Trở lại trang chánh của Website Thiên Lư Bửu Ṭa

 

T́m hiểu:

CAO-ĐÀI TÔN-GIÁO CAO-ĐÀI ĐẠI-ĐẠO

* * *

Ngọc-Huệ-Chơn

Nh́n chung cuộc sống của nhân-loại trên thế-gian nầy, không ai có thể sống lẻ-loi cô-độc mà tồn-tại. Nhân-loại cần kết-nạp nhau  thành đoàn-thể, thường gọi là “Xă-Hội”.

Xă-hội loài người phải nương tựa nhau để cung-ứng cho nhau qua bốn vấn-đề quan trọng là: “cơm ăn, áo mặc, nhà ở, thuốc men” mà Phật-giáo gọi là “Tứ-Diệu-Dụng”.

Nhưng cuộc sống ấy có cái hay mà cũng có cái dở.

“Hay” là nhờ có trí khôn hơn sinh-vật nên tổ-chức cuộc sống càng ngày càng văn-minh và đủ tiện-nghi về mặt vật-chất.

Nhưng trái lại, cũng có cái “dở” là đời sống con người thường-xuyên bị đe-dọa bởi sự đấu-tranh chen lấn, không lúc nào được hưởng an vui hạnh-phúc  lâu dài.

Là tại v́ con người bỏ mất phần rất cần cho tinh-thần. Đó là Đạo-Đức.

Sở dĩ có tai-họa chiến-tranh là do nơi ḷng tham vô-tận nên khiến cho nhiều thức-giả quan tâm đến đời sống xă-hội,  bao che dùm bọc lẫn nhau trong tinh-thần tương-thân tương-ái khiến cho xă-hội ngày càng hưng-thịnh hơn trong cảnh an-lạc thái-ḥa.

Các bậc trí-thức chia sự an vui xă-hội ra ba thành phần:

1/- Nhu cầu cuộc sống vật-chất là: Cơm ăn, áo mặc, nhà ở, thuốc men.

2/- Nhu cầu xă-hội là: tạo cho xă-hội có trật-tự đoàn-thể để giữ mối liên-quan mật-thiết với nhau, tôn trọng quyền-lợi nhau để giảm bớt những tranh-chấp có thể đưa đến chíến tranh.

3/- Nhu cầu tinh-thần là: Nhu-cầu thuộc về luân-lư lễ-giáo. Nhu-cầu này đưa con người bước vào cửa tôn-giáo để sùng-kính lễ-bái một Đấng vô-h́nh gọi là GIÁO-CHỦ.

 

1/- MỤC-ĐÍCH của TÔN-GIÁO:

Mục-đích của tôn-giáo là khuyên-nhủ con người dẹp bỏ ḷng tham-vọng, xa lánh ác-nghiệp để đi đến một xă-hội mới với sự  phát-minh nền văn-hóa đặc biệt để lưu lại cho lịch-sử tàng-trử một kiến-thức văn-hoá riêng biệt của dân-tộc đó. Chính tôn-giáo đă có từ khi tập-thể loài người xuất-hiện ở buổi sơ-khai trên quả địa cầu.

 

2/- ĐỊNH-NGHĨA TÔN-GIÁO:

Từ xưa đến nay, các đấng Giáo-Chủ và những nhà hiền-triết đă định-nghĩa Tôn-Giáo:

A/- Tây-Phương gọi Tôn-giáo là Religion, phát sanh từ tiếng La-tinh “Rego”, c̣n tiếng Romain là “Leg”. Có nghĩa là: Giao phó đức-tin của ḿnh cho một đấng Thiêng-Liêng tối-thượng.  V́ họ tin rằng:

- Đấng Thiêng-Liêng tức là Giáo-Chủ đă tạo ra thế-gian và vạn-vật.

- Tin tưởng tuyệt-đối và không nghi-ngờ những giáo-điều của đấng Chúa-Tể.

- Tuân theo qui-luật tự ḿnh phát nguyện, giao cả sinh-mạng của ḿnh cho vị giáo-chủ đó.

B/- C̣n Đông-Phương định-nghĩa Tôn-giáo là:

- TônGốc, sanh ra ngọn ngành.

- GiáoDạy, là Tu Sữa, sắp xếp lại cho có phương-pháp, có quy củ.

- Tôn-giáo là sự  biểu-lộ tư-tưởng của quần-chúng đối với vấn đề Tâm-Linh.

Lịch-sử các tôn-giáo trên thế-giới đă chứng-minh rằng:”Một tôn-giáo được phát-minh tại đất nước nào th́ nền tôn-giáo đó sẽ trở thành sở cầu cho dân-tộc đó. V́ tôn-giáo là nhu-cầu thiết-yếu cho TÀI CÁN (sở-năng) và sự HIỂU BIẾT (sở tri) của con người để bù-đắp vào những khuyết-điểm về tinh-thần và bổ-túc cho cái VIỆC LÀM (sở hành) hầu cứu văn t́nh-thế bi-đát bởi sự sa-đoạ của lớp người chạy theo vật-chất gây nên”.

Khi nói đến tôn-giáo là nghĩ đến đoàn-thể có ít nhiều tổ-chức về h́nh-thức, lễ-nghi, biểu thị cho sự liên-lạc giữa người và thần-linh, bao-trùm một ư-nghĩa tôn-kính. Ngoài ra tôn-giáo c̣n có nghĩa là Tín-Điều. Khi nói đến tôn-giáo th́ nghĩ ngay đến Đấng Cao Cả siêu-phàm có quyền-năng phi-thường như: Cứu dân độ thế mà tôn-giáo nào cũng có “giáo-điều hay tín-điều” riêng. Tiếng Pháp gọi là “Crédo”

Như vậy, tôn-giáo đồng-nhứt với dân-tộc, v́ t́nh đồng-đạo là nền tảng của t́nh đồng-bào ruột thịt cùng nhau xây dựng hạnh-phúc ở trần-gian. Tôn-giáo là nhịp cầu thông-cảm để keo sơn gắn bó t́nh dân-tộc cùng người đồng đạo để cùng nhau vượt khỏi trần-gian tiến về vĩnh-cửu. Đó là ĐẠO.

 

Bước sang NHO-GIÁO, Đức Khổng-Tử, vị giáo-chủ mà nhơn-loại tôn-sùng là “Vạn-Thế Sư-Biểu”. Ngài đă biểu-thị ĐẠOTÔN-GIÁO qua đồ bản Ṿng-Tṛn và Tâm-Điểm.

Then-chốt của Nho-GiáoTâm-Pháp nghĩa là tin có Trời hay Đạo, cao hơn nửa là tin có Trời ngự trị nơi đáy ḷng. V́ trong cái Nhân-Tâm nghiêng ngữa đa đoan c̣n ẩn-áo  “Nhân-Tâm duy nguy, Đạo-Tâm duy vi”. Đạo-TâmTâm-Điểm, là ảnh tượng của Trời (Thiên-Mạng) ẩn-áo trong người. (Thiên-Mạng chi vị Tính) là nguồn gốc, là Tính (Essence), là Nhứt (Unité), là Toàn-Thiện (Perfection).

Nếu tuân theo mạng Trời đó là Đạo (Suất Tính chi vị Đạo) là căn-cứ trên sự tuần-hoàn vận-chuyển của Đạo th́ vạn-loại có những tiến-tŕnh tiếp nối nhau không ngừng nghĩ.

Trời Đất  được  tạo lập khi Lưỡng-Nghi (Âm Dương) giao-thoa nhau sanh hoá muôn loài trong đó có con người. Con người phát-xuất từ cái Đạo.

Từ đó (Nhứt-Bổn) tiến ra chỗ hữu h́nh (Tán Vạn-Thù). V́  có “Tán Vạn-Thù” nên mới có cơ Phổ-Độ rồi từ con người tứ-đại (Vạn-Thù) tiếp tục tiến-hóa để trở về (Qui Nhứt Bổn) nơi Hội-Tụ (Phản-Phục) về với Đạo hay là Trung-Tâm-Điểm. Vậy Trung-Tâm-Điểm là Đại-Đạo c̣n ṿng tṛn bên ngoài (Vạn-Hữu) là Tôn-Giáo hay cái cửa, bước qua đó để t́m về cái Đạo.

Như vậy, Tôn-Giáo là con đường đi từ ngoại-cảnh trần-đời tiến vào trong Tâm-Điểm, là nơi Thần-Linh nội tại ngự-trị, nên người tín-đồ Cao-Đài phải băng qua các tầng lớp biến-thiên của nội-tâm để t́m cho thấy “Thượng-Đế” tiềm-ẩn  trong tầng sâu-thẳm của con người.

 

T́m hiểu CÔNG-GIÁO, ta sẽ thấy Thánh Augustin nói “Tâm-hồn chúng tôi măi lo âu cho đến khi được an-nghĩ ở trong Chúa”  (INQUIETUM EST COR NOSTRUM, DONEC RESQUIESCAT IN TE).

Mọi sự việc trong trần-gian đều vô giá-trị và con người chỉ đạt được tới cái tuyệt-đối khi biết phủ nhận giá trị tự tại của trần-gian và tháo gỡ mọi xiềng-xích trói buộc con người vào cuộc đời,  ngay cả những xiềng-xích ân-ái nhứt là tôn-giáo.

Trần-gian chỉ là ao hồ của nước mắt, là nơi thử thách mà tạm thời con người phải chịu đựng. Đây chỉ là quê hương tạm bợ mà con người đích-thực không có quyền quyến-luyến, c̣n quê hương đích-thực của con người là Thiên-Đàng.

Một quán trọ, một bến đ̣, thế-gian là nơi dừng chơn chốc-lát để chờ chuyến đ̣ tách bến sang ngang, mà quê hương đích-thực của con người là Trời, chớ không phải là Đất. Như vậy, Đạo là một vật duy-nhứt vô-nhị, có thể quan-sát bằng trăm ngàn quan điểm khác nhau, nhưng nó vẫn giữ được cái nguyên-chất của nó. Ví như:

A/- Cùng nhau đi múc nước, người th́ dùng tô, kẻ lại dùng hủ, kẻ khác dùng thùng v.v.. Nhưng tất cả nước đó, nếu dùng đựng trong tô, th́ nó mang h́nh cái tô, đựng trong hủ mang h́nh cái hủ, dù trường hợp nào nước cũng vẫn là nước.

Tinh-thần các tín-đồ trong mọi tôn-giáo có thể so sánh như những dụng khí nầy. Mặc dầu nó mang  h́nh-thức lễ-nghi riêng biệt, nhưng chung qui đều cố-gắng t́m về với Thượng-Đế. Cũng như nước đựng trong mỗi dụng-khí khác nhau đó đều mang h́nh ảnh của Thượng-Đế Lư-TínhThượng-Đế sẽ đến với các tín-đồ bằng h́nh-thức của dụng-khí đó.

B/- Một đoàn lữ-hành phát xuất từ các phương hướng khác nhau đồng cùng nhau vượt đèo leo núi đi t́m báu vật chôn dấu trên đỉnh núi. Cuộc hành-tŕnh mau hay chậm là tùy theo đường đi dễ hay khó và kẻ lữ-hành có dốc cả tâm trí để đi cho mau đến đích hay không. Chung qui trước hay sau rồi mọi người cũng đều tới đỉnh.

Lẽ dĩ nhiên, có nhiều con đường đưa đến Thượng-Đế, cũng như có bao nhiêu người ở thế-gian nầy đều có bao nhiêu hơi thở. Cũng như các tôn-giáo đều vạch sẵn cho tín-đồ ḿnh một qui-tắc là: Lễ-bái, nghi-thức thờ phượng, buộc người tín-đồ ḿnh tin tưởng Chơn-Lư. Đó là Tín-Điều, là phương-tiện dùng để bước lên nấc thang băng qua những băng tầng ngăn cách đặng về với Bản-Thể Tuyệt-Đối Thượng-Đế.

Bước sang vườn hoa Cực-Lạc của Phật-Giáo,  ta sẽ thấy Đức Phật không đề cập đến Thượng-Đế hay Đạo mà chỉ thường nhắc tới: Như-Lai-Tạng, Phật-Tánh, Pháp-Thân, Chơn-Tâm, Trí-Tuệ-Phật, Bản-Lai Diện-Mục, v.v… Nhưng để dễ hiểu, có nhà Thiền-Sư nọ mượn danh-từ Ông CHỦ để chỉ cái ĐẠO.

Phàm vật ǵ đặt được tên th́ nó có vị-trí cố-định c̣n cái ǵ không đặt tên được th́ nó mang nhiều tên, Ví như: Trong một buổi họp mặt rất đông người, có một vị đứng lên phát biểu ư-kiến rất hay khiến nhiều người để ư. Khi ra về, nhiều vị khác, v́ không biết tên ông đó nên tả h́nh dáng ông đó cao, người khác nói ông đó mập, người khác bảo ông đó đen v.v… Nếu như mà biết rơ ông đó tên ǵ th́ khỏi dùng nhiều tên. Sở dĩ Phật phải dùng nhiều tên như vậy là v́ tùy hoàn-cảnh, địa vị mà đặt tên.

- Ông chủ nầy là cái THỂ chưa bao giờ sanh diệt nên Phật gọi là Trí-Tuệ-Phật.

- Ông chủ nầy là cái THẤY BIẾT thường hằng của mỗi chúng sanh nên gọi là Tri-Kiến-Phật.

- Ông chủ nầy là cái KHO chứa NHƯ-LAI nên gọi là Như-Lai-Tạng.

- Ông chủ nầy là cái THEÅ không bao giờ đổi thay nên gọi là Pháp-Thân.

- Ông chủ nầy là BỘ MẶT THẬT của mọi người sẵn có nên gọi là Bản-Lai Diện-Mục.

Phật dùng kinh Hoa-Nghiêm để chỉ thẳng cái THẤY cái NGHE của ḿnh qua Sáu Cửa (Lục-Căn):

Trong cái nhà nhỏ có ngọn đèn thắp sáng.  Nhà có 6 cửa mở ra ngoài. Nếu đứng ngoài nh́n xuyên qua 6 cửa th́ thấy ánh sáng có h́nh vuông, h́nh dài, to, nhỏ, khác nhau. Sự khác nhau đó là do cái cửa h́nh dáng khác nhau. Ngược lại, nếu đứng trong nhà nh́n ra ngoài th́ sẽ thấy tất cả cảnh vật bên ngoài mà không nh́n thấy cái đèn. Do đó mà Phật mới nói: “Từ một cái trong sáng sanh ra 6 cái ḥa-hợp “TỪ NHỨT-TINH-MINH SINH LỤC-H̉A-HỢP”.  Đây Phật muốn nói Như-Lai-Tạng (hay Chơn-Tâm) đă có sẵn trong người mới sanh ra 6 cái hoà-hợp (Tai, Mắt, Mũi, Lưỡi, Thân và Ư). Nơi 6 cái hoà-hợp đó đều có mang ánh-sáng của cái Tinh-Minh mà ta chưa thấy đúng. Cái Tinh-Minh đó dụ cho cái ĐẠO, c̣n 6 cái ḥa-hợp là các Tôn-giáo. Do đó mà kinh Đại-Thừa Phật-Giáo khuyên:”Nên xây đầu trở lại là sẽ thấy Niết-Bàn”  (Hồi đầu thị ngạn). Thế nên, chỉ có:

- Xây đầu ra ngoài là “BỜ MÊ”, quày đầu lại là “BẾN GIÁC

- Xây đầu ra ngoài là BỘI-GIÁC HIỆP-TRẦN, quay đầu trở lại là BỘI-TRẦN HIỆP-GIÁC.

  

Ơn Trên đă dạy về hai danh-từ “CAO-ĐÀI TÔN-GIÁOCAO-ĐÀI ĐẠI-ĐẠO  như sau:

1/- Mở đầu bài kinh Nhựt-Tụng bằng câu: “Đạo gốc bởi ḷng thành tín-hiệp”.

Đạo là danh-từ – Ḷng thành tín-hiệp là hành-động

V́ mỗi việc làm đều có cái  của nó. Ví như:

A/- Người bịnh đau cần thuốc; Bịnh là điểm tựa, Thuốc là cứu-cánh. Nếu thuốc không trị được cơn bịnh th́ thuốc không c̣n có ư-nghĩa ǵ cả.

B/- Đói ḷng nhờ cơm; nếu cơm thiêu, cơm hẩm th́ không giúp ǵ được cho người đói. Vậy cơm đâu c̣n có ư-nghĩa ǵ nữa.

C/- Đạo, nếu thiếu ḷng thành, thiếu tín-nhiệm, thiếu đức-tin, thiếu hiệp-ḥa th́ đừng nói đến đạo-đức làm ǵ. Vậy Đạo là ǵ? Đạo là bản-thể của vũ-trụ tối-cao tối-thượng, và Đạo cũng là nguồn sống của Vạn-Linh. Do đó mà các bậc Thánh-Triết Hiền-Nhơn Quân-Tử mới dám xả-thân cầu Đạo, đem tín-ngưỡng, hành-động nghĩa-nhân đạo-đức để gây uy-tín trong nhân-gian hầu đem họ hiệp về con đường Đạo là Nguồn-Sống. Nếu ḷng không thành, tâm bất chánh th́ làm sao ai dám đến hiệp với ḿnh. Mà không ai hiệp với ḿnh th́ làm sao gọi họ về với Đạo, để trở lại Bổn-Nguyên?

(Đông-Thắng Chơn-Như – 18/8 Bính Ngọ 02-10-66)

2/- Người tắm nước biển là người đă tắm nước sông.

Nước biển tượng trưng cho Đạo, nước sông ví như các tôn-giáo. Khi nước c̣n ở sông th́ có ḍng trong ḍng đục, mặn ngọt khác nhau, nhưng khi đă đổ về biển cả th́ chỉ c̣n có một vị mặn, đó là T́nh-Thương Đại-Đồng.Đại-Đồng nên không thay đổi. Thế nên giáo-lư Đại-Đạo và người hành-đạo cũng thế:

Một nguồn chia xẻ đến muôn sông,

Ngọt mặn, đục trong, khắp mấy ḍng;

Khi nước trở về nơi biển cả,

Chỉ c̣n sắc tánh biển mênh-mông.

(Vân-Hương Thánh-Mẫu – 14/5 Bính-Ngọ 02/7/66)

3/- Đạo Cao-Đài vừa là Tôn-Giáo mà cũng vừa là Đại-Đạo. Là v́ Tôn-giáo th́ có nhiều, c̣n Đại-Đạo th́ chỉ có “Một” v́ bản-tánh là Đồng-Nhứt. Nói cách khác:

- Đại-Đạo là MỘT, v́ đối chứng với “Nhứt-Bản

- Tôn-giáo th́ có nhiều, v́ “Tán Vạn Thù”

Do đó mà Đại-Thừa Chơn-Giáo, trang 99 có câu:

“Luận qua Ngoại-Giáo Công-Truyền,

Phổ-Thông Chơn-Lư Đạo huyền độ nhơn.

Dạy người chí chánh, chí chơn,

Vẹn toàn trung-hiếu nghĩa-nhơn hiền lành”

Đó là giai đoạn “Tán Vạn Thù”. V́ có Tán Vạn Thù nên mới có cơ Phổ-Độ. Nhưng đến:

“Chừng nào quả măn công viên,

Bữu-phang chực rước, thiêng-liêng trở về”

Đây là giai đoạn “Qui-Nhứt-Bản” hay “Phối-Thiên

Tóm lại, Đạo Cao-Đài gồm đủ hai h́nh-thức:

1/- H́nh thức hữu-vi

Gồm có Lễ Nghi, Thờ Cúng, Công Quả, Công-Tŕnh,  lệ thuộc vào H́nh thức bên ngoài (Exoterisme). Đó là về phần Tôn-Giáo Cao-Đài hay là Phần Phổ-Độ, mà các hàng Thiên-Phong Tiền-Bối dày công khai sáng nền Đạo từ h́nh-thức đến sự truyền-thọ giáo-lư, qui-điều.

B́nh tâm mà suy cạn, việc hành-Đạo của các giới tu-hành cũng như việc thành-công trên đường đời, họ đă trải qua biết bao khổ cực, phải khắc-kỷ mới làm chủ bản tâm, chấp nhận bao gian-lao của ngoại cảnh như vậy, bao lần thử thách. Nhưng nào ai hiểu nổi tâm của quí vị đó. Đôi khi họ cũng chùn chơn chán năn muốn buông xuôi sự-nghiệp tinh-thần đă dày công xây dựng, thế mà nội-tâm không cho phép họ “bán đồ nhi phế” và những lời dạy bảo của Ơn-Trên qua Thánh-Ngôn Thánh-Giáo là những giọt nước cam-lồ đă hồi sinh cho kẻ lữ-hành trên đường Thiên-Lư là nhờ tấm ḷng cương-quyết gạt bỏ mọi thị phi, sự vật chỉ là sự vật, nội-tâm là nội-tâm.

Đạo-pháp trường lưu mà giai đoạn của cuộc đời là những khúc sông vắn dài trong đục. Người thủy thủ đang lái con thuyền Phổ-Độ từ trên ḍng sông Đạo-Pháp, dầu muốn hay không cũng phải vượt cho qua hết khúc sông hiểm trở, voi vịnh uốn quanh, để xuôi về biển cả là trở về bến “Khởi Nguyên” (ĐẠI-ĐẠO). Muốn được vậy, không phải một sớm một chiều mà có thể thành công. Nhưng trong cuộc sống an lành, với mối quan hệ chằng-chịt nhau, mỗi người nương tựa và chịu ảnh hưởng của nhiều người. Do đó mà Tôn-Giáo Cao-Đài là nhịp cầu thông cảm, để từ đó ta vượt khỏi trần gian tiến về nơi vĩnh-cửu là CAO-ĐÀI ĐẠI-ĐẠO.

Chính v́ chưa vượt khỏi trần-gian nên Tôn-giáo Cao-Đài cần cô-động lại trong lễ-nghi phong-tục. Nhưng không phải v́ đó mà ta đành an-phận thủ-thường với câu kinh tiếng kệ cho qua ngày đoạn tháng.

2/- H́nh thức vô-vi:

Đời là một “cuộc đi t́m” hơn là “t́m thấy”.  Vậy kẻ lữ-hành (con người tôn-giáo) đi t́m cái Tuyệt-Đối và chỉ hoàn-toàn thỏa-măn (Đắc-Nhứt) khi đă đạt được cái Tuyệt-Đối (ĐẠO).

Một việc làm trong thời-gian trước, ta cho là đúng, nhưng với hiện-tại nó đă sai rồi. V́ vô-minh nên phải đi t́m để học và sửa (tu hành).

Nếu đă t́m thấy th́ cần ǵ phải đi t́m cho uổng công.

Nếu cuộc đời đă thực-hiện hoàn-toàn rồi th́ không c̣n vấn đề đi t́m chơn-lư nữa.

V́ kinh-nghiệm sai lầm sa-ngă trong cuộc sống hằng ngày mà ta c̣n phải đi t́m.

Ví như người lữ-hành chưa nhận thấy đích nên vẫn c̣n phải t́m hướng đi.

Đức Giáo-Tông đă dạy: “Gầy dựng khởi-thỉ cho một tổ chức, tuy là khó nhưng sự nuôi dưỡng liên-tục và Phát-triển điều-ḥa cho đến ngày thành-công đắc-quả lại càng khó khăn trăm muôn lần….”  (Tây-Thành Thánh-Thất – 13/3 Canh-Tuất – 15/4/70)

Nếu h́nh thức Tôn-Giáo đă thể-hiện được Tâm-Đạo là tự xả-thân, nếm đủ mùi cay đắng mặn lạt của trần-cảnh, nhưng khi đă lên đến tột đỉnh rồi nh́n lại bao cảnh âm-u khổ-cực đều tan biến, v́ ngọn tâm-đăng của mỗi người đều được sáng tỏ (Cao-Dài Đại-Đạo) mà Đức mẹ DIÊU-TR̀ đă dạy:

“Các con đă thắp được ngọn đèn Chơn-Lư (Cao-Đài Đại-Đạo) để soi vào thế-giới âm-u tội lỗi, nhưng tiếc v́ những ngọn đèn ấy quá ít và quá nhỏ nên chưa đủ ánh-sáng soi rọi giữa đêm trường tối tăm dày đặc. Cũng như t́nh-thương đồng-đạo, đồng-bào, đồng-chủng các con đă có, nhưng t́nh thương ấy bị giới-hạn trong những dấu chân trâu, thế nên chưa ḥa-đồng lẫn nhau giữa các dấu chân nầy và dấu chân khác. Những hột muối t́nh-thương (ĐẠO) của các con  c̣n nhỏ quá, trong lúc ao hồ sông rạch (Tôn-Giáo) nước loăng mênh-mông, thế nên vị muối (ĐẠO) không c̣n nguyên chất của nó. Các con có hợp-đoàn hướng-thiện, hợp-quần để xiển-dương đạo-lư mới đem lại sự kiến-hiệu của vấn đề.” (Rằm tháng 6 Tân-Hợi, 5/8/71)

Điểm then-chốt của Cao-Đài Tôn-giáo là thực hiện chữ H̉A để thể-hiện T̀NH-THƯƠNG.

Đó là CAO-ĐÀI ĐẠI-ĐẠO.

 

Kết luận    

Kể từ khi gần gũi với câu kinh tiếng kệ, từ cơ Phổ-Độ xuyên qua Thánh-Ngôn là những sứ-điệp truyền đạt để sau nầy noi theo đó mà ǵn-giữ Chơn-Truyền, người tín-đồ Cao-Đài bắt đầu có niềm tin và triển-khai phần triết-lư để t́m hiểu giá trị của đàn cơ. Thiết nghĩ người Cao-Đài cần sớm đưa ra một thực-nghiệm tâm-linh để suy diễn thành một hệ-thống triết-học xuyên qua những lời vàng tiếng ngọc của cơ-bút mà ḿnh đă được hun-đúc và giáo-hóa. Đây là giai đoạn mà người tín-đồ cần tô-điểm cho cây Đại-Đạo Cao-Đài được sum-suê những hoa quả sinh tươi để khỏi phụ công khai-hóa bằng cách thờ phượng Thượng-Đế ngay trong Linh-Đài của tâm-hồn ḿnh để được sống kết-hợp với Trời, với Đạo từ khi c̣n ở dương trần nầy. V́ nhiều lần Thượng-Đế đă dạy các tín-đồ phải biết tiến-tu từ phần THẾ-PHÁP (Exoterisme) về phần BÍ-PHÁP (Esoterisme), nói cách khác, phải dùng h́nh-thức thờ phượng bên ngoài “Cao-Đài Tôn-Giáo” làm phương tiện để tiến lần về phần tu tiến bên trong “Cao-Đài Đại-Đạo”.

Đó cũng gọi là chấp SỰ để tầm cái của người xưa.

Chỉ có cái xây lưng mà hay NGỘ là tại đó. Nhưng tiếc v́ từ nhỏ đến giờ ta đều xây mặt vào trong để thấy những cái: vui, buồn, hờn giận, ghét ghen, toàn là trần-cảnh bên ngoài.

Tệ-hạ mong sao người đọc b́nh-tâm suy-gẫm rồi sẽ thấy giáo-lư Đạo sẽ làm sáng tỏ thêm bước đường “Chơn-tu hành-đạo” trước mắt của ḿnh.

NAM MÔ CAO-ĐÀI TIÊN-ÔNG ĐẠI-BỒ-TÁT MA-HA-TÁT.

 

Thiên-Lư Bửu-Ṭa, 12695 Sycamore Ave, San Martin, CA 95046 - USA. Tel: (408) 683-0674

Website: www.thienlybuutoa.org     Email    Sơ đồ hướng dẫn tới TLBT

Thông bạch in Kinh