Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

CHẤP PHÁP CỰ, TIẾN ĐƯỜNG TU

* * *

NGỌC HUỆ CHƠN

Nhập-đề:

Bất kỳ việc chi, dầu nhỏ dầu lớn, hữu-h́nh hay vô-h́nh, hoặc tốt hoặc xấu, hữu-vi hay vô-vi, chơn-thật hay hư-vọng đều gọi là “Pháp”. Và từ nguyên-tắc, lẽ-thường cho đến một tôn-giáo, từ cái luật chung bao gồm vũ-trụ làm một với Hư-Không, cũng đều gọi là “Pháp”.

Song người đời thường dùng tiếng “Pháp” để chỉ về vật-báu (Đạo-Lư) của Phật.

Theo Phật-Giáo, trên đường đời có ba vật quí nhứt (Tam-Bảo), đó là Phật, Pháp, Tăng mà mọi người đều thờ phượng như nhau.

Pháp của Phật chia ra làm ba thời-kỳ:”Chánh-Pháp – Tượng-Pháp và Mạt-Pháp”

Ta đang đi trên đường đời ví như người đi trong đêm tối, vậy ta phải nhờ ngọn đuốc (Pháp-cự) của Phật để soi sáng đường đi t́m Đạo.

 

Theo Cao-Đài-Giáo, Đạo là:

1 - Nguồn-gốc  chân-thật của vũ-trụ vạn-vật.

2 – Đạo th́ thường-tại, vô h́nh, vô-t́nh, vô-vi, là Thượng-Đế Lư-Tính.

Đạo ví như h́nh, Pháp ví như bóng. Có h́nh mới có bóng. Đă có bóng tức phải có h́nh.

Ví như: Khi nh́n vào mặt nước ta thấy có bóng trăng. Bóng đó là h́nh của trăng, v́ nó có đủ h́nh dáng của trăng. Nếu không có trăng làm sao có bóng; nên trăng xê-dịch th́ bóng cũng xê-dịch theo, trăng u-ám th́ bóng cũng u-ám theo. Do đó mà, bóng trăng không phải là giả, v́ bóng là phản ảnh của trăng. Mà bóng trăng cũng không phải là là thật…v́ nó không tự có mà phải nhờ trăng.

Vậy “Pháp” tuy không phải là Thượng-Đế, nhưng biết Pháp là thấu suốt được Thượng-Đế.

Thế nên, muốn thông-công cùng Thượng-Đế, con người phải níu lấy “Pháp” mà học “Đạo”, v́ “Đạo” và “Pháp” tuy hai mà một.

 

Thế nào là níu lấy PHÁP để học Đạo?

Níu lấy Pháp là bền giữ Tri-Giác của ḿnh trong hiện tướng, sự việc nào đó để theo dơi và xem xét cùng tận nhân-quả của nó. Tập-trung tư-tưởng vào một cảnh-giới nào đó để quan-sát do lai hầu làm cho sáng tỏ Huệ-Tâm, thông-suốt Chơn-Lư.

Xin đơn cử một vài thí dụ:

- Suy gẫm cùng tột, nghiền ngẫm rốt-ráo ḷng Đại-Từ, Đại-Bi của Thượng-Đế.

Đó là “Pháp Quán-Tưởng”

- Lần hạt, luyện châu. Đó là “Pháp thu-nhiếp Vọng-Tâm”.

- Nh́n Thánh-Nhăn, Quỳ-Hương. Đó là “Pháp Chánh-Định”

Nếu ta nhiệt-thành tŕ-chí làm được những việc đó, gọi là níu lấy “Pháp”, kết quả sẽ tạo một cảm-ứng hết sức lớn-lao, giữa con người và Thượng-Đế, là ch́a-khoá ngộ-thông chơn-lư vậy.

- Trăng sao, mây nước, nhà cửa, núi sông, cả đến tâm-hồn, xác-thịt này, đều là “Hữu-Vi-Pháp.

- Các  Pháp nầy có kư-nạp điểm Linh-Quang Chơn-Tánh là Thượng-Đế. Do đó mỗi người là một phân-thân của Thượng-Đế.

- Đời tu-hành, ta có đắc-thành hay không, nghĩa là có chứng đặng đạo-quả hay không là do nơi chí quả-quyết của ta có nhứt tâm tận-dụng Đại-Hùng Đại-Lực để tâm cho thành Chánh-Pháp như Đức Thích-Ca ngày xưa hay không?

Phật đă dạy:”Ta là Phật đă thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”

Kinh Phật cũng nói:

Nhứt thiết hữu-vi Pháp

Như mộng huyễn, bào ảnh,

Như lộ diệt, như điển,

Ưng-tác như thị quán.

Tất cả hữu-vi-Pháp đều như chiêm-bao, bọt-nước, sương-mai, điển chớp. Vậy phải bằng-cứ vào đó mà quán-sát để t́m lấy Chơn-Lư.

Thượng-Đế Lư-Tính, thọ kư trong mỗi chúng ta được gọi là Linh-Tánh hay Điểm Linh-Quang.

Điều đó, các tín-hữu Cao-Đài đều tin nhận, nhưng có c̣n nhân-duyên tin nhận được ḿnh là con của Thượng-Đế hay không. V́ măi bị mặc-cảm nên chưa dốc ḷng hướng-thượng.

Cần nên hiểu: “Ngộ Đạo” chỉ trong một phút, “Thành Đạo” cũng trong một phút. V́ sao?

V́ trong giây phút nào đó, khi đă ngộ-thông được Chơn-Lư rồi tức là vịn lấy Chơn-Lư mà thực-hành chuyên-chú cho đến ngày thành-đạt trong tương-lai.

Trái lại, nghe Pháp rất nhiều, nhưng lại vướng-mắc trong các Pháp. Cũng như: chuông, mơ, chùa-chiền, đọc-tụng, lễ-bái, ăn-chay, giữ-giới, làm lành v.v…đó là những phương-tiện nhỏ để đi lần đến cứu-cánh, giải-thoát rốt-ráo, là đắc Đạo.

Đức Phật thị-hiện:

-          Để khai mở cái “Tri-Kiến”, chỉ cho ta thấy “THỊ”,

-          Làm cho chúng sanh nhận rơ “NGỘ”,

-          Để chúng sanh đi vào “NHẬP” cái “Tri-Kiến” kia. Tức là cái Chơn-Lư giải-thoát rốt ráo.

Ta muốn đi vào con đường tu-hành là để làm ǵ?

V́ ta chưa biết Đạo nên muốn bước vào cửa Đạo để học và tu, cũng ví như một em bé chưa biết đi nên thấy người đă đi được rồi thèm lắm. Em mới ḅ đến gần cái bàn, cái ghế, vịn vào đó để tập đứng dậy. Khi đă đứng được rồi, em bắt đầu tập buông tay rồi lần lần tập đi. Buổi đầu em gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cố rán tập nhiều lần cũng sẽ đi được. Khi đă đi được rồi em đâu c̣n cần đến cái bàn cái ghế như hồi xưa.

Lúc c̣n thơ ấu, cha mẹ cho vào lớp mẫu giáo để học. Thầy và cô giáo dạy tập viết trên giấy có kẻ hàng đôi để tập viết cho đều chữ. Khi đă viết được chữ tốt rồi th́ đâu c̣n cần đến giấy kẻ nữa.

Bác-sĩ Nguyễn-văn-Thọ đă dựa theo thuyết Dịch và Trung-Dung để giải thích”Đường Đời theo Dịch và Trung-Dung” trong quyển Trung-Dung Tân-Khảo, nơi trang 205-211 như sau:”Nghiên cứu đồ-bản Dịch, hoạ-bản Bát-Quái, ta đều thấy ngôi Thái-Cực được đặt vào Trung-Tâm-Điểm. Cổ nhân muốn nói Dịch hay Vô-Cực hay Thái-Cực là Trời, là Tạo-Hoá ở ngay Trung-Tâm vũ-trụ. Người là tiểu-vũ-trụ, tức là Trời cũng ở ngay trong tâm-hồn để làm Trung-Tâm (TRUNG)  Bất-Biến  (DUNG), làm Chơn-Tâm nuôi sống con người, làm giường-cột (axe) cho con người dựa nương.”

Rồi ông chứng minh một đoạn trong cuốn “La Religion essentielle” P.200 của Claude de St Martin cité par Illan de Casa Fuerte:

"Le Principe suprême, source de toutes les puissances, soit de celles qui vivifient les pensées dans l’homme, soit de celles qui engendrent les oeuvres visibles de la nature matérielle; cet être nécessaire à tous les êtres germe de toutes les actions, de qui émanent (mot fatal, plume qui trahit). continuellement toutes les existences; ce terme fatal, vers lequel elles tendent comme par un effort irrésistible, parce que toutes recherchent la vie; cet être dis-je, est celui que les hommes appellent généralement Dieu."

Ông tạm dịch như sau :

Biên khu luân-lạc từ bao,

T́m sao cho thấy đường vào Trung-Dung.

Đường Trung-Dung linh-lung ẩn-khuất,

Nẻo Bồng-Lai gai dấp lau che

- Ông cũng dịch bài thơ của Thiệu-Khang-Tiết giải thích: đâu là đường lối Trời, đâu là đường lối người bằng 8 quẻ Dịch:

Tai mắt Nam-Nhi đứng cơi trời,

Ḷng mang Tạo-Hoá há đâu chơi;

Quyết thăm Nguyệt-Động cho hay vật,

Cố hiểu Thiên-Căn để biết người.

Trời nổi gió giông thông Động-Nguyệt,

Đất vang sấm chớp lộ căn Trời.

Căn-Trời Động-Nguyệt thường lai văng,

Ba sáu cung Xuân trọn vẹn đời  (1)

 

Thế nào là vướng-mắc trong các PHÁP?

Nghĩa là khi hành động một việc ǵ mà tâm-thức lại dính mắc theo với danh-sắc t́nh-tiền để vọng cầu tham-luyến những điều thoả-măn riêng tư của ảo-tưởng, làm tri-giác náo loạn, không làm sao giải thoát khỏi ṿng vây khốn-đốn của các PHÁP. Đó Chơn-Thần bị xô ngă trong hôn mê lầm lạc. Người tu được nghe Pháp nhưng lại vướng mắc trong Pháp.

- Ví như người chèo thuyền trên ḍng nước ngược. Thay v́ phải đứng sau lái để chèo thuyền vừa để đẩy thuyền đi, lại vừa để giữ thuyền khỏi quay mũi. Nhưng ngược lại, người đó đứng ở trước mủi mà chèo. Dĩ nhiên sức người sẽ đẩy mũi thuyền bạt đi, rồi thuyền phải quây tṛn và lật ngược.

- Người tu hành, thường nghe thuyết-pháp, tụng đọc kinh sách, nhưng không nghiên cứu và thực hành  các Pháp mà vẫn vướng mắc trong các Pháp cũng tai hại như người chèo thuyền.

- Cũng lắm người nhập môn, qui-y vào cửa Đạo, nhưng chỉ tu bằng cách tính ngày kể tháng, tư tưởng đó mong cầu cửu-quyền thất-tổ được siêu thăng và mong cầu ḿnh sẽ được văng-sanh tịnh-độ hay sẽ nhờ Trời Phật phất phướn dẫn độ lên hoặc nhờ ban hộ-niệm cầu siêu giải thoát.  Thử  tưởng tượng, có hôm nào ta không ăn cơm, rồi mượn người quen ăn dùm ta bửa đó để ta no. Có được không?

Có chăng nhờ nguyện-lực của Ban Hộ-Niệm và Thần-lực của Trời-Phật, tuy rất lớn, nhưng chỉ là phần phụ, chỉ trợ-lực, trợ-cảnh, hộ-tŕ, nhưng không nhứt thiết hóa-giải được tất cả nghiệp-lực ma chướng đă tích-lũy từ lâu.

Trời Phật, Thánh Thần chỉ dẫn-độ cho ta con đường giải-thoát, chớ không thể bồng ẳm ta lên để giải-thoát ta được.

 

Trí-Tuệ là ǵ?

Là sự sáng tỏ của Linh-Tánh. Là sự Chơn-Chánh do công-phu tu-hành và sức cảm thông mà có, chớ không hẳn do sự học hành nghiên cứu mà có. Muốn được trí-tuệ, ta phải mượn tấm thân tứ-đại nầy để làm cốt cách đặng rèn luyện. Nếu quyết-chí quày đầu nh́n về một hướng tu-hành, th́ Pháp-Môn đă có sẵn với phương-tiện trong Đạo ngoài Đời, sẽ trợ duyên thuận hợp. Đó là những yếu-tố cần-thiết, lúc nào cũng sẵn sàng giúp cho người tu tùy-thuận ứng-dụng hành-tŕ cho người tu, th́ cần ǵ mơ tưởng, trông chờ nơi đâu.

Nếu người tu hành đồng xác nhận quan điểm là như thế th́ việc tu hành nào có khắc-khe phân biệt việc tu nhà, tu chùa, tu chợ, tu núi, tu động, cốc, vô-vi hay phổ-độ.

Khi đă quyết-định vào Đạo th́ phải bắt đầu tu, giờ phút nào cũng tu. Không đợi chờ chúa-nhựt ngày lễ đi chùa mới tu được, v́ thời gian dành cho mỗi người tối đa là 100 năm, qua một ngày là mất đi một ngày, nếu chẳng mai nữa đường găy gánh th́ uổng cho một kiếp người:

Nhơn thân nan đắc, Phật-Pháp nan văn

(Thân người không dễ mà có, Phật-Pháp không dễ mà nghe)

Chúng sanh, già trẻ đều nên tu. Tùy căn cơ tŕnh-độ mỗi bậc, chúng sanh tu để tiến vào hàng tín-đồ, chức sắc lo tu để tiến lên Thánh-Hiền, Bồ-Tát, giữ tṛn Đạo-hạnh th́ đắc-thành Tiên-vị, Phật-quả, tức là đồng-thể cùng Thượng-Đế.

 

Thế nào là Thượng-Đế?

Thượng-Đế là Thể-Tánh Chơn-Thật, an-b́nh, thiêng-liêng, thường hằng trong mọi loài, mọi vật, cùng khắp Càn Khôn vũ-trụ. Trong khoảnh-khắc nào đó, lương-tri loé lên tuệ-giác, tức là Thượng-Đế Lư-Tánh, nhứt-thời thị-hiện trong ḷng người.

Nếu Thượng-Đế Lư-Tánh đó bị che-khuất v́ mê-vọng của hữu-h́nh th́ Chơn-Thần cũng sẽ bị ch́m đắm chơi-vơi. Chỉ khi nào công tŕnh tu-tiến đă đến lúc hóa trừ được mọi che khuất của hữu h́nh th́ Chơn-Thần mới an-định và Đạo-quả mới đắc-thành. Đó là ngày viên-thành tu nghiệp vậy.

H́nh-tướng, lễ-nghi, qui-giới, tịnh-thất, chùa-chiền, chuông mơ cúng lạy, thờ phượng... đều là PHÁP PHƯƠNG-TIỆN để độ dẫn con người đến Đạo, thật ra th́ những tướng ấy không phải là Đạo. Nếu lấy phương-tiện làm Đạo, chẳng khác nào lội nước để t́m trăng.

Chùa thất nguy-nga, nghi-lễ trang-nghiêm, tín-đồ đông đảo, tất cả những cái đó đều phải được ứng dụng như con thuyền để đưa khách. Khách có muốn sang sông th́ phải lên thuyền, rồi thuyền sẽ đưa khách đến đích. Mà đích đó là ĐẠI-ĐẠO, cứu cánh của người tu. Thuyền đă sẵn chờ khách, vấn đề là khách có chịu bước lên chăng, đó là giây phút quyết định dấn thân thực hành. Giây phút đầu tiên đó có được liên-tục cố gắng, bền chặt mới đi đến thành công. Bằng ngược lại, khách cứ măi ngắm cảnh, ngắm thuyền, thích thú v́ thuyền đẹp, măn nguyện v́ thuyền sang, rồi không ai chịu dứt khoát bước lên thuyền th́ vạn kiếp thuyền vẫn không rời bến, khách th́ vẫn ngồi đây. Làm sao thuyền rời khỏi bến th́ mục đích vẫn c̣n xa vời...

Dù cho người tín-đồ hết ḷng phụng-sự cho tôn-giáo mà không chịu níu lấy Pháp Phương-Tiện để đạt lấy cứu cánh th́ tất nhiên bị vướng mắc vào h́nh bóng, sự tướng mà không bao giờ ngộ thông Chơn-Lư.

Đức Phật đă dạy:

"Nhược dĩ sắc kiến ngă,

Dĩ âm thanh cầu ngă;

Thị nhân hành tà đạo,

Bất năng kiến Như-Lai“

 Tạm dịch:

(Nếu nh́n Ta qua sắc tướng,

Nếu cầu Ta qua âm thanh,

Đó là những kẻ theo tà đạo,

Không thấy được Như-Lai)

Như vậy ngộ thông được Chơn-lư, tức là tri-kiến th́ chúng ta phải thực hành ngay các Pháp để khai mở Tuệ-giác, hiệp nhứt cùng Trời Phật. Song song với việc hành tŕnh ấy, cái mà ta đă nghe, đă hiểu, đă nói, đă được khuyên bảo người khác, trước nhứt phải được áp-dụng ngay trong bản thân ḿnh và thể hiện trong đời sống tu hành. Đó là hạnh của người tu, như : từ-bi, hỷ-xả, vị-tha, bác-ái, công-b́nh.

Người đời thường bảo : «thân tứ-đại này là vô-thường, không chi là thật tướng» . Vậy ta nên cởi bỏ cái Ta và những ǵ hệ-lụy của cái Ta ra ngoài Thần-Thức. Như vậy th́ lấy ǵ làm loạn Chơn-Tánh và sẽ dứt bỏ được mọi phiền-năo. Đó là « Đạo giải-thoát ». Những ám ảnh của cảnh-sắc, vật-chất có thể đẩy ta vào con đường đau khổ, mọi người đều chối bỏ, chạy trốn, song càng chạy trốn th́ nó càng đuổi bắt. Trái lại, người tu hành, nhờ phương-tiện giáo-lư, nghe, thấy, đă hạnh-nguyện : « Từ-bi là thương người như thể thương ta, và Công-b́nh là không muốn ai làm khổ ḿnh, th́ xin đừng làm khổ người khác. Cũng như không muốn ai ăn thịt ḿnh th́ tại sao ḿnh lại lấy xác thịt của đàn em yếu đuối của ḿnh để làm món ăn ngon cho ḿnh? ».

Khi đă ư-thức được vậy rồi, người tu hành chấp nhận tự giải-thoát ra ngoài những cái đó, cũng ví như cây sen mọc lên từ trong bùn lầy hôi thúi, nhưng không v́ lẽ đó mà không cho người đời những cành bông sen mang đầy hương sắc dịu-dàng. 

 

Tại sao phải chấp nhận cảnh đó?

V́ có chấp nhận mới nghiệm thấy và chứng thật được hiệu-lực công-phu tu-tŕ. V́ mọi cảnh giới trên thế-gian vương-vấn đến với ta ít nhiều nên phải có nguyên-nhân nào đó, quả báo nào đó. Vậy đứng trước cảnh đó, ta phải hoan-hỷ, bằng ḷng chấp nhận, không tránh né, rồi khảo-sát suy-nghiệm, t́m xem cái gốc của quả báo đó với ta đă liên-hệ như thế nào?

Nhờ có khảo-sát, suy nghiệm, vừa truy-tầm hóa-giải và nhận nó, lần lần cởi bỏ mọi phiền-năo và cắt đứt mọi duyên-nghiệp về sau. Được vậy, ta sẽ thể hiện được hạnh hỷ-xả, không c̣n vướng mắc trong h́nh sắc giữa hàng rào đối-tượng : TA-NGƯỜI, CHỦ-KHÁCH. Ngay từ giờ phút đó ta trụ tâm yên lặng, để nh́n thấu vào chỗ hàm tàng sâu kín của Tâm-giới để suy nghiệm.

 

Tóm lại:

ĐẠO và PHÁP là mục đích cứu-cánh của người tu.

Khi nào cửa đạo, mọi người đều hoan-hỷ, v́ có hoan-hỷ th́ hạnh mới khoan-dung. Tâm mới thư-thái. V́ Tâm là nơi ấp-ủ, chứa đựng mọi thứ h́nh bóng, suy-cảm và nghiệp-thức đă tích-tụ từ vô-thỉ kiếp lai-sinh. Tâm ấy khi vọng-động th́ các thứ tiếp nối sinh nở, rồi lại ẩn trốn để dấy-động. Khác chi mặt hồ nổi sóng, sóng chạy lăn-tăn tiếp nối lan tràn, không làm sao chận lại được.

Trong lúc đó, người thế-gian cố sức đè nén ḷng tà để không gạt ra tội lỗi.

C̣n người tu-hành th́ tiến xa hơn bằng cách, dùng "Pháp Công-Phu Quán-Định" để hoá-trừ diệt-tận cái vọng-tâm ấy từ trong nguyên-nhân

- QUÁN : Là kéo các mối tâm-thức gom lại một chỗ để thông suốt.

- ĐỊNH   : Là trụ tâm-thức vào chỗ vắng-lặng để bền chặt cái thông-suốt đó.

- QUÁN được th́ tâm-thần không giao-động, nghiệp-thức không sanh-diệt vọng-loạn.

- ĐỊNH được th́ tâm-thần rỗng-suốt, các nghiệp-thức đều diệt,  cảnh-trí đều không.

Nhờ đó, người tu hành có được một cái Tâm thanh-tịnh, nghiệp-lực đều rủ sạch th́ dù cảnh nào có va chạm cũng không hề nhốm lên được. Cũng như giữa đêm trường vắng vẻ, chỉ có ḿnh thôi mà sao trong đầu bổng hiện lên những cảnh sắc thế gian? Chính cảnh sắc đó là đầu mối gây tạo nên nhiều cám dổ đ̣i hỏi dục-vọng. Rồi nó sai khiến ta rắp tâm đắm ch́m vào hành-động mưu toan sẽ tới.

Cho nên, làm sạch Tâm-thức phía trong th́ dù cảnh bên ngoài có cuồng-loạn đến đâu cũng không khuấy động được ḷng ta, v́ phía trước ta không c̣n môi-giới để tiếp nhận.

Khi Tâm-thức đă sạch th́ Tâm-giới vắng-lặng, tức là Tâm Thanh-Tịnh, th́ Chơn-Thần minh-mẫn, trí-tuệ hiển-hiện ngộ-thông được Chơn-Lư. Đó là ĐẠO

Nói riêng về Đạo Cao-Đài, người tín-đồ nhập-môn cốt để tu hành theo đường Chánh-Đạo.

Nghĩa là tu từ gần đến xa. Từ thấp lên cao. Từ Phổ-Độ đến Đại-Thừa.

Như vậy không cốt để lập-dị, không lập-phái lập-chi, kết nạp cho nhiều đơn vị để làm hậu-thuẩn. Thế th́, dù số lượng có đông hay ít, đối với tư-tưởng Cao-Đài Đại-Đạo không v́ đó mà vui buồn. Nếu lượng nhiều mà phẩm không có th́ cũng không lấy ǵ làm lạc-quan hay bi-quan.

Mặc dù lượng có ít nhưng toàn là người quyết-tâm quyết-chí tu hành, dứt bỏ tham-luyến, giải-thoát vọng-loạn, hành-tŕ được từ-bi, hỷ-xả, phá được chấp-trước, cởi mở thành-kiến, biết thương yêu nhau, d́u dắt nhau trở thành một khối lượng tinh-thần đạo-đức, muôn người như một. Mặc dù thưa-thớt nhưng nơi nào có th́ nơi đó chứa đựng đường tu chơn-chánh.

 

 

Ghi chú: 

(1)  Bài thơ của Thiệu-Khang-Tiết :

"Nhĩ-mục thông-minh nam-tử thân,

Hồng-Quân phú-dữ bất vi bần;

Tu tham Nguyệt-Quật phương tri vật,

Vị nhiếp Thiên-Căn khởi thức nhân.

Càn ngộ tồn thời quan Nguyệt-Quật,

Địa phùng lôi xứ kiến Thiên-Căn.

Thiên-Căn Nguyệt-Quật thường lai văng,

Tam-thập-lục cung đô thị xuân."

 

Tham-khảo :

-          TGST của CQPTGL  Saigon

-          Bs Nguyễn-văn-Thọ –  «Trung-Dung Tân-Khảo» Nxb Văn-Đàn (Ronéo) 1965

-          Chí-Tín – «Cao-Đài-Giáo Đại-Cương» tái bản lần thứ III – BTT CĐGL (Tây-Đức)

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh