ĐẠI ÂN XÁ
KỲ BA
TU CỨU ĐỘ CỬU HUYỀN THẤT TỔ
MÙA VU LAN
Đạt Tường
I. DẪN NHẬP:
II. CHƠN GIÁC ĐỒNG ĐĂNG THIÊN HOA ĐÀI
VỊ trong TAM KỲ PHỔ ĐỘ.
1. Ư nghĩa lễ Chơn Giác Đồng Đăng:
2. Vài thí dụ "Tu cứu độ Cửu
Huyền Thất Tổ " trong Cao Đài Giáo:
CON TU, mẹ được cứu rỗi thoát
trầm luân về chốn non Thần học đạo.
CON GÁI TU ĐẠI THỪA, cha đắc vị
Thần.
CON DÂU LẬP CÔNG góp phần đắc Thánh cho
mẹ chồng.
CON TU được hoàn ngôi Tiên.
VỢ CON THIẾU TU nên chỉ đắc Thánh.
BẢN THÂN và VỢ CON mê lầm nên không thoát
ngục h́nh.
III. TU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ CỨU
ĐỘ CỬU HUYỀN THẤT TỔ ?
1. Phân tích hai trường hợp Mục Kiền Liên
và Địa Tạng Vương
2. Người tu Đại Đạo với Bồ Tát
Hạnh.
IV. KẾT LUẬN:
Trong một lần giáng đàn năm 1972, Đức Lư Giáo
Tông có dạy một đoạn sau:
“Trung Ngươn, nhằm mùa Vu Lan và cũng là
mùa tấn phong cho chơn linh nào đáng được ban
phong. Giờ nầy Bần Đạo thừa lịnh Tam Giáo
Tổ Sư, nhân danh Giáo Tông Đại Đạo Tam
Kỳ Phổ Độ, ban phong Thánh sắc cho linh hồn
Đoàn Ngọc Chí thân sinh của Chí Mỹ được
ân phong Thánh Vị là Khiết Tâm Chơn Thánh. "
(Đoàn Ngọc Chí, số 165 trong danh sách các vị kư
tên trong tờ Khai Tịch Đạo 23.8 Bính Dần 1926)
Vậy chúng ta hăy t́m hiểu xem ư nghĩa của mùa
lễ nầy trong Tam Kỳ Phổ Độ như thế
nào, để từ đây có thể rút ra bài học
hữu ích chi cho đường tu học của mỗi chúng
ta.
I. LỄ CHƠN GIÁC
ĐỒNG ĐĂNG THIÊN HOA ĐÀI VỊ trong ĐẠI
ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
Lâu nay các Tịnh Thất trong Cao Đài Giáo, hàng năm
cứ đến tháng bảy âm lịch đều
thiết lễ cầu siêu cho các đẳng cô hồn,
chiến sĩ trận vong và Cửu Huyền Thất
Tổ của bổn đạo.
Thông thường ngày lễ chánh được thực
hiện rất trọng thể với tên gọi theo văn
hóa dân gian là Trung Nguơn Thắng Hội theo sự tích
về tấm ḷng hiếu thảo của một bực Thánh
Nhơn thời Thượng Cổ ở Trung Hoa là Vua
Thuấn; hay một tên gọi khác là Lễ Vu Lan Bồn
để kỷ niệm ḷng hiếu đạo hết ḷng
cầu nguyện cho mẹ được siêu thoát của
Mục Kiền Liên Tôn Giả tại Ấn Quốc khi xưa.
Các tên gọi này chỉ gợi lên ư nghĩa khuyến khích
mọi người hăy cầu nguyện ơn trên ban ơn
xá tội cho các âm hồn được siêu thoát
khỏi Phong Đô Địa Phủ, cầu siêu thoát cho
ông bà cha mẹ đă khuất bóng để tṛn câu
hiếu đạo và thiết thực hơn là hăy luôn ghi
nhớ và thực hành Đạo Hiếu khi các đấng
sanh thành c̣n trên dương thế.
Ngày nay ở thời kỳ Tam Kỳ Phổ Độ, ngoài
những ư nghĩa truyền thống đă nêu trên th́ c̣n
có những ǵ mới hay không ?
1. Ư NGHĨA LỄ CHƠN GIÁC ĐỒNG ĐĂNG:
Nhiều Thánh Tịnh ở miền Lục Tỉnh như
Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp .... hàng năm vào tháng
bảy đều thiết lễ Chơn Giác Đồng
Đăng Thiên Hoa Đài Vị. Đây là tên gọi
được Ơn Trên giáng cơ ban cho với ư nghĩa:
Các chơn hồn giác ngộ cùng được thăng lên
chứng quả vị, ngự trên đài hoa do Đức
Chí Tôn ban phong.
“Chơn Giác Đồng Đăng Trung Nguơn
Thống Hội. Huyền Thiên Thượng Đế Giáng.
Cha linh hồn các con. Thầy gia ân huệ đồng
mỗi con, mừng chung lưỡng đài nam nữ.
Thầy gia ân phước huệ ngày lễ Trung Nguơn.
Lễ Trung Nguơn thường niên thắng hội,
Cha giáng lâm hối thúc ḷng con;
Mừng chung trẻ các con phụng mạng,
Trước bửu điện hào quang chiếu sáng.
................................................
Thầy ân huệ đức tin đồng thể,
Đồng hiếu tâm về đây dự lễ;
Ḷng nguyện cầu Thượng Đế giáng lâm,
Con trường đạo nam nữ dương âm.
Đồng hiệp chí cao thâm bồi đức,
Cầu siêu thăng Cửu Huyền Tây Vức;
Thất Tổ đồng tích cực hồi thăng,
Chứng ngôi vị đồng cả qui tăng.
Ḷng khẩn nguyện ĐỒNG ĐĂNG chiếu
ứng,
GIÁC CHƠN hồn từ tâm giáng chứng;
Lễ siêu thăng xây dựng tâm hồn, "
2. Vài thí dụ về việc "TU CỨU ĐỘ
CỬU HUYỀN THẤT TỔ " trong Cao Đài Giáo:
A. CON TU, MẸ THOÁT TRẦM LUÂN, về CƠI TRỜI
LUYỆN TU:
Td: bà Nguyễn Thị Hồ, mẹ của đạo
tỷ Ngọc Kiều được Đức An Ḥa Thánh
Nữ (mẹ ĐT. Thiện Bảo, người phối
ngẫu của tỷ Ngọc Kiều) báo tin:
“Đây Mẹ tin Ngọc Kiều con rơ,
Nhờ đường tu sáng tỏ quả công;
Thiêng Liêng chứng giám tấc ḷng,
Thị Hồ hiền tỷ thoát ṿng trầm luân.
Rằm tháng bảy Trung Nguơn phóng xá,
Các linh hồn măn đọa luân hồi;
Tiên Cô Diệu Hạnh đến nơi,
Phép linh d́u dắt cơi Trời luyện tu.”
Diệu Hạnh Tiên Cô là mẹ của đạo tỷ
Bạch Tuyết hướng dẫn linh hồn cụ
Thị Hồ về Phổ Đà Sơn tu luyện ở
Bạch Vân Cung.
Mùa Vu Lan năm sau, Đức Mẹ cho phép hồn bà
Hồ được về đàn dặn ḍ gia quyến.
THI
Cố công hành đạo mấy năm qua,
Mong mỏi được tin tức mẹ già;
Chẳng biết siêu thăng hay đọa lạc,
Về nơi thượng cảnh hoặc trầm kha.
Tôi, nhủ danh nơi hồng trần là Nguyễn Thị
Hồ, từ mẫu của phần nhục thể
Ngọc Kiều, xin có lời chào mừng và cảm ơn
chư liệt vị trước đàn.
Già nầy xin cáo
lỗi, sợ không đủ phước đức mà
hầu chuyện cùng chư đạo tâm. Xin phép
được trần tố ít lời cùng con cháu trong gia
đ́nh, mong quí liệt vị niệm t́nh tha thứ cho
mọi sự thất lễ.
Ngọc Kiều con ! Tuy xác phàm phải trả về cùng
tứ đại, nhưng phần tinh anh vẫn c̣n trong
vạn thuở. Tuy được nương thân nơi cơi
thần, nhưng t́nh mẫu tử thâm sâu c̣n lưu
luyến. Nhờ công đức của con và các con tu
niệm, nên kỳ ân xá Trung Nguơn năm rồi, mẹ
được Diệu Hạnh Tiên Cô đến dẫn
hồn về cho tu học tại Phổ Đà Sơn. Tuy
khỏi phải chuyển kiếp đầu sanh lại
chốn hồng trần sắc giới, chớ mẹ cũng
chưa được ban phong một chức vị nào nơi
miền Tiên cảnh, là v́ lúc sinh thời tại thế chưa
biết tu hành chay lạc ǵ. Nếu không nhờ đại
ân xá và chẳng được công đức của con,
không biết giờ nầy Mẹ phải ra sao ?
Nhơn kỳ Trung Ngươn ân xá nầy, Mẹ thỉnh
nguyện được về thăm con cháu cùng gởi
nhắn đôi lời...”
Sau bốn năm tu học đến 15.8 Canh Tuất
(1970), bà được sắc phong Bảo Ân Thần
Nữ trấn nhậm tỉnh Long An.
B. CON GÁI TU, CHA ĐẮC VỊ THẦN:
Td: Nguyễn Khắc Minh đắc phong Chơn
Thần
“Tôi chào chư Thiên mạng lưỡng đài,
mừng Thiên Phong nam nữ. Vậy đàn tiền có
biết tôi là ai chăng ? Cười ... Cha mừng con ái
nữ. Vậy nhờ quí vị b́nh thân tiếp trợ
điển linh để tôi có đôi lời trần
thiết.
Nầy ái nữ con ôi ! Khi cha ĺa trần rồi mới
biết thế gian nầy là vô vị, cảnh trần
hồng là chỗ trả vay oan nghiệt ... Nay cha mừng
con được tỉnh tâm giác ngộ hồi đường
đạo đức, nhờ con lập công bồi quả
Đấng Từ Bi ân xá nên cha mới được
đắc vị Chơn Thần lâm đàn thọ sắc
ân.
Hân hạnh thay trước giờ lai đáo,
Bởi ḷng thành con thảo ái nhi;
Nhờ trên lượng cả từ bi,
Xá tội ân được hồi qui thiên đàng.
Đắc Chơn Thần ân ban Thượng Phụ,
Nhờ giác tâm ái nữ ÚT con;
Hiếu nhi công quả mót ḅn,
Giờ nầy tao ngộ hưởng toàn ân Thiên ... ...
Nay mừng con Đạo Tiên giác ngộ,
Lo tu hành báo bổ tứ ân;
Phụ mẫu nay đắc vị phần,
Xiết chi thỏa dạ con cần tiến lên ... ... ...
Cha đắc vị nhờ ân ái nữ,
Chỉ phận hành nhiệm vụ thiêng liêng;
Lập công cứu vớt Cửu Huyền,
Thập cung cứu mẫu, Mục Liên sử truyền.”
C. NHỜ CON DÂU lập công NÊN ĐẮC
THÁNH:
Td: Trần Thị Tiến - Hồi Tâm Phục
Thánh.
“Tôi giờ nầy đặng sắc ân ban lai
đàn phục chỉ, Hồi Tâm đắc vị
Phục Thánh về nguyên, nhờ ḷng đạo đức
con dâu tôi lập công.
Đặng sắc chỉ tôi về lai đáo,
Nhờ con tôi hiếu thảo bồi công;
Có chi cho mẹ toại ḷng,
Thời kỳ ân xá cao tông đặng hồi.
Nay mẹ đặng chừng ngôi vị Thánh,
Nhờ các con gánh vác quả công;
Dâu hiền đáng phận quần hồng,
Điểm tô công quả sắc phong lănh rồi.
Lễ Chơn Giác nay hồi phục vị,
Điểm giờ qua báu quí trở xây;
Lời phân chưa đặng đủ đầy,
Giă từ đạo đức giờ nầy nh́n con.”
D. NHỜ CON TU, ĐƯỢC HOÀN
NGÔI TIÊN:
Td: Thiện Đức Thánh được thăng
phong Thủy Chung Quang Tiên
“Gắng học tầm cao thâm công quả,
Sắc Quang Tiên nay đă điểm ban;
Thiện Đức Thánh, đắc bảo toàn,
Nhờ con lập chí phục hoàn ngôi Tiên.”
E. VỢ CON THIẾU TU nên chỉ đắc
Thánh:
Td: Nguyễn Văn Trọng - Chánh Trực Trung
Thánh
“Đạo Trời Cha kỳ ba phổ độ,
Đại xá ân điểm chỗ gia ban;
Thánh nhơn tôi định vị an,
Kêu ca thê tử bảo toàn quả công.
Ngôi Tiên định cơi ḷng buồn tủi,
Chưa lănh tṛn bởi túi không không;
Thê nhi đạo đức chẳng đồng,
Lập công giúp đạo sắc phong điểm rồi.
Quả công con nh́n thôi đắm thế,
Hiền thê ôi ! có thể nào phân;
Buổi xưa đồng tịch trọn phần,
Sao không nhớ lại lo cần lập công.
Lập công quả chung đồng phu phụ,
Phần hiếu tâm chưa đủ lắm con;
Thế trần nay mất mai c̣n,
Có đâu vĩnh viễn mà con bảo tồn ... ... ... ...
Cha chạnh tủi sắc phong Tiên Đạo,
Nh́n lại cha chưa tạo bồi công;
Kêu con lắm lúc cơi ḷng,
Hiền thê có cảm nh́n trông giờ nầy.
Nay sắc chỉ trên Thầy bố hóa,
Dưới Chơn Tiên đồng cả hội về;
Phần tôi sắc Thánh khó đề,
Bảng Tiên cảm tưởng năo nề ḷng cha.”
Qua vài thí dụ đă nêu, chúng ta thấy người tu
Thiên Đạo theo pháp môn Cao Đài đạt kết
quả rất cụ thể trong việc cứu độ
Cửu Huyền Thất Tổ. Nhưng một phần
lớn tín đồ chúng ta chưa vào trường Chơn
Đạo vậy sự tu học hành đạo có
kết quả chi không trong việc cứu độ CHTT ?
II. TU NHƯ THẾ NÀO ĐỂ CÓ THỂ
ĐỘ CỬU HUYỀN THẤT TỔ:
1. PHÂN TÍCH HAI TRƯỜNG HỢP MỤC
LIÊN và ĐỊA TẠNG.
Có người hỏi: “Kinh nói: Một người thành
đạo, Cửu Huyền siêu thăng. Vậy tại sao
trong kinh Vu Lan Bồn, đức hạnh và công phu tu hành
của ngài Mục Kiền Liên đă chứng quả A La Hán
mà tự ḿnh c̣n khó vớt vong hồn của mẹ.
Huống hồ chúng ta công quả, công tŕnh chẳng
được bao nhiêu th́ làm sao cứu vớt nổi
Cửu Huyền Thất Tổ ?”
Ngài Minh Thiện ở Minh Lư Thánh Hội (nay đắc
vị Bát Nhă Thiền Sư) giải thích:
"Đọc kinh Địa Tạng Vương th́
thấy ngài Địa Tạng cũng độ được
cha mẹ. Tại sao Đức Địa Tạng Vương
tự ḿnh độ được mà ngài Mục Liên
độ không được lại phải nhờ
thần lực của chư tăng ?
Muốn hiểu tại sao th́ xét tới Nhân Địa,
tức là khởi điểm tu hành theo Tiểu Thừa hay
Đại Thừa.
Nhân Địa của Ngài Mục Kiền Liên là Tiểu
Thừa. Nguyên Mục Kiền Liên Tôn Giă trước là người
tu theo Bà La Môn đă có thần thông sau qui y Phật
chứng quả A La Hán. Dầu là một đệ tử
lớn của Đức Thích Ca nhưng vẫn nhận là
người Thinh Văn Tiểu Thừa nghĩa là phát tâm
học đạo mầu giải thoát sanh tử cho một
thân ḿnh mà thôi. Là người tu tự độ, nay
lại muốn độ tha, lẽ tất nhiên là không
hiệu quả. Nên Tôn Giả không cứu được
mẹ.
C̣n Nhân Địa của Đức Địa Tạng Vương
Bồ Tát là Đại Thừa mới độ được
cha mẹ, Cửu Huyền và chúng sanh trong lục đạo.
Nhân cơ hội nầy, Phật Thích Ca mới nói Kinh Vu
Lan Bồn để phát khởi tấm ḷng đại
bồ đề của các bậc Thinh Văn. Nghĩa là
bảo các vị đó phải phát tâm bố thí độ
người th́ mới phổ độ được
Cửu Huyền Thất Tổ và chúng sanh trong lục đạo.”
2. NGƯỜI TU ĐẠI ĐẠO
VỚI BỒ TÁT HẠNH:
Đức Thích Ca có lời dạy:
“Thế Tôn hôm nay cũng mừng thấy chư
thiện nam tín nữ trong Đại Đạo so sánh
lại với những đệ tử của Thế Tôn
khi xưa trong hàng Thinh Văn, Duyên Giác cùng Bồ Tát th́
chư thiện tín ngày nay đáng đứng vào hàng
Bồ Tát, v́ vừa tu thân vừa lo cứu độ nhơn
sanh. C̣n hàng Thinh Văn Duyên Giác chỉ tự tu tự
độ lấy thân thôi. Chỉ có hàng Bồ Tát mới
là dắt d́u nhơn sanh đồng tu học trên
đường đạo hạnh.
Thế Tôn so sánh lại giáo hội của Thế Tôn khi xưa
với Hội Thánh của Đại Đạo thời
nay. Thế Tôn rất khen chư thiện nam tín nữ đáng
liệt vào hạng hàng Bồ Tát là lo cứu độ
dẫn dắt nhơn sanh đó.”
- Pháp môn Cao Đài đă quá sáng tỏ. Mục tiêu hành
đạo của mỗi Hội Thánh cũng rất rơ
ràng luôn bám chặt vào sứ mạng tận độ
quần sanh. Chỉ c̣n vấn đề là người tín
hữu Cao Đài có đầy đủ đức tin vào
sứ mạng của Đại Đạo và có ư
thức được sứ mạng của dân tộc
được chọn hay không mà thôi ! Nói cụ thể hơn
mỗi tín hữu chúng ta hiện nay đang hành đạo
với động cơ nào ? Nếu như chỉ giữ
đạo một cách b́nh thường như chương
"Người giữ Đạo " trong Tân Luật
đă qui định và c̣n mong vọng vào việc hưởng
phước đức đă được tạo ra
từ siêng năng công quả cúng dường, bố thí
... th́ việc cứu độ Cửu Huyền Thất
Tổ chỉ là ước mơ chứ không bao giờ có
thể thành hiện thực. Trái lại; mặc dầu chưa
công phu đại thừa tịnh luyện để công
đức viên măn hầu tự độ và độ
tha; th́ việc tu học hành đạo với ư thức góp
phần vào sứ mạng chung độ dẫn nhơn sanh
trên đường tiến hóa tâm linh (độ sanh và
độ tử) vẫn tạo được công đức
cho ḿnh và có thể góp phần siêu rỗi cho ông bà cha
mẹ.
Td: - Trong mùa Vu Lan một người chỉ nghĩ đến
việc đóng tiền công quả để Thánh Thất
có phương tiện thiết lễ cầu siêu mà gia
đ́nh chẳng tham gia cầu nguyện th́ như thế
chỉ được phước đức. Trong khi
ấy, một gia đ́nh đạo hữu khác có thể
đóng góp tiền bạc rất ít nhưng ngày nào cũng
thay phiên nhau đến Thánh Thất cùng bổn đạo
cầu nguyện cho chư vong linh quá văng th́ lại
được rất nhiều công đức.
Sau mùa cầu siêu tháng bảy, nhiều chơn linh
được cho phép nhập đàn báo tin kết quả
nguyện cầu của bổn đạo Thánh Thất Tân
Định, một nơi hầu hết bổn đạo
khi đó chưa học và hành đạo pháp.
Trần cấu là đời dấy bụi nhơ,
Khâm đường lắm nẻo phải lưu chờ;
Hưởng ân đại xá linh cơ vận,
Lạc thú cùng nhau lúc hội giờ.
Trần Khâm - Chơn linh xin mừng Thiên mạng trung đàn.
Cúi đầu tạ ân nhờ Thiên mạng khẩn
nguyện nên kỳ đại xá được thọ ân
Thầy. Chơn linh hồi nơi tu luyện.”
(Trần Khâm là anh ruột của
cố Đạo Trưởng Trần Khả, một trong
những vị kỳ cựu lập nên Thánh Thất Tân
Định. Ông Trần Khả đă đắc vị
Phục Tâm Chơn Tiên)
Đoàn hoàn giấc mộng đă say sưa,
Tấn tới đạo môn hưởng thượng
thừa,
Nhượng bút giờ đây cơ hội diện.
Lai phàm tỏ vẽ chuyển cơ đưa.
Đoàn Tấn Nhượng - chơn linh tôi mừng Thiên
mạng. Cúi đầu tạ ân sâu ḷng thành cầu
nguyện chơn linh được lai đàn. Tạ ơn
Thiên mạng.”
(là cha ruột của cố Đạo trưởng Giáo Sư
Thái Ngôi Thanh , Đầu Họ Đạo Thánh Thất Tân
Định khi ấy vẫn chưa học đạo pháp.
Đây là ông nội của huynh Huệ Ư)
- Và tất nhiên, để có thể cứu độ
Cửu Huyền Thất Tổ th́ tín hữu chúng ta
phải tu theo chiều chánh tín: cúng tế th́ không sát
sanh, phải bố thí phóng sanh, trợ khó giúp nghèo, siêng
năng chùa thất thành khẩn nguyện cầu ... …
- Cửu Huyền Thất Tổ gồm những ai ? Chúng ta
xem đoạn Thánh giáo sau:
“Con chưa rơ Cửu Huyền Thất Tổ,
Thầy vui ḷng chỉ chỗ chưa rành;
Kể từ phụ mẫu sơ sanh,
Cũng nhờ tổ đức lập thành chánh chơn.
Người chưa rơ nguồn cơn trong đó,
Nên dễ ngươi (duôi) đành bỏ rả rời;
Từ con lên đó năm đời,
Từ con đó xuống bốn đời chia ra.
Trong đó ngũ sớt ra làm chín,
Gọi huyền tôn là chính Cửu Huyền;
Hiệp thành là Cửu hóa Nguyên,
Kể trong cửu tộc lưu truyền không sai.
Đếm từ chín bớt hai c̣n bảy,
Là bảy ông thảy thảy kêu chuyền;
Gọi là Thất Tổ chí nguyên,
Nên kêu Thất tổ hậu tiên không ĺa.
Thân con đứng vững chia vay trả,
Vay ơn dày th́ trả nghĩa sâu;
Tại vầy nên phải lo tu,
Lo tu đặng độ đền bù nghĩa nhân.”
Theo Kinh lễ của Đức Khổng Phu Tử
dạy th́ Cửu Huyền Thất Tổ gồm:
. Cửu Huyền: Ông Sơ, Ông Cố, Ông Nội, Cha, Ḿnh,
Con, Cháu nội ngoại, Chắt, Chít.
Vậy lấy Ḿnh ở vị trí giữa th́ bên trên có 4
bậc và dưới cũng có 4 bậc
Thất Tổ: Cha Mẹ đă mất,
Ông Bà Nội, Ông Bà Ngoại,
Ông Bà Cố Nội, Ông Bà Cố Ngoại,
Ông Bà Sơ Nội, Ông Bà Sơ Ngoại.
Có thể có vài quan điểm khác nhau về Cửu
Huyền Thất Tổ. Với cách tính ở trên đó là
trực hệ (lấy họ Cha). C̣n nếu lấy bà con bàng
hệ th́ từ bản thân suy ngang ra đến anh em ba
từng kiêm cả nội ngoại th́ gồm: Ông Ngoại
– Bà Ngoại – Con d́ – Cha vợ – Mẹ vợ – Con cô
– Con chị em gái – Cháu ngoại – cùng bản thân ḿnh.
Vậy có thể hiểu Cửu Huyền là chỉ
những bà con trong chín họ, nói chung như vậy, để
chỉ những bà con thân thiết không nhất thiết là
trực hệ hay bàng hệ.
Nhưng lư đạo chánh yếu là:
Khi phổ độ chúng sanh là chúng ta đă cứu độ
Cửu Huyền Thất Tổ v́ nhơn sanh quanh ta có
biết bao người hồi tiền kiếp là ông bà cha
mẹ, họ hàng của chúng ta đă đầu thai
trở lại. Vả lại khi phổ độ th́ con cháu
trong kiếp này của chúng ta cũng là đối tượng
được độ dẫn trên đường giác
ngộ.
V. KẾT LUẬN:
1. Người tu theo Tân Pháp Cao Đài thực hành pháp môn
Tam Công trên con đường Ngũ Chi Đại Đạo
th́ bước đầu trên bậc thang Nhơn Đạo
ngay trong nhà ḿnh phải nhớ "Vạn Thiện dĩ
Hiếu vi tiên ". Chữ hiếu phải được
thực hành trên cả hai mặt vật chất (phụng
dưỡng) và tâm linh (tạo điều kiện và
khuyến khích hành đạo). Được như
vậy mới đầy đủ ư nghĩa của
chữ Hiếu Thảo.
2. Sách Trung Dung nói một ư khác của chữ Hiếu là :
“Nối chí tiền nhân, hoàn thành sự nghiệp "
Là tín hữu ở một Thánh Thất, Thánh Tịnh chúng
ta thừa hưởng di sản đạo nghiệp
của các bậc tiền bối đi trước, trong
đó có cả công sức của ông bà cha mẹ của
mỗi chúng ta. V́ thế khi cố gắng phát huy đạo
sự theo chiều hướng phổ độ nhơn
sanh trên các mặt Dân Sanh, Dân Trí, Dân Đức hoặc
theo 3 trọng điểm mà Thầy đă dạy trong Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển là: Phước Thiện, Giáo Dục,
Tịnh Thất th́ chúng ta mới là những đồng môn
Hiếu Nghĩa ở Họ Đạo của ḿnh.
- Cho dầu c̣n tu Thế Đạo nhưng Tân Pháp Tam Công
nhắc nhở mỗi tín đồ Cao Đài phải
vừa tu Phước Đức vừa tu Công Đức
mang bánh thật cho nhân sanh chứ không phải bánh vẽ.
- Việc hành đạo phải có ư thức gắn
liền với mục đích của Đại Đạo
(độ sanh và độ tử). V́ thế không thể
"độc thiện kỳ thân ", trái lại "ăn
cơm có canh, tu hành có bạn " đồng d́u dắt
nhau tiến bộ, xây dựng cộng đồng tu
tập thực hiện sứ mạng phổ độ chúng
sanh. Khi chúng ta "Đặt trọn ḷng tin nơi đấng
Chí Tôn và Đại Đạo ", tha thiết với
sứ mạng tận độ kỳ ba dù đang ở
vị trí nào trên nấc thang tiến hóa của Ngũ Chi
Đại Đạo th́ công đức nầy chắc
chắn rất hữu ích cho sự tiến hóa tâm linh
của mỗi chúng ta cũng như ông bà cha mẹ.
Chính v́ thế, từ khi mở Đạo Thầy đă
dạy: "Muốn đắc quả th́ chỉ có
một điều phổ độ chúng sanh mà thôi ".
Thiêng Liêng có dạy:
"Nếu giữ Đạo mà không truyền Đạo
th́ không thành Đạo. Truyền Đạo mà không căn
bản th́ hại Đạo ".
Vậy chúng ta phải siêng năng cùng nhau tu học để
hiểu đúng Thánh Ư, hầu hành Thánh Sự với Thánh
Tâm.
“Tu học cố cần việc sám kinh,
Học thông giáo lư để trau ḿnh;
Học rồi hành sự không sai lạc,
Học để cứu đời buổi khổ chinh.”
3. Việc tu hành của mỗi chúng ta dù mau hay chậm cũng
đều phải bước tới quăng đường
công phu Tánh Mạng Song Tu. Nhưng chỉ khi đổ móng
đấp nền vững chắc nhờ công quả công
tŕnh th́ công phu mới có nền tảng. Nhưng với
những ai cơ duyên đầy đủ đồng
thời quả cảm hy sinh đời ḿnh cho lư tưởng
thanh cao của Đại Đạo, đồng thời tŕ
hành cả Tam Công th́ đó là điều uy hùng của
những bậc hiến dâng Thiên mạng. Một khi
chứng đắc trên đường Thiên Đạo th́
sự cứu độ Cửu Huyền Thất Tổ
chắc chắn là hiện thực.
Mỗi tín hữu chúng ta tùy cơ duyên của ḿnh mà tu
học và hành đạo "Tự Giác- Giác Tha "
gắn liền với Sứ mạng Đại Đạo
là chúng ta đă, đang và sẽ măi măi vẫn là
những người con ngoan hiếu đạo của
Thầy Mẹ. Đồng thời cũng
là những con cháu hiếu thảo đối với
Thất Tổ Cửu Huyền. Với Họ Đạo chúng
ta là những hậu duệ hiếu nghĩa biết phát
huy cơ nghiệp của tiền nhân.
Mục Kiền Liên Tôn Giả, đắc A La Hán (tương
đương phẩm Thánh) vẫn không cứu được
mẹ khỏi ngục h́nh. Nhưng v́ sao có những tín
đồ Cao Đài lại có thể làm được
điều đó ? Quả là phi thường ! Sự phi thường
có được là nhờ đại ân xá kỳ ba.
Bởi thế khi đă "hữu duyên hạnh ngộ Cao
Đài " th́ xin hăy ghi nhớ lời của Ơn Trên:
“Tàn linh ơi ! Hăy nghe ta gọi,
Thấy bóng Đài Cao hăy rán trèo.”
Như vậy tất cả chúng ta hăy tu thiệt chứ không
tu tài tử. Cụ thể là mỗi người phải
nhận một nhiệm vụ ǵ đó dầu nhỏ
nhất ngay tại Thánh Thất của ḿnh và hết ḷng
v́ đạo sự ấy. Tu với ư thức nguyện làm
hạt cát hữu dụng trong ṭa lâu đài Sứ mạng của Đại Đạo để góp phần
che nắng đở mưa, độ dẫn nhơn sanh
(trong đó có cả gia quyến của ḿnh) c̣n hơn là
làm tảng đá to lớn nhưng vô dụng bên
đường mặc cho nhơn sanh và cả ḿnh phải
chịu dập vùi theo sương gió.
Chúng ta hăy học và làm theo lời dạy của Đức
Mẹ Vô Cực Từ Tôn để tỏ rơ là người
con ngoan hiếu đạo của Thầy Mẹ:
"HĂY LÀM NHỮNG VIỆC TẦM THƯỜNG
ĐỂ TRỞ NÊN PHI THƯỜNG "
Việc tầm thường chính là "Sự mót ḅn Công
Quả Công Tŕnh ". Sự phi thường đây là
"Tu nhứt kiếp, ngộ nhứt thời " và
"Nhứt nhơn thành đạo Cửu Huyền siêu thăng
"./.
(thuyết minh tại Cơ Quan PTGLĐĐ, tháng 7 Đinh
Sửu 1997)
Đạt Tường
|