh