CHÂN TRUYỀN TÂN PHÁP CAO ĐÀI
I. TRAU GIỒI TÂM HẠNH ĐỨC
II. ĐƯỜNG VỀ BẠCH NGỌC
1 * TRƯỜNG THI CÔNG QUẢ, NỀN TẢNG là
PHỔ ĐỘ CHÚNG SANH
2 * CHÌA KHÓA MỞ CỬA BẠCH NGỌC
KINH
III.KẾT LUẬN
ĐĐTKPĐ xuất hiện ở góc trời
Nam Việt đã trên 2/3 thế kỷ, bao năm
tháng qua đi, các thế hệ tín hữu
Cao Đài đã đồng hành cùng dân tộc,
đóng góp đáng kể vào kho tàng văn
hóa-đạo đức của quốc gia làm
sáng danh Thầy danh Đạo, dù qua bao biến
động xã hội trong lịch sử nước
nhà. Dẫu rằng trong nội bộ Cao Đài
vẫn còn tồn tại nhiều chi phái, nhưng
nơi nào người tín đồ cũng
đồng nhìn nhận Đức Thượng
Đế Chí Tôn là Cao Đài Giáo Chủ
đã khai lập nên nền tân tôn giáo trong thời
đại Tam Kỳ Phổ Độ. Tất cả
đều lấy Pháp Chánh Truyền và Tân Luật
làm nền tảng tổ chức, lấy những
lời giáo huấn trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển
làm phương hướng căn bản cho sự
tu thân hành đạo.
Nhân mùa KMĐĐ năm nay, chúng ta hãy ôn
lại một số lời dạy của các
Đấng Thiêng Liêng trong những năm đầu
khai đạo để làm hành trang trên bước
đường tu học hầu góp phần thực
hiện sứ mạng Tam Kỳ Phổ Độ.
I. TRAU GIỒI TÂM HẠNH ĐỨC:
Từ những ngày đầu chuẩn bị
Lập Đạo, Thầy đã dạy:
" Mừng thay gặp gở Đạo Cao
Đài,
Bởi đức ngày xưa có bửa
nay;
Rộng mở cửa răn, năng cứu chuộc,
Gìn lòng tu tánh chớ đơn sai."
“Thầy đã nói tiên tri rằng: Thầy
thả một lũ hổ lang ở lộn cùng
các con, lại hàng ngày xúi biểu nó cắn
xé các con; song Thầy cho các con mặc một
BỘ THIẾT GIÁP, chúng nó chẳng hề
thấy đặng, LÀ ĐẠO ĐỨC
các con. Ấy vậy đạo đức các
con là phương pháp khử trừ quỉ
mị lại cũng là phương dìu dắt
các con trở lại cùng Thầy. Các con không
đạo thì là tôi tớ quỉ mị. Thầy
đã nói đạo đức cũng như một
cái thang vô ngần, bắc cho các con leo đến
phẩm vị tối cao, tối trọng là ngang phẩm
bực cùng Thầy ... ... Thầy cho một quyền
rộng rải, cho cả nhơn loại càn khôn thế
giới NẾU BIẾT NGỘ MỘT ĐỜI
TU ĐỦ TRỞ VỀ CÙNG THẦY ĐẶNG
" (TNHT1 tr69)
Trong bài thi trên chúng thấy có những từ
như: bởi đức ngày xưa, gìn
lòng, tu tánh. Phải chăng đó là sự
dẫn dắt cho tất cả môn đệ, để
được hưởng ơn cứu chuộc,
khi đã "hữu duyên hạnh ngộ Cao Đài",
trên đường đạo đức nếu rốt
ráo trau giồi Tâm Hạnh Đức thì "một
đời tu cũng đủ trở về
cùng Thầy".
Đường đạo đức, căn
bản là Tâm Hạnh Đức thì cái chi
là gốc khởi đầu ?
1. GIỒI TÂM:
- "Chư đạo hữu biết trước,
muốn rèn lòng đạo đức phải
khởi nơi đâu cho chắc bước
đường chăng ? Đạo Đức Cần
Trau Nơi Tâm là chỗ chẳng ai thấy
được. Rèn trau cho thuần tâm mỹ
tánh, rồi mới lần đến bề
ngoài, trọn hết cả ngoài trong thì chừng
ấy thân hình tâm chí chắc khư nào ai
chuyển lay cho được ... ... Ấy vậy nên
biết mà răn mình, cái tâm là vật người
không thấy được, Khá Giồi Trau
Nó Trước, nếu bỏ tâm kia ra ngoài
mà rèn hình thể thì chẳng khác
chi quì đọc kinh, đèn đốt đỏ
hừng mà thiếu bức Thiên Nhãn trên
điện vậy. Nên Hiểu Kỹ Lời, Bằng
Chẳng Thấu Thì Tu Có Ích Chi."
(TNHT2 tr46; NHÀN ÂM ĐẠO TRƯỞNG 1928)
- Và lời của Thầy than phiền:
"Chư môn đệ nghe ! phần nhiều trong
các con CHẲNG ĐỂ LÒNG THỜ
KÍNH THẦY, tưởng cho đem thờ Thầy
vào nhà là chủ ý cầu một việc
lợi riêng chi cho gia quyến vậy thôi, chớ
chẳng hiểu là một nguồn trong sạch
để rửa các lỗi phàm tục
của các con. Nhiều đứa lại còn mơ
hồ, ĐÃ THỜ THẦY MÀ CÒN CHƯA
CHẮC Ý RẰNG THỜ ĐẶNG CHI
và MỞ ĐẠO CÓ ÍCH GÌ ? "
(TNHT1 tr73)
Điểm nầy nói lên khía cạnh lòng
thành kỉnh và đức tin sau khi đã nhập
môn vào đạo của một số đạo hữu
còn mờ nhạt. Giờ đây mỗi
chúng ta hãy xem lại lòng mình coi có
bị rơi vào tình trạng nầy hay không: "Thờ
Thầy mà chưa chắc thờ đặng
chi và Thầy mở Đạo có ích
gì ?"
Tại sao lại có hiện tượng đáng
buồn như vậy ? Thầy dạy tiếp: " Than
ôi ! Đã bước chân vào đường
đạo hạnh mà CHẲNG ĐỂ CÔNG
TÌM KIẾM HỌC HỎI cho rõ ngọn nguồn,
thì làm phận sự môn đệ như thế
có ích chi cho nền Thánh Giáo đâu ? ".
Dâng lễ, cúng bái là điều cần thiết.
Nhưng nhập môn theo Đạo rồi mà chỉ
hành đạo qua cúng bái, cúng dường
dâng lễ thì không thể trách tại sao người
ta cho mình là mê tín. Nếu không để tâm
tìm kiếm học hỏi cho tận tường hầu
thực hành cho đúng đạo lý,
thì sự giữ Đạo chẳng mấy
có ích cho việc phát triển nền đạo.
Có để công tìm kiếm học hỏi cho
rõ ngọn nguồn từ những lời
giáo huấn trong TNHT, chúng ta mới thấy:
- THẦY dạy :"Đạo tại LÒNG BÁC
ÁI và CHÍ THÀNH"
- Và Đức QUAN THÁNH ĐẾ QUÂN dạy
tiếp: "Các đấng Thiêng Liêng xưa kia khổ
hạnh, công cán thế nào mới
được về ngôi cao phẩm quí há chẳng
phải là gương TÍN THÀNH đáng noi dấu
hay sao ?"
- Còn Đức QUAN THẾ ÂM lại nói: "ĐẠO
QUÍ LÀ TẠI HÒA. Các em thử nghĩ
mà coi, tạo Thiên lập Địa cũng bởi
âm dương hòa hiệp sanh hóa muôn loài,
cũng bởi một chữ hòa, đến
đỗi như thân của người có
tạng có phủ, tạng phủ ấy nếu chẳng
hòa thì con người chẳng hề sống
bao giờ. Kịp đến tâm hồn bất
hòa thì thất tình lục dục đều
phát khởi tranh ngôi với Thần lương
tâm, nếu kém lực thì con người ấy
duy có sanh hoạt trong vòng vật dục chớ
chẳng hề biết Thiên Lý là gì !
Các em thử nghĩ, cái phẩm giá
của kẻ ấy cao hèn là thế nào, người
chẳng có hòa là thế đó. Còn
gia đình chẳng hòa thì cha con xích
mích nhau, chồng vợ lìa tan, anh em ly tán.
Còn trong luân lý chẳng hòa thì dân cư
bất mục, nước chẳng hòa thì
sanh ly loạn. Còn cả thế giới bất
hòa thì nhơn loại đấu tranh. Vì vậy
thiếp khuyên các em dĩ hòa vi tiên. "
Như vậy đến đây chúng ta thấy phần
nào hình ảnh và ý nghĩa của câu kinh
đầu tiên trong bài Niệm Hương: "ĐẠO
gốc bởi LÒNG THÀNH, TÍN, HIỆP".
Cái gốc của đường đạo
đức do bởi Tâm Thành, Đức Tin
và sự Hòa Hiệp.
2. LUYỆN HẠNH:
Mấy điểm chính sau về hạnh đạo
được dạy trong TNHT, cần được
tất cả chúng ta ghi nhớ và thực
hành tạo thành nếp đạo đức
trong cuộc sống hàng ngày.
- "Các con hiền mà dữ, các con yếu
mà mạnh, các con nhỏ nhoi mà là quyền
thế, các con nhịn nhục mà các con
hình phạt; CỬ CHỈ các con KHÁ TẬP
SAO CHO NGHỊCH VỚI CỬ CHỈ THẾ
TÌNH thì là gần ngôi Tiên Phật đó.
"
- "Các con coi bậc Chí Tôn như Thầy
mà hạ mình đặng độ rỗi nhơn
sanh là thế nào, phải xưng là một
vị Tiên Ông và Bồ Tát, hai phẩm chót
của Tiên Phật. Đáng lẽ thế thường
phải để mình vào phẩm vị tối
cao tối trọng; còn Thầy thì khiêm nhượng
là thế nào ?.... Hạnh KHIÊM NHƯỜNG
là hạnh của mỗi đứa con, phải noi
theo gương Thầy mới độ rỗi thiên
hạ đặng. Các con phải khiêm nhường
sau cho bằng Thầy. Thầy lại nói buổi
lập Thánh Đạo, Thầy đến độ
rỗi kẻ có tội lỗi. Nếu đời
không tội lỗi, đâu đến nhọc công Thầy.
Ấy vậy các con rán độ kẻ tội
lỗi, là công lớn làm cho Thầy vui
lòng hơn hết."
- "Phải thường hỏi lấy mình khi
đem mình vào lạy Thầy buổi tối, coi
phận sự ngày ấy đã xong chưa
mà lương tâm có điều chi cắn rứt
chăng ? Nếu phận sự còn nét chưa
rồi, lương tâm chưa đặng yên tịnh
thì phải biết cải quá, rán sức
chuộc lấy lỗi đã làm thì các
con có lo chi chẳng bì bực Chí
Thánh. THẦY MONG RẰNG MỖI ĐỨA
ĐỀU LƯU Ý ĐẾN SỰ SỬA
MÌNH ẤY THÌ LẤY LÀM MAY MẮN CHO NỀN
ĐẠO; rồi các con sẽ đặng thong
dong mà treo gương cho kẻ khác.
3. TRAU ĐỨC:
Khi Tâm và Hạnh được trau giồi tốt
cùng hành vi thiện lành, góp phần
làm cho Đức sáng. Đức là kết
quả của tư tưởng, lời nói, việc
làm. Đức trở thành tài sản vô
hình gởi ở nhà băng thượng
giới. Đức bao gồm hai loại: PHƯỚC
ĐỨC và CÔNG ĐỨC.
- Người có nhiều PHƯỚC ĐỨC
thể hiện ở chỗ cuộc sống no ấm
an vui, ít gặp phải những oan trái trong
đời, được đa số mọi người
đều thương mến kính trọng. Do đó
bên cạnh những điều tạo ra đức,
chúng ta cũng phải ý thức đến những
điều làm hao tổn đức. Thí
dụ:
"Vì sao Thầy muốn các con mặc đồ
bô vải chăng ? Vì bô vải là tấm gương
đạo đức; các con đã rõ Đạo
thì phải lấy đức CẦN KIỆM
là ĐỨC HẠNH ĐẦU trong lúc
các con còn ở thế gian nầy. Như sự
lãng phí se sua ở đời nầy, Thầy
cũng cho là một việc tổn đức vậy."
Và Thầy đã làm gương cho môn đệ
bằng cách thay đỗi kích thước
đền thánh của Tòa Thánh theo chiều hướng
thu nhỏ bớt so với bản vẽ ban đầu
của Đức Lý Giáo Tông, để
tránh hao tốn cho nhơn sanh.
Thường thì mỗi người chúng ta
mới chỉ tu dưỡng được một
số khía cạnh của Tâm Hạnh Đức.
Tuy nhiên nếu chỉ hành đạo với tư
tưởng phước đức thì kết
quả chỉ được hưởng phước
qua sự sung túc về đời sống vật
chất, còn về mặt tâm linh thì cũng
còn nhiều giới hạn, bởi vì đây
cũng mới chỉ là tu học và hành
cho cá nhân mình. Đạt được kết
quả toàn diện trên đường trau giồi
Tâm Hạnh Đức là điều lý tưởng.
Làm thế nào để có thể đạt
được như lời Thầy đã
nói: "Biết ngộ một đời tu
cũng đủ trở về cùng Thầy".
Cũng chính Thầy đã chỉ đường
dẫn lối cho môn đệ:
- "Do CÔNG ĐỨC mà đắc đạo
cùng chăng "
Loại Đức có giá trị nhất,
loại trương mục tiết kiệm vô hình
có thể chuyển thành vé vào cửa
để bước qua cổng nhà Trời không
những cho mình mà còn có thể cho
cả Cửu Huyền Thất Tổ, đó
là Công Đức. Chữ công nơi đây mang
ý nghĩa công sức nhưng quan trọng hơn nữa
là ý nghĩa: CHUNG CHO MỌI NGƯỜI. Như
vậy việc hành đạo của cá nhân
sẽ có giá trị cao nhất khi không phải
chỉ tu cho riêng mình mà trái lại phải
chung cùng đồng đạo lo cho mọi người:
trước tiên đó là anh chị em đồng
môn bạn đạo, kế đến là nhơn sanh
xã hội.
“Người dưới thế này, muốn
giàu có phải kiếm phương thế mà
làm ra của. Ấy là phần vật chất.
Còn người tu muốn đắc đạo,
phải có công quả. Thầy đến độ
rổi các con là thành lập một trường
công đức cho các con nên Đạo ... ... nếu
chẳng đi đến trường Thầy lập
mà đoạt thủ địa vị mình, thì
chẳng đi nơi nào khác mà đắc
đạo bao giờ. Vậy đắc đạo
cùng chăng là tại nơi các con muốn
cùng chẳng muốn.”
Vậy trên đường tu đức, chúng
ta phải vừa tu Phước Đức vừa
tu Công Đức.
II. ĐƯỜNG VỀ BẠCH NGỌC:
1. TRƯỜNG THI CÔNG QUẢ, NỀN TẢNG là PHỔ
ĐỘ CHÚNG SANH.
Công Đức trong Tam Kỳ Phổ Độ là
đỉnh cao của Tân Pháp Cao Đài định
hình trên ba lãnh vực: Công Quả, Công
Trình, Công Phu; gọi tắt là pháp môn Tam Công.
Bấy lâu nay, hầu như mọi tín đồ Cao
Đài chúng ta đều truyền miệng với
nhau: "trong Tam Công thì Công Quả là nền
tảng" và để gia tăng sức thuyết
phục cho lời nói, dẫn chứng
được đưa ra từ lời
dạy của Thầy trong TNHT:
- "Thầy hằng nói cùng các con rằng:
một TRƯỜNG THI CÔNG QUẢ, các con MUỐN
ĐẾN ĐẶNG NƠI CỰC LẠC THÌ
PHẢI ĐI TẠI CỬA NÀY MÀ THÔI. Thầy
lại khuyên nhủ các con rằng: Thầy đã
đến chung cùng với các con, các con duy
có tu mà đắc đạo."
Và để tăng thêm phần giá trị, một
đoạn Thánh ngôn khác được
trích dẫn:
- "Trong các con có nhiều đứa lầm
tưởng hễ vào Đạo thì phải phế
hết nhơn sự, nên chúng nó ngày đêm
mơ tưởng có một điều rất thấp
thỏi là vào một chổ u nhàn mà ẩn
thân luyện đạo. Thầy nói cho các con biết
NẾU CÔNG QUẢ CHƯA XONG THÌ KHÔNG THẾ NÀO
các con LUYỆN THÀNH ĐẶNG đâu mà
mong."
Tin như thế, phần đông tín đồ ra sức
làm công quả. Từ việc tham gia các đạo
sự cúng kính quan hôn tang tế đến một
số công việc hành chánh đạo. Rồi
đóng góp tiền bạc công sức xây dựng
cơ sở vật chất, hình tướng
đồ sộ nguy nga cho Tịnh Thất; tiến thêm
bước nữa là trang hoàng tráng lệ
cho Thánh Thể của Chí Tôn. Đôi lúc
chúng ta cũng tổ chức những chuyến
công tác xã hội đến thăm viếng
ủy lạo các cụ già trong viện dưỡng
lão hay các em bé mồ côi khuyết tật, hoặc
cứu trợ đồng bào gặp
phải thiên tai. Căn bản lâu bền hơn, một số
Tịnh Thất có phòng khám phước thiện
miển phí ... ... Hình thức công quả thật
đa dạng phong phú. Nhưng đôi lúc ngẫm
nghĩ, chúng ta lại thấy những gì
mình đang làm người đời
cũng làm, các tôn giáo khác cũng làm,
thường thì qui mô hơn hẳn chúng ta.
Vậy thì cái gì làm cho giá trị công
quả của người tín đồ Cao Đài
khác biệt hơn người đời hay
tín đồ các tôn giáo bạn ?
Đó là ở chỗ Pháp môn Cao Đài
thuộc về Bồ Tát Hạnh hay Đại Thừa
Chơn Pháp nghĩa là người tín đồ
CĐ không phải chỉ lo tu riêng cho mình mà
trái lại tu vì muốn góp phần sứ
mạng phổ độ nhơn sanh trên cả hai mục
tiêu Thế Đạo Đại Đồng và Thiên
Đạo Giải Thoát, như lời dạy
của Thầy:
- "Chư chúng sanh nghe ! ĐĐTKPĐ, chiếu
theo luật Thiên Đình hội Tam Giáo, mở
rộng mối Đạo Trời, ấy cốt
để dìu dắt nhơn sanh bước lên
con đường cực lạc, tránh khỏi
đọa luân hồi và dụng thánh tâm mà dẫn
dân sanh, làm cho hoàn toàn trách nhiệm nặng
nề của đấng làm người về bực
nhơn phẩm ở cõi trần ai khốn đốn
nầy."
- "Thầy là đấng cầm quyền thế
giới đã vì con mà độ dẫn
con lại cảnh thanh nhàn cực lạc, vậy
RÁN GIỒI THÁNH ĐỨC, LẤY ĐẠO
HẠNH mà GIÁO HOÁ đám DÂN SANH ... ... Thầy
trông mong nơi con khá cải sửa chút ít
phàm tâm thì đức tánh mới
đặng trọn vẹn. Công Quả tuy nhọc nhằn,
nhưng địa vị cao thượng cũng chẳng
phải dễ đoạt được. CÓ
VÌ CHÚNG SANH MÀ KHỔ TÂM HÀNH ĐẠO,
có khó nhọc, có dãi dầu sương mơi
nắng xế, mà quên bậc phẩm vô vị
ở cõi trần nầy, có vất vả
nẻo gai chông lần theo bước đường
hạnh đức, mới có ngày vui vẻ
bất tận, mới có buổi an hưởng
địa vị thiêng liêng, tránh điều phiền
não, thoát đọa luân hồi, mới có
lúc rảnh nợ phong trần, nhàn xem sự
thế, non cao suối lặng, động mát rừng
thanh, LÀ CHỖ CON LẤY ĐẠO ĐỨC
LÀM THANG ĐỂ BƯỚC LÊN CHO CÙNG TỘT.
Khá gắng nghe và hành trình liệu bước.
"
- Để cụ thể hơn, Thầy nói:
"Còn chư môn đệ đã lập minh thệ
rồi ngày sau tùy ÂM CHẤT mỗi đứa
mà thăng hay là tội lỗi mà giáng;
SONG BUỘC MỖI ĐỨA PHẢI ĐỘ CHO
ĐẶNG ÍT NỮA LÀ MƯỜI HAI
NGƯỜI."
Công quả có giá trị cao nhứt của mỗi người
là ở chỗ việc hành đạo xuất
phát từ động cơ nào: chỉ vì
sự tiến hóa của bản thân hay vì sứ
mạng kỳ ba của Đại Đạo, mà
ngọn cờ tiền phong được ban trao
cho dân tộc Việt. Kết quả sau cùng của một
đời tu, sự đắc quả tùy
thuộc vào công quả, công trình, công phu của mỗi
người đã đómg góp được
gì cho mục tiêu chung "Hoằng Khai Đại
Đạo, Phổ Độ Chúng Sanh". Lời
dạy sau đây của Thầy đáng được
dùng làm bài tóm tắt, phải thuộc
nằm lòng hầu ý thức thực
hành cho mỗi môn sanh tín hữu.
- "Vậy MUỐN ĐẮC QUẢ thì CHỈ
CÓ MỘT ĐIỀU PHỔ ĐỘ CHÚNG SANH
MÀ THÔI. Như không làm đặng thế nầy,
thì TÌM CÁCH KHÁC mà LÀM ÂM CHẤT
thì cái công tu luyện chẳng bao nhiêu cũng
thế đạt địa vị tối cao. Các con
phải hiểu Thánh Ý Thầy mà trau giồi
chí lớn."
- "Làm Âm Chất, Phổ Độ Chúng
Sanh" trên cả hai mặt độ sanh và độ
tử, lại càng phải ý thức và
cố gắng làm theo lời khuyên.
"Chẳng cần chi con lo lập Thánh Thất
của Thầy và sùng tu Phật tượng
chi hết. Bổn nguyên BẢO SANH là bổn nguyên
Thánh Chất Thầy. Thầy khuyên con để
dạ lo cho nhơn sanh mà thôi ... ... lo lập:- một
sở trường học - một sở dưỡng
lão, ấu - và một nơi Tịnh Thất."
. sở trường học tượng trưng
cho DÂN TRÍ: thực tế sau nầy đó
là Thiên Phong Đường của mỗi Tịnh
Thất dùng làm nơi thuyết đạo và
huấn luyện đồng nhi lễ sỉ .
. sở dưỡng lão, ấu tượng
trưng cho hoạt động DÂN SANH: ngày nay đó
là các chương trình PHƯỚC THIỆN,
kinh tế tự túc.
. nơi Tịnh Thất tượng trưng hình
ảnh CÔNG ĐỨC của DÂN ĐỨC: đó
là Tịnh Đường.
Học Đường & Phước Thiện
thuộc mục tiêu Thế Đạo, còn Tịnh
Đường về Thiên Đạo. Đây là một
bài học rất quan trọng:
. lập chùa thất mà không thực hiện
ĐỒNG BỘ ba chương trình nêu trên thì
hoạt động của Tịnh Thất chưa có
căn bản, chưa đáp ứng cho mục đích
của Đại Đạo.
. với mỗi tín đồ, bài học nầy
hướng dẫn ba trọng điểm tu học
và hành cho bản thân: phải quan tâm đến việc
giáo dục học đạo cho bản thân và con
em, làm phước thiện, học và hành
đạo pháp. Thực hành Tam Công phổ
độ nhân sanh cũng phải nhắm vào ba
trọng điểm vừa nêu.
- Và đỉnh cao của việc phổ độ
đó là nâng đở đức tin. Bởi
vì bản thân ta nếu không khẳng định
được đức tin của mình qua những
chương trình hành động cụ thể trên
đường tu học hành đạo thì
làm sao có thể nâng cao đức tin cho người
khác !
"Các con liệu phương thế mà NÂNG
ĐỠ ĐỨC TIN CỦA MÔN ĐỆ cao lên
hằng ngày, ấy là CÔNG QUẢ ĐẦU HẾT.
"
2 * CHÌA KHÓA MỞ CỬA BẠCH NGỌC
KINH:
Thực hiện tu học hành đạo phổ
độ nhơn sanh, mỗi tín hữu chúng
ta phải tiến bước từ Thế Đạo
sang Thiên Đạo và Tâm Hạnh Đức luôn
là hành trang bên mình với Tam Công như
bóng với hình (trong quá trình hành
đạo, Tam Công là hình thì Tâm Hạnh
Đức luôn đi kèm như bóng) Nhưng
chìa khóa mật mã xuyên suốt và kết
nối cho mọi lĩnh vực là bài học
THƯƠNG YÊU.
- "Thầy .... chỉ cậy các con là một
lòng yêu thương sanh chúng, gắng công phổ
độ."
- "Điều Thầy vui hơn hết là muốn
cho các con thương yêu giúp lẫn nhau như con
một nhà, phải đồng tâm hiệp chí
chia vui sớt nhọc cho nhau, nương đỡ
dìu dắt nhau, đem lên con đường
đạo đức, tránh khỏi bến trần
ai khốn đốn nầy. "
- "CÁC CON THƯƠNG MẾN NHAU, DÌU DẮT
NHAU, CHIA VUI SỚT NHỌC NHAU,
ẤY LÀ CÁC CON HIẾN CHO THẦY MỘT SỰ
VUI VẺ ĐÓ. "
- "Sự thương yêu là giềng bảo sanh
của Càn Khôn thế giới ... Vậy Thầy
cấm các con từ đây, nếu không đủ
sức thương yêu nhau thì cũng chẳng
đặng ghét nhau, nghe à ! "
2tr69
II. KẾT LUẬN:
Hôm nay đây, kỷ niệm Khại Minh Đại Đạo,
tưởng nhớ đến công lao của
các bậc tiền nhân đã hoàn thành sứ
mạng, chúng ta quyết tâm tiếp bước
con đường sáng lạng mà các bậc
tiền bối đã khai phá. Hơn nữa thế
kỷ trước đây, chắc hẳn
các đấng tiền bối của chúng ta
chỉ học và hành theo những lời
giáo huấn Thiêng Liêng, trực tiếp từ
cơ bút và tinh hoa được kết tập
trong một số ít quyển Thánh Giáo,
Thánh Ngôn mà một trong những quyển
sách quý ấy chính là Thánh Ngôn Hiệp
Tuyển.
Chơn Truyền Tân Pháp Cao Đài qua Thánh Ngôn
Hiệp Tuyển tóm lược như sau:
1. Muốn trở lại cùng Thầy:
- Duy có tu mà đắc đạo. Tu là
làm việc đạo đức.
- Đường tu muốn đắc quả,
chỉ có một điều phổ độ nhơn
sanh mà thôi. Đó là nền tảng của công
quả:
. Phải độ ít nữa là mười
hai người.
. Liệu phương thế mà nâng đỡ
đức tin của đồng đạo cao lên
hàng ngày,
ấy là công quả đầu hết.
2. Thực hành pháp môn Tam Công đó mới
chỉ là hình tướng bề ngoài
của việc tu học - hành đạo. Kết
quả tâm linh sau cùng có hữu ích cho
cá nhân người tín đồ hay chăng
là do quá trình tu tập Tân Pháp Tam Công
có góp được phần của mình
vào mục đích, sứ mạng của Đại
Đạo hay không. Nói cách khác đó
là chúng ta có thực hành rốt ráo
được lập trường "Thuần
Chơn Vô Ngã" hay không, bản chất đó
là phải quên đi cái Ta Vị Kỷ và
Hình Thức Phô Trương; trái lại
phải làm ÂM CHẤT, TU CÔNG ĐỨC như lời
Thầy dạy:
- “Do công đức mà đắc đạo
cùng chăng.”
- “Phải đoái lại bá thiên vạn ức
nhơn sanh còn trầm luân nơi khổ hải ... ...
để lòng từ bi mà độ rỗi.
Như không làm đặng thế nầy, thì
tìm cách khác mà làm âm chất thì
cái công tu luyện chẳng bao nhiêu cũng thế
đạt địa vị tối cao.”
- Làm Âm Chất, lập Công Đức phải phổ
độ nhơn sanh đồng bộ qua ba mặt Dân
Trí, Dân Sanh và Dân Đức đó là:
Học Tập Đào Tạo, Phước Thiện
và Tịnh Đường.
Để góp phần hữu hiệu trong việc
phổ độ chúng sanh, mang bánh thật đến
cho mọi người, bản thân mỗi người
tín đồ phải tu sửa, trau giồi cho
mình trở thành một tấm gương
sáng. Sự rèn luyện nhắm vào
các điểm căn bản là TÂM HẠNH
ĐỨC với hành trang đạo lý
là bài học TÂM THÀNH TÍN HOÀ HIỆP,
HẠNH KHIÊM NHƯỜNG, ĐỨC YÊU THƯƠNG
như lời Thầy nhắn nhủ:
- “Thầy đã dạy, Thầy chỉ một
lòng mơ ước cho các con biết thương
yêu nhau trong Thánh Đức của Thầy. Sự
THƯƠNG YÊU LÀ CHÌA KHOÁ mở Tam Thập
Lục Thiên, Cực Lạc Thế Giới và
Bạch Ngọc Kinh. Kẻ nào ghét sự thương
yêu thì chẳng hề qua khỏi cửa luân hồi.
- “Rán GIỒI THÁNH ĐỨC, lấy ĐẠO
HẠNH mà GIÁO HÓA DÂN SANH.”
- “Ấy vậy Đại-Đạo Tam-Kỳ CHẲNG KHÁC CHI MỘT
TRƯỜNG THI CÔNG QUẢ; nếu biết ăn năn
trở bước lại nơi đường
sáng sủa, GIỒI TÂM, TRAU ĐỨC, đặng
đến hội diện cùng Thầy thì mới
đạt đặng địa vị thanh cao trong buổi
chung qui cho. Chúng sanh khá nghe và xét mình cho
lắm.”
- “Các con ôi ! Thầy thương đứa TÂM
THÀNH CHÁNH TRỰC, ĐẠO ĐỨC KHIÊM
CUNG cũng như Thầy xóa kẻ xảo trá gian
tà, cầu danh chác lợi. Ôi ! Thầy cực
nhọc bao phen, mà nay con đường ngó
lại còn dài thăm thẳm, Thầy chỉ
mong mõi con tỉnh hồn, thức trí ngó
lại bước đường sái trước
kia mà lập tâm làm việc chánh đáng
theo lần Thầy, thì sự may mắn ấy
không còn chi cho Thầy vui hơn nữa."
3. Được dạy kỹ càng rành mạch
như thế, kết quả sau cùng của mỗi một
đời tu hoàn toàn tùy thuộc vào
ý thức và hành động của
chính chúng ta.
“Thầy đã nói cho các con hay trước
rằng: Nếu các con không TỰ LẬP ở
cõi thế nầy, là cái đời
tạm của các con, thì Thầy cũng không bồng
ẵm các con mà đỡ lên cho đặng.
Ấy vậy, VẤN ĐỀ TỰ LẬP
LÀ VẤN ĐỀ CÁC CON PHẢI LO ĐÓ. Thầy
vì công lý mà khai đạo cho các con
cũng là một hạnh phúc lớn cho
các con. Nếu Thầy còn đưa tay bồng
ẵm thì các con chẳng còn để
ý chịu nhọc vì Đạo .... Vậy Thầy
khuyên các con cứ thìn lòng thìn nết
cho có trật tự trong Đạo thì tất
nhiên muôn điều khó nhọc cũng tan như
giá.”
1tr98
Sau cùng chúng ta hãy nghe lời Thầy khuyên
nhũ:
“Ngày tháng thoi đưa, bóng thiều quang nhặt
thúc, sen tàn cúc rũ, đông mãn xuân về,
bước sanh ly đã lắm nhuộm màu
sầu, mà con đường dục vọng chẳng
biết đâu là nơi cùng tận. Lợi
danh xạo xự, chung đỉnh mơ màng, cuộc
vui vẻ chẳng là bao mà chốn đọa
đày chen chẳng mãn. Nỗi đau thương
bề ấm lạnh, nào tiếng khóc đến
câu cười, co duỗi, duỗi co, dở bước
đến cảnh sầu thì thấy chẳng
lạ chi hơn là mồ hoang cỏ loán, đồng
trống sương gieo, thỏ lặn ác tà,
khách trần ai nào lánh khỏi ! Đạo mầu
tìm đến, LẤY HẠNH-ĐỨC GIỒI
TÂM, mượn nâu sồng lánh thế, CÀNG
DÌU SANH CHÚNG, CÀNG BƯỚC, BƯỚC
CÀNG CAO, lên tột mây xanh vẹt ngút TRÔNG VÀO
CẢNH CỰC LẠC AN NHÀN non chiều hạc
gáy, động tối qui chầu, ẤY LÀ
KHÁCH TIÊN GIA, lánh khỏi đọa luân hồi nơi
cõi thế vậy. Mau bước gắng
tìm đường, kẻo rừng chiều xế
bóng, chúng sanh khá biết cho.”
ĐẠT TƯỜNG
T10. Bính Tý 1996 |